Banner
Banner dưới menu

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HỘI CHỨNG ĐƯỜNG HẦM XƯƠNG TRỤ

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HỘI CHỨNG ĐƯỜNG HẦM XƯƠNG TRỤ

I.   ĐẠICƯƠNG

Hội chứng đường hầm xương trụ (hội chứng Guyon) gặp tỷ lệ ít hơn so với hội chứng đường hầm cổ tay. Hội chứng này do chèn ép cục bộ dây thần kinh trụ trong ống trụ (kênh Guyon) ở cổ tay gây nên rối loạn về cảm giác và vận động tùy theo định khu bị chènép.

II.   CHẨNĐOÁN

1.  Các công việc của chẩnđoán

1.1.  Hỏibệnh

1.2.   Khám và lượng giá chức năng: Phân theo vùng tổn thương chia làm 3nhóm.

Nhóm I: Thường gặp do chèn ép thân  dây trụ.  Biểu  hiện giảm cảm giác ở ngón V và nửa ngón IV, yếu và teo các cơ ô mô út và liên cốt. Nếu tổn thương nặng, có triệu chứng bàn tay vuốttrụ.

Nhóm II: Chiếm tỷ lệ cao nhất do nhánh sâu của dây trụ bị chèn ép ở gần cuối kênh Guyon, sát với móc của xương móc. Cảm giác bình thường, cử động bàn  tay giảm độ khéo léo và không thể dạng các ngón tay. Có thể có  triệu chứng bàn tay vuốt trụ nếu bệnh nặng. Nhóm IIA: nhánh sâu  sau  khi  tách ra nhánh cho các cơ thuộc ô mô út, rồi mới bị tổn thương. Trong nhóm  IIA các cơ ô mô út không bị yếu và  teo.

Nhóm III: Ít gặp nhất, chỉ tổn thương nhánh nông của dây trụ, vị trí ở chỗ gần hết kênh Guyon. Giảm cảm giác các ngón 4 và 5. Các cơ nhỏ bàn tay không bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu Tinel dương tính khi gõ nhẹ trên vùng ngón tay tổn thương   sẽ thấy dị cảm, tê bì tănglên

1.3.  Chỉ định xét nghiệm cận lâmsàng

-    Chụp X quang thường: Phát hiện gẫy xương vùng cổ tay gây chèn ép dâytrụ.

-   CThoặcMRI:pháthiệncácbấtthường(hạch,tổchứcphầnmềmkhác)

-   Chẩnđoánđiện:Cógiảmtốcđộdẫntruyềnvùngdướivịtrítổnthương.

2.  Chẩn đoán phânbiệt

Chấn thương vùng cổ tay gây tổn tương xương và tổ chức phần mềm

 

Ung thư xương nguyên phát hoặc di căn..

3.   Chẩn đoán nguyênnhân

-    Thường do chấn thương cấp tính hoặc mạn tính như: Thường xuyên đè ép lên gan tay do ấn cổ tay xuống khi làm  việc.

-   Gẫymóccủaxươngmóckhichơigolfhoặctenishayđánhbóngchầybằnggậy.

-   Do khối choán chỗ chèn ép: Cơ dị dạng, khối u, các nang  hạch

-   Các biến đổi do viêm khớp của các xương cổ tay gây  nên

-   Huyết khối mạch máu, gây cục máu đông trong động mạch  trụ.

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1.  Nguyên tắc phục hồi chức năng và điềutrị

-   Giảm viêm, giảm phù nề. Phòng co rút, co cứng cơ khớp gây biếndạng.

-   Phục hồi sức mạnh của cơ, phục hồi tầm vận động cổ tay, bàntay

-   Phục hồi các hoạt động chức năng hàng ngày của bàntay

2.  Cácphươngphápvàkỹthuậtphụchồichứcnăng

2.1.  Điều trị bằng nhiệt vùng mặt trong cổ tay: Có thể chọn một trong các phương pháp nhiệt sau: Hồng ngoại, đắp paraphin hoặc bùn khoáng, từ trường nhiệt, sóngngắn

2.2.  Điện phân dẫn thuốc chống viêm giảm đau: Như Natrisalicylat 3% đặttạivùngmặttrongcổtaybịtổnthương.

2.3.  Siêu âm hoặc siêu âm dẫn thuốc chống viêm giảm đau dòng xung vùngmặttrongcổtaybịtổnthương.

2.4.  Xoa bóp vùng cổ tay, bàn tay: Có tác dụng làm mạnh cơ, giảm các triệu chứng rối loạn cảm giác, có thể sử dụng kỹ thuật di động mômềm

2.5.      Tập luyện: Đặc biệt quan trọng trong điều trị cũng như phòng tái phát. Tránh các tư thế làm các triệu chứng nặng thêm. Các bài tập theo tầm vận động cổ, bàn tay. Điều chỉnh các động tác khi làm việc, trong sinh hoạt. Các bài tậpđượcthựchiệnkhiđangđiềutrịvàsauđiềutrị

2.6.  Mang nẹp cổ tay: Giữ tư thế cổ tay duỗi thẳng, có thể mang nẹp cả khingủ

3.  Các điều trị hỗ trợkhác

3.1.  Thuốc

3.1.1.Dòng Acetaminophen (paracetamol) 500mg X 4 viên/ngày. Có thể kết hợp với codeine (Efferalgan codeine) hoặc tramadon (Ultracet) tuy nhiên chỉ nên dùng ngắnngày

3.1.2.  Dòng chống viêm giảm đau không steroid (NSAID): Dùng liều thấp, ngắn ngày. Cẩn trọng khi dùng cho bệnh nhân lớn tuổi, có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa, tim mạch hoặc suy thận mạn. Có thể dùng đường uống hay điện phân.

3.1.3.     Dòng thuốc kích thích phục hồi dẫn truyền thần kinh: Nucleofort CMP ống hay viên 50mg x 2 ống (viên) ngày chia 2 lần. Nivalin 2,5mg x 1 đến 2 ống/ngày chia 2 lần, tiêmbắp

3.1.4.Dòng thuốc giảm phù nề: Alphachymotrypsine X 4viên/ngày

3.1.5.CácvitaminnhómBnhưB1,B6,B12.

3.2.  Chỉ định phẫu thuật giải phóng chèn ép khi điều trị bảo tồn kéo dài mà không có kếtquả

3.3.  Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, nghỉngơi

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

Các chỉ số theo dõi: Tình trạng đau, rối loạn vận động, cảm giác ngón IV, V bàn tay, các bài tập vận động, các hoạt động thực hiện chức năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

(Lượt đọc: 3953)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ