Banner
Banner dưới menu

CẤP CỨU ĐIỆN GIẬT

CẤP CỨU ĐIỆN GIẬT

I. Cơ sở sinh lý bệnh

Nạn nhân có thể chết đột ngột hay bổng nặng, tùy các yếu tố sau:

- Cường độ: 1mA gây rung giật nhẹ cơ, 10mA gây co cứng cơ, 80mA có thể làm ngừng tim.

- Điện thế: Càng cao càng gây cháy, bỏng nặng, bỏng sâu nếu chỉ nhìn diện tích da bị bỏng thì sẽ chuẩn đoán không đầy đủ.

- Tần số: ở cùng một cường độ  thì dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn dòng điện một chiều.

- Thời gian tiếp xúc càng lâu, điện trở da càng thấp (ẩm ướt), đường đi của dòng điện qua tim (tay trái-tay phải, tay trái-chân trái…) sẽ làm nặng thêm.

Khi bị điện giật: nạn nhân có thể bị rung thất, rối loạn tính kích thích, dẫn truyền của cơ tim. Nạn nhân có thể bị co quắp chân tay nên dễ rơi từ trên cao xuống gây sang chấn. Nạn nhân có thể bị rối loạn tri giác: động kinh, hôn mê do thiếu oxy, phù não và tác dụng trực tiếp của sốc điện lên tế bào não.

II. Kỹ thuật cấp cứu

1/ Tại chỗ bị tai nạn:

- Trước hết cắt nguồn điện

- Nếu không cắt được nguồn điện, dùng sào khô tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân, hoặc người cứu đứng trên ván khô, tay quấn vải khô kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Trong khi kéo nhớ giữ thẳng trục đầu cổ thân để tránh tổn thương tủy thứ phát phòng khi nạn nhân bị gẫy cột sống cổ.

- Tác dụng trên tim mạch có thể xảy ra muộn sau vài giờ cần theo dõi nạn nhân trong 24 giờ.

2/ Nếu nạn nhân bị ngừng tim, ngừng thở: làm thông đường hô hấp trên, đồng thời đấm mạnh vào vùng trước tim 5 cái. Nếu tim không đập lại thì kết hợp bóp tim ngoài lồng ngực với hô hấp nhân tạo bằng miệng hay bằng Ambu.

3/ Ở người bệnh được đo điện tim, tùy kết quả mà chống rung nếu rung thất (từ 200-350 jouuule), hoặc bóp tim kết hợp với adrenalin hay CaCl2 nếu vô tâm thu. Đồng thời làm hô hấp chỉ huy bằng bóp bóng hay chạy máy thở với oxy 100%.

4/ Nếu nạn nhân bị bỏng nặng phải điều trị bỏng.

5/ Nạn nhân có thể bị hội chứng “Kiểu vùi lấp” do tiêu cơ nên phải bồi thụ đủ nước điện giải, rồi cho thuốc lợi tiểu (manitol, furosemid) để phòng suy thận cấp.

6/ Ngoài ra nếu có chấn thương phối hợp: gẫy xương, vỡ tạng đặc, gẫy cột sống thì phải kết hợp các biện pháp hồi sức với điều trị ngoại khoa thích hợp.

(Lượt đọc: 10113)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ