Banner
Banner dưới menu

Ứng dụng kỹ thuật điện quang can thiệp hiện đại chữa nhiều bệnh lý

(Cập nhật: 17/1/2020)

Những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp. Đến nay, đã có hàng trăm người bệnh được khám và điều trị bằng các kỹ thuật điện quang can thiệp chuyên sâu như can thiệp nút túi phình động mạch não, đặt stent đảo hướng dòng chảy trong điều trị túi phình động mạch não, lấy huyết khối mạch não cơ học trong điều trị nhồi máu não, nút mạch tiền liệt tuyến...


Bác sĩ Ngô Quang Chức, phụ trách Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh (ngoài cùng bên phải) đang thực hiện kỹ thuật nút mạch cầm máu điều trị chửa vết mổ.

Điện quang can thiệp là một lĩnh vực mới, bao gồm các kỹ thuật can thiệp để điều trị có sử dụng các thiết bị hình ảnh để định hướng, dẫn đường như máy chụp mạch số hóa, cắt lớp, siêu âm giúp định vị chính xác. Các kỹ thuật can thiệp sử dụng theo đường mạch máu (nút mạch, nong mạch, tái thông mạch...).

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh có những thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, như: Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), cắt lớp vi tính Revolution CT 512 lát, 128 lát, cộng hưởng từ 1.5 Testla, X-quang kỹ thuật số DR, siêu âm chuyên tim mạch, siêu âm 4D... 


Với trang thiết bị được đầu tư hiện đại cùng nguồn nhân lực đào tạo chuyên sâu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngày càng phát triển lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp.

Bác sĩ Ngô Quang Chức, phụ trách Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: Từ năm 2016, chúng tôi đã được đi đào tạo về các kỹ thuật điện quang can thiệp tại các bệnh viện tuyến trên, như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bạch Mai, 108... Chúng tôi đã có 2 kíp (mỗi kíp gồm 1 bác sĩ và 2 kỹ thuật viên) có thể độc lập, triển khai được hầu hết các kỹ thuật điện quang can thiệp dưới hướng dẫn của siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ và chụp mạch số hóa nền (DSA).

Nhờ có kỹ thuật này, mỗi năm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có hàng trăm bệnh nhân được điều trị nút mạch máu do chấn thương gan, lách, thận hoặc có khối u như u gan và hàng trăm bệnh nhân đột quỵ não được chẩn đoán kịp thời. Từ năm 2017 đến nay, đã có 12 bệnh nhân điều trị tiêu sợi huyết và lấy huyết khối cơ học trong nhồi máu não cấp; khoảng 6 bệnh nhân phình mạch não được điều trị thành công...


Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh thực hiện thành công kỹ thuật nút mạch cầm máu cho bệnh nhân chửa tại vết mổ.

Không chỉ làm chủ các kỹ thuật cao, các bác sĩ Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục chuyển giao các kỹ thuật điện quang can thiệp cho các bệnh viện trong tỉnh. Mới đây, các bác sĩ Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh thực hiện thành công kỹ thuật nút mạch cầm máu cho bệnh nhân chửa tại vết mổ, đường kính khối máu tụ 56x72mm đoạn eo tử cung. Bệnh nhân là chị Đỗ Thị H. (TP Móng Cái). Sau khi được can thiệp cầm máu dưới hướng dẫn của chụp mạch xóa nền (DSA), người bệnh đã giữ được tử cung nhằm đảm bảo khả năng mang thai trong tương lai.

Bác sĩ Bùi Minh Cường, Trưởng khoa Phụ, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, cho biết: “Kỹ thuật nút mạch cầm máu là kỹ thuật cao, hiện đại trong khi đó chi phí không cao, đặc biệt đã bảo tồn được tử cung và an toàn cho người bệnh. Chúng tôi đang tiếp tục học tập, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để có thể thực hiện thành công các kỹ thuật này. Nhờ đó có thể điều trị cho những bệnh nhân còn nguyện vọng có thai, nhưng mắc các bệnh lý như u xơ cơ tử cung, băng huyết sau đẻ, sau mổ lấy thai...”.

Bác sĩ Ngô Quang Chức, phụ trách Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết thêm: Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp cận và học hỏi thêm nhiều các kỹ thuật can thiệp mới như thông động tĩnh mạch não AVM, thông động mạch cảnh xoang hang FCC, nút giãn tĩnh mạch phình vị trong điều trị xuất huyết tiêu hóa cao, điều trị lấy sỏi đường mật qua da, đặt đường truyền hóa chất động mạch gan trong điều trị K gan giai đoạn cuối. Qua đó nhằm giảm thiểu thời gian can thiệp của các ca phẫu thuật, cải thiện chất lượng khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân và giúp cho người bệnh có cơ hội điều trị ngay tại địa phương mà không phải chuyển tuyến.

(Lượt đọc: 1828)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ