Banner
Banner dưới menu

Điều trị chấn thương chỉnh hình với nhiều kỹ thuật mới tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

(Cập nhật: 1/6/2021)

Hàng năm, khoa Chấn thương chỉnh hình (CTCH), Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tiếp nhận khám, điều trị cho trên 5.200 lượt người bệnh bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các tai nạn sinh hoạt khác và các trường hợp không do chấn thương...; trong đó phẫu thuật cho trên 2.200 lượt người.

Để giảm thiểu những thương tích, phục hồi chức năng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã không ngừng đầu tư về trang thiết bị, nguồn nhân lực trong lĩnh vực CTCH. Nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu trong CTCH đã được các y, bác sĩ áp dụng thành công và thực hiện thường xuyên, nhờ đó tỷ lệ chuyển tuyến chỉ còn dưới 1% trong 3 năm gần đây, góp phần giảm tải cho tuyến trên.


Các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trao đổi về trường hợp nối liền ngón tay đứt rời.

Gãy xương là một trong những chấn thương thường gặp gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt. Trước đây, các trường hợp gãy xương tùy vào mức độ mà các bác sĩ chỉ định điều trị bảo tồn (nắn, bó bột) hay phẫu thuật xâm lấn (nẹp vít, đinh nội tủy, cố định ngoài). Nhưng đến nay, các bác sĩ Khoa CTCH, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đã triển khai thành công và ứng dụng thường xuyên phẫu thuật ít xâm lấn vào điều trị gãy xương nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh. Đây là phương pháp được ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia có nền y học phát triển nhờ những ưu điểm vượt trội như: Cuộc mổ nhẹ nhàng, an toàn, ít tàn phá mô mềm, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, thời gian hồi phục nhanh. Đặc biệt là khả năng xử lý triệt để tổn thương tương đương với mổ mở truyền thống, tính thẩm mỹ cao.

Cụ thể là trường hợp bệnh nhi 9 tuổi vào viện trong tình trạng đa chấn thương, chấn thương sọ não, gãy hở xương đùi trái. Sau khi điều trị sọ não ổn định, các bác sĩ chỉ định kết hợp xương đùi trái bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Qua đường rạch da tối thiểu 2-3cm, phẫu thuật viên tiến hành nắn chỉnh xương gãy về vị trí giải phẫu và cố định bằng đinh nội tủy dưới sự hướng dẫn của máy C-arm. Ca mổ diễn ra thuận lợi sau 30 phút thực hiện. Bệnh nhi sức khỏe tiến triển tích cực, đã có thể vận động nhẹ nhàng sau 2 ngày phẫu thuật.


Kíp mổ thực hiện kết hợp xương bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu dưới sự hỗ trợ của máy C-arm.

Bác sĩ CKI Loan Tám Bảy, Phó Trưởng khoa Khoa CTCH, cho biết: “Trước đây, những bệnh nhân gãy xương đều phải mổ mở với đường rạch từ 8-10cm, bộc lộ mô mềm, màng xương xung quanh để tiếp cận đến ổ gãy, sau đó nắn chỉnh và kết hợp xương bằng đinh hay nẹp vít. Với việc ứng dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, chúng tôi chỉ cần đường rạch nhỏ trên da 2-3cm, bóc tách mô mềm, nắn xương và luồn các phương tiện cố định xương gãy dưới sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị hiện đại như máy C-arm, bàn nắn chỉnh hình cùng các loại nẹp, đinh vít thế hệ mới. Các bệnh nhân đều phục hồi nhanh sau mổ, liền xương tốt, ra viện chỉ sau 3-5 ngày phẫu thuật”.


Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện thành công kể cả ở vị trí gãy phức tạp.

Đặc biệt, từ năm 2019, các bác sĩ Khoa CTCH đã làm chủ và triển khai thường quy kỹ thuật vi phẫu nối mạch máu, thần kinh ngoại biên, nối chi thể đứt rời, tạo nên nhiều kỳ tích cứu sống người bệnh. Như trường hợp nam bệnh nhân Nguyễn Xuân T. (53 tuổi, huyện Gia Lộc, Hải Dương) nhập viện trong tình trạng cổ tay phải đứt gần rời, chỉ còn dính lớp da mặt sau cổ tay, lộ gân, xương, chảy nhiều máu, đau nhức dữ dội, không cử động được các ngón tay. Bệnh nhân cho biết, bản thân làm nghề xây dựng, tai nạn xảy ra khi đang sử dụng máy cưa gỗ. Ngay lập tức bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh để kịp thời cứu chữa.

Tại phòng mổ, các bác sĩ tiến hành kiểm tra, vết thương phức tạp cắt ngang mặt trước cổ tay phải, đường cắt đã cắt đứt bó mạch thần kinh trụ, đứt thần kinh giữa, bó mạch thần kinh quay và các gân vùng cổ tay. Ê kíp phẫu thuật tiến hành cắt lọc các tổ chức dập nát, bóc tách bộc lộ các đầu gân, dây thần kinh, mạch máu bị đứt sau đó tiến hành vi phẫu nối các dây thần kinh, mạch máu và các gân bị đứt. Sau hơn 3 tiếng phẫu thuật, các tổn thương đã được phục hồi, các đầu ngón tay hồng ấm, cử động được.


Ê kíp phẫu thuật Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện vi phẫu khâu nối lại bàn tay đứt gần rời.

Cùng với kỹ thuật vi phẫu nối chi thể đứt rời, phẫu thuật ít xâm lấn, các bác sĩ Khoa CTCH đã thực hiện nhiều kỹ thuật tiên tiến như phẫu thuật thay khớp vai, phẫu thuật thay khớp háng, phẫu thuật nội soi khớp gối tái tạo dây chằng, chuyển vạt vi phẫu,... và nhiều phẫu thuật khác.

Khoa CTCH là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp gồm: Xương, cơ, khớp và dây chằng. Hiệu quả từ việc triển khai thành công nhiều kỹ thuật mới đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị trong lĩnh vực CTCH ngày một tăng lên. Việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đã góp phần nâng cao chất lượng cứu chữa, nâng cao tỷ lệ cứu sống bệnh nhân, hạn chế hậu quả nặng nề các di chứng do chấn thương để lại, giải quyết vấn đề thẩm mỹ cho người bệnh.


Kíp bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình thực hiện ca vi phẫu nối chi phức tạp.

Bác sĩ Lương Toàn Thắng, Trưởng khoa CTCH, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: Điều trị và chăm sóc hậu phẫu CTCH mất rất nhiều thời gian vì phục hồi lâu. Trước kia người dân phải chuyển tuyến điều trị, 1 người nằm viện là 2 -3 người nhà đi theo, luân phiên chăm sóc vô cùng tốn kém. Chính vì lý do đó và để giảm quá tải tuyến trên, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có những chiến lược đầu tư trang thiết bị, nguồn nhân lực; đẩy mạnh chuyển giao các kỹ thuật mới trong lĩnh vực CTCH. Khoa hiện có 10 bác sĩ trong lĩnh vực CTCH. Các y, bác sĩ của Khoa thường xuyên được cử đi học tập, đào tạo; trực tiếp được các chuyên gia ở Bệnh viện Quân y 108 “cầm tay chỉ việc” nên trình độ tay nghề nâng lên rõ rệt.

Bác sĩ Thắng cho biết, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh, đồng thời phát triển chuyên môn kỹ thuật hiện đại, Khoa tiếp tục đưa bác sĩ đi đào tạo để tiếp nhận kỹ thuật xương in 3D. Đây là kỹ thuật giúp quá trình phẫu thuật tiết kiệm thời gian do giống hệt xương thật và giúp bệnh nhân phục hồi nhanh. Thậm chí, một số bệnh nhân đã có thể đi lại ngay sau khi phẫu thuật.


Các bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình kiểm tra lại vết thương trước khi cho bệnh nhân xuất viện.

Không ngừng đầu tư các phương tiện, trang thiết bị y học hiện đại và cập nhật ứng dụng các kỹ thuật mới, tiên tiến phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị, nhất là trong lĩnh vực CTCH luôn là mục tiêu phát triển của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Qua đó người bệnh được tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh tốt nhất, dễ dàng, thuận lợi với tinh thần phục vụ tận tình, chu đáo và trách nhiệm cao nhất, góp phần vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người dân trên địa bàn tỉnh./.

Nguồn: Baoquangninh.com.vn

(Lượt đọc: 1746)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ