Banner
Banner dưới menu

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh nỗ lực cùng người bệnh kiểm soát bệnh đái tháo đường

(Cập nhật: 14/11/2023)

Đái tháo đường hiện đang là căn bệnh phổ biến với số lượng bệnh nhân ngày một gia tăng, gây gánh nặng rất lớn cho người bệnh, gia đình và xã hội về chi phí chăm sóc, điều trị. Trong những năm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực sàng lọc phát hiện mới, khám điều trị ngăn ngừa biến chứng, tích cực tuyên truyền cùng người dân kiểm soát bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) với thông điệp “Hiểu nguy cơ, Biết hành động”.

Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau ung thư và tim mạch. Căn bệnh này là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật, tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia. Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2021, ước tính có khoảng 537 triệu người chung sống với bệnh đái tháo đường. Cứ 5 giây lại có 1 người tử vong do đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường cũng là nguyên nhân ra 6,7 triệu ca tử vong trong năm 2021. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh ĐTĐ. Với số lượng người mắc ngày càng gia tăng, ĐTĐ là một gánh nặng rất lớn đối với người bệnh, gia đình và xã hội.


Các phòng khám Nội tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh hiện đang quản lý và điều trị ngoại trú cho hơn 2200 bệnh nhân ĐTĐ.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cũng ghi nhận số ca mắc đái tháo đường ngày càng gia tăng. Bs.CKI Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó khoa Nội tổng hợp cho biết: “Nhằm đảm bảo công tác điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ trên địa bàn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã bố trí 3 phòng khám Nội tiết tại khoa Khám bệnh, 1 phòng khám tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, 1 phòng khám tại Cơ sở 2 để thực hiện quản lý và điều trị ngoại trú cho hơn 2200 bệnh nhân đái tháo đường. Trung bình mỗi tháng, khoa Nội tổng hợp điều trị cho khoảng 300 bệnh nhân có bệnh lý tiểu đường, chủ yếu là ĐTĐ type 2, bao gồm cả phát hiện mới, biến chứng ĐTĐ và điều trị các bệnh lý khác trên nền bệnh nhân đái tháo đường. Khoa cố gắng bố trí, sắp xếp đủ giường bệnh, trang bị sẵn sàng thuốc men, vật tư y tế để đảm bảo phục vụ số lượng lớn lượng bệnh nhân này. Đội ngũ bác sĩ của khoa được đào tạo bài bản từ chuyên khoa định hướng đến chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 về nội tiết, giúp bệnh nhân được điều trị đúng phác đồ, kiểm soát tốt đường huyết, giảm tối đa tỷ lệ biến chứng”.

Đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính tiến triển dần theo thời gian. Nếu không được kiểm soát, căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm, như: tim mạch (tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hội chứng mạch vành cấp…); biến chứng thận (viêm cầu thận, suy thận mạn…), mắt (bệnh lý võng mạc), thần kinh ngoại vi, tắc mạch chi gây hoại tử..., làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Thậm chí gây ra biến chứng cấp tính hôn mê nguy hiểm tính mạng.


Bác sĩ CKI Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó khoa Nội tổng hợp thăm khám cho bệnh nhân nhập viện vì biến chứng ĐTĐ.

Như trường hợp của bệnh nhân Đ.T.K (87 tuổi) ở phường Hà Trung, TP Hạ Long, bị đái tháo đường gần 10 năm nay. Trước khi vào viện, người nhà phát hiện bệnh nhân trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp ứng, đại tiểu tiện không tự chủ, dần dần mất nhận thức, được gia đình đưa vào viện cấp cứu. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hôn mê do hạ đường huyết, một trong các biến chứng nguy hiểm của bệnh ĐTĐ. Theo gia đình cho biết, gần đây bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mất nước, ăn uống kém. Bệnh nhân vẫn uống thuốc liều insulin theo đơn cấp mà không kiểm tra đường huyết tại nhà dẫn đến hạ đường huyết. May mắn bệnh nhân K. được các bác sĩ cấp cứu và điều trị kịp thời. Đến nay, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tích cực, đường huyết được kiểm soát ổn định.

Không chỉ bệnh nhân K. mà khoa Nội tổng hợp còn tiếp nhận điều trị không ít bệnh nhân bị các biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra, trong đó có không ít bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận phải lọc máu suốt đời hoặc nhiều bệnh nhân đái tháo đường phải đối mặt với nguy cơ tàn phế vì hoại tử chi.

Theo bác sĩ Tuấn cho biết, số bệnh nhân ĐTĐ không những gia tăng mà ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Như khoa Nội Tổng hợp trước đây bệnh nhân tiểu đường type 2 đa số ở độ tuổi trung niên, tuy nhiên đến nay khoa đã từng phát hiện, điều trị cho bệnh nhân 25 - 30 tuổi bị tiểu đường type 2. ĐTĐ ở người trẻ biến chứng có nguy cơ tiến triển nặng hơn, thời gian dẫn đến biến chứng sớm hơn và tỷ lệ có biến chứng nhiều hơn so với đái tháo đường ở người lớn tuổi. Đây là vấn đề đáng lo ngại bởi nguy cơ trong cộng đồng vẫn còn nhiều người bệnh ĐTĐ không được phát hiện.


Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức chương trình “Kiểm soát hiệu quả đường huyết sau ăn” cho bệnh nhân ĐTĐ 
đang theo dõi và điều trị tại phòng khám nội tiết bệnh viện. 


Kiểm tra đường huyết miễn phí sau ăn cho bệnh nhân ĐTĐ.

Với số lượng ca mắc ngày càng gia tăng, hàng năm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tích cực việc khám, tầm soát ĐTĐ thông qua các đợt khám lưu động tại các huyện, thị xã, kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức về đái tháo đường cho người dân trên địa bàn với mục tiêu phát hiện sớm, điều trị tốt và quản lý hiệu quả bệnh nhân đái tháo đường. Đồng thời hàng năm, Bệnh viện cũng phối hợp với các công ty tổ chức chương trình kiểm soát đường huyết sau ăn miễn phí hiệu quả cho hàng trăm bệnh nhân đái tháo đường; thực hiện các buổi tư vấn dinh dưỡng khoa học, giúp nâng cao kiến thức cho người bệnh ĐTĐ, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh viện tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn cho các bác sĩ, điều dưỡng với sự giảng dạy của các chuyên gia đầu ngành tuyến trung ương nhằm cập nhật các kiến thức mới về khám, điều trị, chăm sóc, quản lý toàn diện bệnh nhân ĐTĐ, hướng tới mục tiêu giảm gánh nặng lên hệ thống y tế.


Trưởng khoa Dinh dưỡng tư vấn dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.


Bệnh viện tổ chức các buổi hội thảo cập nhật kiến thức điều trị ĐTĐ cho đội ngũ bác sĩ.

Hưởng ứng Ngày phòng chống bệnh ĐTĐ Thế giới năm 2023 với chủ đề "Tiếp cận chăm sóc bệnh đái tháo đường" và thông điệp "Hiểu nguy cơ, Biết hành động" (Know your risk, Know your response), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo người dân cần chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, bởi căn bệnh này diễn biến âm thầm, có thể gặp ở mọi đối tượng và ngày càng trẻ hóa. Nếu thấy có bất kì triệu chứng bất thường, như: khát nước, đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi, ăn nhiều nhưng gầy sút cân không rõ nguyên nhân, vết thương lâu lành, mờ mắt… cần đến cơ sở y tế để được xét nghiệm đường huyết, khám sàng lọc và phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để giảm nguy cơ mắc ĐTĐ type 2, người dân cần có lối sống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất, ngủ đủ giấc, dinh dưỡng đa dạng, hạn chế rượu bia, thuốc lá và các thức ăn đồ uống nhiều đường, chế biến sẵn... Đối với những người mắc bệnh ĐTĐ cần được chăm sóc và hỗ trợ điều trị liên tục để kiểm soát bệnh và phòng tránh các biến chứng; đồng thời tích cực vận động, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, uống thuốc đều đặn và đúng giờ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc thay thế thuốc kiểm soát đường máu, đi khám định kỳ để kiểm soát đường huyết ổn định, giúp người bệnh chung sống hòa bình với căn bệnh này./.

Phòng TT&HCQT

(Lượt đọc: 386)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ