Banner
Banner dưới menu

LẤY XÉT NGHIỆM TẾ BÀO HỌC DỊCH KHỚP

(Cập nhật: 16/11/2017)

LẤY XÉT NGHIỆM TẾ BÀO HỌC DỊCH KHỚP

I.      ĐẠI CƯƠNG

Chọc hút dịch khớp là một thủ thuật tương đối đơn giản, được chỉ định trong các trường hợp tràn dịch khớp. Thủ thuật này cho phép đánh giá, phân tích dịch khớp, nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho chẩn đoán. Đây còn là một biện pháp điều trị trong trường hợp tràn dịch số lượng nhiều giúp làm giảm đau khớp do giảm áp lực nội khớp. Ngoài ra, tuỳ theo chỉ định, sau khi thực hiện thủ thuật này, có thể tiếp tục đưa thuốc vào khớp (tiêm nội khớp). Thủ thuật được chỉ định với nhiều khớp: gối, vai, khuỷu, cổ chân, cổ tay, thậm chí cả các khớp nhỏ ngón tay... trong đó phổ biến nhất là khớp gối. Đây là một thủ thuật ít gây tai biến với điều kiện chỉ định đúng, tuân thủ vô trùng tuyệt đối và thực hiện kỹ thuật một cách chính xác. Trường hợp dịch khớp nhiều, với các khớp lớn và ở nông (như khớp gối, khớp cổ tay) thực hiện thủ thuật tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, trường hợp số lượng dịch khớp ít hoặc với khớp có cấu tạo phức tạp, vị trí ở sâu (khớp háng, khớp vai,…) thì việc chọc hút dịch mù gặp rất nhiều khó khăn.

II.   CHỈ ĐỊNH

     -    Hút dịch khớp nhằm mục đích chẩn đoán.

     -    Hút dịch khớp nhằm mục đích điều trị: chọc tháo dịch khớp

     -    Đưa thuốc vào khoang khớp nhằm mục đích điều trị: tiêm nội khớp.

III.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH

     -    Các bệnh lý rối loạn đông máu.

     -    Nhiễm khuẩn ngoài da tại vị trí khớp định chọc hút.

IV. CHUẨN BỊ

1.           Cán bộ chuyên khoa.

- 01 Bác sỹ tiêm: là các bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp tại các bệnh viện

tuyến trung ương/ tỉnh/ thành phố đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên

 ngành cơ xương khớp và chứng chỉ tiêm khớp nâng cao.

     - 01 Điều dưỡng phụ: là điều dưỡng đã được đào tạo, cấp chứng chỉ.

2.           Phương tiện

-    Kim chọc hút (18Gauche, 20Gauche) , bơm tiêm 10ml, 20 ml.

-    Bông, cồn Iôt sát trùng, panh, băng dính vô khuẩn.

-    Thuốc gây tê Lidocain 2%.

-    Lam kính, ống nghiệm vô khuẩn, ống nghiêm có Heparin chống đông

-    Hộp dụng cụ chống sốc

3.           Chuẩn bị bệnh nhân

-  Người bệnh được giải thích trước về thủ thuật nhằm hợp tác với bác sỹ.

-  Bệnh án hoặc các tài liệu (đơn, xét nghiệm, X quang,…) để thầy thuốc kiểm tra (nếu cần thiết) trước khi thực hiện thủ thuật (chú ý xét nghiệm đông máu cơ bản, chỉ định, bệnh kết hợp,…).

-   Bác sỹ thăm khám lại bệnh nhân trước khi tiến hành chọc dịch.

-   Chuẩn bị tư thế bệnh nhân: tuỳ theo vị trí khớp cần chọc dich.

4.     Hồ sơ bệnh án, đơn

-         Theo mẫu quy định

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHỌC HÚT DỊCH KHỚP.

Thực hiện tại phòng thủ thuật xương khớp vô khuẩn theo quy định

-    Kiểm tra hồ sơ bệnh án, đơn hoặc phiếu chỉ định thủ thuật về chỉ định, chống chỉ định

-     Hướng dẫn tư thế bệnh nhân và xác định các mốc giải phẫu: tùy theo từng khớp cần chọc hút dịch.

-     Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn

-    Sát khuẩn rộng vùng khớp có chỉ định chọc hút dịch

-     Đưa kim vào vị trí đã xác định, hướng kim và hút dịch hút nhẹ nhàng và từ từ.

-    Khi lấy được dịch khớp:

+ Đánh giá đại thể dịch khớp (ghi vào phiếu theo mẫu), cụ thể như sau:

·        Số lượng: tuỳ vị trí và tuỳ mức độ tổn thương. Bình thường, dịch khớp gối từ 2-4 ml. Trường hợp có tràn dịch, có thể tới 100 ml hoặc hơn. Dịch khớp cổ chân cổ tay bình thường chỉ có 0,2-0,5 ml.

·        Màu sắc: Bình thường dịch khớp trong suốt, không màu. Trường hợp dịch viêm thường vàng chanh, hoặc màu nước dưa, đục, có thể có mủ hoặc máu. Máu không đông nếu là tràn máu nội khớp, máu đông nếu chạm phải tĩnh mạch.

·        Độ nhớt: đánh giá sơ bộ bằng cách nhỏ dịch khớp xuống từ bơm tiêm. Dịch khớp bình thường sẽ tạo được một dây tơ dài 2-3 mm. Dịch khớp viêm sẽ nhỏ xuống từng giọt như nước.

·        Mucin test: cho dung dịch acid acetic 7 N vào dịch khớp. Dịch khớp có lượng Mucin bình thường: sẽ có các tủa nổi lên bề mặt dịch, phần dưới trong vắt. Dịch khớp viêm: các thành phần này tan rã, làm dịch trong ống nghiệm trở nên đục. Tuỳ theo mức độ đục mà đánh giá dịch khớp viêm nhiều hoặc ít.

+ Với mục đích lấy dịch khớp xét nghiệm, cho dịch khớp vào các ống nghiệm chuyên dụng. Tùy theo xét nghiệm được chỉ định, song thường bao gồm các xét nghiệm sau: đếm số lượng tế bào, tế bào học, nuôi cấy định danh vi khuẩn, PCR lao dịch khớp. Ngoài ra có thể làm các xét nghiệm: soi tươi tìm tinh thể urat, tìm BK, MGIT.

-    Kết thúc thủ thuật: rút kim, sát trùng lại và băng vị trí chọc dịch bằng băng dính y tế.

-     Dặn dò bệnh nhân  không cho nước tiếp xúc với vị trí chọc dịch trong vòng 24 giờ, tái khám nếu chảy dịch hoặc viêm tấy tại vị trí chọc dò, sốt,…

VI. THEO DÕI

-     Tình trạng đau; chảy máu tại chỗ;  tình trạng nhiễm trùng thứ phát nếu có

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ

    -    Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp: do thủ thuật chọc dịch không đảm bảo vô khuẩn. Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch tái phát nhanh: điều trị kháng sinh.

-    Chảy máu kéo dài tại chỗ chọc dò: cầm máu tại chỗ và kiểm tra lại tình trạng bệnh lý rối loạn đông máu của bệnh nhân để xử trí tùy theo trường hợp.

-    Biến chứng hiếm gặp: tai biến do bệnh nhân quá sợ hãi, có các biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm: Bệnh nhân choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn,... Xử lý: đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử lý cấp cứu khi cần thiết.

(Lượt đọc: 10324)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ