Banner
Banner dưới menu

VS.QTKT.NC.22.QUY TRÌNH LÀM KHÁNG SINH ĐỒ MIC BẰNG MÁY VITEK

(Cập nhật: 6/7/2020)

VS.QTKT.NC.22.QUY TRÌNH LÀM KHÁNG SINH ĐỒ MIC BẰNG MÁY VITEK

I. MỤC ĐÍCH

Mô tả cho nhân viên khoa Vi sinh về quy trình làm kháng sinh đồ MIC tự động trên hệ thống VITEK 2- COMPACT.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình này áp dụng cho các nhân viên khoa Vi sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

III. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

  • Manual of Operation for VITEC Compact Automatic Machine (xem Quy trình làm xét nghiệm định danh và Kháng sinh đồ máy Vitek 2 compact).
  • Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing; Twenty-first Informational Supplement. This document provides updated tables for the Clinical and Laboratory Standards Institute antimicrobial susceptibility testing standards M02-A10 and M07-A8. January 2011

IV. TRÁCH NHIỆM

  • Nhân viên xét nghiệm khoa Vi Sinh- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy trình
  • Người thực hiện: cán bộ xét nghiệm đã được đào tạo và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chuyên nghành Vi Sinh, làm việc tại khoa Vi Sinh- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

V.ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT

Giải thích thuật ngữ

  • Không áp dụng

Từ viết tắt

  • SOP     =          Quy trình chuẩn (Standard of Procedure)
  • KXN   =          Khoa Xét nghiệm
  • ATSH =          An toàn sinh học
  • MIC    =          Minimum Inhibitory Concentration = Nồng độ ức chế tối thiểu

VI. NGUYÊN LÝ

Mỗi thẻ kháng sinh đồ gồm 64 giếng. Một giếng chứng chỉ chứa môi trường nuôi cấy có trong tất cả các thẻ, các giếng còn lại chứa các kháng sinh khác nhau với các nồng độ khác nhau đã xác định trước và môi trường nuôi cấy.

Vi khuẩn được pha loãng trong 3ml nước muối 0.45% với nồng độ phù hợp cho từng loại, sau đó được máy hút vào thẻ xét nghiệm để hòa tan các kháng sinh trong thẻ. Máy sẽ giám sát sự phát triển bên trong các giếng của thẻ xét nghiệm. Bộ phận quang học sử dụng ánh sáng nhìn thấy để đánh giá trực tiếp sự phát triển của vi sinh vật. Bộ phận quang học này dựa trên đọc ánh sáng ban đầu của mỗi giếng trước khi bắt đầu có sự phát triển. Máy đọc 15 phút/ lần để đo sự phát triển của vi khuẩn trong mỗi giếng. Phần mềm so sánh kết quả thu được với cơ sở dữ liệu để đưa ra kết quả giá trị MIC cho mỗi kháng sinh có trong thẻ.

VII. TRANG THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ

Thiết bị

  • Tủ an toàn sinh học
  • Máy định danh VITEK2- COMPACT của Biomerieux và hệ thống máy tinh, máy in, lưu điện đi kèm
  • Máy đo độ đục Vitek 
  • Tủ ấm

Dụng cụ

  • Dispencer (dụng cụ bơm dung dịch nước muối 0,45%)
  • Ống tube định danh 5ml
  • Cassette có dán mã
  • Pipet
  • Đèn cồn, que cấy

Hóa chất, thuốc thử

  • Môi trường nuôi cấy
  • Card làm kháng sinh đồ gồm: card AST GN 86 (vi khuẩn Gram âm) và card AST GP 67 (vi khuẩn Gram dương).
  • Dung dịch nước muối 0,45%.

VIII. NỘI DUNG

1. Nuôi cấy

  • Các bệnh phẩm được nuôi cấy trên môi trường thích hợp, ủ ở 37°C/ 18-24h hoặc 12-48h.
  • Đọc bệnh phẩm, chọn vi khuẩn muốn định danh cấy thuần sang đĩa môi trường khác theo từng loại card quy định, sau đó ủ ở 37°C/ 18-24h hoặc 12-48h (Nếu vi khuẩn mọc thuẩn thì có thể bỏ qua bước này).

2. Định danh

- Nhuộm soi khuẩn lạc và định danh vi sinh vật trước hoặc song song với xét nghiệm kháng sinh đồ MIC.

- Quy trình định danh chi tiết thực hiện theo VS.QTKT.NC.21

3. Kháng sinh đồ

  • Chuẩn bị

+ Chủng vi sinh vật cần định danh đã thuần theo đúng yêu cầu về môi trường và điều kiện ủ.

+ Chuẩn bị Worksheet cho cassette (Điền các thông tin cần biết về bệnh nhân như tên, lab ID…): Vào “enter casette manager” – chọn “setup tests post entry” – chọn Print – chọn “Bank cassette worksheet” – nhấn “OK” để in;

+ Chuẩn bị Card: để card ở nhiệt độ phòng khoảng 30 phút;

  • Pha huyền dịch tube định danh:
    1. Lấy ống nghiệm vô trùng kích thước 12 x 0.75 cm (chú ý: không chạm tay vào miệng ống nghiệm) đặt trên khay cassette
    2. Dùng dispenser hút 3ml nước muối 0.45% vào ống nghiệm
    3. Kiểm tra máy đo độ bằng bộ chuẩn máy theo hướng dẫn sử dụng của máy DENSICHEK PLUS sau đó chuẩn 0 bằng nước muối
    4. Sử dụng ăng cấy vô trùng lấy các khuẩn lạc đã phân lập, nghiền kỹ trên thành ống, trộn đều và đưa vào máy đo đô độ đục DENSICHEK PLUS: đạt nồng độ 0.5 – 0.63 McF (card GN và GP), nồng độ 2,70 – 3,30 McF (card NH và ANC), nồng độ 1,80 – 2,20 McF (card YST).
  • Pha huyền dịch tube kháng sinh đồ: lấy ống tube thứ 2 hút 3ml nước muối, chuyển 145µl huyền dịch ở tube định danh vào (kháng sinh đồ Gram âm) hoặc 280µl (kháng sinh đồ Gram dương, nấm) (AST-GP, AST-ST, AST-P). Đặt thẻ định danh vào ống tube kháng sinh đồ.
  • Chạy máy:

1. Nếu máy đã sẵn sàng (màn hình hiện Start Fill và OK): mở cửa buồng hút, cho cassette vào và nhấn Start Fill.

2. Khi đèn báo nhấp nháy (sau khoảng 2 phút), màn hình báo “Tranfer” thì mở cửa buồng hút lấy cassette ra và mở của buồng vận hành rồi cho cassette vào. Đóng cả hai cửa và đợi.

3. Nhập thông tin cassette: Nếu bệnh phẩm của cùng bệnh nhân thì chọn tất cả các hang rồi vào Difine Isolate để nhập thông tin: ID lab, số vi khuẩn. Vào Bench name để chọn tên người thực hiện. Nhấn Save cassette data để xác nhận. Nếu chỉ làm riêng cạc kháng sinh đồ thì phải chọn tên vi khuẩn cho cạc kháng sinh đồ đó.

4. Nhập thông tin bệnh nhân: Vào “View and Maintain Patient Information” (Biểu tượng hình người). Vào Add patient để thêm bệnh nhân. Nhập các thông tin có dấu * đỏ (bắt buộc). Nhấn save để xác nhận.

IX. DIỄN GIẢI KẾT QUẢ

  • Dữ liệu sẽ được tự động ghi vào phần mềm trên máy tính. Phần mềm phân tích kết quả, đưa ra giá trị MIC và phiên giải kết quả: S (nhạy), I (trung gian), R (kháng) cho mỗi kháng sinh có trong thẻ.
  • Phần mềm suy luận đưa ra kết quả S, I, R cho các kháng sinh không có trong thẻ
  • Phần mềm phân tích và đưa ra độ tin cậy của các kết quả kháng sinh đồ, hiển thị bằng các màu sắc: xanh, vàng, đỏ, tím.

+ Màu xanh (Mức độ tin cậy chắc chắn): các phenotype đưa ra không làm thay đổi giá trị MIC, có thể thay đổi phiên giải kết quả cho điều trị

+ Màu vàng (mức độ tin cậy chắc chắn với sự hiệu chỉnh):  Các phenotype đưa ra khi có một sự thay đổi giá trị MIC hoặc thay đổi giá trị thử nghiệm (ví dụ: beta lactamase, ESBL, …) trong phân tích của phần mềm. Có thể thay đổi phiên giải kết quả cho điều trị.

+ Màu đỏ (mức độ tin cậy không chắc chắn): Các phenotype không thể đưa ra. Các kết quả kháng sinh là không phù hợp với cơ sở dữ liệu của phần mềm. Không sử dụng các kết quả kháng sinh đồ có màu đỏ

+ Màu tím (chưa có cơ sở dữ liệu, phần mềm không thực hiện phân tích): Các phenotype không thể đưa ra. Các phenotype cho các sinh vật xét nghiệm không được mô tả trong cơ sở dữ liệu của phần mềm.

X. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

  • Kiểm tra QC bằng chủng chuẩn E. coli ATCC 25922 đối với các các kháng sinh đồ gram âm và S. aureus ATCC 29213 đối với các cạc kháng sinh đồ gram dương.
  • So sánh với phương pháp khoanh giấy khuếch tán để tham chiếu.

Lưu ý:

  • Thiết bị sử dụng cho chẩn đoán in vitro
  • Không sử dụng thẻ xét nghiệm hết hạn sử dụng chỉ ra trên bao bì sản phẩm
  • Bảo quản các thẻ xét nghiệm trong đóng gói kín. Không sử dụng thẻ xét nghiệm nếu túi tráng nhôm chứa thẻ bị rách
  • Để các thẻ xét nghiệm trong đóng gói của nó cân bằng ở nhiệt độ phòng trước khi xét nghiệm
  • Không sử dụng găng tay có bột vì bột có thể gây ảnh hưởng đến đọc quang
  • Sử dụng môi trường nuôi cấy, điều kiện ủ, thời gian nuôi cấy khuẩn lạc theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Khuẩn lạc định danh phải thuần
  • Thực hiện nhuộm Gram trước khi xét nghiệm để xác định nhóm vi khuẩn và hình thái trước khi lựa chọn thẻ định danh.
  • Thời gian chuẩn bị huyền dịch vi khuẩn trước khi cho vào máy tối đa là 30 phút
  • Dispenser phân phối nước muối khử khuẩn định kỳ đảm bảo vô khuẩn: 1 tuần/lần hoặc khi có nghi ngờ để tránh nhiễm chai nước muối gây ảnh hưởng đến kết quả.
  • Thời gian chuyển từ buồng hút sang buồng vận hành kỹ thuật: tối đa 10 phút. Nếu không chuyển trong thời gian cho phép thì phải hủy thẻ xét nghiệm vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả
  • Không mở cửa buồng vận hành khi chưa có tín hiệu cho phép. Nếu tự ý mở cửa máy sẽ báo lỗi và dừng hoạt động.

XI. AN TOÀN

  • Thực hiện bảo hộ cá nhân đầy đủ khi tiếp xúc với chủng vi khuẩn.
  • Các bước phải được tiến hành trong tủ ATSH.
  • Phòng tránh lây nhiễm chéo.

XII. HỒ SƠ LƯU

  • Sổ đọc bệnh phẩm
  • Sổ lưu kết quả nuôi cấy
  • Sổ nội kiểm vitek

 

XIII. TÀI LIỆU LIÊN QUAN

  • VITEK 2 System Product Information, EN 41097
  • VTIEK 2 Technology Software User manual
  • VITEK 2 Compact Instrument User manual

 

(Lượt đọc: 5644)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ