Banner
Banner dưới menu

SINH THIẾT PHẦN MỀM BẰNG PHƯƠNG PHÁP MỞ

(Cập nhật: 16/11/2017)

SINH THIẾT PHẦN MỀM BẰNG PHƯƠNG PHÁP MỞ

I.      CHỈ ĐỊNH

+ Các TỔN THƯƠNG ở da, tổ chức dưới da, khối u trong cơ, khối u của màng hoạt dịch, các hạch ngoại biên. chưa rõ bản chất tế bào:

II.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH

     - Bệnh nhân có bệnh ưa chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.

     - Bệnh nhân nghi ngờ có tổn thương mạch máu (bất thường động tĩnh mạch, sarcôm mạch máu) không nên chọc hút vì nguy cơ chảy máu cao và thường chất bệnh phẩm lấy được không đủ cho chẩn đoán.

     - Bệnh nhân không hợp tác hoặc quá lo lắng.

Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, cần theo dõi sau chọc hút ít nhất 60 phút. Chỉ thực hiện thủ thuật khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.

III. CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ chuyên khoa

-         01 Bác sỹ: là các bác sỹ chuyên khoa Cơ xương khớp tại các bệnh viện tuyến trung ương/ tỉnh/ thành phố đã được đào tạo và cấp chứng chỉ siêu âm.

-         01 Điều dưỡng phụ: là điều dưỡng đã được đào tạo, cấp chứng chỉ.

2.     Phương tiện

-         Kim chọc h út 23-26 Gaucher mũi vát, bơm tiêm 10ml.

-         Bông, cồn Iôd sát trùng, panh, băng dính.

-         Lam kính

3.     Người bệnh

-         Cần được kiểm tra các chỉ định, chống chỉ định.

-                   Giải thích: mục đích, tai biến của thủ thuật; ký giấy cam đoan làm thủ thuật.

-                   Làm các xét nghiệm cơ bản như chụp X quang tim phổi thẳng, các xét nghiệm huyết học, sinh hóa cơ bản.

4.     Hồ sơ bệnh án

     -    Theo mẫu quy định

III.            CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thực hiện tại phòng thủ thuật xương khớp vô khuẩn theo quy định

-    Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc phiếu yêu cầu về chỉ định, chống chỉ định

-     Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn

-     Xác định vị trí và tiến hành chọc hút

+   Đặt tư thế bệnh nhân thuận tiện cho việc chọc hút

 +  Sát khuẩn vị trí chọc hút

 +   đưa kim vào vị trí tổn thương.

 + R út nhanh piston của xilanh tạo áp lực âm hút bệnh phẩm vào kim

 + Cắt nhanh 3-5 lần, thay đổi hướng kim mỗi lần cắt. Ngưng cắt khi bệnh

 phẩm (dịch mô hoặc máu) xuất hiện ở đốc kim.

+ Trả piston lại vị trí ban đầu để cân bằng áp lực và  rút kim ra khỏi tổn

 thương

Lưu ý:

+ Nếu hút ra trên 0,3 ml máu nên ngưng hút và làm  lại.

+ Nếu chọc vào vùng hoại tử nên chọc lại ở ngoại vi tổn thương

+ Phải cân bằng áp lực trước khi rút kim ra khỏi tổn thương nếu không chất

bệnh phẩm sẽ bị hút vào đốc tiêm.

- Trải bệnh phẩm

+ Bệnh phẩm được xịt ra trên lam thành một giọt duy nhất, nên để mũi kim

tiếp xúc với mặt lam  lúc xịt, tránh xịt bệnh phẩm thành nhiều giọt bệnh phẩm

sẽ mau khô làm tế bào và hồng cầu chồng chất lên nhau, nếu cố gắng trải bệnh phẩm đã khô sẽ làm tế bào bị biến dạng.

+ Dùng một lam thứ hai hoặc lamen đè nhẹ lên bệnh phẩm rồi kéo. Nếu bệnh phẩm có nhiều dịch và máu thì kéo như trải phết máu. Nếu là dịch thì quay ly tâm 1000 vòng/ phút trong vòng 10 phút rồi trải phần cặn lắng như mô tả ở trên.

          - Chăm sóc bệnh nhân ngay sau chọc hút                                              

+ Băng chỗ chọc hút

+ Dặn bệnh nhân không cho nước tiếp xúc với vị trí  chọc hút trong 24giờ.

+ Sau 24h mới bỏ băng dính và rửa nước bình thường vào vị trí chọc hút.

IV. THEO DÕI

-                   Chỉ số theo dõi: mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 6h

-                   Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (bên dưới) sau 24h

V. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ

1. Chảy máu

          Có thể ngừa bằng cách giữ bông lâu, ấn mạnh tại chỗ chọc hút. Vì kim rất nhỏ nên nếu có đâm vào các mạch máu lớn cũng không có gì nghiêm trọng xảy ra mặc dù bệnh phẩm sẽ bị hòa lẫn với máu. Ðôi khi, có thể tạo một khối máu tụ nhỏ, áp lực do mô xung quanh tạo ra sẽ hạn chế sự hình thành khối máu tụ này. Ða số các khối máu tụ hình thành ở mô mềm quanh u hơn là trong u.

2. Nhiễm trùng tại vị trí chọc kim

          Rất hiếm, thường nhẹ và đáp ứng với kháng sinh.

3. Phản ứng thần kinh thực vật

          Ðôi khi bệnh nhân cảm thấy hơi nhức đầu hoặc xây xẩm trong lúc làm hoặc sau khi làm, rất hiếm khi bị ngất.

(Lượt đọc: 3463)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ