Banner
Banner dưới menu

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ LIỆT MỀM

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ LIỆT MỀM

I.   ĐẠICƯƠNG

Liệt mềm là các tổn thương ngoại biên làm trẻ giảm hoặc mất khả năng vận động của một hoặc nhiều chi.

II.   CHẨNĐOÁN

1.  Các công việc của chẩnđoán

-   Hỏibệnh:

+ Tiền sử thai sản, sinh đẻ

+ Tiền sử bệnh lý, chấn thương của trẻ

-   Khámvàlượnggiáchứcnăng

+ Quan sát: thấy một tay trẻ ít cử động hơn tay kia hoặc trẻ khóc và có biểu hiện khó chịu, đau khi ta cử động một tay của trẻ.

+ Triệu chứng chấn thương phần mềm cơ quanh khớp vai:

·     Đau: sờ vào vùng khớp vai, vận động khớp vai  trẻkhóc.

·     Đỏ, tím:cóthể  pháthiệnthấychỗđỏ,tímdoxuấthuyếtphầnmềm quanhkhớpvai,vùngxươngđòn.

·     Phùnề:vùngkhớpvaibịtổnthươngcóthểsưngtohơnbênlành.

+ Hạn chế vận động các khớp thụ động, chủ động do trẻ đau hoặc do liệt cơ.

+ Liệt cơ: Liệt mềm ngoại biên các cơ hoặc nhóm cơ của toàn bộ cánh  tay.Trươnglựccơgiảmbêntaybịliệt:

-   Độ rắn chắc của cơgiảm

-   Độ gấp duỗi tại các khớptăng

-   Độ ve vẩy các ngón taytăng

+ Cơ lực giảm: Thử cơ bằng tay (Mannual Muscle Testing)

+ Các kiểu liệt tay cổ điển: Tuỳ mức độ tổn thương và vị trí tổn thương dây   thần   kinh  mà   lâm                                             sàng  có  các  kiểu  liệt  khác  nhau như:

 

 

 

                                                                                                        

 

Liệt thần kinh quay

Liệt thần kinh trụ

Liệt thần kinh giữa

(Bàn tay rủ cổ cò)

(Bàn tay móng chân chim)

(Bàn tay khỉ)

+ Dinh dưỡng: cơ bên liệt bị teo so với bên lành, không loét

+ Phản xạ gân xương giảm hoặc mất bên chi liệt.

+ Cảm giác: có thể có rối loạn cảm giác ở giai đoạn đầu.

+ Không có rối loạn cơ tròn trừ hội chứng đuôi ngựa

+ Không có phản xạ bệnh lý.

+ Không có diễn biến chuyển sang liệt cứng

+ Có thể có gãy xương đòn, gãy xương cánh tay, trật khớp vai.

+ Tiến triển/Biến chứng: Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp sớm, cánh tay liệt sẽ bị teo cơ, bán trật khớp vai, co rút các khớp khuỷu tay, cổ bàn tay, phát triển không cân đối so với bên lành.

- Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng:

+Xquang:Chụpkhớpvaithẳngvàxươngcánhtay,xươngđònđểloạitrừ tổn thương xương khớp kèm theo gãy xương (xương đòn, xương cánh tay, trật khớpvai...)

+ Điện cơ đồ: Kết quả đo điện cơ đồ có thể thấy có phản ứng thoái hoá điện, mất hoặc giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh của dây thần kinh bị  tổn thương. Tuy nhiên điện cơ đồ ở trẻ nhỏ khó thực hiện.

+ Dịch não tuỷ: Trong trường hợp viêm đa rễ dây thần kinh: phân ly  đạm

tế bào

2.  Chẩn đoán xácđịnh

Dựa vào hỏi bệnh, các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm

3.  Chẩn đoán phânbiệt

         -Bạinão

         -Liệt nửangười

4.  Chẩn đoán nguyênnhân

4.1Bạiliệt

-    Haygặpởtrẻem,thườngvềmùahè

         - Nguyênnhân:dovirusbạiliệtkhutrúởsừngtrướctuỷsống

-   Lây qua đường ănuống

-   Lâmsàng:

+ Sốt nhẹ

+ Đau cơ

+ Rối loạn tiêu hoá

+ Liệt mềm hoàn toàn

+ Tổn thương không đồng đều (một hoặc nhiều chi)

+ Không có rối loạn cảm giác

+ Teo cơ rất nhanh trong những tuần đầu

+ Thường không hồi phục

4.1.  Viêm đa rễ - dây thầnkinh

-   Thường xuất hiện từ  từ

-   Lâmsàng:

+ Liệt mềm hoàn toàn

+ Tổn thương đồng đều liệt đối xứng hai bên và đều nhau

+ Rối loạn cảm giác chủ quan: đau, tê bì

+ Teo cơ theo đuờng đi của rễ và dây thần kinh

-   Xétnghiệm:cósựphânlyđạm-tếbào(dưới2gram)

-   Các thể:    Liệt haichân

Tứ chi --> tổn thương hành não Đơn thuần dây thần kinh sọ não

4.2.  Viêm đa dây thầnkinh

-   Thường xuất hiện từtừ

-   Nguyên nhân: Thiếu vitamin B1 (Beri - Beri); Nhiễm trùng (Cúm, bạch hầu...);Nhiễmđộc(chì,rượu...)

-   Lâmsàng:

+ Liệt mềm hoàn toàn

+ Tổn thương đồng đều liệt đối xứng hai bên và không đồng đều

+ Rối loạn cảm giác chủ quan: tê bì

+ Có thể phù nhẹ ( thiếu vitamin B1)

- Xét nghiệm: có sự phân ly đạm - tế bào (dưới 2 gram)

4.3.  Hội chứng đuôingựa

-   Nguyênnhân:tổnthươngvùngđuôingựa

-   Lâmsàng:

+ Liệt mềm

+ Tổn thương đồng đều: liệt đối xứng hai bên và đồng đều

+ Rối loạn cảm giác kiểu yên ngựa (giảm hoặc mất cảm giác vùng tầng sinh môn)

+ Teo cơ kiểu cẳng chân gà

+ Rối loạn cơ tròn

4.4.  Liệttaydotổnthươngđámrốithầnkinhcánhtay

-   Là tình trạng liệt mềm tay do tổn thương đám rối thần kinh cánh tay xảy ra tronglúcsinh,trẻbịliệthoặcgiảmvậnđộng,rốiloạncảmgiáccủacáccơcánhtay.

-   Nguyên nhân: Do đứt hoặc dãn 1 hoặc tất cả các dây thần kinh trụ,quay,

giữa từ đám rối thần kinh cánh tay, xảy ra trong lúc sinh do thủ thuật kéo tay, vai khi lấy thai ra trong trƣờng hợp thai to, ngôi ngược, mổ đẻ.

-   Lâmsàng:

+ Đau: do đụng giập phần mềm khi thực hiện thủ thuật kéo, cầm

+ Đỏ, tím: do xuất huyết phần mềm

+ Phù nề: do đụng giập

+ Hạn chế vận động khớp vai thụ động, chủ động do trẻ đau.

+ Liệt mềm ngoại biên tay bị tổn thương

+ Teo cơ nhanh trong 3 tháng đầu

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1.  Nguyêntắc

-    Phát hiện sớm, can thiệp sớm ngay sau khi phát hiện tay bị giảm vận động sẽ tránh được các biến chứng teo cơ, cứng khớp, không sử dụng được tay liệt vềsau.

-   Can thiệp sớm tiến hành song song PHCN tại các trung tâm và PHCN  tại nhà trong 1-2 nămđầu.

-   Khám đánh giá tiến triển 3 tháng/lần cho đến khi phục hồi hoàntoàn.

-   Nhân lực thực hiện: thành viên của gia đình và cán bộ PHCN cáccấp.

2.  Cácphươngphápvàkỹthuậtphụchồichứcnăng

2.1.  Vận động trịliệu

Trong 2 tuần đầu sau đẻ không can thiệp nếu trẻ có triệu chứng đau do chấn thương. Thực hiện các bài tập xoa bóp, vận động bắt đầu từ tuần thứ 3 trở đi.

Mục tiêu:

-   Duy trì tối đa tầm hoạt động của cáckhớp.

-   Ngăn ngừa biếndạng.

-   Khuyến khích duy trì hoạt động củachi.

-   Gia tăng sức mạnh của nhóm cơliệt.

*   Bài tập 1: Xoa bópcơ

-   Tư thế:Bệnhnhânnằmngửa,bênliệtquayvềphíaKỹthuậtviên.

-   Kỹthuật:Cácđộngtácđượcthựchiệntừngọnchiđếngốcchi Xoa vuốt cơ, miết cơ, bóp cơ, nhào cơ, rungcơ

*   Bài tập 2: Vận động hết tầm cáckhớp

*   Bài tập 3: Vận động chủ động chiliệt

-   Tưthế:Trẻngồitronglòngmẹ,mặtquayvềphíangườitập.

-   Kỹ thuật: Người tập giữ tay lành, đưa đồ chơi có màu sắc, tiếng động về phía tay liệt để khuyến khích trẻ với - cầm bằng tayliệt.

*   Đặttưthếđúngchotrẻ,chốngcorút

Ngồi: Treo tay ở tư thế gập khuỷu 90 bằng đai vải

Nằm: khuyến khích trẻ nằm nghiêng bên lành, tay bên liệt gác lên gối mềm hoặc ôm gối tròn.

2.2.  Hoạt động trịliệu

2.3.  Điện trịliệu

Mục đích: kích thích hoạt động của các cơ bị liệt, dùng dòng điện thấp tần ngắt quãng, kích thích

Thời gian: 15 - 30 phút/lần x 15 - 20 lần/đợt .

Kỹ thuật điện cực: Cực tác dụng (-) đặt tại cơ bị liệt, cực đệm (+) đặt tại cột sống đoạn cổ (C4 - C7). Thời gian xung/thời gian nghỉ = ½. Cường độ cho đến khi thấy co cơ tối thiểu.

3.  Các điều trịkhác

3.1.  Dụng cụ chỉnh hình/trợgiúp

Mục đích: Nắn chỉnh biến dạng ở cổ tay, chống co rút. Giữ bàn tay ở tư thế chức năng (gập mặt mu bàn tay, dạng ngón cái, lòng bàn tay khum lại), tránh bán trật khớp vai.

Loại dụng cụ: Nẹp cổ bàn tay ở tư thế chức năng. Băng treo tay bằng vải

3.2.  Thuốc

-    Thuốc giảm đau: Paracetamol 10mg/1kg cân nặng, uống trước tập 30 phút nếu trẻ đau khitập.

-   Vitamin nhómB

-   CanxivàvitaminDđểphòngcòixươngkhitrẻtrên3thángtuổi

3.3.  Phẫuthuật

Có thể phẫu thuật nối dây thần kinh trong trƣờng hợp xác định được có đứt đoạn thần kinh hoặc nếu trẻ được tập liên tục nhưng các dấu hiệu liệt không cải thiện sau 3-6 tháng.

-   Có thể phẫu thuật chuyển gân đối với trẻ lớnhơn.

3.4.  Châm cứu: Có thể điều trị bằng châm cứu vì đây là liệt ngoạibiên

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

-   Khámthườngquysau1,2,3thángchođếnkhitrẻlớn.

-   Theo dõi sự tiến triển về cơ lực của bệnh nhân: Tiến hành thử cơ bằng tay định kỳ trong suốt thời gian nằm viện và khi bệnh nhân xuấtviện.

-   Đo tầm vận động của cáckhớp

-   Theo dõi định kỳ cho đến khi trẻlớn

(Lượt đọc: 5226)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ