Banner
Banner dưới menu

GÂY MÊ QUA MẶT NẠ

GÂY MÊ QUA MẶT NẠ

I. Đại cương

Gây mê qua mặt nạ có nghĩa là không đặt nội khí quản, để người bệnh tự thở hoặc làm hô hấp chỉ huy qua mặt nạ.

 

II. Chỉ định

1/ Gây mê toàn thân ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ít nhu cầu giảm đau và giãn cơ.

2/ Phối hợp với gây tê vùng (gây tê xương cùng, gây tê dây thần kinh ở trẻ em).

3/ Các phẫu thuật ngắn, ở ngoại vi.

 

III. Chống chỉ định

1/ Dạ dày đầy.

2/ Không chỉ huy được hô hấp.

3/ Phẫu thuật sâu, yêu cầu giãn cơ và giảm đau nhiều.

 

IV. Chuẩn bị

1/ Cán bộ chuyên khoa

Bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức có kinh nghiệm.

2/ Phương tiện

-         Mặt nạ khít với người bệnh.

-         Canuyn.

-         Hệ thống bóng dự trữ với các van chữ Y,T, van thông hít trở lại (sử dụng với N2O và thuốc nhóm halogen).

-         Các bình thuốc mê bốc hơi chuyên biệt.

 

V. Các bước tiến hành

1/ Đảm bào thông suốt đường hô hấp trên:

Người bệnh nằm ngửa, cổ ưỡn, góc hàm dưới đẩy ra trước, có canuyn nâng lưỡi.

2/ Để tự thở:

-         Theo dõi không thấy dấu hiệu cản trở hoạt động bình thường của bóng dự trữ (trong điều kiện mặt nạ úp thật khít vào mũi, miệng).

-         Tiếng thở bình thường.

-         Đặt ống nghe vùng trước tim (và ống nghe thực quản) không có tiếng ngáy hoặc những tiếng khác làm nghĩ đến tắc nghẽn đường hô hấp.

3/ Hô hấp nhân tạo bằng mặt nạ:

-         Hô hấp nhân tạo với áp lực dương, tránh để dạ dày đầy hơi.

-         Đảm bảo thông suốt đường hô hấp, không bị tụt lưỡi.

-         Hô hấp áp lực dưới 20cmH2O thường ít gây nguy hiểm.

4/ Trên người bệnh bị móm, nhiều râu, khó giữ cho mặt nạ kín, có thể sử dụng băng cao su giữ chặt đầu với mặt nạ.

5/ Tránh gây mê nhẹ vì dễ gây kích thích các phản xạ đường hô hấp. Gây mê sâu theo yêu cầu của phẫu thuật.

6/ Tất cả các thuốc mê nhóm halogen đều phải sử dụng qua bình bốc hơi chuyên biệt.

7/ Thuốc mê có thể sử dụng: thiopental, ketamin, halogen, các thuốc giảm đau trung ương tác dụng ngắn, phối hợp tê vùng với thuốc mê đường hô hấp. Liều lượng thuốc theo cân nặng và dựa theo yêu cầu phẫu thuật.

 

VI. Theo dõi và xử lí tai biến

1/ Co thắt thanh quản có thể xảy ra nếu mê nông: cho ngủ sâu thêm, xử lí co thắt thanh quản.

2/ Tắc nghẽn đường thở do tư thế; làm thông đường thở, cần thiết đặt ống nội khí quản.

3/ Ức chế hô hấp: hô hấp hỗ trợ và hô hấp nhân tạo.

(Lượt đọc: 4075)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ