Banner
Banner dưới menu

KĨ THUẬT PHA LOÃNG MÁU TRƯỚC PHẪU THUẬT

KĨ THUẬT PHA LOÃNG MÁU TRƯỚC PHẪU THUẬT

I. Đại cương

Ở những người bệnh không có rối loạn các chức năng sống và không quá thiếu máu (ASA I,II, Hct > 35%), ngay trước phẫu thuật hoặc ngay trước khi mất máu, có thể tạm thời lấy ra một hoặc nhiều đơn vị máu và bù lại ngay thể tích máu lấy ra bằng dung dịch keo hoặc dung dịch tinh thể. Máu tươi mới lấy ra sẽ được bảo quản để truyền lại cho người bệnh ngay sau khi đã hết mất máu do phẫu thuật. Lượng máu lấy ra được tính toán để sao cho hematocrit sau khi lấy máu nằm ở mức độ xấp xỉ 30%.

Mục đích pha loãng máu đồng thể tích trước phẫu thuật nhằm tạo cho người bệnh một trạng thái ổn định huyết động, mà máu vẫn được pha loãng để khi mất máu do phẫu thuật là chỉ mất loại máu có nhiều huyết tương, ít hồng cầu. Sau đó sẽ bù lại lưưọng máu đã lấy ra nhưng có nhiều hồng cầu và các yếu tố đông máu đã lấy ra, để hạn chế phải truyền máu đồng loại.

 

II. Chỉ định

Chủ yếu là cho các cuộc phẫu thuật có khả năng mất nhiều máu (trên 1 lít) với người lớn như phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật các loại u, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình… ở người bệnh xếp loại sức khoẻ tiêu chuẩn ASA I và II tức là có thể có bệnh ở các cơ quan sống nhưng không gây suy chức năng và hemetocrit ban đầu  ≥  35%.

 

III. Chống chỉ định

1, Người bệnh có suy các chức năng sống, thiếu khối lượng tuần hoàn, chưa sửa chữa, sốc, nhiễm khuẩn nặng (ASAI và IV), hoặc mang các bệnh dễ có nguy cơ lây nhiềm (như viêm gan, HIV +….).

2, Không nên làm cho các cuộc phẫu thuật ước lượng số máu mất ít hơn số lượng máu có thể lấy ra (V2).

3, Không được làm ở những nơi không có phương tiện, dụng cụ tối thiểu như ở mục 2 và không có thầy thuốc nắm vững kĩ thuật về lĩnh vực này.

 

 

 

 

IV. Chuẩn bị

1/ Cán bộ chuyên khoa

 Bác sĩ chuyên khoa huyết học truyền máu, gây mê hồi sức đã được đào tạo về kĩ thuật này.

2/ Phương tiện

- Máy theo dõi các chỉ số huyết động: điện tim, huyết áp động mạch, độ bão hoà oxy mao mạch.

- Máy xét nghiêm hematocrit (Hct).

- Bộ dụng cụ trích máu và bảo quản máu: kim, dây lấy máu, chai hoặc túi chứa máu có dung dịch chống đông ACD hoặc CPD, tủ lạnh để bảo quản máu.

 

V. Các bước tiến hành

1/ Các phép tính:

- Tính thể tích máu ước lượng của người bệnh, V bằng 7% trọng lượng cơ thể (P) và được tính: V1 = 70ml x Pkg

- Thử hematocrit ban đầu (Hct1) của người bênh. Sau đó tính lượng máu có thể rút ra (V2) để giảm xuống 30% bằng công thức:

V2 = (Hct – 30) x V1/ Hct1

V2 chính là lượng áu chún ta có thể rút ra từ người bênh trước phẫu thuật. Ví dụ một người bệnh 50kg có Hct=35%. Có thể tính như sau:

          V1 = 70ml x 50kg = 3500ml

          V2 = (35 – 30) x 3500/ 35 = 500ml

Vậy người bệnh này có thể rút ra 500ml và bù đủ thể tích tuần hoàn, sau đó người bệnh sẽ có Hct = 30%.

 

2/ Cách thực hiện

Ngay trước cuộc phẫu thuật, sau khi làm xét nghiệm, tính toán và theo dõi các chỉ số huyết động, giải thích cho người bệnh hợp tác. Quy trình lấy máu như đối với người cho máu ở khoa huyết học.

 

Cách lấy máu: dùng kim luồn có kích thước lớn 14G hoặc 16G chọc vào tĩnh mạch ở khuỷu tay (tĩnh mạch nền hoặc tĩnh mạch cánh tay đầu). Khi lấy máu ra, nối túi máu đặt xuống thấp hơn người bệnh để máu ra theo trọng lượng và không đặt garo ở tay lấy máu. Trong quá trình lấy máu cần lắc nhẹ chai hoặc túi máu để hoà đều dung dịch chống đông.

 

Chỉ có một điều khác là trong khi máu được lấy ra từ một bên tay, bên đối diện người bệnh sẽ được truyền liên tục một lượng dịch keo hoặc dịch tinh thể đủ để duy trì đẳng thể tích theo nguyên tắc bù dịch tinh thể (huyết thanh mặn 0,9% hoặc ringer lactac), lượng dịch bù bằng 3 lần lượng máu lấy ra. Còn nếu bù bằng dịch keo Gelafundine hay Hemaccel lượng dịch bù gấp 1,5 lần lượng máu lấy ra. Còn nếu bù bằng dịch cao phân tử HAES 6% (Hydroxyethyl starche) lượng dịch bù bằng 1 – 1,5 lần lượng máu mất. Còn nếu bù bằng HAES 10% hoặc albumin 4% bù bằng đúng thể tích máu lấy ra.

 

3/ Ước lượng thời gian

Nếu ước lượng thời gian có thể truyền lại máu đã lấy ra cho người bệnh dưới 1 giờ, có thể bảo quản chai máu đã chống đông ngay tại phòng phẫu thuật để sau đó truyền ngay cho người bệnh. Còn nếu cuộc phẫu thuật trên 2 giờ, cần chuyển chai máu vào bảo quản trong tủ lạnh chờ để truyền lại cho người bệnh. Nhưng trên mỗi chai máu, sau khi đã lấy ra khỏi người bệnh cần dán nhãn trong đó có ghi rõ:

- Họ tên người bệnh

- Chẩn đoán bệnh

- Ngày, giờ lấy máu

- Người thực hiện

 

4/ Cách bù lại máu

Ngay sau khi đã xác định hết khả năng gây mất máu do phẫu thuật là có thể truyền lại số máu đã lấy ra. Trong trường hợp mất máu do phẫu thuật là quá lớn và Hct giảm xuống dưới 25% trong phẫu thuật, ta cần bù lại máu đã lấy ra của người bệnh trước, Chỉ sau khi đã bù lại hết lượng máu đã lấy ra trước đó mà Hct của người bệnh vẫn dưới 25% mới xét đến truyền máu đồng loại.

(Lượt đọc: 5819)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thủ tục hành chính Sở Y Tế
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Đại hội đảng
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ
    • Bất động sản Việt Nam