Banner
Banner dưới menu

CẤP CỨU CHẾT ĐUỐI

CẤP CỨU CHẾT ĐUỐI

I. Cơ sở sinh lí bệnh

Chết đuối có thể do:

 - Co thắt thanh quản gây ngạt thở chỉ bởi một ít nước tràn vào đường hô hấp.

 - Hoặc do nước tràn vào làm ngập phổi, làm giảm sức đàn hồi gây xẹp phổi.

 - Hoặc do phù phổi vì tăng tính thấm thành mạch.

 - Kết hợp trụy tim mạch bởi giảm thể tích tuần hoàn.

Về sau nạn nhân vẫn có thể bị suy thở vì bị viêm phổi.

 

II. Kỹ thuật cấp cứu

1/ Lúc ban đầu:

- Phải nhanh chóng vớt nạn nhân ra khỏi nước (dùng sào, phao, người cứu hộ).

- Tìm cách đưa mặt người bệnh nhô khỏi mặt nước, móc họng làm giảm tắc đường hô hấp, hà hơi thổi ngạt. Tốt nhất đặt được nạn nhân lên 1 tấm ván , vừa bơi vừa làm hô hấp nhân tạo.

2/ Ra khỏi nước:

a.  Cởi quần áo, lau mình, quấn vải khô, ủ ấm nạn nhân, để nơi kín gió, đặt ống thông dạ dày hút dịch ra.

b. Tùy tình trạng hô hấp, tuần hoàn, thần kinh của nạn nhân mà nhanh chóng điều trị.

- Nếu người bệnh tỉnh táo: chỉ cần động viên nạn nhân an tâm, theo dõi trong 24 giờ.

- Nếu người bệnh thiếu oxy nhẹ: vật vã, ho nhiều, hơi khó thở, thở nhanh, 2 phổi có 1 ít ran, mạch nhanh chỉ cần cho thở oxy và theo dõi trong 48 giờ.

Người bệnh có biểu hiện thiếu oxy nặng: từ lơ mơ đến hôn mê, suy thở nặng, tím tái ở môi, ở móng tay, thở nhanh, nông, 2 phổi đầy ran ẩm: phải hô hấp nhân tạo bằng bóp bóng  Ambu hay đặt nội khí quản hô hấp hỗ trợ với áp lực dương hay với chế độ PEEP. Người bệnh tỉnh thì không cần đặt nội khí quản, chỉ cần thở chế độ áp lực dương liên tục (CPAP).

- Người bệnh ngừng hô hấp tuần hoàn: nhanh chóng hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp chỉ huy bằng bóng qua mặt nạ hay qua ống nội khí quản. Kết hợp nhịp nhàng với bóng bóp tim ngoài lồng ngực và hút dạ dày. Nếu nạn nhân có thân nhiệt giảm nên giữ ở nhiệt độ 30 độ C và kéo dài thời  gian cấp cứu vì có hi vọng hồi phục.

- Ngoài ra cần áp dụng các biện pháp điều trị khác chống phù não: duy trì thông khí giữ áp lực CO2 trong mạch máu khoảng 30mmHg, cho liều thuốc lợi tiểu (mamitol 10% 200ml, truyền tĩnh mạch hoặc furosemid 0,5mg/kg tiêm tĩnh mạch) sau khi đã điều chỉnh được các rối loạn nước và điện giải. Có  thể dùng bacbituric (thiopental: 1-2g/nhỏ giọt trong 24 giờ). Cho kháng sinh và cocticoid để điều trị viêm nhiễm ở phổi.

(Lượt đọc: 8338)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ