Banner
Banner dưới menu

Phối hợp liên viện cứu bệnh nhân sốc đa chấn thương, vỡ eo động mạch chủ thoát “cửa tử” ngoạn mục

(Cập nhật: 29/11/2023)

Trải qua các cuộc phẫu thuật, can thiệp mạch máu cấp cứu ngay trong đêm bởi đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và các tuyến y tế từ trung ương đến địa phương, nam bệnh nhân bị sốc đa chấn thương, vỡ eo động mạch chủ, vỡ cơ hoành, gãy chân và tay trái, chấn thương sọ não đã thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” sau nỗ lực phẫu thuật, can thiệp giành giật lại sự sống cho người bệnh.

Bệnh nhân là T.V.N (39 tuổi), ở phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, bị tai nạn giao thông tối ngày 19/11/2023. Cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy với chẩn đoán sốc đa chấn thương, chấn thương ngực bụng, chấn thương sọ não, đặc biệt có tổn thương vỡ động mạch chủ. Kíp trực nhanh chóng hồi sức, đồng thời lập tức liên hệ hội chẩn cấp cứu và chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, nơi gần nhất có chuyên khoa sâu về tim mạch cùng kinh nghiệm xử trí đa tổn thương phức tạp, để tiếp tục điều trị.


Hình ảnh CLVT vỡ cơ hoành gây thoát vị các tạng lên lồng ngực kèm vỡ eo động mạch chủ

Nhận định đây là ca cấp cứu tối khẩn, các bác sĩ chuyên khoa Ngoại, Tim mạch, Hồi sức, Chấn thương, Phẫu thuật Thần kinh của hai bệnh viện đã trao đổi, đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh nhân qua phim chụp cắt lớp. Các tổn thương bao gồm: chấn thương sọ não, vỡ cơ hoành bên trái lớn làm các tạng trong bụng tràn lên ngực trái, gãy phức tạp đầu trên xương đùi trái, gãy hai xương cẳng tay trái, nghiêm trọng nhất là động mạch chủ ngực bị vỡ ở vị trí eo tạo khối giả phình lớn. Đây là tổn thương đặc biệt nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao cũng như khó xử trí nhất. Sau khi hội chẩn nhanh các phương án, các bác sĩ quyết định xử trí tổn thương vỡ cơ hoành và trong ổ bụng trước. Trong thời gian phẫu thuật, các chuyên gia tim mạch can thiệp chuẩn bị sẵn sàng phương tiện cùng nhân lực để tiến hành đặt stent graft (một giá đỡ làm bằng kim loại đặc biệt có phủ màng bọc) để che phủ chỗ vỡ động mạch chủ ngay sau khi ca mổ ổ bụng kết thúc. Các tổn thương sọ não được theo dõi sát, sau khi bệnh nhân tạm ổn định sẽ tiếp tục phẫu thuật kết hợp xương đùi và xương cẳng tay.

Bệnh nhân từ Bệnh viện Bãi Cháy được chuyển thẳng lên phòng mổ Hybrid của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh trong tình trạng hôn mê, đã được đặt ống nội khí quản, huyết áp tạm thời ổn định nhờ duy trì các thuốc vận mạnh và dịch truyền. Kíp mổ cấp cứu khoa Ngoại được huy động trong đêm do bác sĩ CKII Phạm Việt Hùng, Trưởng khoa phụ trách. Với sự hỗ trợ của khoa Gây mê hồi sức, phẫu thuật viên tiến hành mở bụng kiểm tra thấy cơ hoành trái vỡ lớn làm dạ dày và ruột chui lên khoang màng phổi trái. Kíp mổ cẩn thận đưa các tạng xuống ổ bụng, khâu phục hồi lại cơ hoành, làm nở phổi trái và đặt dẫn lưu; đồng thời cầm máu và xử trí các tổn thương khác trong ổ bụng. Ca mổ thành công sau 2 giờ phẫu thuật.


Khối giả phình do động mạch chủ bị vỡ được đặt Stent Graft bảo vệ trên phim chụp DSA

Ngay sau đó, các chuyên gia từ Viện Tim mạch Quốc gia cùng các kíp can thiệp Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã can thiệp cấp cứu. Dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy chụp mạch DSA, kíp can thiệp đặt các đường vào qua hai động mạch đùi đến vị trí vỡ nằm ở đoạn eo động mạch chủ tạo khối giả phình lớn. May mắn khối nguy hiểm này được các tạng trong trung thất bao bọc bởi nếu vỡ ra ngoài màng phổ sẽ gây tử vong ngay lập tức. Với kích thước được đo đạc chuẩn bị sẵn, ê kíp đã đặt Stent Graft che phủ, gia cố thành công đoạn mạch vỡ. Chụp kiểm tra thấy mạch chủ lưu thông tốt, các nhánh bên không bị tổn thương, khối giả phình bị cô lập, ca can thiệp thành công ngoài mong đợi.

Sau ca phẫu thuật và can thiệp mạch, bệnh nhân thoát khỏi cơn nguy kịch, được chuyển khoa Hồi sức tích cực tiếp tục theo dõi và hồi sức. Sau mổ ngày thứ 2, bệnh nhân đã tỉnh táo, các chỉ số ổn định. Tình trạng bệnh nhân hiện tiến triển tốt nên đã được kíp mổ khoa Chấn thương chỉnh hình phẫu thuật xử trí phần chân và tay trái bị gãy.


Bệnh nhân bị gãy đầu trên xương đùi trái được kíp bác sĩ BVĐK tỉnh phẫu thuật đóng đinh qua hình ảnh X-quang

Bác sĩ CKII Phạm Việt Hùng – Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Bệnh nhân N. là trường hợp tai nạn rất nguy kịch, cơ hội sống rất mong manh. Bằng sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các bệnh viện tại Quảng Ninh và các chuyên gia đầu ngành tuyến trung ương trong cấp cứu hồi sức cũng như đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất giúp bệnh nhân “ngàn cân treo sợi tóc” được cứu sống ngoạn mục. Trước tình thế cấp bách, chúng tôi đã quyết định chính xác chiến lược điều trị trong thời gian ngắn, nhanh chóng phân công nhân lực và chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện tốt nhất để thực hiện liên tiếp ca mổ mở ổ bụng và can thiệp cấp cứu, nhờ vậy mọi tổn thương được xử trí nhanh, an toàn và kịp thời.

Vỡ eo động mạch chủ là tổn thương phức tạp và khó xử lý nhất. Nếu phẫu thuật sẽ rất nặng nề do cần chạy tim phổi máy, mở ngực lớn, hạ nhiệt độ cơ thể trong thời gian thay đoạn mạch chủ, do vậy nguy cơ suy đa tạng, tổn thương sau mổ cao, có thể thở máy hàng tháng trời. Với phương pháp can thiệp nội mạch bằng đặt Stent Graft sẽ giúp cho bệnh nhân có cơ hội phục hồi nhanh để điều trị các tổn thương khác. Dù chi phí đặt stent còn cao, tuy nhiên về lâu dài có thể làm giảm chi phí chăm sóc, hồi sức hàng trăm triệu đồng nếu thực hiện mổ thay động mạch chủ ngực. Với sự đồng thuận của gia đình và sự quyết tâm của kíp cấp cứu mà chúng tôi đã quyết định đặt Stent Graft động mạch chủ ngực trong điều kiện khẩn cấp kết hợp cùng phẫu thuật xử trí đa tổn thương, qua đó giúp bệnh nhân hồi phục ngoạn mục”.


Bệnh nhân N. thoát “cửa tử” nhờ sự phối hợp liên viện cấp cứu kịp thời.

Sự phối hợp liên viện và hội chẩn từ xa kịp thời đã cho thấy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và lương tâm của đội ngũ y, bác sĩ dù ở bất cứ đâu vẫn luôn hết lòng vì tính mạng và sức khỏe người bệnh, qua đó mang lại hy vọng, sự tin tưởng cho người bệnh không may rơi vào tình trạng nguy kịch được hỗ trợ cấp cứu chuyên môn kịp thời từ đội ngũ bác sĩ đầu ngành, đồng thời khẳng định công tác phối hợp cấp cứu giữa các tuyến y tế từ trung ương đến địa phương ngày càng nhịp nhàng, chặt chẽ và xuyên suốt, thể hiện rõ những ưu việt trong quá trình cấp cứu các ca bệnh khó, các tình huống bệnh nguy kịch, hiểm nghèo cần xử lý gấp mà không kịp chuyển lên bệnh viện tuyến trên, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người dân trên địa bàn./.

Hà Trang, phòng TT&HCQT

(Lượt đọc: 1073)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ