Banner
Banner dưới menu

CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP VÀ TUẦN HOÀN

CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP VÀ TUẦN HOÀN

Phác đồ cấp cứu ngừng hô hấp và tuần hoàn dựa trên bốn bước cơ bản (A-B-C-D) như sau:

A-   airway: làm thông đường thở

B-   breathing: thông khí nhân tạo

C-   circulation: ép tim ngoài (hoặc trong) lồng ngực

D-   drugs: dùng thuốc

 

I. Chẩn đoán sớm và gọi người tiếp ứng ngay

Cần phải chẩn đoán nhanh trong vòng 30 giây. Nếu gặp một người đột nhiên mất tri giác, không còn thấy phản ứng hoặc sau vài cử động nhẹ, mắt trợn ngược, không thở hoặc thở hắt ra, cần phải bắt ngay động mạch đùi, hoặc động mạch cổ không thấy đập thì bắt đầu ngay việc cấp cứu và gọi người đến tiếp ứng ngay.

Nếu người bệnh đang được mắc điện tim thì điện tim có thể thấy nhịp thất chậm, rung thất hoặc điện tim là đường thẳng thì cần bắt đầu cấp cứu và gọi người đến tiếp ứng ngay. Không nên mất thời gian soi đồng tử.

 

II. Các động tác cấp cứu cơ bản

1/ A:Làm thông đường thở: thông ngay lập tức đặt người bệnh nằm ngửa trên nền cứng, chỉ cần hơi ngửa đầu ra sau, dùng 2 ngón tay nâng nhẹ hàm dưới, còn trong trường hợp nghi gẫy cột sống cổ chỉ nên nâng hàm dưới là đủ. Nếu nghi ngờ có dị vật ở trong đường thở có thể tiến hành thủ thuật Heimlick, hoặc dùng ngón tay móc dị vật qua miệng qua một miếng khăn vải.

Nếu có thể đặt ống thở qua miệng (Canuyn Mayo) và hút.

2/ B: Tiến hành ngay thông khí: bằng phương pháp miệng-miệng hoặc miệng-mũi, hoặc nếu có thể cho bóp bóng qua mặt nạ và cho ngay oxy 100%.

Mỗi lần thở vào từ 1,5 đến 2 giây và chờ cho khi thở ra hoàn toàn (3 đến 4 giây) mới thông khí lần tiếp theo. Tần số thông khí 10-12 lần/phút và cố gắng đạt thông khí từ 10-15ml/kg ở người lớn.

Chỉ tiến hành đặt nội khí quản vào giai đoạn sau khi đã có đầy đủ phương tiện và người đặt phải có kinh nghiệm, tốt nhất là cho thở 100% oxy trước. Ngày nay người ta có thể dùng ống mở khí quản nhỏ loại chọc qua màng giáp nhẫn để thông khí cấp cứu.

Cần nhớ tiến hành thông khí nhân tạo xen kẽ với ép tim ngoài (hoặc trong) lồng ngực.

3/ C:Bảo đảm tuần hoàn: Nên bắt đầu bằng một cú đập mạnh vào vùng ngực trái của người bệnh. Sau đó tiến hành ép tim ngoài lồng ngực càng sớm càng tốt. Chỉ ép tim trong lồng ngực khi đã có sẵn vết mổ ngực hoặc bụng trên.

 *Kĩ thuật ép tim ngoài lồng ngực:

- Đặt người bệnh nằm ngửa trên nền cứng.

- Người tiến hành ép tim tốt nhất là nên đứng giạng 2 chân hai bên người bệnh, mặt hướng về phía mặt người bệnh.

- Cùi lòng bàn tay đặt trên điểm 1/3 dưới xương ức, cách mũi ức 2 khoát ngón tay, tay thứ 2 đặt trên tay thứ nhất, các ngón tay đan xen kẽ nhau.

- Động tác ép tim phải tiến hành theo chiều thẳng đứng, hai tay chống ép thăng bằng trọng lượng cơ thể, biên độ ép xuống mỗi lần 4-5 cm, sau khi ép xuống cần thả ra đủ thời gian để tim giãn nở sao cho tần số ép tim lí tưởng là 80-100 lần/phút. Khi chỉ có một người cấp cứu nên làm thay đổi, cứ 15 lần ép tim lại đổi thông khí 2 lần. Khi có 2 người cấp cứu cứ 5 lần ép tim lại thông khí 1 lần.

- Chống rung tim sớm chỉ thực hiện được ở một đơn vị chuyên khoa và chẩn đoán có rung thất. Chống rung ngoài phải có 2 điện cực, đường kính ít nhất là 8cm, một đặt trước tim, một đặt ở đường nách giữa trái, bắt đầu chống rung từ 200 joules tăng dần lên 360 joules.

4/ D:Điều trị bằng thuốc:

- Adrenalin vẫn là thuốc hồi sức cơ bản. Nên dùng ngay liều cao 1-3mg tiêm tĩnh mạch cách nhau 3-5 phút một lần kết hợp với ép tim. Khi không thể tiêm tĩnh mạch có thể dùng liều thuốc gấp đôi pha trong 10ml huyết thanh mặn 0,9% và bơm vào khí quản (tiêm qua màng giáp nhẫn hoặc ống nội khí quản) rồi bóp bóng thông khí mạnh 2-3 lần. Tuyệt đối không tiêm adrenalin trực tiếp vào tim.

- Hạn chế truyền natri cacbonat, chỉ truyền khi ngừng tim trên 15 phút hoặc người bệnh biết trước là có toan chuyển hóa hoặc tăng kili máu. Nên dùng liều đầu 1mmol/kg và cứ 10 phút sau lại cho 0,5mmol/kg.

- Chỉ cho lidocain 1-2mg/kg sau khi đã cho adrenalin và chống rung thất bại.

- Bù dịch tĩmh mạch: chỉ bắt buộc khi người bệnh có mất máu hoặc thiếu khối lượng tuần hoàn. Nên dùng huyết thanh mặn 0,9%, không dùng dung dịch đường.

- Atropin nên dùng khi có ngộ độc phospho hữu cơ hoặc có nhịp chậm.

- Canxi: cho khi có hạ canxi máu từ trước hoặc ngộ độc bởi các chất ức chế canxi hoặc tăng kali máu.

- Kích thích tim bằng máy (pacemaker): chỉ làn khi nhịp chậm mà không đáp ứng với thuốc.

- Bảo vệ não: chủ yếu tránh tụt huyếp áp lâu, tránh sốt cao va co giật, tránh tăng đường máu và độ thẩm thấu máu.

III. Một số tình huống đặc biệt

1/ Trong chấn thương:

- Chú ý người bệnh có mất khối lượng tuần hoàn và lưu ý có thể chèn ép trong lồng ngực do tràn máu, tràn khí màng phổi, màng tim.

- Người bệnh gẫy cột sống cao cần atropin liều cao khi có cường phó giao cảm.

- Người bệnh bị hội cứng vùi lấp hoặc nghiền nát khi cần cho kiềm và canxi sớm.

2/ Trong ngộ độc:

Cần điều trị đối kháng như ngộ độc cyanua cho hydroxocobamin, ngộ độc phospho hữu cơ cho atropin liều cao.

3/ Ở phụ nữ có thai

Cấp cứu như bình thường, chú ý kê cao mông bên phải để đẩy tử cung sang trái và nếu có thể phẫu thuật lấy thai nhanh trong vòng 5 phút có thể cải thiện cơ hội sống sót của cả mẹ và thai nhi.

4/ Do điện giật

Chú ý tránh không để bị cùng tiép xúc với nguồn điện, cắt ngay điện nguồn, Ưu tiên làm chống rung ngay. Chú ý bù dịch và kiềm nếu có bỏng rộng và sâu, chú ý có thể có gẫy cột sống.

5/ Do chết đuối:

Cần chú ý hút dạ dày và hô hấp với áp lực dương cuối thì thở ra sớm (PEEP).

6/ Do tụt nhiệt độ

Cần cấp cứu kiên trì hơn, tần số thông khí và ép tim có thể châm hơn. Và nhớ sưởi ấm người bệnh.

IV. Đánh giá hiệu quả

1/ Mạch cảnh đập.

2/ Môi hồng.

3/ Đồng tử co lại.

4/ Tự thở.

5/ Tri giác hồi phục.

(Lượt đọc: 51233)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ