Banner
Banner dưới menu

GÂY TÊ TĨNH MẠCH

GÂY TÊ TĨNH MẠCH

Nguyên lý:là tiêm thuốc tê vào một tĩnh mạch của chi đã được ép dồn máu bằng một chun quấn dần từ đầu chi về gốc chi, từ trên của vùng định mổ, dung dịch thuốc tê sẽ có tác dụng làm ức chế dẫn truyền cảm giác đau của các dây thần kinh nằm trong vùng chi đã được ép máu.

I. Kỹ thuật

1/ Tiền mê:  seduxen: 0,1mg – 0,2mg/kg

                   Atropin 10µg/kg

          Tiêm tĩnh mạch chậm trước mổ 15 phút

          Chuẩn bị 1 đường truyền tĩnh mạch tốt

          Theo dõi mạch - huyết áp, nhịp thở như mọi cuộc gây mê

          Chuẩn bị đầy đủ thuốc hồi sức và các phương tiện hô hấp hỗ trợ

          Người làm kỹ thuật: Bác sĩ, kỹ thuật viên đã được học và nắm vững kỹ thuật, cách theo dõi và xử lý các biến chứng.

2/ Dụng cụ:

          1 băng chun hoặc 1-2 garo

          Bơm tiêm 2ml, 5ml, 10ml, 20ml và kim tiêm 21G, 1 kim bướm hoặc catherter tĩnh mạch

3/ Thuốc:

          Dùng Lidocain 2%/2ml của xí nghiệp dược phẩm trung ương – Pha thành dung dịch 1% hoặc 5%;

          Liều: 5-6mg/kg cân nặng cho phẫu thuật chi dưới.

                   3-4mg/kg cân nặng cho phẫu thuật chi trên.

4/ Kỹ thuật: Theo mô tả của Holmes

          Trước tiên đặt 1 catherter vào một tĩnh mạch ở chi cần mổ (cũng có thể dùng kim thường hoặc kim bướm), đặt càng gần phía đầu chi càng tốt.

          Một garo bằng băng quấn đo huyết áp đặt ở gốc chi địng gây tê (garo) nhưng chưa bơm.

          Dồn ép máu từ đầu chi về gốc chi bằng một băng chun tới mức garo 1

          Ngay sau đó bơm garo lên trên huyết áp động mạch tối đa thường 250 mmHg cho chi trên và 300mmHg cho chi dưới. Bắt đầu ghi giờ đặt garo từ đó áp lực garo luôn luôn giữ mức ổn định.

          Sau đó theo băng chun ép máu ra, rồi bơm thuốc tê vào tĩnh mạch qua catherter.

          Thể tích thuốc tê thường dùng 40-50ml cho chi trên, 60-80ml cho chi dưới với lidocain 0.5%, bơm từ từ trong trong khoảng 2-4 phút.

          Nếu bơm thuốc đúng vào tĩnh mạch ta sẽ thấy vùng da ở đoạn chi này chuyển sang nổi “da ga” và có từng đám trắng đỏ xen lẫn.

          Chờ sau bơm thuốc chừng 2-3 phút, đặt garo 1 về phía chi đã được giảm đau và cùng bơm 1 áp lực băng garo1 (hoặc dùng băng chun quấn chặt) tháo bỏ gazo 1.

          Thời gian chịu đựng của garo đối với chi trên là 90 phút, chi dưới là 120 phút. Qúa thời gian này có thể gây thiếu máu không hồi phục của chi

          Thời gian tối thiểu để tháo garo sau khi mổ là 20 phút

          Tháo garo từ từ để giảm lượng thuốc tê vào hệ tuàn hoàn chung.

II. Biến chứng

1/ Do đặt garo:

          Có thể gây tổn thương thần kinh hoặc mạch máu do để quá lâu trên 120 phút đối với chi dưới và trên 90 phút đối với chi trên.

          Khi tháo garo có thể có các biến chứng: nhức đầu, co giật do quá nhiều thuốc tê vào tuần hoàn.

          Gây hạ đường huyết, mạch nhanh, do vậy phải tôn trọng thời gian tối thiểu 20 phút sau khi tiêm thuốc tê.

2/ Các rối loạn chuyển hoá:

          Thay đổi khí trong máu, paO2 giảm, paCO2 tăng

          Toan chuyển hoá ở chi bị thiếu máu

          Ở chi garo còn có tổn thương ở tế bào như tăng tính thấm mao mạch và phù sau khi mổ.

          Các rối loạn đông máu.

3/ Các biến chứng của thuốc tê tại chỗ:

          Các biến chứng: xảy ra chủ yếu lúc bỏ garo, có 2 loại biến chứng chính: - Biến chứng tim mạch: Nhịp chậm, tụt huyết áp, rối loạn điện tim, ngừng tim

 - Biến chứng thần kinh: cảm giác say chếnh choáng, rối loạn ý thức hoặc co giật.

III. Chỉ định

          Để mổ các tổn thương từ khuỷu tay đến cẳng tay, từ đầu gối xuống cẳng bàn chân.

IV. Chống chỉ định

1/ Tuyệt đối: tiền sử dị ứng với thuốc tê tại chỗ

          Sốt cao ác tính, động kinh do kích thích não, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất nặng, hạ huyết áp.

2/ Tương đối: suy gan, cao huyết áp nặng

3/ Chống chỉ định về kỹ thuật

          - Bệnh nhân bị thiếu máu tan huyết

          - Vết thương rộng gây thất thoát thuốc tê

          - Tổn thương nhiễm trùng, nhiễm độc có nguy cơ lan tràn toàn thân.

          - Bệnh xơ cứng và viêm tắc động mạch

(Lượt đọc: 4863)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ