Banner
Banner dưới menu

GÂY TÊ TỦY SỐNG

GÂY TÊ TỦY SỐNG

I.                  Chuẩn bị bệnh nhân

          Gây tê tủy sống là kỹ thuật đòi hỏi sự hợp tác tốt của người bệnh đối với bác sĩ gây mê, do đó phải giải thích rõ chi tiết của kỹ thuật cũng như các việc xảy ra trong cuộc mổ để cho bệnh nhân yên tâm hơn và hợp tác tốt hơn.

1/Truyền dịch trước khi gây tê

Cần phải làm một đường truyền tĩnh mạch một cách hệ thống, chắc chắn trước khi tiến hành gây tê.

2/ Các theo dõi cơ bản:

Mạch, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, điện tim, SpO2. Cần chuẩn bị sẵn phương tiện hồi sức hô hấp và tuần hoàn

3/ Tư thế bệnh nhân:

Nên đặt bệnh nhân ở tư thế dễ chịu nhất

Tư thế ngồi, lưng cúi, cằm gập trước ngực, chân duỗi

Tư thế nằm nghiêng co lưng tôm cằm gập ngực, hai chân co đùi áp bụng.

4/ Sát trùng vùng định chọc kim gây tê

Bằng cồn iôt 2 lượt

Lượt thứ 3 bằng cồn 70 độ tráng để rửa sạch cồn Iôt (nếu bệnh nhân quá bẩn có thể đánh rửa xà phòng vùng lưng trước khi sát trùng).

Người gây mê phải đội mũ, mặc áo, đeo găng, khẩu trang vô trùng như tiến hành cuộc mổ

5/ Gây tê tại chỗ vùng chọc kim

Bằng kim 24G dùng Lidocain 1%

6, Tiền mê: Atropin 0,25mg

          Dimedron 10mg (tĩnh mạch chậm)

II.               Chuẩn bị dụng cụ

          Toan lỗ

          Gạc, bơm tiêm 5ml có chia vạch đến phần 10ml\

          Kim gây tê chuyên dùng từ 23G đến 29G

          Thuốc gây tê: Bupivacain 0,5% ống 20mg (chuyên dùng)

                                Fentanyl ống 0,1mg

     III.Kỹ thuật chọc gây tê

          Để bệnh nhân ở tư thế ngồi hoặc nằm sau khi sát trùng, trải săng lỗ

          Tiến hành gây tê tại chỗ vùng định chọc

          Mốc chọc kim tốt nhất là giữa khe L2-L3-L4

          Sau khi đã chọc vào tủy sống khoang dưới nhện có dịch não tủy ra, bắt đầu bơm thuốc tê vào bơm từ từ chậm, áp lực thấp để tránh thuốc tê vào tạo ra xoáy dịch ở ngay đầu trong của kim

 

          Liều lượng thuốc: Bupivacain 0,5% Liều 0,2mg/kg cho người lớn

                                      Nếu mổ đẻ, người già yếu giảm liều 0,16mg/kg

                                      Kết hợp với fentanyl liều: 0,05-0,75µg/kg

IV.Chỉ định

 Cho các cuộc mổ vùng chi phối bởi thần kinh dưới D4

          1, Trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình cho cuộc mổ từ vùng xương chậu xuống 2 chi dưới.

          2, Phẫu thuật mạch máu

          3, Phẫu thuật tiết niệu

          4, Phẫu thuật sản phụ khoa

          5, Phẫu thuật ở ổ bụng

     Ở tầng bụng dưới: ruột thừa, thoát vị, tiểu khung, hậu môn trực tràng

V.Biến chứng – phiền nạn

          1/ Do thất bại không chọc được vào khoang dưới nhện.

          2/ Tụt huyết áp hay gặp:

    Cần có biện pháp đề phòng bằng truyền dịch trước mổ, dùng Natri clorua 0.9% hoặc Ringerlactac 500-1000ml.

    Trong mổ phối hợp truyền dịch và thuốc co mạch ephedrin 30mg-60mg.

          3/ Gây tê tủy sống toàn bộ là 1 biến chứng nặng xảy ra khi bơm nhiều thuốc tê vào tủy sống hoặc gây tê ở liều quá cao.

Triệu chứng chính: Liệt toàn thân, ngừng thở, tụt huyết áp nặng và thuốc lan lên não gây mất chi giác.

          4/ Tổn thương thần kinh: Do kim gây tê chọc vào tổ chức thần kinh hoặc thuốc tê tiêm vào dịch não tủy.

          5/ Phản ứng do các thuốc tê: ít xảy ra

          6/ Nhức đầu

(Lượt đọc: 7871)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ