Banner
Banner dưới menu

GÂY TÊ TỦY SỐNG ĐỂ PHẪU THUẬT

GÂY TÊ TỦY SỐNG ĐỂ PHẪU THUẬT

I. Định nghĩa

Gây tê tủy sống là tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện làm tê tủy sống.

 

II. Chỉ định

1.     Phẫu thuật chi dưới.

2.     Phẫu thuật khớp háng

3.     Phẫu thuật tiết niệu

4.     Phẫu thuật vùng đáy chậu

5.     Phẫu thuật bụng dưới

6.     Phẫu thuật cột sống vùng thắt lưng

 

III. Chống chỉ định

1/ Tuyệt đối

a.     Người bệnh không đồng ý.

b.     Nhiễm khuẩn da vùng định chọc kim, lao cột sống.

c.      Giảm khối lượng tuần hoàn, sốc.

d.     Huyết áp tối đa dưới 90mmHg.

e.      Mạch châm dưới 50 lần trong 1 phút.

f.       Rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông máu.

g.     Tăng áp lực nước não tủy.

h.     Không có phương tiện hô hấp nhân tạo.

i.       Dị ứng với thuốc tê.

2/ Tương đối

a.     Đau lưng.

b.     Nhức đầu.

c.      Thiếu máu.

d.     Suy dinh dưỡng.

e.      Hẹp van hai lá.

f.       Hẹp van động mạch chủ.

g.     Tăng huyết áp điều trị chưa ổn định.

IV. Chuẩn bị

1/ Cán bộ chuyên khoa

Bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức

2/Phương tiện

-         Phương tiện theo dõi điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.

-         Phương tiện cấp cứu và hồi sức: tuần hoàn, hô hấp.

-         Kim chọc dò tủy sống số G25, G26, G27, bơm tiêm, kim tiêm.

-         Thuốc gây tê cần thiết .

-         Bông, gạc, cồn sát khuẩn.

3/ Người bệnh

-         Giải thích cho người bệnh đồng ý, làm vệ sinh cho người bệnh.

-         Thăm khám người bệnh và đánh giá tình trạng cột sống.

-         Làm các xét nghiệm cần thiết.

-         Cho thở oxy qua mặt nạ trước, trong khi phẫu thuật.

-         Tiền mê: cho các thuốc:

+ An thần

+ Thuốc ức chế phó giao cảm (atropin 0,01mg/kg)

+ Thuốc kháng sinh histamin tổng hợp (Dimedrol 0,5mg/kg)

 

V. Các bước tiến hành

1.     Tư thế người bệnh:

-         Tư thế ngồi trên bàn phẫu thuật để hai chân xuống ghế.

-         Tư thế nằm nghiêng cong lưng tôm

2.     Sát khuẩn vùng chọc kim, trải vải mổ vô khuẩn.

3.     Xác định đốt sống định chọc kim: từ lên đốt L2 - L3 trở xuống.

4.     Chọc dò tủy sống.

5.     Xác định kim đã luồn vào khoang dưới nhện tủy sống: có nước não tủy chảy ra khi rút nòng thông, hoặc hút bằng bơm tiêm.

6.     Liều lượng thuốc:

-         Bupivacain: 0,5% loại để gây tê tủy sống: 0,2 - 0,3mg/kg, tổng liều không quá 15 mg. Người già và phụ nữ có thai phải giảm liều 1/3.

-         Xylocain 5% loại để gây tê tủy sống 1 - 2mg/kg, tổng liều không quá 100mg.

7.     Lắp bơm tiêm đã có thuốc tê vào, hút nhẹ bơm tiêm trước khi tiêm.

8.     Bơm thuốc từ từ, không đẩy kim vào hay hút ra khi tiêm thuốc.

9.     Rút kim ra sau khi đã bơm xong thuốc.

10.                         Sát khuẩn lại và băng chỗ chọc kim.

11.                         Đặt tư thế người bệnh thuận tiện cho phẫu thuật.

12.                         Tiếp tục theo dõi mức độ tê và hồi sức người bệnh.

VI. Theo dõi và xử lí tai biến

1.     Tụt huyết áp: truyền dịch và cho thuốc nâng huyết áp ( ephedrin, adrenalin).

2.     Mạch chậm: cho atropin 0,01mg/kg tiêm tĩnh mạch.

3.     Thở yếu, suy thở: cho thở oxy, hô hấp hỗ trợ.

4.     Co giật:do ngộ độc thuốc tê, chống co giật.

5.     Buồn nôn, nôn:nâng huyết áp, cho thở oxy.

6.     Rét run: thường do sợ, cho thuốc an thần, dolagan.

7.     Đau đầu: bù dịch đủ, dùng kim chọc dò cỡ nhỏ, an thần, giảm đau.

8.     Bí đái: chườm nóng, châm cứu, đặt ống thông.

9.     Đau lưng.

10.                         Viêm màng não tủy: xử lí theo phác đồ điều trị viêm màng não tủy.

11.                         Liệt thần kinh.

(Lượt đọc: 13099)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ