Banner
Banner dưới menu

Phần I. Xét nghiệm miễn dịch - sinh hóa máu (5)

(Cập nhật: 26/11/2017)

Xét nghiệm miễn dịch - sinh hóa máu (5)

QUY TRÌNH 80

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ANTI-TG

 

I.    NGUYÊN LÝ

Anti-TG (Anti thyroglobulin) là kháng thể kháng TG. Xét nghiệm Anti-TG thường được chỉ định trong một số bệnh về tuyến giáp như: viêm tuyến giáp Hasimoto, ung thư giáp, Basedow.

Anti-TG được đinh lượng theo nguyên lý miễn dịch cạnh tranh sử dụng công nghệ điện hóa phát quang.

Đầu tiên: Anti-TG trong mẫu thử được ủ với TG đánh dấu biotin (pha rắn) và kháng thể của mẫu bệnh phẩm gắn kết với kháng nguyên.

Sau khi thêm kháng thể kháng TG đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) và các vi hạt phủ streptavidin, phức hợp miễn dịch tạo thành trở nên gắn kết với pha rắn thông qua sự tương tác của biotin và streptavidin. Như vậy, nồng độ Anti-TG trong mẫu thử càng cao thì phức hợp này càng thấp và do vậy tín hiệu ánh sáng phát ra tỷ lệ nghịch với nồng độ Anti-TG có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Anti-TG, chất chuẩn Anti-TG, chất kiểm tra chất lượng Anti-TG .

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm. Không sử dụng các thuốc có Biotin ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li,Na-Heparin và K2, K3-EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 3 ngày ở 2–8°C, 1 tháng ở -20°C.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Anti-TG. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Anti-TG. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Anti-TG đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Trị số bình thường: < 115 IU/mL

- Anti-TG máu tăng trong: Một số bệnh về tuyến giáp như: viêm tuyến giáp Hasimoto, ung thư giáp, Basedow.

- Anti-TG máu giảm trong: Sự giảm nồng độ Anti-TG cũng có giá trị theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị của những bệnh trên.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 66 mg/dL .

+ Tán huyết: Hemoglobin <1.69 g/dl.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 2000 mg/dl.

+ Biotin <60 ng/ml. trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ RF <300 IU/mL

+ Nồng độ TG > 2000 ng/mL có thể dẫn tới sự tăng giả Anti-TG, trường hợp này kết quả Anti-TG không nên ghi nhận.

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán

 

 

QUY TRÌNH 81

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PTH (PARATHYROID HORMONE)

 

I. NGUYÊN LÝ

PTH là hormon của tuyến cận giáp có vai trò trong chuyển hóa canxi (tăng canxi máu). PTH được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. PTH có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng PTH đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng PTH đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ PTH có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 bác sỹ hoặc cán bộ đại học xét nghiệm, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601- Roche.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm PTH, chất chuẩn PTH, chất kiểm tra chất lượng PTH.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là K3-EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 8h ở 15-25°C, 3 ngày ở 2-8°C, 6 tháng ở -20°C. Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích.

- Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm PTH. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm PTH. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm PTH đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Trị số bình thường: 1.6 - 6.9 pmol/l

- PTH máu tăng trong: Cường cận giáp, Loạn dưỡng xương, Có thai, loạn sản sinh dục nữ.

- PTH máu giảm trong: Suy cận giáp, Tăng Ca máu không do tuyến cận giáp.

- Xét nghiệm PTH thường được chỉ định trong một số bênh như: Cường cận giáp, Loạn dưỡng xương, Suy cận giáp…

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Sử dụng nhầm chất chống đông (Xét nghiệm yêu cầu sử dụng chất chống đông EDTA). Khắc phục: Người lấy mẫu máu cần nắm rõ yêu cầu về bệnh phẩm trước khi lấy máu và lưu ý dùng đúng ống đựng mẫu. Khi nhận mẫu máu, người nhận cũng cần kiểm tra xem ống máu có đúng yêu cầu không.

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 65 mg/dL hay 1112 μmol/L.

+ Tán huyết: Hemoglobin <1.1 g/dl.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dl.

+ Biotin <50 ng/ml. trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ Không có hiệu ứng “high-dose hook” (Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao) khi nồng độ PTH tới 17000 pg/mL hay 1802 pmol/L

RF <1500 IU/mL

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

 

QUY TRÌNH 82

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TG

(Thyroglobulin)

 

I. NGUYÊN LÝ

TG (Thyroglobulin) là glycoprotein có trọng lượng phân tử khoảng 660kD, bao gồm 2 chuỗi, 1 chuỗi có trọng lượng phân tử khoảng 300 kD và 1 chuỗi 330 kD liên kết với nhau bằng cầu nối disulfide. TG được các tế bào tuyến giáp tổng hợp và có vai tṛ trong quan trọng trong tổng hợp hormon tuyến giáp. Xét nghiệm TG thường được chỉ định trong: Ung thư tuyến giáp, một số bệnh về tuyến giáp như: viêm tuyến giáp…

TG được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. TG có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn ḍng đặc hiệu kháng TG đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng TG đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ TG có trong mẫu thử.

II.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 bác sỹ hoặc cán bộ đại học xét nghiệm, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601- Roche

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm TG, chất chuẩn TG, chất kiểm tra chất lượng TG.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, người bệnh cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10 giờ trước khi lấy máu, người bệnh tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu…

3. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 3 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là NH4, Li, Na-Heparin và K3-EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 24h ở 15-25°C, 3 ngày ở 28°C, 1 tháng ở -20°C. Bệnh phẩm

chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích.

- Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 h.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm TG. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm TG. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm TG đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Trị số bình thường TG máu: 1.4 - 78.0 ng/mL

- TG máu tăng trong: Ung thư tuyến giáp, Một số bệnh về tuyến giáp như: viêm tuyến giáp, Basedow.

- TG máu giảm trong: Sự giảm nồng độ TG cũng có giá trị theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị, sự tăng trở lại của TG chứng tỏ có tái phát hoặc có di căn ở người bệnh ung thư giáp.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 36 mg/dL.

+ Tán huyết: Hemoglobin < 1.9 g/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 2000 mg/dL.

+ Biotin < 80 ng/mL. Trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ RF <2500 IU/mL

+ Không có hiệu ứng “high-dose hook” khi nồng độ TG tới 120 000 ng/mL

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

QUY TRÌNH 83

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN D

 

Vitamin D có chức năng duy trì nồng độ calci và phospho trong máu bình thường liên quan đến sự mật độ xương, giúp điều hòa sự tăng sinh của tế bào, sự biệt hóa tế bào và tân tạo thành mạch. Ngoài ra một số bệnh lý khác cũng có liên quan với tình trạng thiếu Vitamin D.

I . NGUYÊN LÝ

Nguyên lý định lượng theo phương pháp miễn dịch kiểu cạnh tranh, sử dụng công nghệ điện hóa phát quang (ECLIA). Tổng thời gian phân tích một mẫu 18 phút.

- Giai đoạn ủ thứ nhất: 25-OH vitamin D3 trong mẫu bệnh phẩm cạnh tranh với biotin có gắn vitamin D trong phức hợp trong thuốc thử R2 (gồm biotin-vitamin D/ polyclonal 25-OH vitamin D3- Kháng thể đặc hiệu có gắn ruthenium). Phần còn lại của phức hợp phụ thuộc vào nồng độ chất phân tích trong mẫu.

- Giai đoạn ủ thứ hai: Sau khi cho thêm các vi hạt được bao phủ bởi Streptavidin. Phức hợp được gắn kết vào pha rắn do sự tương tác giữa biotin và streptavidin

- Phức hợp phản ứng được đưa vào buồng đo. Tại đây các vi hạt được giữ lại bằng từ tính trên bề mặt điện cực. Những chất thừa được rửa đi bằng procell. Dùng một dòng điện một chiều tác động vào điện cực nhằm kích thích phát quang và cường độ tín hiệu ánh sáng phát ra có thể đo được bằng bộ phận nhân quang.

- Kết quả được tính toán dựa vào đường cong chuẩn thu được bằng cách chuẩn 2 điểm và đường cong gốc được cung cấp từ nhà sản xuất. Nồng độ chất cần định lượng tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng thu được.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 01 bác sỹ, cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh và 01 kỹ thuật viên.

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

- Máy xét nghiệm  miễn dịch Cobas e 601.

- Máy ly tâm

- Tủ lạnh để bảo quản hóa chất và bảo quản QC, mẫu bệnh phẩm

- Pipet các loại, ống đựng mẫu (sample cup)

- Ống nghiệm, đầu côn xanh và vàng

- Giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất

Hóa  chất của hãng Roche/Đức sản xuất, bao gồm:

- Lọ 1 (M)- nắp trong, có Streptavidin-coated microparticles, thể tích 6,5 mL: (nồng độ Streptavidin-coated microparticles 0,72 mg/mL) và chất bảo quản.

- Lọ 2 (R1) nắp màu xám, có Reaction buffer: 8 mL; cetate buffer khoảng 220 mmol/L, pH 3.9; albumin (human) 2 g/L; chất bảo quản.

- Lọ 3 (R2) nắp màu đen, có Anti-25-OH vitamin D3-Ab~Ru(bpy); 25-OH vitamin D derivate~biotin thể tích 9 mL: Polyclonal anti-25-OH vitamin D3 antibody (sheep) labeled with ruthenium complex 1.5 mg/L; biotinylated 25-OH vitamin D 0.15 mg/L; phosphate buffer 20 mmol/L, pH 6.5; Chất bảo quản.

- Procell; Clean cell

- Dung dịch chuẩn

- Quality control (QC): gồm 3 mức: level 1, 2 và 3.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác

- Ống nghiệm

- Găng tay

- Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lấy máu

3. Người bệnh

Cần giải thích cho người bệnh và người nhà về mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm, để người bệnh hợp tác trong quá trình lấy mẫu.

4. Phiếu xét nghiệm

Có phiếu xét nghiệm ghi rõ yêu cầu xét nghiệm của bác sỹ lâm sàng.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

Thực hiện trên mẫu máu, có thể sử dụng: Huyết thanh; Huyết tương: dùng chất chống đông Li-Heparin hoặc EDTA.

Tính ổn định của mẫu: Mẫu ổn định 8giờ ở 18-25°C; 4 ngày ở nhiệt độ 2-8°C; 6 tháng ở -20°C. Không để đông đá với mẫu huyết tương dùng chống đông Li-heparin.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích

- Dựng đường chuẩn theo mẫu nhà sản xuất

- Phân tích QC ở 3 mức 1, 2 và 3. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu

- Mẫu bệnh phẩm sau khi ly tâm tách huyết tương, huyết thanh nên được tiến hành phân tích trong vòng 2 giờ.

- Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm.

- Đánh số (hoặc ID của người bệnh); chọn test và thao tác theo protocol của máy, máy sẽ tự động phân tích.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Trị số tham khảo: 50 - 80 nmol/L (20-30 ng/mL).

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khi: Hemoglobin > 0,062 mmol/L (0,1 g/dL); Bilirubin máu > 205 μmol/L (12 mg/dL); Biotin > 82 nmol/L (20ng/mL); Yếu tố dạng thấp (RF) máu > 1500 IU/mL.

- Xử trí: khi chuẩn bị mẫu: mẫu bị vỡ hồng cầu có thể loại lấy mẫu máu khác.

- Người bệnh đang dùng thuốc Biotin cần ngừng thuốc ≥ 8 giờ.

 

 

 

QUY TRÌNH 84

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG uE3 (UNCONJUGATED ESTRIOL)

 

Estriol là sản phẩm thoái hóa của Estradiol (là một trong ba chất estrogen). Estriol chủ yếu dưới dạng liên hợp với acid glucuronic và acid sulfuric. Một lượng nhỏ còn lại ở dạng tự do hay Estriol không liên hợp. Estrogen được tổng hợp từ buồng trứng, tinh hoàn, rau thai, vỏ thượng thận.

I. NGUYÊN LÝ

Nồng độ uE3 được xác định dựa trên phép phân tích miễn dịch cạnh tranh hóa phát quang đánh dấu enzym (Enzyme- labeled chemiluminescent competitive immunoassay)

Quy trình phản ứng:

- Ban đầu, mẫu của người bệnh sẽ được ủ với hạt bead trong vòng 30 phút. Suốt thời gian này, uE3 trong mẫu sẽ liên kết với một lượng giới hạn kháng thể đa dòng kháng Estriol được phủ trên hạt bead.

- Sau đó, thuốc thử được thêm vào tube phản ứng trên và tiếp tục ủ trong 30 phút. Estriol (liên hợp với enzym LP) trong thuốc thử sẽ liên kết với lượng kháng thể kháng Estriol còn lại trên hạt bead.

- Những thành phần không liên kết sẽ được rửa ly tâm để ể loại bỏ. Cuối cùng, cõ chất phát quang được thêm vào tube phản ứng để tạo tín hiệu nhờ sự xúc tác của enzym LP, tín hiệu thu được sẽ tỷ lệ thuận với lượng enzym LP, hay tỷ lệ nghịch với lượng uE3 có trong mẫu.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sỹ, cử nhân được đào tạo sử dụng máy DxI800 hãng Beckman Coulter.

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện: Hệ thống máy phân tích DxI800 của hãng Beckman Coulter.

2.2. Hóa chất

- Pha rắn: Hộp chứa hạt bead

+ Chứa 200 hạt bead được phủ kháng thể đa dòng kháng Estriol từ thỏ

+ Bảo quản ổn định ở 2 - 8°C đến ngày hết hạn

- Pha lỏng: Hộp chứa thuốc thử

+ Chứa 11,5 mL enzym LP (từ ruột bê) liên hợp với Estriol trong dung dịch đệm, có chất bảo quản.

+ Bảo quản ổn định ở 2 - 8°C đến ngày hết hạn.

- Các dung dịch hiệu chuẩn ( djustor) uE3:

+ 2 lọ (mức thấp và mức cao) chứa uE3 trong huyết thanh đã được xử lý có nguồn gốc từ người (4mL/lọ).

+ Bảo quản ổn định ở 2- 8°C trong 30 ngày sau mở nắp, 6 tháng ở -20°C.

- Các thành phần không được cung cấp kèm theo Kit:

+ Dung dịch pha loãng mẫu: Multi-Diluent 2

+ Cơ chất hóa phát quang (Chemiluminescent Substrate): là một ester phosphate của adamantyl dioxetane, bị thủy phân dưới xúc tác của enzym LP tạo thành một dạng trung gian không ổn định. Chất trung gian này nhanh chóng bị phá vỡ liên kết để chuyển thành dạng ổn định, đồng thời phát xạ ánh sáng.

+ Dung dịch rửa các kim hút (Probe wash)

+ Dung dịch vệ sinh các kim hút (Probe Cleaning Kit)

+ Tube phản ứng, Tube mẫu

+ Dung dịch kiểm tra chất lượng (Control): 2 mức

* Lưu ý:

+ Chỉ sử dụng để chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

+ Thuốc thử được loại bỏ theo quy định

+ Chất bảo quản Natri azide (dưới 0,1 g/dL). Khi xử lý phải dùng một lượng nước lớn để rửa, tránh sự ăn mòn đường ống.

+ Cơ chất hoá phát quang: tránh nhiễm bẩn, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

+ Nước: sử dụng nước cất hoặc nước đã khử ion.

3. Người bệnh

Thai phụ tham gia sàng lọc trước sinh ở quý II của thai kỳ (tuần thai từ 14 đến 20 tuần) dành cho thai phụ đến muộn hoặc sàng lọc quý I có nghi ngờ. Không nhất thiết yêu cầu người bệnh nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm:

Phiếu xét nghiệm theo mẫu quy định của Bệnh viện và của Bộ Y tế, phải điền đầy đủ thông tin của người bệnh: họ và tên, tuổi, giới tính, giường, khoa, chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Mẫu phân tích: Chỉ dùng Huyết thanh (ống Serum- nắp màu đỏ)

- Xử lý mẫu:

+ Đảm bảo cục máu đông co lại hoàn toàn trước khi ly tâm mẫu để tách huyết thanh, tránh nhiễu kết quả do sự có mặt của fibrin.

+ Khi sử dụng máu bị vỡ hồng cầu, việc đánh giá kết quả cần thận trọng.

- Thể tích mẫu cần thiết: 20 μl huyết thanh.

- Bảo quản: 7 ngày ở 2 - 8°C, 6 tháng ở -20°C.

- Pha loãng mẫu: pha loãng mẫu với dung môi thích hợp trước khi phân tích nếu nghi ngờ mẫu có nồng độ uE3 cao hơn ngưỡng đo của máy.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Quy trình phân tích

- Để có kết quả tối ưu, cần tuân thủ các bước của quy trình bảo trì theo sách hướng dẫn DxI800. Bao gồm: chuẩn bị, cài đặt, hòa loãng, hiệu chỉnh đường chuẩn (djustment), chạy kiểm tra chất lượng và phân tích.

- Chu kỳ hiệu chỉnh lại đường chuẩn (djustment) được khuyến cáo là 2 tuần, hoặc khi chạy kiểm tra chất lượng không đạt, hoặc khi thay Lot hóa chất mới.

- Chạy kiểm tra chất lượng ít nhất là 2 mức (thấp và cao)

2.2. Chu kỳ ủ: 2 x 30 phút

2.3.Thời gian có kết quả đầu tiên: 65 phút

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Hiển thị kết quả

- Đơn vị đo: ng/mL. Chuyển đổi đơn vị: ng/mL × 3,467 → nmol/mL

- Giới hạn đo: 0,25 – 30 ng/mL

- Độ nhạy: 0,10 ng/mL

2. Giá trị tham khảo

3. Đánh giá

- Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sự giảm nồng độ uE3 trong quý II của thai kỳ liên quan đến các bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi như hội chứng Down, hoặc hội chứng Edward. Nồng độ thấp uE3 cũng liên quan đến sự thiếu hụt steroid sulfatase của nhau thai, hoặc trường hợp thai nhi mắc hội chứng Smith-Lemli-Opitz.

- Nồng độ uE3 giảm liên tục trong quý III của thai kỳ thường cho thấy sự suy thai, hoặc nguy cơ sinh con có trọng lượng thấp.

V. SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

1. Hạn chế của phương pháp

- Các kháng thể không đồng nhất trong huyết thanh người có thể phản ứng với các Ig trong thuốc thử gây nhiễu kết quả phân tích

- Những người bệnh thường xuyên tiếp xúc với động vật hoặc các sản phẩm từ huyết thanh động vật cũng có thể gây nhiễu kết quả phân tích

- Ở thai phụ có bệnh lý về tiền sản giật, thiếu máu hoặc suy giảm chức năng thận, kết quả uE3 thường bị sai lệch. Khi sử dụng kết quả phân tích với mục đích chẩn đoán, cần kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh của người bệnh.

2. Yếu tố gây nhiễu

- Các mẫu huyết thanh có nồng độ Bilirubin toàn phần > 200 mg/L (>342 μmol/L), hoặc nồng độ Hb > 512 mg/dL, hoặc nồng độ TG > 3000 mg/dL (>33,9 mmol/L) có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Do đó, không sử dụng các mẫu này để phân tích.

- Mặc dù mẫu huyết thanh ổn định ở -20°C nhưng có một nghiên cứu chưa được công bố cho rằng có sự tăng nhẹ nồng độ uE3 (khoảng 5- 10%) khi bảo quản ở nhiệt độ này. Do đó chỉ nên bảo quản huyết thanh ở 2 - 8°C và phân tích trong vòng 7 ngày.

 

 

QUY TRÌNH 85

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG AMH

(Anti Mullerian Hormon)

 

AMH là một dimer glycoprotein gồm 2 monome có trọng lượng phân tử 72 kDa liên kết với nhau bằng cầu nối disunfit. AMH là hormon ức chế ống Muller (hai ống phôi sẽ phát triển thành đường sinh dục nữ). Ở nam giới, AMH được sản sinh bởi tế bào Sertoli (trong tinh hoàn). AMH tiếp tục được hai tinh hoàn tiết ra tới thời kỳ dậy thì và sau đó giảm chậm dần sau dậy th́ đến mức thấp (dạng lắng cặn). Ở nữ giới, AMH được các tế bào hạt buồng trứng tiết ra với mức độ thấp sau sinh tới thời kỳ mãn kinh và sau đó giảm tới mức không thể phát hiện được.

I. NGUYÊN LÝ

Dùng kỹ thuật hóa phát quang hoặc để định lượng AMH trong huyết thanh và huyết tương người.

Dựa vào tính đặc hiệu của kháng nguyên-kháng thể, theo phương pháp sandwich: mẫu được thêm phản ứng, cùng với kháng thể đơn dòng kháng AMH chuột liên hợp với phosphatase kiềm trong dung dịch MES Buffer, Tris đệm với các protein, và các hạt chất thuận tráng với một con chuột đơn dòng kháng AMH kháng thể trong Tris buffer. Sau khi ủ trong cốc phản ứng, vật liệu liên kết với các pha rắn được ủ trong một thời gian từ trường, vật liệu còn dư được rửa sạch. Sau đó, các chất phát quang Lumi-Phos*530 được bổ sung vào phản ứng và ánh sáng được tạo ra bởi phản ứng này được đo bằng một luminometer. Mật độ phát quang ánh sáng tỷ lệ thuận với nồng độ AMH trong mẫu.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 Bác sĩ hoặc cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên Hóa sinh

2. Phương tiện, hóa chất

- Máy phân tích DxI800- Beckman Coulter

- Thuốc thử được cung cấp của hãng Beckman Coulter: Access AMH Reagent Pack.

+ Pipet chính xác loại 10-1000 μL

+ Các tube

+ Đầu côn pipet dùng một lần

+ Nước khử ion

3. Người bệnh

Không cần nhịn ăn và không phụ thuộc chu kỳ kinh nguyệt (nữ)

3.1. Đối với phụ nữ: xét nghiệm AMH được chỉ định để:

- Đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng

- Đánh giá đáp ứng của buồng trứng đối với liệu pháp kích buồng trứng

- Góp phần chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang.

- Đánh giá và theo dõi ung thư buồng trứng.

- Dự báo thời gian mãn kinh.

3.2. Đối với bé trai: xét nghiệm MH được chỉ định để:

- Chẩn đoán phân biệt rối loạn giới tính

- Chẩn đoán tinh hoàn lạc chỗ

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm theo mẫu bệnh viện và Bộ Y tế quy định, có ghi đầy đủ thông tin người bệnh.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng heparin lithium.

- Để co cục máu rồi ly tâm, tách huyết thanh ra tube, đậy chặt nắp, có thể bảo quản ở 2 - 8°C trong 48 giờ, lâu hơn cần bảo quản ở - 20°C. Tránh làm đông và rã đông nhiều lần.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1 Chuẩn bị mẫu

- Đối với mẫu trẻ sơ sinh nam cần pha loãng mẫu với dung dịch pha loãng theo tỉ lệ 1:10 trước khi xét nghiệm.

- Đối với các mẫu khác thì không cần pha loãng. Các mẫu bệnh phẩm được xác định đúng bệnh nhân bằng ID, dán barcode, ly tâm 4000v/5 phút.

2.2. Chuẩn bị thuốc thử:

Đưa tất cả thuốc thử, chất chuẩn, QC về nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.

2.3. Tiến hành

- Tiến hành theo quy trình cài đặt trên máy tự động DxI800.

-  Tiến hành đo mẫu theo protocol máy.

- Để có kết quả tối ưu, cần tuân thủ các bước của quy trình bảo trì theo sách hýớng dẫn DxI800. Bao gồm: chuẩn bị, cài đặt, hòa loãng, hiệu chỉnh đường chuẩn (djustment), chạy kiểm tra chất lượng và phân tích.

- Chu kỳ hiệu chỉnh lại đường chuẩn (djustment) được khuyến cáo là 2 tuần, hoặc khi chạy kiểm tra chất lượng không đạt, hoặc khi thay Lot hóa chất mới.

- Chạy kiểm tra chất lượng ít nhất là 2 mức (thấp và cao)

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Đối với phụ nữ

- Đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng: Nồng độ AMH trong máu (tính bằng ng/mL) tương quan trực tiếp với số lượng nang trứng, ít thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt nên có thể sử dụng để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng tốt hơn so với FSH.

- Khả năng sinh sản tối ưu: 4,0 - 6,8 ng/mL; khả năng sinh sản tốt: 2,2 – 4,0 ng/mL; khả năng sinh sản kém: 0,3 – 2,2 ng/mL; khả năng sinh sản rất kém: 0,0 – 0,3ng/mL

- Đánh giá đáp ứng của buồng trứng: đối với liệu pháp kích buồng trứng: Nồng độ AMH cũng tương quan chặt chẽ với số lượng noãn nên có thể sử dụng để đánh giá đáp ứng của buồng trứng đối với liệu pháp kích buồng trứng để phục vụ cho liệu pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF (In vitro fertilization) hoặc liệu pháp tiêm tinh trùng vào bào tương của trứng ICSI (Intracytoplasmic sperm injection) trong thụ tinh nhân tạo.

- Chẩn đoán Hội chứng buồng trứng đa nang: thường AMH > 6,8 ng/mL.

- Đánh giá và theo dõi ung thư buồng trứng: nồng độ AMH có thể được sử dụng để chẩn đoán ung thư tế bào granulosa buồng trứng với độ nhạy khoảng 76 đến 93%. Nồng độ AMH giảm vài ngày sau phẫu thuật khối u buồng trứng và lại tăng lên nếu u tái phát

- Dự báo thời gian mãn kinh: Ở phụ nữ, nồng độ AMH giảm dần theo tuổi. AMH có giá trị dự báo thời kỳ mãn kinh tốt hơn so với FSH. Nếu AMH < 0,2 ng/mL, lứa tuổi 35-39 sẽ măn kinh sau 9,94 năm, lứa tuổi 45 – 48 sẽ măn kinh sau 5,99 năm

2. Đối với bé trai

- Chẩn đoán phân biệt rối loạn giới tính: nồng độ AMH trong máu bằng 0 hoặc rất thấp và nồng độ các androgen trong máu thấp: không có tinh hoàn hoặc không phát triển giới tính nam.

- Chẩn đoán tinh hoàn lạc chỗ: khám không thấy có tinh hoàn nhưng nồng độ AMH và các androgen bình thường.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ: Có một số sai sót thường gặp:

- Lấy sai ống lấy lại bệnh phẩm.

- Tuyệt đối không sử dụng máu vỡ hồng cầu, máu đục, máu có màu vàng đậm.

- Mẫu máu ở người bệnh có dùng thuốc chống đông thì thời gian co cục máu lâu hõn trýớc khi ly tâm (hõn 30 phút)

- Mẫu có kết quả vượt quá 22,5 ng/mL thì phải hòa loãng mẫu với dung dịch pha loãng.

- Lưu ý Calibrator và QC bảo quản thật tốt để có đường cong chuẩn đạt yêu cầu.

QUY TRÌNH 86

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG N-MID OSTEOCALCIN

 

Osteocalcin là một protein không thuộc loại collagen, quan trọng nhất trong cấu trúc xương, là protein gắn kết calci chuyên biệt cho xương phụ thuộc vào vitamin K. Nó bao gồm 49 acid amin và có trọng lượng phân tử khoảng 5800 dalton. Trong quá trình tổng hợp xương, osteocalcin được tạo ra bởi các nguyên bào xương. Quá trình này phụ thuộc vitamin K và được thúc đẩy bởi vitamin D3. Sau khi giải phóng từ nguyên bào xương, osteocalcin không chỉ được hấp thu vào trong nền xương mà còn đổ vào hệ tuần hoàn. Như vậy, nồng độ osteocalcin huyết thanh (huyết tương) có liên quan đến tỷ lệ luân chuyển xương ở nhiều rối loạn về chuyển hóa xương, ví dụ đặc biệt là loãng xương, mà còn trong chứng cường tuyến cận giáp nguyên phát và thứ phát hoặc bệnh Paget. Chính vì thế, Osteocalcin được xem như là một dấu ấn cho sự luân chuyển xương và được sử dụng cho mục đích này. Xét nghiệm osteocalcin có thể giúp theo dõi điều trị với các thuốc chống hủy xương (nhóm biphosphonate hoặc liệu pháp thay thế nội tiết tố, như ở các người bệnh bị loãng xương hay tăng calci máu. Có hai dạng osteocalcin dạng nguyên vẹn (acid amin 1-49) và dạng phân đoạn N-MID (acid amin 1-43) đều hiện diện trong máu. Dạng osteocalcin nguyên vẹn không bền do bị protease phân cắt giữa hai acid amin vị trí 43 và 44. Phân đoạn N-MID được tạo thành từ sự phân cắt này bền hơn đáng kể. Xét nghiệm Elecsys N-MID Osteocalcin sử dụng hai kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng trực tiếp các epitope trên phân đoạn N-MID và phân đoạn có đầu N tận cùng. Vì thế xét nghiệm này phát hiện được phân mảnh N-MID bền cũng như osteocalcin nguyên vẹn (nếu còn tồn tại).

I. NGUYÊN LÝ

Osteocalcin được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang hay điện hóa phát quang. Osteocalcin có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng Osteocalcin đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng Osteocalcin đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ Osteocalcin có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch tự động Cobas e601

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Osteocalcin, chất chuẩn Osteocalcin, chất kiểm tra chất lượng Osteocalcin.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm. Không sử dụng các thuốc có Biotin ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rơ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin, K3-EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 2 ngày ở 15-25°C, 3 ngày ở 2-8°C, 3 tháng ở -20°C.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Osteocalcin. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Osteocalcin. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Osteocalcin đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Người thực hiện phân tích mẫu nhập xác định đúng dữ liệu về thông tin người bệnh

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả xét nghiệm trên hệ thống mạng Bệnh viện và  in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.   Trị số bình thường:

Nữ:

+ Tiền mãn kinh : 11 - 43 ng/mL

+ Mãn kinh: 15 - 46 ng/mL

+ Người bệnh loãng xương: 13 - 48 ng/mL

 Nam:

 + Tuổi từ 18 – 30: 24 – 70 ng/mL

 + Tuổi từ 30 – 50: 14-  42 ng/mL

 + Tuổi từ 50 - 70: 14 – 46 ng/mL

2. Bệnh lý: Ở người bệnh suy thận Osteocalcin có thể tăng do hai lý do: giảm thanh thải và loạn dưỡng xương. Xét nghiệm nhằm theo dơi tác dụng của thuốc chống hủy xương.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 65 mg/dL .

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dl.

+ RF < 2200 IU/mL

+ Biotin <50 ng/mL trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ Không có hiệu ứng “high-dose hook” (Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao) khi nồng độ Osteocalcin tới 4200 ng/mL

-                     Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

                                                 

 

QUY TRÌNH 87

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG proBNP

 

I.     NGUYÊN LÝ

ProBNP (N-terminal pro B-type natriuretic peptide) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch theo kiểu Sanwich. Tổng thời gian của phản ứng là 18 phút.

+ Giai đoạn ủ thứ nhất: Kháng nguyên trong mẫu thử (15µL huyết thanh hoặc huyết tương), kháng thể đơn dòng đặc hiệu với NT-proBNP đánh dấu biotin và kháng thể đơn dòng đặc hiệu với NT-proBNP đánh dấu phức hợp ruthenium tạo thành phức hợp kiểu sanwich (bắt cặp).

+ Giai đoạn ủ thứ hai: Sau khi thêm các vi hạt phủ streptavidin, phức hợp miễn dịch trên sẽ bám vào pha rắn do sự tương tác giữa biotin và streptavidin.

+ Phức hợp phản ứng được chuyển tới buồng đo. Tại đây các vi hạt được giữ lại bằng từ tính trên bề mặt điện cực. Những chất thừa được rửa đi bằng Procell. Cho điện áp (2 voltage) vào điện cực sẽ tạo nên sự phát quang hóa học được đo bằng bộ khuếch đại quang tử.

+ Kết quả được xác định thông qua đường cong chuẩn xét nghiệm trên máy thu được bằng cách chuẩn 2 điểm và đường cong gốc được cung cấp từ nhà sản xuất. Nồng độ chất cần định lượng tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng thu được.

II. CHUẨN BỊ

1.   Cán bộ thực hiện: 01 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh và 01 KTV.

2.   Phương tiện, hóa chất:

-  Máy phân tích: Cobas e 601

-  Hóa chất:

+ Lọ thứ nhất (M)- nắp màu trong, có chứa vi hạt phủ Streptavidin.

+ Lọ thứ hai (R1)- nắp màu ghi, có Anti- NT-proBNP -Ab~biotin, Biotinylated Polyclonal anti- NT-proBNP antibody (cừu) 1.5 µg/mL; phosphate buffer 40mmol/L.

+ Lọ thứ ba (R2)- nắp màu đen, có Anti- NT-proBNP -Ab~Ru(bpy), Polyclonal anti- Polyclonal antibody (cừu), ruthenium complex 1.7 µg/mL; phosphate buffer 40mmol/L.

+ Procell M; Clean cell M, pre-cleanM, probe wash M

+ Dung dịch chuẩn

+ Quality control (QC): gồm 2 mức: level 1 và 2

3.   Người bệnh: Cần giải thích cho bệnh nhân và người nhà về mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm.

4.   Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.   Lấy bệnh phẩm:

-  Thực hiện trên mẫu máu, có thể dùng huyết thanh hoặc huyết tương: chất chống đông thích hợp là Li-heparin. Mẫu có thể ổn định 3 ngày ở 20- 25°C, 6 ngày ở 2- 8°C, 1 tháng ở (-20°C).

2.   Tiến hành kỹ thuật

-  Máy XN, hóa chất, thuốc thử sẵn sàng cho sử dụng.

-  Dựng đường chuẩn theo mẫu nhà sản xuất cung cấp.

-  Phân tích QC: ở cả 2 level. Khi QC đạt tiến hành phân tích mẫu.

-  Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2 h.

-  Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm.

-  Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và máy sẽ tự động.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Trị số tham khảo: đơn vị pg/mL, trị NT- proBNP phụ thuộc vào lứa tuổi

Nhóm tuổi

18-44

45-54

55-64

65-74

≥75

N

1323

408

398

102

33

Mean

35.6

49.3

72.6

107

211

SD

30.2

63.3

84.4

85.9

152

Median

20.4

30.7

47.3

85.1

174

95th percentile

97.3

121

198

285

526

97.5th percentile

115

172

263

349

738

 

Khi tăng là biểu hiện của suy tim cấp, suy tim mạn, thiếu máu cơ tim cục bộ Điểm cắt tối ưu NT-proBNP để chẩn đoán suy tim cấp theo tuổi

Độ tuổi

Điểm cắt tối ưu

Độ nhạy (%)

> 50 tuổi

< 450 pg/mL

97

50 - 75 tuổi

< 900 pg/mL

90

< 75 tuổi

< 1800 pg/mL

85

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khi:

+ Bilirubin > 599 µmol/L (35mg/dL)

+ Hemoglobin > 0.869 mmol/L (1.4 g/dL)

+ Triglyceride > 45 mmol/L (4000 mg/dL)

+ Biotin > 123 mmol/L (30 ng/mL)

+ Yếu tố dạng thấp > 1500 IU/mL

Xử trí: Khi lấy mẫu và chuẩn bị mẫu tránh vỡ hồng cầu, khi ly tâm thấy mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại và lấy lại mẫu

Bệnh nhân đang dùng thuốc biotin cần dùng thuốc tối thiểu 8h trước khi lấy mẫu

 

QUY TRÌNH 88

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TROPONIN- Ths

 

I.         NGUYÊN LÝ

TnT-hs (high senstive troponin T; troponin T độ nhạy cao) trong máu được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang hay điện hóa phát quang. TnT có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ TnT có trong mẫu thử.

II.      CHUẨN BỊ

1.        Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh

2.        Phương tiện, hóa chất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm hsTnT, chất chuẩn hsTnT, chất kiểm tra  chất lượng hsTnT.

3.         Người bệnh: Người bệnh cần được  giải thích về  mục  đích của  việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4.        Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm, bác sĩ chỉ định, ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận mẫu.

III.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.        Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li -Heparin, EDTA hoặc Na Citrat. Không sử dụng chất chống đông Oxalat và Fluorid cho xét nghiệm này. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 24 giờ ở 2- 8°C, 12 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong ṿng 2h.

2.        Tiến hành kỹ thuật:

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm TnT, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm TnT đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in phiếu xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Troponin T-hs không phải là một loại troponin khác mà nó là Troponin độ nhạy cao được sử dụng phổ biến trên lâm sàng. Các lý do để Troponin T trở thành TroponinT-hs:

+ Tăng thể tích bệnh phẩm từ 15 µL đến 50 µL.

+ Sử dụng chất liên kết (kháng thể gắn Ru) được tối ưu hóa cao nhằm khuếch đại tín hiệu.

+ Giảm tín hiệu nền để tăng tỉ lệ tín hiệu/nhiễu.

+ Giảm nhiễu gây nên bởi kháng thể dị nguyên (heterophic antibodies) bằng cách sử dụng kháng thể chuột - người (chimeric antibodies) thay vì kháng thể đơn thuần (được sử dụng ở Troponin T Gen4).

- Bình thường hs-TnT < 14 ng/L

Trong hội chứng vành cấp, căn cứ vào kết quả xét nghiệm TnT sẽ phân tầng nguy cơ như sau:

< 14 ng/L

≥ 14 đến 52 ng/L

≥ 53 ng/L

XN hs-TnT lại sau 6h

XN hs-TnT lại sau 3h

XN hs-TnT lại sau 3h

< 14 ng/L loại trừ NMCT

> 14 ng/L theo

phác đồ giữa

Biến đổi < 50%

Biến đổi > 50%

Biến đổi <20%

Biến đổi >20%

Tiên lượng xấu. XN lại giờ 6, 12

NMCT

Tiên lượng xấu. XN lại giờ 6; 12

NMCT

 

V.      NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

-  Huyết thanh vàng: Bilirubin < 25 mg/dL.

-  Tán huyết: Hemoglobin < 0.1 g/dl.

-  Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dl.

-  RF < 1500 IU/mL

-  Biotin < 20 ng/ml. Trường hợp bệnh nhân sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

-  Không có hiệu ứng‘‘high-dose hook’’ (Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao) khi nồng độ TnT tới 100000 ng/L. Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hóa loãng do máy đã tự tính toán).

 

QUY TRÌNH 89

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM HbsAg

 

I. NGUYÊN LÝ

HBsAg (kháng nguyên bề mặt viêm gan B) được định lượng bằng  phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. HBsAg có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ HBsAg có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1.   Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2.    Phương tiện, hóa chất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm HBsAg, chất chuẩn HBsAg, chất kiểm tra chất lượng HBsAg.

3.    Người bệnh:

- Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước  ngày lấy  máu.

4.    Phiếu xét nghiệm

- Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm, bác sĩ chỉ định, ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận mẫu.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.    Lấy bệnh phẩm

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là K3- EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi  lấy  máu,  đem ly tâm 4000  vòng trong 5  phút  tách  lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 5 ngày ở 2 - 8°C, 3 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

2.  Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm HBsAg, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm HBsAg đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó trả, lưu kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

+ Gía trị tham chiếu: COI< 1.0

 

QUY TRÌNH 90

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM Anti – HBs

 

I.     NGUYÊN LÝ

Anti-HBs (kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. Anti - HBs có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ Anti - HBs có trong mẫu thử.

II.  CHUẨN BỊ

1.   Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên.

2.    Phương tiện, hóa chất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm như Cobas e601.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Anti - HBs, chất chuẩn Anti -  HBs, chất kiểm tra chất lượng Anti - HBs.

3.   Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước  ngày lấy  máu.

4.    Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.    Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li- Heparine hoặc K3- EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 5 ngày ở 2 - 8°C, 3 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2.  Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Anti - HBs, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Anti - HBs đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trử kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

+ Gía trị tham chiếu <10 IU/L

 

QUY TRÌNH 91

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM HbeAg

 

I.     NGUYÊN LÝ

HBeAg là kháng nguyên e của virus viêm gan B (sản phẩm của gene pre- C/C của HBV) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. HBeAg có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ HBeAg có trong mẫu thử.

II.  CHUẨN BỊ

1.    Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2.     Phương tiện, hóa chất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm HBeAg, chất chuẩn HBeAg, chất kiểm tra chất lượng HBeAg.

+ Các dung dịch hệ thống khác: Procell M, Clean cel M, Pre-clean M, probe wash M, hệ thống nước RO,…

3.   Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước  ngày lấy  máu.

4.   Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3- EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 5 ngày ở 2 - 8°C, 3 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2.    Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm HBeAg, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm HBeAg đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả xét nghiệm trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

+ Giá trị tham chiếu: COI < 1.0

 

QUY TRÌNH 92

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM Anti-Hbe (HbeAb)

 

I.     NGUYÊN LÝ

Anti-Hbe/ HbeAb (kháng thể kháng kháng nguyên e của virus viêm gan B) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. Anti-HBe có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên  được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ Anti-HBe có trong mẫu thử.

II.  CHUẨN BỊ

1.   Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên.

2.  Phương tiện, hóa chất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm như Cobas e601.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Anti-HBe, chất chuẩn Anti-HBe, chất kiểm tra chất lượng Anti-HBe.

3.   Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước  ngày lấy  máu.

4.     Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3- EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 5 ngày ở 2 - 8°C, 3 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

2.     Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Anti-HBe, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Anti-HBe đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

+ Giá trị tham chiếu: COI > 1.0

 

QUY TRÌNH 93

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM Anti-HCV

 

I.      NGUYÊN LÝ

Anti-HCV (kháng thể kháng virus viêm gan C) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. Anti-HCV có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát  quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ Anti-HCV có trong mẫu thử.

II.   CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên.

2.     Phương tiện, hóa chất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm như Cobas e601.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Anti-HCV, chất chuẩn Anti-HCV, chất kiểm tra chất lượng Anti-HCV.

3.     Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu.

4.     Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa pḥng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3- EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 5 ngày ở 2 - 8°C, 3 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

2.     Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Anti-HCV, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Anti-HCV đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý mạng Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

+ Giá trị tham chiếu: Anti-HCV < 20 IU/L

 

QUY TRÌNH 94

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM HAV TOTAL MIỄN DỊCH TỰ ĐỘNG

 

I.      NGUYÊN LÝ

Anti-HAV (kháng thể kháng virus viêm gan A) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. Anti-HAV có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát  quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ Anti-HAV có trong mẫu thử.

II.   CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên hóa sinh.

2.     Phương tiện, hóa chất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm như Cobas e601.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Anti-HAV, chất chuẩn Anti-HAV, chất kiểm tra chất lượng Anti-HAV.

3.     Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước  ngày lấy  máu.

4.     Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3- EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 5 ngày ở 2 - 8°C, 3 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

2.     Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Anti-HAV, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Anti-HAV đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý mạng Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

+ Giá trị tham chiếu < 1.0 COI

 

QUY TRÌNH 95

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG HBsAg

 

I. NGUYÊN LÝ

Định lượng HBsAg trong huyết thanh hoặc huyết tương ngoài mục đích xác định tình trạng nhiễm HBsAg, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi điều trị người bệnh bị viêm gan siêu vi B (kết hợp với kết quả PCR ADN định lượng).

Nguyên lý bắt cặp. Tổng thời gian xét nghiệm: 18 phút.

• Thời kỳ ủ đầu tiên: 50 μL mẫu thử, hai kháng thể đơn dòng kháng HBsAg đánh dấu biotin, và hỗn hợp kháng thể đơn dòng kháng HBsAg và kháng thể đa dòng kháng HBsAg đánh dấu phức hợp rutheniuma tạo thành phức hợp bắt cặp.

• Thời kỳ ủ thứ hai: Sau khi thêm các vi hạt phủ streptavidin, phức hợp miễn dịch trên trở nên gắn kết với pha rắn thông qua sự tương tác giữa biotin và streptavidin.

• Hỗn hợp phản ứng được chuyển tới buồng đo, ở đó các vi hạt đối từ được bắt giữ lên bề mặt của điện cực. Những thành phần không gắn kết sẽ bị thải ra ngoài buồng đo bởi dung dịch ProCell. Cho điện áp vào điện cực sẽ tạo nên sự phát quang hóa học được đo bằng bộ khuếch đại quang tử.

• Các kết quả được xác định thông qua một đường chuẩn xét nghiệm trên máy được tạo nên bởi xét nghiệm 2 điểm chuẩn và thông tin đường chuẩn chính qua mã vạch trên hộp thuốc thử.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Bác sĩ hoặc cán bộ đại học và kỹ thuật xét nghiệm

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

- Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e 601

- Ống nghiệm (EDTA, sodium heparin, lithium heparin), ống không dùng chất chống đông. Máy ly tâm, trang thiết bị khác phục vụ cho xét nghiệm

2.2. Hóa chất

Bộ thuốc thử, 100 test HBsAg II quant. Thuốc thử - dung dịch tham gia xét nghiệm bao gồm:

M:  Vi hạt phủ Streptavidin (nắp trong), 1 chai, 6.5 mL: Vi hạt phủ Streptavidin 0.72 mg/mL; chất bảo quản.

R1: Anti-HBsAg-Ab~biotin (nắp xám), 1 chai, 8 mL: Hai kháng thể đơn dòng kháng HBsAg đánh dấu biotin (chuột) > 0.5 mg/L; đệm phosphate 100 mmol/L, pH 7.5; chất bảo quản.

R2: Anti-HBsAg-Ab~Ru(bpy)2+ 3 (nắp đen), 1 chai, 7 mL: Kháng thể đơn dòng kháng HBsAg (chuột), kháng thể đa dòng kháng HBsAg (cừu) đánh dấu phức hợp ruthenium > 1.5 mg/L; đệm phosphate 100 mmol/L, pH 8.0; chất bảo quản.

Cal1: Mẫu chuẩn âm tính 1 (nắp trắng), 2 chai, mỗi chai 1.3 mL: Huyết thanh người; chất bảo quản.

Cal2: Mẫu chuẩn dương tính 2 (nắp đen), 2 chai, mỗi chai 1.3 mL: HBsAg khoảng 0.5 IU/mL trong huyết thanh người; chất bảo quản.

Dil HepB 2 chai, mỗi chai 36 mL (nắp trắng): Huyết thanh người âm tính với HBsAg và kháng thể kháng HBs, đệm, pH 6.5; chất bảo quản

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

- Những người bệnh đang điều trị thuốc kháng virus viêm gan B hoặc nghi ngờ nhiễm virus viêm gan B.

- Người tình nguyện hiến máu, kiểm tra sức khỏe.

- Theo dõi tình trạng nhiễm HBsAg người bệnh

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Bệnh phẩm

1.1. Loại mẫu

- Huyết thanh, Huyết tương (EDTA, Li-Heparine, Citrate)

- Các chất chống đông lỏng có thể gây pha loãng dẫn đến làm nồng độ mẫu người bệnh thấp.

1.2 Điều kiện mẫu

- Không sử dụng các mẫu sau: bị bất hoạt do nhiệt, bị tán huyết.

- Để có kết quả xác thực: mẫu huyết thanh và huyết tương không nên có fibrin, hồng cầu hay các vật thể lạ khác. Nếu mẫu được ly tâm trước khi quá trình hình thành cục máu đông kết thúc hoàn toàn thì sự hiện diện của fibrin có thể gây ra sai số trong kết quả. Đối với những mẫu mới rã đông nên chuyển mẫu sang ống ly tâm và ly tâm ở ≥ 10.000 RCF (Relative Centrifugal Force) trong 10 phút trước khi xét nghiệm. Sau đó hút phần dịch trong sang cup đựng mẫu để chạy xét nghiệm.

- Để có kết quả tối ưu, cần kiểm tra bọt khí trong mẫu bằng mắt. Loại bỏ bọt khí trước khi xét nghiệm. Mỗi xét nghiệm dùng một que riêng để tránh nhiễm chéo.

1.3. Bảo quản

Mẫu ổn định 7 ngày ở nhiệt độ 2-8°C, 3 tháng ở -20°C. Mẫu có thể được giải đông 5 lần.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Đảm bảo rằng các chai thuốc thử đã mở nắp đều có màng ngăn đậy lại.

- Tiến hành hiệu chuẩn nếu cần.

Chuẩn bị mẫu chuẩn và mẫu kiểm tra chất lượng

- Lắc trộn chai đựng mẫu chuẩn và mẫu kiểm tra chất lượng HBsAg nhẹ nhàng trước khi sử dụng.

- Yêu cầu về lượng mẫu của mẫu chuẩn và mẫu kiểm tra chất lượng HBsAg, giữ chai theo chiều thẳng

- Tần suất chuẩn định: Cần thực hiện chuẩn mỗi lô thuốc thử sử dụng Elecsys HBsAg II quant Cal1, Cal2, và hộp thuốc thử mới (nghĩa là không quá 24 giờ từ khi hộp thuốc thử được đăng ký trên máy phân tích). Thực hiện chuẩn lại khi:

+ Sau 1 tháng (28 ngày) nếu sử dụng các hộp thuốc thử cùng lô

+ Sau 7 ngày (nếu sử dụng cùng hộp thuốc thử đó)

+ Khi kết quả mẫu chứng nằm ngoài dải chấp nhận

- Nạp mẫu và thực hiện theo đúng protocol của máy phân tích.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Định lượng HBsAg trong huyết thanh hoặc huyết tương ngoài mục đích xác định tình trạng nhiễm HBsAg, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi điều trị người bệnh bị viêm gan siêu vi B (kết hợp với kết quả PCR ADN định lượng)

- Gii hn đo và khong đo

+ Khong đo

 * Khoảng đo cho mẫu tiền pha loăng: 20-52000 IU/mL cho mẫu pha loãng 400 lần (máy phân tích cobas e 601)

Giá trị dưới khoảng đo là < 20 IU/mL.

Giá trị trên khoảng đo được ghi nhận là > 52000 IU/mL.

* Khoảng đo cho mẫu không pha loăng: 0.05-130 IU/mL (được xác định bằng giới hạn phát hiện LoD và mức tối đa của đường chuẩn).

Giá trị dưới giới hạn phát hiện được ghi nhận là < 0.05 IU/mL.

Giá trị trên khoảng đo được ghi nhận là > 130 IU/mL.

+ Gii hn dưới ca phương pháp đo: Giới hạn mẫu trắng (LoB) và Giới hạn phát hiện (LoD)

Giới hạn mẫu trắng = 0.03 IU/mL

Giới hạn phát hiện = 0.05 IU/mL

Giới hạn mẫu trắng và giới hạn phát hiện được xác định theo quy định EP17-A của CLSI (Clinical and Laboratory Standards Institute: Viện Tiêu chuẩn Lâm sàng và Phòng thí nghiệm).

* Những mẫu có kết quả < 0.05 IU/mL là những mẫu không có phản ứng với HbsAg (mẫu âm tính với HBsAg)

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg không phù hợp với các dấu hiệu lâm sàng thì cần làm thêm xét nghiệm để khẳng định kết quả.

- Vì mục đích chẩn đoán, sử dụng kết quả kết hợp với tiểu sử bệnh và các dấu ấn viêm gan khác để chẩn đoán tình trạng nhiễm cấp hay mãn tính.

- Mẫu lấy từ người bệnh dùng thuốc chống đông hay tan huyết khối có thể làm tăng thời gian hình thành cục máu đông. Nếu mẫu được ly tâm trước khi quá trình hình thành cục máu đông th́ sự hiện diện của fibrin có thể gây ra sai số trong kết quả.

- Mẫu máu từ người bệnh có điều trị heparin có thể bị đông máu từng phần và sự xuất hiện của fibrin có thể dẫn đến sai số. Để tránh trường hợp này, nên lấy máu trước khi dùng liệu pháp heparin.

Pha loãng

Mỗi mẫu phải được pha loãng ban đầu với Elecsys Diluent HepB (pha loãng bắt buộc được chỉ định trên máy tương ứng).

Hệ số pha loãng cho pha loãng bằng máy cobas e 601 là 1:400. Sau khi pha loãng bằng máy phân tích, phần mềm cobas e tự động đưa hệ số pha loãng vào khi tính toán nồng độ mẫu.

Ở các mẫu bệnh phẩm nồng độ cao, có thể cần thêm bước pha loãng thủ công để đạt được kết quả đo nằm trong khoảng đo đối với mẫu tiền pha loãng. Sau khi pha loãng thủ công, nhân kết quả với hệ số pha loãng đã chọn cho bước pha loãng tương ứng.

 

QUY TRÌNH 96

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ERYTHROPOIETIN (EPO)

 

Xét nghiệm định lượng Erythropoietin (EPO) là một xét nghiệm miễn dịch quang hóa sử dụng hạt thuận từ nhằm định lượng nồng độ erythropoietin trong huyết thanh và huyết tương người. Xét nghiệm này giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh thiếu máu và bệnh đa hồng cầu hay thừa hồng cầu (polycythemias). Erythropoietin tái tổ hợp được sử dụng như một liệu pháp làm tăng lượng tế bào hồng cầu, do đó có thể sử dụng xét nghiệm erythropoietin nhằm hỗ trợ việc tiên lượng và giám sát đáp ứng điều trị bằng erythropoietin đối với các bệnh thiếu máu.

I. NGUYÊN LÝ

Erythropoietin (EPO) trong huyết thanh và huyết tương người được định lượng theo nguyên lý miễn dịch enzyme 2 vị trí gắn (kiểu “sandwich”). Mẫu  bệnh phẩm được thêm vào giếng phản ứng cùng với các hạt thuận từ có phủ kháng thể đơn dòng chuột kháng EPO, thuốc thử blocking và phức hợp alkaline phosphatase. Sau khi ủ trong giếng phản ứng, các thành phần gắn với pha rắn sẽ được giữ lại trong điện trường, trong khi đó các thành phần không gắn sẽ bị rửa trôi. Tiếp đó, chất nền quang hóa, Lummi-Phos*530, được thêm vào giếng phản ứng và ánh sáng phát ra trong phản ứng được đo bằng bộ phận đo quang. Cường độ ánh sáng tỷ lệ thuận với nồng độ của EPO trong mẫu bệnh phẩm. Lượng các chất cần phân tích có trong mẫu bệnh phẩm được xác định dựa trên đường cong hiệu chuẩn đa điểm đã chuẩn hóa được lưu trong máy.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 01 bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch DXI-800- Beckman Coulter- Mỹ.

- Hóa chất: Hộp thuốc thử Access EPO (50 xét nghiệm x 2 hộp), chất chuẩn EPO, huyết thanh kiểm tra chất lượng QC 3 mức. Hoá chất đã sẵn sàng để sử dụng.

-  Bảo quản hóa chất theo phương thẳng đứng ở 2- 10°C, ổn định cho tới hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc 28 ngày trên máy

-  Khi lớp nhựa đàn hồi gắn trên hộp hoá chất bị bong ra hoặc giá trị kiểm chuẩn ra ngoài dải, hóa chất có thể đã bị hỏng. Nếu hộp hoá chất bị hỏng (ví du: lớp nhựa đàn hồi bị bong ra), bỏ hộp hoá chất đó đi.

-  Tất cả các kháng huyết thanh đều là đa dòng trừ khi được ghi rõ

 

R1a

Các hạt thuận từ có phủ phức hợp kháng thể IgG dê kháng chuột: kháng thể đơn dòng chuột kháng EPO người tái tổ hợp, BSA,  0.1% sodium azide, và 0.17% ProClin*** 300.

R1b

Phức hợp kháng thể gà kháng EPO chuột tái tổ hợp-alkaline phosphatase (bò), BSA, 0.1% sodium azide và 0.17% ProClin 300.

R1c

Đệm muối TRIS có chứa BSA, các protein (gà, bò, chuột), <0.1% sodium azide và 0.17% ProClin 300.

 

-  Các dung dịch rửa hệ thống như: UniCel DxI Wash Buffer II (Đệm rửa UniCel DxI II), …

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, tốt nhất lấy mẫu máu vào buổi sáng khi người bệnh nhịn ăn sáng.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rơ chỉ định xét nghiệm, bác sĩ chỉ định, ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận mẫu.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bảo quản các bệnh phẩm đậy nắp ở nhiệt độ phòng (15-30°C) trong vòng 8 tiếng. Nếu không tiến hành xét nghiệm trong vòng 8 tiếng, bảo quản bệnh phẩm ở 2-8°C.

-  Nếu không tiến hành xét nghiệm trong vòng 48 tiếng, hoặc khi vận chuyển bệnh phẩm, bảo quản bệnh phẩm ở -20°C hoặc lạnh hơn.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm EPO. Máy đã được nạp thuốc thử bằng cách lắc đảo ngược nhẹ nhàng hộp hoá chất mới vài lần trước khi đưa vào máy xét nghiệm. Không lắc đảo các hộp mở nắp hay bị thủng.

- Tiến hành hiệu chuẩn với xét nghiệm EPO. Đường cong hiệu chuẩn vẫn còn hiệu lực bắt buộc phải có đối với tất cả các xét nghiệm Đối với xét nghiệm Access EPO, cần phải hiệu chuẩn sau mỗi 28 ngày Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm EPO đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Người nhận mẫu và xử  lý mẫu lấy thông tin người bệnh trên phần mềm LIS, in và dán barcode trên ống bệnh phẩm bệnh  nhân, ly tâm 4000 ṿng/ phút trong 5 phút.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị  bình thường: 3.7 - 31.5 mIU/mL

2. Erythropoietin tăng trong: + Thiếu máu tán huyết

+ Bệnh đa hồng cầu thứ phát

+ Hội chứng loạn sinh tủy, có thai, ...

3. Erythropoietin giảm trong: + Bệnh thận giai đoạn cuối (suy thận mạn)

+ Bệnh đa hồng cầu nguyên phát

+ Bệnh thiếu máu do các bệnh mạn tính

+ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải AIDS

+ Viêm khớp dạng thấp,…

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Đảm bảo tuân thủ các bước theo đúng quy trình. Sự không tuân thủ sẽ có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm bị sai số.

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 65 mg/dL hay 1112 μmol/L.

+ Tán huyết: Hemoglobin <1.0 g/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dL.

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng

 

 

QUY TRÌNH 97

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PSA TỰ DO

 

PSA là một glycoprotein có trọng lượng phân tử khoảng 30.000 dalton. PSA được tiết bởi các tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt. Phần lớn PSA trong máu gắn với các protein huyết tương, lượng nhỏ PSA không gắn với protein được gọi là PSA tự do (free PSA, fPSA). Xét nghiệm fPSA (fPSA –free prostate  specific antigen) thường được chỉ định trong ung thư tiền liệt tuyến, khi đó sẽ tính tỷ lệ phần trăm của fPSA /tPSA để tiên lượng bệnh ác tính hay không.

I. NGUYÊN LÝ

PSA tự do được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang. PSA tự do có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng PSA đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng PSA đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ PSA có trong mẫu thử.

Để định lượng PSA tự do, đệm phosphat pH=7.4 và một loại kháng thể kháng PSA được sử dụng. Khác với định lượng PSA toàn phần, sử dụng hai loại kháng thể kháng PSA và đệm phosphat pH=6.0.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 01 bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch DXI-800 Beckman Coulter

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm fPSA, chất chuẩn fPSA, chất kiểm tra chất lượng fPSA.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin và K3-EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 5 ngày ở 2- 8°C, 3 tháng ở -20°C.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2.Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm PSA tự do. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm PSA tự do. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm PSA tự do đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Người nhận mẫu và xử  lý mẫu lấy về thông tin người bệnh, in và dán barcode trên ống bệnh phẩm bệnh  nhân, ly tâm 4000 vòng/ phút trong 5 phút.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Bình thường fPS /tPS > 25%

Tỷ số này giảm thấp trong trường hợp nghi ngờ bệnh ác tính.

V.NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Đảm bảo tuân thủ các bước theo đúng quy trình. Sự không tuân thủ sẽ có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm bị sai số.

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm ít bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 65 mg/dL hay 1112 μmol/L.

+ Tán huyết: Hemoglobin <1.0 g/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dL.

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

QUY TRÌNH 98

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SCC

 

I.MỤC ĐÍCH

Xét nghiệm miễn dịch dùng để định lượng kháng nguyên ung thư tế bào vảy trong huyết thanh và huyết tương người. Xét nghiệm được sử dụng hỗ trợ theo dõi bệnh nhân ung thư tế bào vảy.

Xét nghiệm miễn dịch điện hóa phát quang “ECLIA” được dùng cho các máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e 601.

II. NGUYÊN LÝ

SCC hay SCCA (squamous cell carcinoma antigen) là một mảnh vỡ của T -4, một kháng nguyên ung thư được mô tả đầu  tiên bởi Kato và Torigoe vào năm 1977. TA-4 là một glycoprotein với trọng lượng phân tử 48.000 Dalton được tiết ra từ các mô ung thư biểu mô tế bào vảy ở cổ tử  cung.

Xét nghiệm SCC (kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy) là xét nghiệm miễn dịch Nguyên lý bắt cặp. Tổng thời gian xét nghiệm: 18 phút.

▪ Thời kỳ ủ đầu tiên: 15 μL mẫu thử và kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng SCC đánh dấu biotin được ủ với nhau.

▪ Thời kỳ ủ thứ hai: Sau khi thêm kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng SCC đánh dấu phức hợp rutheniuma) và các vi hạt phủ streptavidin, phức hợp miễn dịch tạo thành trở nên gắn kết với pha rắn thông qua sự tương tác giữa biotin và streptavidin.

▪ Hỗn hợp phản ứng được chuyển tới buồng đo, ở đó các vi hạt đối từ được bắt giữ trên bề mặt của điện cực. Những thành phần không gắn kết sẽ bị thải ra ngoài buồng đo bởi dung dịch ProCell/ProCell M. Cho điện áp vào điện cực sẽ tạo nên sự phát quang hóa học được đo bằng bộ khuếch đại quang tử.

▪ Các kết quả được xác định thông qua một đường chuẩn xét nghiệm trên máy được tạo nên bởi xét nghiệm 2- điểm chuẩn và thông tin đường chuẩn chính qua mã vạch trên hộp thuốc thử.

III. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện: Bác sĩ và cử nhân xét nghiệm chuyên ngành hóa sinh

Phương tiện, hóa chất

Phương tiện:

-  Máy Cobas e601- Roche

-  Ống nghiệm có chất chống đông (EDTA,  sodium  heparin,  sodium  EDTA), ống không có chất chống đông

- Hóa chất bao gồm bộ thuốc thử:

M:  Vi hạt phủ Streptavidin (nắp trong), 1 chai, 6.5 mL: Vi hạt phủ Streptavidin 0.72 mg/mL; chất bảo quản.

R1: Anti-SCC-Ab~biotin (nắp xám), 1 chai, 9 mL: Kháng thể đơn dòng kháng SCC đánh dấu biotin (chuột) 0.9 mg/L; đệm phosphate 40 mmol/L, pH 7.5; chất bảo quản.

R2: Anti-SCC-Ab~Ru(bpy) (nắp đen), 1 chai, 10 mL: Kháng thể đơn dòng kháng SCC (chuột) đánh dấu phức hợp ruthenium 1.6 mg/L; đệm phosphate 40 mmol/L, pH 7.5;

 - Thuốc thử được bảo quản và ổ định 2-8°C cho đến khi hết hạn sử dụng, 12 tuần sau khi mở nắp, 7 ngày trên máy phân tích.

3. Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.      Lấy bệnh phẩm

Loại mẫu:

-  Huyết thanh (ống không có chất chống đông), Huyết tương (EDTA-K2, EDTA-K2, Li-heparin). Người bệnh được giả thích và lấy mẫu theo đúng quy trình lấy máu tĩnh mạch.

-  Các chất chống đông lỏng có thể gây pha loãng dẫn đến làm nồng độ mẫu người bệnh thấp.

     Điều kiện mẫu:

-  Không sử dụng các mẫu sau: bị bất hoạt do nhiệt, bị tán huyết (> 500 mg/dL), Để có kết quả xác thực: mẫu huyết thanh và huyết tương không nên có fibrin, hồng cầu hay các vật thể lạ khác. Nếu mẫu được ly tâm trước khi quá trình hình thành cục máu đông kết thúc hoàn toàn thì sự hiện diện của fibrin có thể gây ra sai số trong kết quả. Đối với những mẫu mới rã đông khuyến cáo chuyển mẫu sang ống ly tâm và ly tâm ở ≥ 10.000 RCF (Relative Centrifugal Force) trong 10 phút trước khi xét nghiệm. Sau đó hút phần dịch trong sang cup đựng mẫu để chạy xét nghiệm.

-  Để có kết quả tối ưu, cần kiểm tra bọt khí trong mẫu bằng mắt. Loại bỏ bọt khí trước khi xét nghiệm. Mỗi xét nghiệm dùng một que riêng để tránh nhiễm chéo.

Bảo quản:

Mẫu để sau 24 giờ nên tách huyết thanh hay huyết tương. Mẫu ổn định trong 14 ngày ở nhiệt độ 2-8°C, 5 ngày ở 20°C, 12 tuần ở - 20°C. Mẫu có thể rã đông 1 lần.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Kiểm tra để chắc rằng có đủ tất cả thuốc thử cần thiết cho xét nghiệm.

-  Tiến hành hiệu chuẩn nếu cần.

Chuẩn bị Mẫu chuẩn (cal) và Mẫu chứng (QC).

-  Lắc trộn chai đựng mẫu chuẩn SCC calset và mẫu kiểm tra chất lượng  PreciControl SCC hoặc PreciControl Lung Cancer nhẹ nhàng trước khi sử dụng.

- Tần suất chuẩn

+ Cần thực hiện chuẩn mỗi lô thuốc thử khi sử dụng lô thuốc thử mới (không quá 24 giờ từ khi hộp thuốc thử được đăng ký trên máy phân tích).

+ Thực hiện chuẩn lại khi:

▪ Sau 4 tuần nếu sử dụng các hộp thuốc thử cùng lô

▪ Sau 7 ngày (nếu sử dụng cùng hộp thuốc thử đó)

▪ Khi cần thiết (khi kết quả QC nằm ngoài dải cho phép)

-  Khi mẫu kiểm tra chất lượng cho kết quả nằm trong dải chấp nhận. Tiến hành nạp mẫu và nhấn Sart.

-  Kết quả của người bệnh sẽ được xem xét và phê duyệt, trả và lưu trữ kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu, trả kết quả xét nghiệm cho người bệnh đúng thời gian quy định.

V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.    Bình thường:  Nồng độ SCC   < 1.5 ng/mL

2.    Bệnh lý:

-  Nồng độ kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) tăng trong các khối u ác tính tế bào vảy khác như khối u ở phổi, thực quản, đầu và cổ, ống hậu môn và da.

-  Trong ung thư biểu mô tế bào vảy ở cổ tử cung, nồng độ kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy (SCCA) huyết thanh tăng gặp ở 45-83% số người bệnh ung thư cổ tử cung biểu mô tế bào vảy và ở 66-84% ung thư cổ tử cung tế bào vảy tái phát. Sự tăng nồng độ SCCA tỷ lệ với mức độ nặng của ung thư cổ tử cung tế bào vảy. Các người bệnh ung thư có nồng độ SCC tăng trở lại sau phẫu thuật 2-6 tuần có tỷ lệ tái phát 92%. Nồng độ SCC có liên quan đến sự tái phát khối u và tiên lượng của  bệnh.

VI. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Nếu kết quả nồng độ SCC không phù hợp với lâm sàng cần làm thêm các xét nghiệm khác để khẳng định kết quả. Muốn có chẩn đoán chính xác cần kết hợp với triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm khác.

-  Không nên sử dụng xét nghiệm nồng độ SCC như một xét nghiệm sàng lọc ung thư.

-  Ở bệnh nhân dùng liều cao biotin (nghĩa là > 5 mg/ngày), không nên lấy mẫu cho đến ít nhất 8 giờ sau khi dùng liều biotin cuối.

- Giới hạn và khoảng đo của máy phân tích đối với SCC là: 0.1 – 70 ng/mL. Nếu nồng độ SCC trong mẫu đo > 70 ng/mL, phải chạy chế độ pha loãng bệnh phẩm với dung dịch pha loãng Diluent Universal.. Tỷ lệ pha loãng khuyến cáo là 1:20 SA (pha loãng tự động ). Sau khi pha loãng bằng máy phân tích, phần mềm Cobas e tự động đưa hệ số pha loãng vào khi tính toán nồng độ mẫu.

 

QUY TRÌNH 99

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM Anti-HBc IgM

 

I. MỤC ĐÍCH

Xét nghiệm miễn dịch dùng để định tính kháng thể IgM kháng kháng nguyên lõi của vi rút viêm gan B trong huyết thanh và huyết tương người

II. NGUYÊN LÝ

Kháng nguyên lõi của vi rút viêm gan B (HbcAg) là một perotein không glycosyl (p22) tạo thành , nucleocapsid (lõi vi rút) của vi rút viêm gan B. Lõi vi rút gồm có HBV-DNA và DNA polymerase. Trong bào tương của tế bào gan chứa vi rút nucleocapsid được bao bọc bởi kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B (HBsAg) để tạo thành các thể virion. HbcAg tự do hay lõi vi rút không có vỏ bọc không phát hiện trong huyết thanh.

Các kháng thể IgM kháng HBcAg xuất hiện trong huyết thanh trong giai đoạn sinh trưởng của vi rút viêm gan B hoạt động và vẫn có thể được phát hiện nhiều tuần đến nhiều tháng sau sự sinh trưởng của vi rút viêm gan B đã dừng lại. Nồng độ kháng thể IgM kháng HBc thường cao khi nhiễm vi rút viêm gan B và trong những đợt tấn công của của viêm gan B mạn tính

Xét nghiệm tìm kháng thể IgM kháng HBc được sử dụng kết hợp cùng với xét nghiệm xác định HBsAg để phát hiện tình trạng nhiễm viêm gan B cấp tính theo

Nguyên lý xét nghiệm bắt cặp. Tổng thời gian xét nghiệm: 18 phút.

▪ Thời kỳ ủ đầu tiên: Tiền xử lý 10 μL mẫu thử (tiền pha loãng tự động với Diluent Universal theo tỉ lệ 1:400) với thuốc thử kháng thể kháng Fdγ để ức chế IgG đặc hiệu.

▪ Thời kỳ ủ thứ hai: Kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng IgM người đánh dấu biotin HbcAg đánh dấu phức hợp rutheniuma và các vi hạt phủ streptavidin, phức hợp miễn dịch tạo thành trở nên gắn kết với pha rắn thông qua sự tương tác giữa biotin và streptavidin.

▪ Hỗn hợp phản ứng được chuyển tới buồng đo, ở đó các vi hạt đối từ được bắt giữ trên bề mặt của điện cực. Những thành phần không gắn kết sẽ bị thải ra ngoài buồng đo bởi dung dịch ProCell/ProCell M. Cho điện áp vào điện cực sẽ tạo nên sự phát quang hóa học được đo bằng bộ khuếch đại quang tử.

▪ Các kết quả được xác định tự động nhờ phần mềm bằng cách so sánh tín hiệu điện hóa phát quang thu được từ sản phẩm phản ứng của mẫu với tín hiệu giá trị ngưỡng phản ứng thu được trước đó qua việc chuẩn xét nghiệm.

III. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm như Cobas e601.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Anti-Hbc IgM bao gồm bộ thuốc thử:

M:  Vi hạt phủ Streptavidin (nắp trong), 1 chai, 6.5 mL: Vi hạt phủ Streptavidin 0.72 mg/mL; chất bảo quản.

R1: kháng thể IgM kháng HBc tiền xử lý (nắp xám), 1 chai, 10 mL: Kháng thể  kháng Fdγ người (cừu); đệm phosphate 100 mmol/L, pH 7.5; chất bảo quản.

R2: Anti-h-IgM-Ab~Ru (bpy) (nắp đen), 1 chai, 10 mL: Kháng thể đơn dòng kháng IgM (chuột) đánh dấu biotin > 600 ng/mL; đệm phosphate 100 mmol/L, pH 7.4; chất bảo quản.

- Mẫu chuẩn Anti-HBcIgM âm tính, mẫu chuẩn Anti-HBcIgM dương tính, chất kiểm tra chất lượng Anti-HBcIgM

- Thuốc thử được bảo quản và ổ định 2-8°C cho đến khi hết hạn sử dụng, 12 tuần sau khi mở nắp, 7 ngày trên máy phân tích.

3. Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước  ngày lấy  máu.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3- EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 5 ngày ở 2 - 8°C, 3 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 5 ngày ở 2 - 8°C, 3 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Anti-HBcIgM, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Anti-HBc IgM đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

VNhận định kết quả

+ Giá trị tham chiếu: COI  < 1.0

+ Với xét nghiệm Elecsys Anti‑HBc IgM, ngưỡng (chỉ số ngưỡng 1.0) được cài đặt khoảng 100 PEI‑U/mL.

+ Mẫu có chỉ số ngưỡng phản ứng ≥ 1.0 là mẫu có phản ứng trong xét nghiệm Elecsys Anti‑HBc IgM. Các mẫu này được xem dương tính với kháng thể IgM kháng HBc. Trong nhiễm HBV cấp, nồng độ kháng thể IgM kháng HBc nói chung cách xa trên khoảng giới hạn này. Sau khi phục hồi bệnh viêm gan B, nồng độ kháng thể IgM kháng HBc dưới giới hạn này. Viêm gan mạn tính có thể cho giá trị gần ngưỡng.

(Lượt đọc: 7809)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ