Banner
Banner dưới menu

Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trong mùa dịch

(Cập nhật: 10/4/2020)

Dịch Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người. Theo khuyến cáo, mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc Covid-19, trong đó nhóm người cao tuổi (NCT), nhất là NCT có các bệnh lý nền kèm theo khi mắc Covid-19 sẽ khiến bệnh tiến triển nặng và nguy cơ tử vong cao hơn.

Sở dĩ như vậy bởi NCT là nhóm có đa bệnh lý và thường có bệnh nền mãn tính như: Tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn, khớp, loãng xương... Ngoài việc phải uống rất nhiều các loại thuốc điều trị bệnh nền, cơ thể cũng suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc thêm các bệnh khác.

Vì vậy, nếu NCT bị nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ làm thúc đẩy các bệnh mãn tính đó chuyển thành giai đoạn cấp, dẫn đến bệnh nhân rất dễ tử vong. Do đó, việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe, chủ động phòng bệnh đối với NCT trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 là vô cùng cần thiết.

Để nắm rõ tình hình sức khỏe người dân, nhất là NCT có bệnh lý nền, từ tháng 2/2020, ngành Y tế Quảng Ninh đã triển khai việc khám sàng lọc sức khỏe toàn dân. Trong đó chú trọng tổ chức việc quản lý, rà soát tất cả các trường hợp NCT, người mắc bệnh lý mãn tính, các bệnh không lây nhiễm, thực hiện chăm sóc sức khỏe tại nhà. Rà từng ngõ, gõ từng nhà, lập hồ sơ sức khỏe cho NCT và các thành viên trong gia đình.

Ông Nguyễn Văn Hồng (70 tuổi, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long), nói: “Tôi đã chung sống với bệnh đái tháo đường từ nhiều năm nay. Nếu không may mắc thêm Covid-19 thì rất khổ. Chính vì vậy, tôi không dám đến những nơi đông người, hạn chế tối đa việc đi ra ngoài đường và khi ở nhà thường xuyên tuân thủ việc rửa tay bằng xà phòng...”.


Bác sĩ khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người bệnh mắc bệnh tiểu đường.

Mới đây, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thống nhất thực hiện việc cấp thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú đối với các trường hợp NCT, người mắc các bệnh mãn tính, nhằm hạn chế tối đa việc đi lại, tiếp xúc bên ngoài cho người dân. Các bác sĩ căn cứ vào tình trạng người bệnh để có thể kê số lượng thuốc sử dụng trong đơn cho người bệnh trong 2 tháng (quy định hiện hành chỉ cấp 1 tháng).

Việc kê đơn thuốc này chỉ thực hiện trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19, khi hết thời gian công bố dịch thực hiện theo quy định hiện hành.


Điều trị cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại Bệnh viện Đa khoa Hạ Long.

Ông Bùi Quang Trọng (60 tuổi, phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả) mắc bệnh đái tháo đường kèm suy thận cấp, tăng huyết áp vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám và cấp thuốc 2 tháng để điều trị bệnh tại nhà. Ông Trọng chia sẻ: “Tôi rất mừng khi Nhà nước có sự điều chỉnh kịp thời để những người bệnh mãn tính như tôi không phải đi lại nhiều trong mùa dịch này mà vẫn đảm bảo được việc điều trị bệnh”.

Bác sĩ Lê Thị Thơ, phòng khám Tim mạch, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: Đối với người bệnh mãn tính việc tái khám và sử dụng thuốc cần phải duy trì thường xuyên là rất quan trọng. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp do lo sợ khi đến các cơ sở y tế hoặc ngại tái khám, tự ý bỏ thuốc điều trị dẫn đến việc bệnh trở nặng phải cấp cứu, có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Tại Bệnh viện, chúng tôi hiện đã tăng cường công tác vệ sinh, sát khuẩn, nhất là khâu sàng lọc, cách ly chống dịch Covid-19, vì vậy không nên quá lo lắng khi đi khám bệnh. Nếu mọi người không thể đến bệnh viện thì có thể đến trạm y tế để được khám, điều trị ban đầu. Hoặc có thể gọi điện thoại qua đường dây nóng của Bệnh viện để được bác sĩ tư vấn về việc sử dụng thuốc và chăm sóc sức khỏe trong mùa dịch.


Bệnh viện Đa khoa tỉnh khuyến cáo cho người dân giữ khoảng cách với nhau tối thiểu 2m khi đến khám chữa bệnh.

Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu NCT có nhiều bệnh lý nền thì phải được kiểm soát tốt, kiểm soát bằng thuốc, bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

NCT nên đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc ở chỗ đông người, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, ăn uống đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, khi có vấn đề về sức khỏe phải đến ngay các cơ sở y tế để có các biện pháp hỗ trợ, điều trị kịp thời.

Tăng cường sức khỏe bằng những điều sau:

1. Ăn một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp giảm lượng đường trong máu cao.

2. Ưu tiên giấc ngủ ngon.

3. Kiểm soát căng thẳng.

4. Ngừng hút thuốc.

5. Tham gia/duy trì tập thể dục vừa phải.

6. Nhận ánh nắng mặt trời và không khí trong lành nếu có thể.


Nguồn: Baoquangninh.com.vn

(Lượt đọc: 2970)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ