Banner
Banner dưới menu

LỌC BẠCH CẦU TRONG MÁU TOÀN PHẦN

(Cập nhật: 24/11/2017)

LỌC BẠCH CẦU TRONG MÁU TOÀN PHẦN

I. NGUYÊN LÝ

Kỹ thuật lọc bạch cầu trong máu toàn phần là một quy trình từ lấy máu toàn phần  từ người hiến máu (đối tượng) vào một thiết bị để ly tâm phân tách các thành phần của máu và thu nhận bạch cầu theo yêu cầu và truyền trả các thành phần còn lại cho đối tượng.

Hệ thống máy gạn tách tế bào máu có 2 loại: Sử dụng kỹ thuật dòng chảy ngắt quãng  (có 1 đường: vừa lấy máu ra và vừa máu trả về) và sử dụng kỹ thuật dòng chảy liên tục (có 2 đường: 1 đường lấy máu ra và 1 đường máu trả về).

Các loại máy gạn tách thành phần máu tự động. Các sản phẩm gạn tách tế bào máu: Khối hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu...

II. CHỈ ĐỊNH

- Tình nguyện hiến thành phần tế bào máu gạn tách;

- Đạt tiêu chuẩn về hiến thành phần máu;

- Tình trạng ven tốt.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không đạt các tiêu chuẩn về hiến thành phần máu;

- Tình trạng ven không cho phép.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Cán bộ được đào tạo về gạn tách tế bào máu: 1 bác sĩ và 1 kỹ thuật viên;

- Rửa tay thường quy, đi găng cao su.

2. Phương tiện

- Máy gạn tách thành phần máu tự động.

- Bộ thu nhận tiểu cầu phù hợp (máy và thành phần gạn tách)

- Chất chống đông ACD-A

- Dụng cụ sát trùng: Bông cồn iod, panh, băng dính, bơm tiêm 5ml;

- Bút marker, bút viết, barcode;

- Máy đo huyết áp đồng hồ/dây ga rô, quả bóp…

3. Đối tượng

- Tiếp nhận và giải thích quy trình;

- Chuẩn bị tư thế nằm và tay sẽ thực hiện lấy ven.

4. Hồ sơ

- Phiếu đăng ký hiến máu, các phiếu xét nghiệm;

- Phiếu theo dõi chương trình gạn tách tế bào máu.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

- Kiểm tra các thông tin hành chính;

- Kết quả tổng phân tích máu, nhóm máu, xét nghiệm HBsAg…

- Kiểm tra lại mạch; huyết áp và tình trạng lâm sàng.

2. Thực hiện kỹ thuật

Bước 1: Bật máy và chọn chương trình

Bước 2: Lắp đặt bộ thu nhận tế bào

- Lắp đặt bộ thu nhận: Theo các bước CBC;

- Kết nối bộ thu nhận với túi ACD (và NaCl 0,9%);

- Thực hiện đuổi khí và tráng dung dịch chống đông (ACD-A).

Bước 3: Nhập chỉ số và chọn kết quả dự kiến

- Giới tính; Cân nặng; Chiều cao; Heamotocrit; Số lượng tiểu cầu/bạch cầu;

- Chọn kết quả dự kiến sẽ gạn tách.

Bước 4: Kết nối với đối tượng

- Quấn băng đo huyết áp trên khuỷu tay và bơm ở huyết áp trung bình;

- Chọn vị trí chọc ven, sát trùng, lấy ven và cố định kim.

Bước 5: Lấy mẫu máu xét nghiệm

- Mở khoá để máu vào túi xét nghiệm khoảng 8ml và đóng khóa;

- Lấy máu xét nghiệm vào ống đông và ống chống đông.

- Bấm nút để bắt đầu chương trình gạn tách.

Bước 6: Máy thực hiện gạn tách tế bào máu

- Máy thực hiện gạn tách theo chương trình lựa chọn;

- Kết thúc gạn tách tế bào máu;

- Trả máu còn lại trong bộ kít về cho đối tượng.

Bước 7: Kết thúc chương trình chạy máy:

- Dừng máy;

- Khóa các van vào, ra và các túi chứa sản phẩm;

- Rút kim ra khỏi đối tượng;

- Tháo kít ra khỏi máy;

- Hàn dây và tách túi sản phẩm ra khỏi bộ kít;

- Ghi chép kết quả chương trình gạn tách và thủ tục hành chính.

Bước 8: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng khối tế bào máu thu nhận

- Lắc đều túi tế bào máu gạn tách;

- Lấy 3-4 ml sản phẩm vào túi đựng và lấy mẫu kiểm tra chất lượng.

Bước 9: Kết thúc và bàn giao:

- Ghi lại kết quả vào hồ sơ;

- Ký tên người thực hiện;

- Bàn giao khối tế bào gạn tách, mẫu xét nghiệm.

VI. THEO DÕI

- Theo dõi diễn biến các thông số của đối tượng;

- Theo dõi diễn biến trong quá trình vận hành của máy;

- Theo dõi kết quả gạn tách tế bào máu;

- Ghi hồ sơ theo dõi.

VII. NHỮNG TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Các trường hợp phản ứng hầu hết do quá nhạy cảm, có yếu tố tâm lý: Sự chuẩn bị tư tưởng không tốt, sự lo lắng của đối tượng...

1. Các biểu hiện phản ứng bất thường:

- Nhẹ: Biểu hiện xây xẩm nhưng không mất đi sự nhận biết;

- Vừa: Có sự tăng nhanh của phản ứng nhẹ và dẫn đến sự mất nhận biết;

- Nặng: Có các biểu hiện trên kèm theo sự co giật (ít gặp).

2. Xử trí các trường hợp phản ứng trung bình và nặng:

- Không tiếp tục thực hiện gạn tách;

- Nhấc cao chân và hạ thấp đầu của người hiến máu;

- Nới lỏng hoặc cởi những áo quá chật, tạo không khí thoáng;

- Trường hợp đối tượng bị nôn: Nằm nghiêng, có đồ chứa chất nôn;

- Kiểm tra biểu hiện ngoài và mạch thường xuyên;

- Nếu tình trạng tốt lên cho đối tượng uống nước mát, nghỉ ngơi đầy đủ;

- Đảm bảo đối tượng hồi phục hoàn toàn trước khi rời nơi thực hiện kỹ thuật;

- Trường hợp các cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, đây là tình trạng cấp cứu, bác sĩ phải có mặt và có thể tiêm Diazepam vào tĩnh mạch.

- Ghi lại phản ứng vào hồ sơ.

Ghi chú:

Đây là quy trình kỹ thuật lọc bạch cầu từ máu ngoại vi chung cho các máy, trình tự một số bước và yêu cầu cụ thể có thể khác nhau phụ thuộc vào: Hệ thống máy lọc khác nhau.

(Lượt đọc: 6443)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ