Banner
Banner dưới menu

VS.QTKT.NC.19.QUY TRÌNH KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH STEPTOCOCCI

(Cập nhật: 6/7/2020)

VS.QTKT.NC.19.QUY TRÌNH KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH STEPTOCOCCI

I. MỤC ĐÍCH

Mô tả quy trình tiến hành các bước xác định liên cầu gây bệnh ở người cho nhân viên phòng nuôi cấy thực hiện.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình này áp dụng cho các nhân viên phòng nuôi cấy, khoa Vi sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

III. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

- Diagnostic Microbiology – 4th Edition – Washington, Philadelphia

- Bergeys Manual of Determinative Bacteriology – 9th Edition – William & Wilkins

- Manual of Clinical Microbiology – 8th Edition- Washington DC- Patrick R.Murray.

- Kỹ thuật xét nghiệm Vi sinh lâm sàng (Nhà xuất bản Y Học, 2006)

IV. TRÁCH NHIỆM

Nhân viên xét nghiệm khoa vi sinh- Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy trình

Người thực hiện: cán bộ xét nghiệm đã được đào tạo và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chuyên nghành vi sinh, làm việc tại khoa Vi sinh- Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh

V.ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT

Giải thích thuật ngữ

  • Không áp dụng

Từ viết tắt

  • SOP     =          Quy trình chuẩn (Standard of Procedure)
  • KXN   =          Khoa Xét nghiệm
  • ATSH =       An toàn sinh học
  • SXT    =          Trimethoprime/Sulfamethoxazole.

VI. NGUYÊN LÝ

Nguyên lý định danh:

+ Dựa vào hình dạng và tính chất bắt màu Gram

+ Dựa vào tính chất nuôi cấy

+ Dựa vào tính chất sinh vật hóa học

VII. TRANG THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ

Thiết bị

  • Tủ an toàn sinh học
  • Tủ ấm
  • Máy đo độ đục Vitek
  • Hệ thống máy định danh vi khuẩn Vitek 2 Compact (để kiểm chuẩn)

Dụng cụ

  • Dầu soi
  • Giấy thấm
  • Que cấy         
  • Gía đỡ
  • Đèn cồn

Hóa chất, thuốc thử

  • Bộ thuốc nhuộm Gram
  • Thạch sô cô la
  •   Thạch máu
  •  Thạch uri
  • Thạch BEA
  • Canh thang muối, muối mật
  • Các khoanh giấy kháng sinh: optochin, bacitracin, SXT

VIII. NỘI DUNG

8.1.Bệnh phẩm

  • Các khuẩn lạc nghi ngờ sau khi nuôi cấy từ bệnh phẩm như: máu, dịch nội khí quản, đờm, nước tiểu,  dịch não tủy, dịch  ngoáy họng, dịch rửa khí quản, dịch tỵ hầu, dịch màng tim, dịch màng phối ….
  • Chủng thuần, được nuôi cấy qua đêm 18 – 24 h

8.2. Kỹ thuật tiến hành

8.2.1. Nhuộm xem

Nhuộm Gram bệnh phẩm và đánh giá sự hiện diện của vi khuẩn có trong tiêu bản nhuộm:

  • Nếu bệnh phẩm là từ đường hô hấp dưới, máu, dịch não tủy có hiện diện song cầu Gram (+), nghi ngờ nhiễm trùng do S. pneumoniae.
  • Nếu bệnh phẩm là mủ hoặc dịch tiết, dịch não tủy, máu có hiện diện của cầu khuẩn Gram (+) xếp chuỗi, xếp đôi nghi ngờ nhiễm trùng do Streptococci.
  • Nếu bệnh phẩm là nước tiểu có hiện diện cầu khuẩn Gram (+), xếp đôi hoặc chuỗi ngắn, nghi ngờ nhiễm trùng do Enterococci.

8.2.2. Nuôi cấy phân lập

Bệnh phẩm được cấy phân lập trên môi trường và ủ 370 C/5%CO2 trong 18-24h. Môi trường thường dùng để cấy phân lập Streptococci từ bệnh phẩm là thạch máu. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại môi trường phân lập khác như Uriselect 4 (nước tiểu), thạch máu có Gentamicin (dịch hầu họng).

8.2.3. Định danh :

  • Thử nghiệm nhạy cảm Optochin: Phân biệt S. pneumoniae với S.viridans.
  • Thử nghiệm nhạy cảm Bacitracin: Phân biệt S. pyogenes (Group A) nhạy cảm với Streptococci b-hemolytic không nhạy cảm
  • Thử nghiệm CAMP: Phân biệt S. agalactidae (Group B) có CAMP (+) với Streptococci b-hemolytic có CAMP (-).
  • Thử nghiệm nhạy cảm SXT: Phân biệt S. pyogenes (Group A) kháng với SXT và Streptococci b-hemolytic khác thường nhạy với SXT.
  • Thử nghiệm Bile esculin: Phân biệt Streptococci group D (45% dương tính)  với các Streptococci khác (âm tính).
  • Thử nghiệm 6,5%NaCl: Phân biệt Enterococcus với non-Enterococcus hoặc  Streptococci group D.

IX. DIỄN GIẢI KẾT QUẢ

  • Trả kết quả theo tính chất sinh vật xác định được;
  • Định danh bằng giá đường Api 20 Strep hoặc máy định danh Vitek 2 Compact khi các test sinh vật hóa học không cho kết quả tin cậy.

X. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

  • Các hóa chất còn hạn sử dụng và luôn tuân thủ điều kiện bảo quản

- Tuân thủ các bước của qui trình

- Các khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy phải thuần.

- Tất cả các bước thực hiện phải được ghi chép đầy đủ.

XI. AN TOÀN

  • Thực hiện bảo hộ cá nhân đầy đủ khi tiếp xúc với chủng vi khuẩn.
  • Các bước phải được tiến hành trong tủ ATSH.
  • Phòng tránh lây nhiễm chéo.

XII. HỒ SƠ LƯU

  • Không áp dụng

XIII. TÀI LIỆU LIÊN QUAN

  • Không áp dụng

 

 

(Lượt đọc: 5344)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ