Banner
Banner dưới menu

Phần I. Xét nghiệm miễn dịch - sinh hóa máu (3)

(Cập nhật: 26/11/2017)

Xét nghiệm miễn dịch - sinh hóa máu (3)

QUY TRÌNH 30

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ AMYLASE

 

I.      NGUYÊN LÝ

Amylase là 1 nhóm các enzym hydrolase được sản xuất chủ yếu ở tụy và tuyến nước bọt, 1 lượng nhỏ ở gan, niêm mạc ruột non, buồng trứng, vòi trứng. Hoạt độ amylase toàn phần là tổng hoạt độ của 2 isoenzym chính là isoenzym P (tụy) và isoenzym S (nước bọt, phổi, sinh dục).

Hoạt độ enzym Amylase trong máu của bệnh nhân được xác định theo phương pháp động học enzym.

II.      CHUẨN BỊ

1.    Cán bộ thực hiện:

Bác sỹ hoặc cán bộ ĐH, kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.    Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa AU 640, AU 680.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm, hóa chất chuẩn Amylase, huyết thanh kiểm tra chất lượng Amylase.

3.    Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4.    Phiếu xét nghiệm:

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.    Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc có chống đông Li- Heparin. Máu không vỡ hồng cầu. Bệnh phẩm ổn định 1 tháng ở 2- 8°C, 7 ngày ở 20°C đến 25°C.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, hóa chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.    Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm Amylase, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Amylase đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm  và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả xét nghiệm trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.        NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.    Trị số bình thường:

Amylase máu < 100 U/L

2.    Amylase máu tăng trong:

- Bệnh tụy (Viêm tụy cấp và mạn)

- Bệnh đường mật, bệnh ổ bụng không phải bệnh tụy (Loét dạ dày, tắc ruột…),

- Quai bị, viêm, tắc tuyến nước bọt, tăng Amylase ở người bình thường (tăng

Macro Amylase).

 

QUY TRÌNH 31

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ LIPASE

 

I.      NGUYÊN LÝ

Mục đích: Đo hoạt độ enzym Lipase trong máu của bệnh nhân

Lipase là enzym được sản xuất duy nhất ở tụy, giúp chuyển hóa mỡ và Triglycerid thành các acid béo và glycerol.

Hoạt độ enzym Lipase trong  máu của bệnh nhân được xác định theo phương pháp động học enzym.

II.       CHUẨN BỊ

1.    Cán bộ thực hiện:

Bác sỹ hoặc cán bộ ĐH, kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa AU 640, AU 680.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm, hóa chất chuẩn Lipase, huyết thanh kiểm tra chất lượng Lipase của hãng Beckman Coulter.

3. Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm:

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Lấy 2mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc có chống đông Li- Heparin. Máu không vỡ hồng cầu. Bệnh phẩm ổn định 1 tháng ở 2- 8°C, 7 ngày ở 20°C đến 25°C.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ pḥng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, hóa chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm Lipase,

- Kiểm tra chất lượng: Mẫu huyết thanh kiểm tra Lipase được tiến hành 2 mức (QC1 và QC 2: mức có giá trị bình thường và mức có giá trị bệnh lý). Kết quả kiểm tra chất lýợng với xét nghiệm Lipase đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng thì mới tiến hành phân tích cho bệnh nhân.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm  và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Kết quả sau khi được đánh giá sẽ được chuyển vào phần mềm quản lý dữ liệu Bệnh viện, in phiếu xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1.Trị số bình thường:

Lipase máu < 60 U/L

2. Lipase máu tăng trong:

- Bệnh tụy (Viêm tụy cấp và mạn): Lipase tăng trong vòng 24-36h sau khi bắt đầu viêm tụy cấp (tăng sau amylase) kéo dài tới 14 ngày (tức là lâu hơn so với Amylase).

- Bệnh đường mật, bệnh ổ bụng không phải bệnh tụy (Loét dạ dày hoặc thủng bít, tắc ruột…).

- Tắc nghẽn ống tụy do sỏi, co thắt cơ Oddi,…

- Nang giả tụy sau viêm tụy cấp.

 

 

QUY TRÌNH 32

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ CK

(Creatine kinase)

 

I. NGUYÊN LÝ

CK (Creatine kinase) hay CPK (Creatine phosphokinase) là một enzym đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho các mô khác nhau trong cơ thể, đặc biệt là mô cơ. CK có mặt chủ yếu ở cơ vân, cơ tim và một lượng ít ở tổ chức não. Bệnh lý xuất hiện ở các cơ quan trên đều có thể gây tăng hoạt độ CK toàn phần.

Hoạt độ của enzym CK trong máu của bệnh nhân được xác định theo phương pháp động học enzym (kenetic).

II.CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện:

Bác sĩ hoặc cán bộ đại học, kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.     Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm Olympus AU 640, AU 680.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm CK, hóa chất chuẩn CK, huyết thanh kiểm tra chất lượng CK.

3.     Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh hoạt động thể lực cường độ cao trước khi lấy máu…

4.     Phiếu xét nghiệm:

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li- Heparin. Máu không vỡ hồng cầu..

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, hóa chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm CK. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm CK đạt yêu cầu nằm trong dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

I.         NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Trị số bình thường:

CK (CPK)/máu: - Nam: 24- 190 U/L- 37°C

- Nữ: 24- 167 U/L- 37°C

2. Hoạt độ CK máu tăng trong:

- Nhồi máu cơ tim cấp, sau phẫu thuật tim.

- Bệnh tai biến mạch não cấp, chấn thýõng não.

- Đụng dập cơ, hội chứng tiêu cơ vân, viêm cơ, nhồi máu phổi,…

3. Hoạt  độ  CK  máu  giảm trong: 

Bệnh  Addison,  bệnh  lý  gan, giảm khối

lượng cơ, giảm tiết của thùy yên tuyến trước.

II.      NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Yếu tố

Hậu quả

Xử trí

Mẫu   máu   bị   vỡ hồng

cầu

Tăng hoạt độ CK

Từ    chối   mẫu  bị   vỡ

hồng cầu.  Yêu cầu lấy

lại  mẫu  khác.  Chú  ý:

Khi  lấy  máu  garo vừa

phải.   Nếu   dùng bơm

tiêm lấy máu phải tháo

kim    tiêm   trước   khi

bơm     máu   vào   ống

nghiệm.

Sau thủ thuật: tiêm truyển

nhiều lần trong ngày, thông tim hoặc đang sử dụng thuốc Ampicillin, thuốc chống đông, thuốc gây tê,..

Tăng hoạt độ CK

Chú  ý  khi  biện  luận,

nhận định kết quả

 

 

 

 

QUY TRÌNH 33

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CRP

 

I.      NGUYÊN LÝ

CRP (C-Reactive Protein) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục.

II.       CHUẨN BỊ

1.   Thực hiện cán bộ:

1 Cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa Olympus AU 640, Beckman Coulter AU 680, máy ly tâm

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm, chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng CRP:

- Thuốc thử: Glycine buffer, anti-CRP latex. Trước sử dụng, trộn R1 vào R2, lắc đều cho tan hết bột đông khô, tránh tạo bọt, để ổn định 5- 10 phút, rồi cho vào máy phân tích, thời gian ổn định trên máy là 3 tháng.

- Chất chuẩn CRP: CRP latex calibrator normal set

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm:

Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm, ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận mẫu,…

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-/Na-heparin,Na-/K3-EDTA, hay citrate. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định: 11 ngày ở 15- 25°C, 2 tháng ở 2- 8°C, 3 năm ở (-15) - (-25)°C.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm CRP, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm CRP đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Trị số bình thường: 

CRP < 5 mg/L.

2.     CRP máu tăng trong:

- Viêm tụy cấp, viêm ruột thừa

- Bỏng, sau phẫu thuật

- Thấp khớp dạng thấp, lao tiến triển

- Nhồi máu cơ tim.

- Tình trạng nhiễm khuẩn.


QUY TRÌNH 34

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CRP hs

 

I.     NGUYÊN LÝ

CRP-hs (C-Reactive Protein High sensitive) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục.

II.     CHUẨN BỊ

1. Thực hiện cán bộ:

1 Cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa Olympus AU 640, Beckman Coulter AU 680, máy ly tâm, một số trang thiết bị khác

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm, chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng RP-hs

- Thuốc thử: Glycine buffer, anti-CRP latex. Trước sử dụng, trộn R1 vào R2, lắc đều cho tan hết bột đông khô, tránh tạo bọt, để ổn định 5- 10 phút, rồi cho vào máy phân tích, thời gian ổn định trên máy là 3 tháng.

- Chất chuẩn CRPhs: CRP latex calibrator high sensitive set

3.     Người bệnh:

Người bệnh được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu.

4.     Phiếu xét nghiệm:

Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm, bác sĩ chỉ định, ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận mẫu,…

III.      CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-/Na-heparin, Na-/K3-EDTA, hay citrate. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định: 11 ngày ở 15- 25°C, 2 tháng ở 2- 8°C, 3 năm ở (-15) - (-25)°C.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm CRP-hs, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm CRP-hs đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó trả, lưu kết quả trên  phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.  NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.Trị số bình thường: 

CRPhs < 1mg/L

2. CRPhs máu tăng trong:

- CRPhs được sử dụng để đánh giá nguy cơ tim mạch, CRPhs tăng khi có nguy cơ bị bệnh tim mạch.

- CRPhs tăng cũng trong Viêm tụy cấp; viêm ruột thừa; Bỏng; sau phẫu thuật; Thấp khớp dạng thấp; lao tiến triển; Nhồi máu cơ tim; Tình trạng nhiễm khuẩn.

 

QUY TRÌNH 35

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG RF

 (Rheumatoid factor)

 

I.      NGUYÊN LÝ

Yếu tố dạng thấp RF (Rheumatoid factor) là các globulin miễn dịch được xác định bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục.

II.       CHUẨN BỊ

1.     Thực hiện cán bộ:  1 Bác sĩ hoặc Cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên hóa sinh

2.     Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm như Olympus AU 640, AU680…

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm RF, chất chuẩn RF, kiểm tra chất lượng RF.

3.     Người bệnh: Người bệnh cần giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu.

4.     Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.         Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-/Na-heparin, Na-/K3-EDTA, hay citrate. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định: 24 giờ ở 15- 25°C, 3 ngày ở 2- 8°C, 4 tuần ở (-15)- (-25)°C

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm RF, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm RF đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm  luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Bình thường:

RF < 14 U/mL

2.     RF máu tăng trong:

Viêm khớp dạng thấp, Hội chứng Sjogren. Nồng độ RF cao liên quan tới mức độ nặng của bệnh.

Ngoài ra RF còn có thể tăng lên trong 1 số bệnh như: viêm gan mãn  tính, xơ gan mật nguyên phát, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn , bệnh bạch cầu, viêm da, lupus ban đỏ, nhiễm 1 số virus, … và ở khoảng 5-10 % người khỏe mạnh, đặc biệt là người cao tuổi.

 

QUY TRÌNH 36

ĐỊNH LƯỢNG IgA

(IMMUNOGLOBULIN A)

 

I.     NGUYÊN LÝ

IgA được xác định bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục.

II.  CHUẨN BỊ

1.    Thực hiện cán bộ: 1 Cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên

2.    Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa: Olympus AU 640, AU 680.

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm IgA, chất chuẩn IgA, kiểm tra chất lượng IgA.

3.    Người bệnh: Người bệnh cần giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu.

4.    Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, chỉ định xét nghiệm, tên bác sỹ chỉ định.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.    Lấy bệnh phẩm:

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-/Na-heparin, Na2-/K3-EDTA, hay citrate. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định:8 tháng ở 15-25°C đến (-15)- (-25)°C

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.    Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm IgA, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IgA đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.    Trị số bình thường: 70 - 400 mg/dL

2.    IgA máu tăng trong:

- Nhiễm trùng (ở trẻ sơ sinh, đường hô hấp, đường tiêu hóa )

- Xơ gan, sốt thấp khớp

- U tủy IgA, bệnh tự miễn.

3.    IgA máu giảm trong:

- Thiếu hoặc không có γ-globulin huyết,

- Leucemia lympho bào,

- Tiền sản giật.

 

QUY TRÌNH 37

ĐỊNH LƯỢNG IgG

(IMMUNOGLOBULIN G)

 

I.   NGUYÊN LÝ

IgG được xác định bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục.

II.  CHUẨN BỊ

1.  Thực hiện cán bộ:

1 Bác sĩ hoặc Cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên hóa sinh

2.  Phương tiện, hóa chất:

-     Phương tiện: Máy xét nghiệm như Olympus AU 640, AU 680.

-     Hóa chất: Hóa chất  xét  nghiệm IgG,  chất chuẩn IgG,  kiểm tra chất lượng IgG.

3.  Người bệnh:

Người bệnh cần giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu

4.  Phiếu xét nghiệm:

Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, chỉ định xét nghiệm, tên bác sỹ chỉ định.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.  Lấy bệnh phẩm:

-     Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-/Na-heparin, Na-/K3-EDTA, hay citrate. Máu không vỡ hồng cầu.

-     Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-     Bệnh phẩm ổn định: 8 tuần ở 2-8°C, 4 tháng ở 15-25°C , 8 tháng ở (-15)- (-25)°C

-     Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt  nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.  Tiến hành kỹ thuật

-     Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm IgG, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IgG đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-     Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).

-     Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích

-     Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-     Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-     Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.  Trị số bình thường:

700- 1600mg/dL.

2.  IgG máu tăng trong:

-     Nhiễm trùng, Xơ gan, U tủy IgG, sarcoidosis, Bệnh tự miễn, sốt thấp khớp.

3.  IgG máu giảm trong:

-     Thiếu hoặc không có γ-globulin huyết, Leucemia lympho bào, Tiền sản giật.

 

QUY TRÌNH 38

ĐỊNH LƯỢNG IgM

(IMMUNOGLOBULIN M)

I.     NGUYÊN LÝ

IgM trong huyết thanh/ huyết tương người được định lượng bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục.

II.  CHUẨN BỊ

1.    Thực hiện cán bộ: 1 Bác sĩ hoặc Cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.    Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa Olympus AU 640, Beckman Couler AU680

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm IgM, chất chuẩn IgM, kiểm tra chất lượng IgM.

3.    Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu.

4.    Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, chỉ định xét nghiệm, tên bác sỹ chỉ định.

III.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.    Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-/Na-heparin, Na2-/K3-EDTA, hay citrate. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định: 4 tháng ở 2- 8°C, 2 tháng ở 15- 25°C, 6 tháng ở (-15)- (-25)°C. Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.    Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm IgM, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IgM đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả xét nghiệm trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.    Trị số bình thường: - Người lớn: 40 - 230 mg/dL.

 - Trẻ em: 20- 200 mg/dL

2.    IgM máu tăng trong:

- Nhiễm trùng cấp

- Bệnh macrohlobulin huyết Waldestrom, Sốt rét, Lymphosarcom,

- Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng,

- Nhiễm virus Rubella ở trẻ sơ sinh.

3.    IgM máu giảm trong:

- Thiếu hoặc không có γ-globulin huyết

- Leucemia lympho bào

- Tiền sản giật.

 

QUY TRÌNH 39

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ASLO

 

I. NGUYÊN LÝ

Kháng thể kháng Streptolysin- O (Antistreptolysin-O hay ASLO) là một enzym do vi khuẩn liên cầu tan máu β nhóm A sản xuất ra. Khi vi khuẩn  xâm nhập vào cơ thể người, cơ thể sẽ sản xuất ra các kháng thể chống lại enzym này. Các kháng thể xuất hiện 7- 10 ngày sau nhiễm trùng do liên cầu cấp và tiếp tục tăng lên trong vòng 2 đến 4 tuần. Nồng độ ASLO điển hình  sẽ giảm xuống tới mức như trước khi bị nhiễm trùng trong vòng 6 đến 12 tháng.

ASLO trong huyết thanh người được định lượng theo phương pháp miễn dịch đo độ đục.

I.      CHUẨN BỊ

• Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV chuyên ngành Hóa sinh

• Phương tiện hóa chất:

- Máy xét nghiệm: máy sinh hóa tự động AU 640, AU 680.

Thuốc thử: sẵn sàng sử dụng: Phosphate buffer (pH 7.0), streptolysin-O coated latex.

-  Bảo quản hóa chất ở 2- 8°C đến khi hết hạn sử dụng, 60 ngày khi để trên máy phân tích.

-  Các loại hóa chất khác: dung dịch rửa, nước muối sinh lý, hóa chất chuẩn ASLO, control ITA: 2 mức.

• Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện XN. Không nhất thiết yêu cầu BN nhịn ăn trước khi lấy máu XN.

• Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có).

II.       CÁC  BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm:

• Bệnh phẩm máu phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm không chống đông tiêu chuẩn.

• Bệnh phẩm phải được ly tâm 4000 vòng trong 5 phút, tách lấy huyết thanh. Mẫu bệnh phẩm ổn định 2 ngày ở 15- 25°C, 8 ngày ở 2- 8°C.

2.     Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép ± 2SD, thông thường chạy control 2 mức: 1 và – 2.

-  Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng, nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả trteen phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị bình thường: ASLO/ huyết thanh:

+ Người lớn: < 200 IU/mL

+ Trẻ em: < 150 IU/mL

2.     ASLO máu tăng trong:

-  Thấp khớp cấp

-  Viêm nội tâm mạc sau nhiễm liên cầu

-  Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu.

-  Bệnh tinh hồng nhiệt (do nhiễm trùng liên cầu)

V.  NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm. Xử trí: Từ chối mẫu, yêu cầu lấy lại mẫu khác.

Huyết thanh đục do có nồng độ lipid tăng có thể gây kết quả (+) giả.


QUY TRÌNH 40

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG LACTAT

 

I.     NGUYÊN LÝ

Lactat (tên khác: L-lactate, acid Lactic, 2-hydroxypropanoic) được sản xuất bởi quá trình phân hủy glycogen kỵ khí, chủ yếu ở cơ vân, não và hồng cầu. Lactat được chuyển hóa tại gan. Tăng nồng độ lactat trong máu phản ánh tăng sản xuất quá mức và/hoặc giảm sử dụng của gan để tân tạo glycogen. Tích tụ lactat quá mức sẽ gây tình trạng nhiễm toan chuyển hóa và tăng khoảng trống anion.

Lactat bị oxy hóa bởi lactat oxidase (LOD) tạo thành pyruvate và hydrogen peroxide. Một sản phẩm màu được tạo ra bởi phản ứng của peroxidase (POD), hydrogen peroxid, 4- aminoantipyrine và chất hydrogen donor (TOOS). Sản phẩm màu được đo bằng máy đo quang. Đậm độ màu tỉ lệ với nồng độ Lactat có trong bệnh phẩm.

II.  CHUẨN BỊ

1.    Cán bộ thực hiện: 01 Bác sỹ hoặc cán bộ ĐH, 01 Kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2.    Phương tiện, hóa chất:

-  Máy hóa sinh tự động Olympus AU 640, Beckman Coulter AU 680.

-  Máy ly tâm

-  Hóa chất làm xét nghiệm Lactat, ổn định trên máy trong 1 tháng, chất chuẩn Lactat (hãng Olympus).

-  Huyết thanh kiểm tra mức 1 & 2 (QC mức bình thường & bệnh lý).

3.    Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích lấy máu để làm xét nghiệm. Nồng độ lactat tăng trong máu khi hoạt động mạnh, vì vậy bệnh nhân cần được nghỉ ngơi trước khi lấy mẫu.

4.    Phiếu xét nghiệm: Ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, bác sĩ chỉ định xét nghiệm, ngày giờ lấy mẫu.

III.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.   Lấy bệnh phẩm: Huyết tương hoặc dịch não tủy. Không sử dụng huyết thanh.

-  Huyết tương: Sử dụng huyết tương chống đông bằng Li- Heparin. Khi lấy máu tĩnh mạch tránh garo quá lâu.

-  Mẫu huyết tương ổn định: Ổn định trong 14 ngày ở 2- 8°C và  15- 25°C

-  Phân tích mẫu ngay lập tức hoặc tách huyết tương và bảo quản lạnh ngay trong vòng 15 phút sau thu thập mẫu.

2.    Tiến hành kỹ thuật:

-  Ly tâm 4000 vòng trong 5 phút ống máu hoặc dịch não tủy

-  Đặt ống máu đã được ly tâm vào vị trí trên khay chứa mẫu.

-  Vận hành máy theo hướng dẫn trong tài liệu hướng dẫn sử dụng máy Beckman Coulter.

-  Máy sẽ tự động in ra kết quả sau khi hoàn tất quá trình phân tích.

-  Kiểm soát chất lượng:

+ Hàng ngày: Chạy 2 mức kiểm tra QC chất lượng hàng ngày vào buổi sáng. Tất cả các kết quả kiểm tra chất lượng phải được ghi lại trong bảng theo dõi QC. Chỉ thông báo kết quả xét nghiệm nếu cả 2 mức QC nằm trong khoảng cho phép.

+ Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi chuẩn máy XN.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.    Giá trị tham chiếu:

-  Nồng độ lactate máu: + Máu động mạch: < 1.8 mmol/L

+ Máu tĩnh mạch: 0.5 - 2.2 mmol/L

-  Nồng độ lactate dịch não tủy: 1.2- 2.1 mmol/L

2.    Tăng lactate máu do:

-  Nguyên nhân: Giảm tưới máu mô: shock, suy tim ứ huyết

-  Giảm hàm lượng oxy: Giảm oxy mô, ngừng tuần hoàn, thiếu máu nặng, ngộ độc CO.

-  Nhiễm trùng huyết, suy thận, suy gan nặng, đái tháo đường nhiễm toan ceton, thuốc hoặc chất độc, vận cơ mạnh.

-  Bệnh di truyền: bệnh ty thể, ứ glycogen typ 1, 2, 3, 5, 8; thiếu hụt fructose 1.6 diphosphatase và pyruvat carboxylase.

V.  NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Các nguyên nhân làm tăng lactat máu: bệnh nhân gắng sức, garo chặt quá lâu, bệnh phẩm để lâu (nồng độ lactat máu tăng lên gấp 2 lần sau mỗi 30 phút), vỡ hồng cầu. Các thuốc có thể làm tăng lactat máu: rượu, glucose, adrenalin, natri bicarbonat

-  Xử trí: Lấy máu đúng kỹ thuật, tránh vỡ hồng cầu, không garo quá chặt và lâu, chuyển bệnh phẩm đến ngay pḥng xét nghiệm. Bệnh  nhân cần  nghỉ ngơi tránh gắng sức, không dùng thuốc có thể gây tăng nồng độ lactat trong máu.

 

QUY TRÌNH 41

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ETHANOL (CỒN)

I. NGUYÊN LÝ

Nồng độ cồn (Ethanol) trong máu được định lượng theo phương pháp động học enzym. PTPƯ:

Ethanol + NAD+       ADH         Acetaldehyde + NADH + H+

Độ hấp thụ mật độ quang của NADH tỷ lệ thuận với nồng độ cồn trong mẫu bệnh phẩm, được đo ở bước sóng 340 nm.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: BS hoặc cán bộ ĐH và KTV chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: máy xét nghiệm sinh hóa Olympus AU640, AU680

- Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

+ Hóa chất xét nghiệm Ethanol: NAD+ (Nicotinamine adenine dinucleotide phosphate); ADH (Alcohol dehydrogenase); TRIS Buffer

+ Chất chuẩn Ethanol, chất kiểm tra chất lượng Ethanol. Bảo quản hóa chất ở 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng, 8 tuần khi để trên máy phân tích.

3. Người bệnh

- Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm;

- Với người bị tai nạn giao thông nghi do uống rượu cần thông báo với người nhà bệnh nhân. Nếu xét nghiệm này được sử dụng để cung cấp một bằng chứng pháp lý sau này, khi lấy mẫu bệnh phẩm cần có người chứng kiến.

- Không nhất thiết yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm: Mẫu phiếu yêu cầu xét nghiệm theo đúng mẫu quy định; có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định. Phải ghi rõ ngày giờ lấy mẫu bệnh phẩm, sử dụng thuốc (nếu có)

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 3 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chông đông là Li-Heparin hoặc EDTA. Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn và có nút đảm bảo chặt, kín.

- Máu cần chuyển tới khoa Hóa sinh trong vòng 30 phút. Nếu ở xa phòng xét nghiệm, sau khi lấy máu, đậy chặt nút ống nghiệm, bảo quản ở 0°C và chuyển ngay về phòng xét nghiệm.

- Lưu ý: không sử dụng chất sát khuẩn có cồn để lấy máu. Dung dịch sát khuẩn vị trí lấy máu: Povidone-iodin

- Tính ổn định mẫu: Bảo quản huyết thanh/huyết tương ở 2- 8°C trong vòng 2 tuần, ở -20°C được 12 tháng. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Bệnh phẩm được ly tâm 4000 vòng/5 phút, tách lấy huyết thanh hoặc huyết týõng đựng trong ống effpendorf, đậy kín nắp. Chỉ lấy đủ bệnh phẩm cho 1 lần phân tích, cần phân tích ngay trong vòng 5 phút. Nếu phải phân tích lại nên lấy mẫu bệnh phẩm khác ở ống gốc.

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm.

- Lưu mẫu máu, huyết thanh hoặc huyết tương sau khi định lượng nồng độ cồn ở 2-8°C trong 2 tuần.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Trị số bình thường: < 10.9  mmol/L   

2. Tăng nồng độ cồn trong máu:

- Nguyên nhân chính thường gặp là uống rượu và ngộ độc rượu cấp.

- Nồng độ Ethanol từ 10.9- 21.7 mmol/L (50- 100 mg/dL): Biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén.

- Ethanol > 21.7 mmol/L (> 100 mg/dL): Biểu hiện ức chế thần kinh trung ương.

- Ethanol > 86.8 mmol/L (> 400mg/dL): Có thể gây nguy hại đến tính mạng.                                   

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm có nồng độ Bilirubin máu tăng > 66 mg/dL, huyết tán: hemoglobin > 0.2 g/dL, huyết thanh đục tăng triglycerid máu > 500 mg/dL, acid lactic > 30 mmol/L

Kết quả sai lệch

Cần pha loãng bệnh phẩm

Đang sử dụng thuốc: kháng histamin, barbiturat, opiat, thuốc an thần, diazepam.

Kết quả nồng độ cồn trong máu có thể bị tăng lên

 

Nồng độ cồn ngoài dải  đo (> 65 mmol/L)

Sai lệch kết quả

Pha loãng bệnh phẩm

 

 


QUY TRÌNH 42

ĐỊNH LƯỢNG Ca++ BẰNG ĐIỆN CỰC CHỌN LỌC

I. NGUYÊN LÝ

Canxi ion hóa được định lượng theo nguyên lý điện cực chọn lọc. Tại điện cực Ca++ có một màng bán thấm chỉ cho ion Ca++ đi qua. Căn cứ vào lượng Ca++ thấm qua màng (thông qua sự thay đổi điện thế ở màng) để xác định nồng độ của nó.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 01 BS hoặc cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm khí máu- điện giải ABL80- hãng Radiometer- có vị trí gắn điện cực Ca.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm SC300/30, solution pack.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, người bệnh cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10 giờ trước khi lấy máu, người bệnh tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu…

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 1,5 ml máu động mạch vào dụng cụ lấy máu sampler capilary  có chất chống đông Heparin

- Sau khi lấy máu, bệnh phẩm được đem ngay đến khoa Hóa sinh.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Ca++ . Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Ca++ đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng Bệnh viện

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh phòng.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Bình thường: Canxi ion hóa: 1.17-1.29 mmol/L

- Dùng chỉ số Canxi ion hóa để dánh giá tình trạng bệnh lý của cơ thể chính xác hơn sử dụng Canxi toàn phần bởi chính phần canxi ion hóa này mới là phần canxi lưu hành có tác dụng sinh học và được điều hòa bởi các hormone của cơ thể.

+ Canxi ion máu tăng trong: Cường cận giáp, Dùng nhiều Vitamin D, Đa u tuỷ xương, Bệnh Addison, Ung thư (xương, vú, phế quản...).

+ Canxi ion máu giảm trong: Nhược cận giáp, Thiếu Vitamin D, Viêm thận, Hội chứng thận hư, Viêm tụy, Còi xương.


QUY TRÌNH 43

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ CHOLINESTERASE (ChE)

Cholinesterase (ChE) được tìm thấy trong gan, tụy, tim, huyết tương và chất trắng của năo, c̣n gọi là cholinesterase “giả” để phân biệt với Cholinesterase EC 3.1.1.7 “thật” có nguồn gốc trong hồng cầu. Trong thực tế lâm sàng có thể sử dụng Cholinesterase EC 3.1.1.8 như một chỉ điểm sinh học trong theo dõi, sàng lọc các trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu (đặc biệt nhóm phospho hữu cơ và carbamat), theo dõi chức năng gan như: viêm gan, xơ gan,..

I . NGUYÊN LÝ

Định lượng hoạt độ của ChE dựa trên các phản ứng sau: Mức độ hình thành 2-nitro-5-mercaptobenzoate tỷ lệ thuận với hoạt độ của ChE tham gia trong phản ứng. Có thể xác định được bằng phép đo quang.

Nguyên lý đo:

Butyrylthiocholine + H­­­2O  →CHE   Butyric acid + Thiocholine

2 Thiocholine + 2 OH- + 2 [Fe(CN)6]3- (Yellow) → Dithiobis(choline) + H­2O + 2 [Fe(CN)6] 4+ (Colourless)

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

01 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh và 01 kỹ thuật viên

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện

- Các máy phân tích Hóa sinh tự động AU 640, AU680.

- Máy ly tâm

2.2 Hóa chất

- Thuốc thử R1 và R2:

+ Tetra sodium diphosphate (pH 6.2)  75 mmol/L

+ Ferricyanide (III)  2.0 mmol/L

+ Butyrylthiocholine 15 mmol/L

- Thuốc thử ổn định cho đến hạn ghi trên hộp khi bảo quản ở nhiệt độ 2-8ºC. Khi mở nắp có thể ổn định trên khay lạnh đựng hoá chất của máy khoảng 30 ngày/khi không tắt máy. Thuốc thử R1 tránh tiếp xúc ánh sáng.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác: Ống nghiệm; Găng tay; Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm.

3. Người bệnh: Cần giải thích cho người bệnh và người nhà về mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm để người bệnh hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.  Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch đúng kỹ thuật, cho vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn, ống không có chất chống đông hoặc ống có chất chống đông Li-Heparin hoặc EDTA

-  Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm hoặc nhận mẫu từ khoa lâm sàng hoặc từ các phòng khám, bộ phận nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode trên ống mẫu bệnh nhân, rồi tiến hành ly tâm mẫu máu: 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương

- Tính ổn định của mẫu: Mẫu có thể ổn định 6h ở nhiệt độ 15-25°C; 7 ngày ở nhiệt độ 2-8°C; 6 tháng ở nhiệt độ (-70°C).

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

- Máy phân tích đã sẵn sàng thuốc thử sử dụng

- Chuẩn xét nghiệm ChE bằng dung dịch chuẩn System calibrator

- Kiểm tra chất lượng: Phân tích QC: ở cả 2 mức, sử dụng Control Serum level 1 và 2. Khi QC đạt, không vi phạm luật kiểm tra chất lượng, tiến hành phân tích mẫu.

2.2. Phân tích mẫu

- Mẫu máu sau khi ly tâm được chuyển vào giá đựng bệnh phẩm, chuyển đến máy phân tích thực hiện theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả xét nghiệm, tiến hành phân tích xem xét đánh giá kết quả bệnh nhân, lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in và trả phiếu kết quả xét nghiệm cho bệnh  nhân

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị bình thường: ChE ở

+ Nam: 4620 – 11500 U/L

+  Nữ:  3930 – 10800 U/L

+ Trẻ em, nam giới, nữ giới độ tuổi 40: 5300 - 12900 U/L

+ Phụ nữ  từ 16 - 39 tuổi không có thai, không dùng thuốc tránh thai dạng hormon: 4260 - 11250 U/L.

+ Phụ nữ  từ 18- 41 tuổi có thai, dùng thuốc tránh thai: 3650 - 9120 U/L

2. Hoạt độ ChE giảm: gặp trong

+ Ngộ độc thuốc trừ sâu nhóm phospho hữu cơ, nhóm carbamat

+ Nhiễm trùng cấp, thiếu máu, xơ gan vàng da

+ Tăng bạch cầu đa nhân, ung thư di căn, lao, Hội chứng ure máu cao

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khi:

+ Bilirubin >1026 mmol/L (60mg/dL)

+ Hemoglobin > 528 mmol/L (850 mg/dL)

+ Một số thuốc làm giảm hoạt độ ChE: cafein, morphin, atropin, acid folic, thuốc tránh thai.

- Xử trí: khi lấy mẫu máu tránh gây vỡ hồng cầu, sau ly tâm thấy vỡ hồng cầu nên loại bỏ mẫu và yêu cầu lấy lại mẫu máu khác.


QUY TRÌNH 44

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PRE-ALBUMIN

I . NGUYÊN LÝ

Prealbumin (tên khác là transthyretin) là một protein giàu tryptophan. Thông số này có thể giúp đánh giá mức độ suy dinh dưỡng ở các người bệnh nặng hoặc mắc các bệnh mạn tính và cũng có thể dự báo khả năng hồi phục về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.

Định lượng Prealbumin dựa trên nguyên lý miễn dịch kết hợp kháng nguyên-  kháng thể, Phương pháp đo độ đục miễn dịch.

II. CHUẨN BỊ

1.  Người thực hiện:

01 bác sỹ hoặc cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh và 01 kỹ thuật viên

2.  Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

-  Các máy  hóa sinh: AU 640, AU680.

-  Máy ly tâm;  Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, QC, mẫu bệnh phẩm.

-  Pipet các loại, sample cup; Ống nghiệm, đầu côn; Giá đựng ống nghiệm.

2.2. Hóa chất

- Thuốc thử 1 (R1) Phosphate buffer: 12.7 mmol/L, pH 7.2; NaCl: 0.13 mol/L; PEG: 60 g/L; chất bảo quản.

-  Thuốc  thử  2  (R2)  Anti-human  prealbumin   antibody  (rabbit):  >  0.55  g/L;  NaCl: 0.10 mol/L; chất bảo quản.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:  Ống nghiệm, Găng tay, dây garo, bông, cồn sát trùng, bơm tiêm lấy máu

3. Người bệnh

Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để người bệnh và người nhà người bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4.  Phiếu xét nghiệm: Có phiếu xét nghiệm ghi rõ yêu cầu xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.  Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch đúng kỹ thuật, cho vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn, ống không có chất chống đông.

-  Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm hoặc nhận mẫu từ khoa lâm sàng hoặc từ các phòng khám, bộ phận nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode trên ống mẫu bệnh nhân, rồi tiến hành ly tâm mẫu máu: 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh.

-  Thực hiện trên mẫu máu: Dùng huyết thanh (không dùng chất chống đông)

-  Tính ổn định của mẫu: Mẫu ổn định 3 ngày ở nhiệt độ 2-8°C; 6 tháng ở nhiệt độ (-15)- (-25°C).

2.  Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích

-  Máy phân tích đã sẵn sàng thuốc thử sử dụng.

- Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau.

-  Phân tích QC: ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu.

2.2. Phân tích mẫu

-  Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2giờ .

-  Mẫu máu sau khi ly tâm được chuyển vào giá đựng bệnh phẩm, chuyển đến máy phân tích thực hiện theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả xét nghiệm, tiến hành phân tích xem xét đánh giá kết quả bệnh nhân, lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in và trả phiếu kết quả xét nghiệm cho bệnh  nhân.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.  Trị số tham khảo: 0.2 - 0.4 g/L (6.4 - 7.28 µmol/L; 20 - 40 mg/dL)

2.  Trị số prealbumin tăng trong các trường hợp sau:

-  Người mắc bệnh: cường tuyến thượng thận, bệnh Hodgkin

-  Người đang dùng  thuốc các thuốc: Corticosteroid; Các thuốc kháng  viêm nonsteroid liều cao; thuốc progesteron hoặc các sản phẩm có chứa progesteron

-  Người uống rượu nhiều (Trị số prealbumin sau 7 ngày sẽ trở về trị số ban đầu)

3. Trị số Prealbumin giảm trong các trường hợp sau:

-  Suy dinh dưỡng; chế độ ăn thiếu protein; Rối loạn tiêu hóa mạn tính gây kém hấp thu

-  Trong các bệnh: Nhiễm khuẩn nặng, bệnh lý gan, cường giáp

-  Nguyên  nhân  khác: thiếu  kẽm; trong trường hợp sau phẫu thuật (Đáp  ứng của protein phase cấp âm tính)

-  Việc sử dụng các loại thuốc như amiodarone, estrogen và  một số thuốc tránh thai có thể gây giảm nồng độ prealbumin

* Nhận định trong chẩn đoán suy dinh dưỡng

- Prealbumin <0.5 g/L (<5mg/dL): dự báo tiên lượng xấu

- Prealbumin <1.1 g/L (<11mg/dL): tích cực bổ sung dinh dưỡng.

- Prealbumin <1.5 g/L (<15mg/dL): bổ sung dinh dưỡng hai lần một tuần

*Theo dõi đáp ứng điều trị:

- Prealbumin tăng lên khoảng 0.2 g/L/ngày (2mg/dL/ngày)

- Prealbumin trở về bình thường sau khoảng 8 ngày

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

1. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả:

+ Nồng độ bilirubin > 1026 µmol/L (60 mg/dL)

+ Mẫu bị huyết tán nồng độ Hb > 310 µmol/L (500 mg/dL )

+ Nồng độ triglycerid > 19,53mmol/L (1730 mg/dL).

+ Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid factor) > 100 IU/mL

+ Người bệnh uống rượu

2. Xử trí

Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại và yêu cầu lấy mẫu máu khác thay thế.

 

QUY TRÌNH 45

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG HbA1c BẰNG MÁY SẮC KÝ LỎNG CAO ÁP

I . NGUYÊN LÝ

Hemoglobin (Hb) là protein có cấu trúc bậc bốn hoàn chỉnh của hồng cầu. Hb có chức năng vận chuyển oxy từ phổi tới tổ chức và và CO­2 từ tổ chức tới phổi. Nồng độ glucose của hồng cầu cũng tương đương với nồng độ glucose trong huyết tương của máu. Khi nồng độ glucose máu tăng cao hơn mức bình thường trong một khoảng thời gian đủ dài, glucose sẽ kết hợp với hemoglobin gọi là phản ứng glycosyl hoá (hay Glycosylated Haemoglobin). Nhóm aldehyd tự do của phân tử glucose kết hợp với phân tử Hb của hồng cầu thông qua Valin (một amino acid ở phần cuối của chuỗi beta) tạo ra sản phẩm trung gian là Aldimin, sau đó Aldimin sẽ được chuyển thành HbA1c theo sự chuyển Amadori không đảo ngược. Đường đơn trong máu chủ yếu là glucose do vậy thành phần chủ yếu của HbA1 là HbA1c (70%). Do vậy HbA1c có giá trị chuyên biệt hơn HbA1a1, HbA1a2, HbA1b nói riêng và HbA1 nói chung. Tình trạng gắn kết này sẽ thể hiện trong suốt đời sống của hồng cầu.

Nguyên lý định lượng HbA1c: Dựa trên nguyên lý sắc ký lỏng áp lực cao (HPLC).

Gồm: - Pha tĩnh: là chất rắn

- Pha động là chất lỏng di chuyển dưới tác động của áp suất cao.

- Mẫu phân tích: Được hòa tan trong pha động

Dựa vào ái lực khác nhau giữa các chất cần xác định với pha tĩnh và pha động mà chúng được tách nhau ra nhờ thay đổi độ phân cực của dung môi pha động cùng với cột tách thích hợp việc định lượng được thực hiện nhờ phương pháp ngoại chuẩn (so sánh mẫu với mẫu thêm chuẩn đã biết hàm lượng trong cùng điệu kiện phân tích. Đây là phương pháp hữu hiệu trong định lượng các chất hữu cơ có nhiệt phân hủy thấp)

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

01 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh và 01 kỹ thuật viên

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

Máy phân tích HbA1c tự động theo nguyên lý HPLC: máy Premier Hb9210- hãng Trinity- Biotech.

2.2. Hóa chất

- Gồm: Buffer A; Buffer B; dung dịch pha loãng, dung dịch rửa, peek colum-HbA1c, fit, 2 micron, 5/pk cho GH,

- Vật liệu cho QC: gồm 2 mức: thấp và cao;  hóa  chất chuẩn.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác

- Ống nghiệm có chất chống đông EDTA

- Găng tay

- Bông, cồn sát trùng, dây garo

- Bơm tiêm hoặc kim lấy máu

3. Người bệnh

Cần giải thích cho người bệnh và người nhà về mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm. Người bệnh cần phối hợp để lấy máu theo đúng yêu cầu về thời gian và số lượng.

4. Phiếu xét nghiệm

Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

Có y lệnh của bác sỹ lâm sàng ghi trên phiếu xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Không có quy định nghiêm ngặt về thời điểm lấy máu.

- Lấy khoảng 2 mL máu toàn phần vào ống có chất chống đông EDTA.

- Bảo quản bệnh phẩm một tuần ở nhiệt độ 2- 8°C.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích

Dựng đường chuẩn

Phân tích QC: ở cả 2 level. Khi QC đạt, tiến hành phân tích mẫu.

2.2. Phân tích mẫu

Mẫu máu toàn phần sau khi được dán đúng barcode bệnh nhân, được trộn đều đặt vào Rack đựng bệnh phẩm; vận hành theo protocol của máy và máy sẽ tự động phân tích

III. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Giá trị bình thường của HbA1C là 4- 6 % (tǎng khi > 6,5% ).

IV. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- HbA1c có thể “tăng giả”:

PreHb 1c; HbF; Hội chứng ure máu cao (cơ chế: do Hb bị carbamyl hóa);…

- Hb 1c có thể “giảm giả”:

Các bệnh làm giảm đời sống HC: huyết tán (tan máu); Thiếu máu mạn hoặc cấp; Xuất huyết tiêu hoá, sau trích máu điều trị; Nhiễm sắc tố sắt; Hemoglobine bất thường(VD: HbH, HbS, HbD, HbE, HbC)…

QUY TRÌNH 46

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG HOMOCYSTEIN

 

I. NGUYÊN LÝ

- Homocystein (Hcy) là một acid amin chứa gốc sulfua được hình thành trong quá trình chuyển đổi methionin thành cystein. Methionin là một acid amin cần thiết, cơ thể không thể tự tổng hợp mà phải lấy từ nguồn thức ăn. Methionin và Hcy tích lũy lại  trong cơ thể dẫn đến nồng độ Hcy trong máu và nước tiểu tăng cao. Bệnh nhân đái Hcy có thể có nguy cơ biến dạng xương, bệnh lý ở mắt, chậm phát triển tinh thần, gan thoái hóa mỡ, có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch, vữa xơ động mạch và dễ bị các bệnh tim mạch.

- Hcy trong huyết tương được định lượng bằng phương pháp động học enzym.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: BS hoặc cán bộ ĐH và KTV chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

   - Máy móc: hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, AU680

   - Thuốc thử bao gồm: S-Adenosylmethionine (SAM), NADH, TCEP, Glutamate dehydrogenase, 2- Oxoglutarate, SAH hydrolase, Adenosine deaminase, Hcy methyltransferase.                                                     

Bảo quản tránh tiếp xúc với ánh sáng, đậy nắp ngay sau khi sử dụng, ở 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng, máy phân tích.

Các loại dung dịch hệ thống khác

-   Chất chuẩn Homosytein 5 mức.

-   Control: 4 mức

3. Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng EDTA, Li-Heparin.

- Bệnh phẩm được ly tâm 4000v/ 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

- Bảo quản huyết thanh/huyết tương ở nhiệt độ phòng (25°C) trong vòng 4 ngày, ở 0- 8°C trong vòng vài tuần, ở -20°C được hơn 1 năm. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 4 mức. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, lưu kết quả vào hệ thống mạng Bệnh viện, in phiếu kết quả xét  nghiệm và trả kết quả.

- Tuyến tính: có thể đo nồng độ Hcy lên tới 50 μmol/L.

- Hóa chất phải được đậy nắp và bảo quản ở 2- 8°C.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị bình thường Homosytein/ Huyết thanh hoặc/ huyết tương:

- Sơ sinh: 3 - 6 μmol/L

- Trẻ em: 5 - 8 μmol/L

- Người lớn: + Nam: 6- 15 μmol/L

                     +  Nữ: 3- 12 μmol/L

- Người già trên 60 tuổi: 15- 20 μmol/L

2. Homosystein huyết tương tăng trong:

- Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

- Tình trạng đái Hcy bẩm sinh

- Hút thuốc lá

- Thiếu hụt các vitamin B6, B12, acid folic.                                 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Kết quả định lượng Hcy trong huyết tương có thể bị sai số nếu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu, triglycerid cao > 1000mg/dL, bilirubin > 40 mg/dL. Xử trí: không phân tích những mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu, mẫu đục hoặc vàng sậm phải pha loãng bệnh phẩm trước khi phân tích.

- Các thuốc gây tăng nồng độ Hcy: methrotrexate, carbamazepine, phenytoin,..


QUY TRÌNH 47

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM KHÍ MÁU

I.         NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm khí máu nhằm xác định một số thông số về khí máu và thăng bằng acid-base của cơ thể như pH, pCO2, pO2, BB, BE, HCO3-, điện giải Ca++, Hct, Hb... được thực hiện trên máy phân tích khí máu ABL80 với nguyên lý màng chọn lọc, có 4 phương pháp đo chính:

+ Đo hiệu điện thế: cho pH, pCO2, Na+, K+, Cl-, Ca++

+ Đo dòng điện: cho pO2,

+ Đo độ dẫn: cho Hct

+ Đo quang: cho các thông số về Hb

+ Một số thông số khác được máy tính toán dựa trên các số liệu trên.

II.   CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện: 1 BS, 1 KTV chuyên khoa Hóa sinh

2.     Phương tiện, hóa chất:

-  Phương tiện: Máy phân tích khí máu tự động ABL80.

-  Hóa chất: do hãng  Radiometter cung cấp bao gồm: cassett (SC 300) và Solution park (SP 300)

3.     Người bệnh: Người bệnh hoặc người nhà người bệnh cần được giải thích về mục đích lấy máu để làm xét nghiệm.

4.     Phiếu xét nghiệm: Ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, bác sĩ chỉ định xét nghiệm, ngày giờ lấy mẫu, nhận mẫu.

III.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

-  Lấy mẫu bệnh phẩm: Lấy máu động mạch vào bơm tiêm 2 mL hoặc dụng cụ chuyên biệt có chất chống đông Heparine đúng kỹ thuật, tránh đông máu. Mẫu bệnh phẩm được vận chuyển ngay lập tức tới khoa Hóa sinh và được phân tích ngay trong vòng 15 phút.

-  Bệnh phẩm được phân tích trên máy phân tích tự động ABL80 theo protocol máy. Kết quả sau khi được xem xét có phù hợp với chẩn đoán với các xét nghiệm khác cũng như quá trình xét nghiệm của bệnh (nếu có) sẽ được trả thông qua phần mềm quản lý dữ liệu.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Giá trị bình thường :

- pH: 7.35 – 7.45

- pCO2: 35 – 45 mmHg

- pO2 : 70 – 99 mmHg

- HCO3-: 21.0 – 29.5 mmol/L

- Sat O2: > 90%

2.     Biện luận kết quả khí máu:

- Đánh giá phải phối hợp giữa các thông số thu được, dựa vào sự thay đổi của từng trường hợp cụ thể để đưa ra kết luận

-  Nhiễm toan hô hấp: phế quản phế viêm, viêm phổi, hen...Hít phải khí CO2; Bị ức chế thần kinh: ngộ độc thuốc ngủ, chấn thưong sọ não...

-  Nhiễm  kiềm hô hấp: Tăng thông khí phổi:  giai đoạn đầu của viêm phổi, sốt cao, hô hấp nhân tạo quá mức..

-  Nhiễm toan chuyển  hóa: Thường  gặp trong các  bệnh đái đường, xơ gan, suy tim nhiễm độc, suy thận…

-  Nhiễm kiềm chuyển hóa: Những tình trạng bệnh lý dẫn đến sự thiếu acid hoặc thừa HCO3- có thể do thận hoặc ngoài thận.

-  Toan hỗn hợp: Thường là một hội chứng nặng và nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Thường gặp hen phế quản, tâm phế mãn, đái wờng biến chứng thận…

-  Kiềm hỗn hợp: Thường gặp trong bệnh nhân hôn mê do dùng thuốc ngủ quá liều đwợc điều trị phối hợp bằng thông khí phổi nhân tạo với kiềm hóa máu quá mức cần thiết.

- pO2 < 60mmHg, SatO2 < 70%: suy hô hấp.

V.      NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Mẫu bệnh phẩm bị đông rây hoặc lấy quá nhiều số lượng cần yêu cầu lấy lại mẫu.

 

QUY TRÌNH 48

NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP GLUCSE CHO BỆNH NHÂN THƯỜNG

I.     MỤC ĐÍCH

Quy trình này hướng dẫn điều dưỡng các khoa lâm sàng, kỹ thuật viên khoa Hóa sinh cách tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose cho bệnh nhân thường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

II.  NGUYÊN LÝ

Glucose là carbonhydrat quan trọng nhất lưu hành trong  máu ngoại vi.

Quá trình đốt cháy glucose là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào,… Glucose máu được định lượng theo phương pháp hexokinase:

Glucose +              ATP     HK          G6P  + ADP

G6P                + NADP+   G6PDH                                                 Gluconate- 6- P +  NADPH                       +                  H+

III.  CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV chuyên ngành Hóa sinh; Điều dưỡng các khoa lâm sàng

2. Phương tiện hóa chất:

- Máy xét nghiệm: máy sinh hóa tự động Olympus AU 640, Beckman Coulter AU 680.

- Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

+ R1: PIPES Buffer, ATP, NAD,…

+ R2: Hexokinase, G6P-DH

-   Bảo quản hóa chất ở 2- 8°C đến khi hết hạn sử dụng, 12 tuần khi để trên máy phân tích.

-   Các loại hóa chất khác: dung dịch rửa, nước muối sinh lý, hóa chất chuẩn, QC mức 1 và 2.

3. Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện xét nghiệm. Bệnh nhân được nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu XN lần 1. Sau đó được hướng dẫn uống 75gr Glucose pha trong 250mL nước uống.

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, giờ lấy mẫu, giờ nhận mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có).

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị

1. Lấy bệnh phẩm:

 - Lấy máu bệnh nhân xét nghiệm Glucose lúc đói

- Sau đó, hướng dẫn cho bệnh nhân uống 75 gram Glucose trong 250 mL nước lọc, uống trong vòng 5 phút. Dặn bệnh nhân không ăn uống gì trừ nước lọc cho đến khi lấy xong mẫu máu. Các khoa lâm sàng lĩnh đường Glucose tại khoa Dược.

-   Lấy máu bệnh nhân xét nghiệm Glucose lúc 2 giờ sau khi uống Glucose. Bệnh phẩm máu phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Các mẫu xét nghiệm Glucose máu phải được chuyển ngay đến khoa Hóa sinh để tránh kết quả sai do mẫu để quá lâu. Phải ghi rơ giờ lấy mẫu trên nhăn tuưp bệnh phẩm.

-  Ly tâm trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Li- Heparine, EDTA.

-  Bệnh phẩm phải được ly tâm, tách lấy huyết thanh, huyết tương ngay. Bảo quản ở 15- 25°C, trong vòng 8 giờ, ở 2- 8°C được 72 giờ. Rã đông một lần. Để bệnh phẩm (nếu được đông lạnh), chuẩn, QC ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm. Nếu không có điều kiện làm ngay bệnh phẩm nên được cho vào ống chống đông NaF.

2.   Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Kết quả QC nằm trong dải cho phép ± 2SD, chạy QC 2 mức: 1 và 2. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng, nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

-  Mẫu bệnh phẩm được dán barcode, ly tâm tách huyết tương ngay, rồi chuyển vào máy phân tích theo đúng quy trình phân tích mẫu.

-  Kết quả bệnh nhân được xem xét và phê duyệt bởi bác sỹ, đại học được phân công, trả kết, lưu kết quả trên phần mềm quả lý Bệnh viện. Phiếu kết quả của bệnh nhân được in tại biểu mẫu dành cho nghiệm pháp dung nạp glucose cho bệnh nhân thường và được trả cho bệnh nhân theo đúng thời gian quy định.

V.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.Giá trị tham chiếu: Glucose/Huyết tương lúc đói:

+ Người lớn: 3.9 – 6.0 mmol/L

+ Trẻ em: 3.3 – 5.6 mmol/L

+ Trẻ sơ sinh: 2.2 – 4.4 mmol/L

2. Glucose máu tăng trong: - ĐTĐ; Viêm tụy, ung thư tụy

- U tủy thượng thận.

- Cường giáp,…

3. Glucose máu giảm trong:

- Suy tuyến yên, suy tuyến giáp

- Bệnh Insulinoma, Thiếu dinh dưỡng.

Dựa trên các khuyến cáo của Hiệp hội tiểu đường Mỹ :

Xét nghiệm Glucose huyết lúc đói (FBG)

Nồng độ Glucose/máu

Giải thích kết quả

70 – 99 mg/dL (3.9 – 5.5 mmol/L)

Bình thường

100 – 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/L)

Tiền tiểu đường

> 126 mg/dL (7.0 mmol/L) lặp lại > 2 lần xét nghiệm

Bệnh tiểu đường

 

Xét nghiệm dung nạp Glucose (OGTT) cho bệnh nhân thường.

Cho uống 75 gram Glucose trong 250 mL nước, lấy máu xét nghiệm Glucose 2 giờ sau khi uống.

Nồng độ Glucose mẫu sau 2 giờ

Giải thích kết quả

< 140mg/dL (< 7.8 mmol/L)

Bình thường

140 – 200 mg/dL (7.8 – 11.1 mmol/L)

Tiền tiểu đường

> 200 mg/dL (11.1 mmol/L) lặp lại > 1 lần thử nghiệm

Bệnh tiểu đường

 

III.        NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm để lâu  không ly tâm và định lượng ngay gây hiện tượng hủy đường

Làm giảm kết quả. Sau 1 giờ giảm khoảng 5- 7%

Sử dụng chất chống đông NaF để tránh hủy đường.

Lấy máu sau ăn

Làm tăng kết quả

Làm lại mẫu lúc đói

Bệnh phẩm tăng bilirubin, huyết  tán, tăng lipid máu, đang sử dụng thuốc

Kết  quả      ảnh   hưởng không rõ.

 

Nồng độ > dải đo (0.11- 41.6 mmol/L)

Sai lệch kết quả. Rất ít gặp

Pha loãng bệnh phẩm

 

 

QUY TRÌNH 49

NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP GLUCSE CHO NGƯỜI BỆNH THAI NGHÉN

I. MỤC ĐÍCH

Quy trình này hướng dẫn điều dưỡng các khoa lâm sàng, kỹ thuật viên khoa Hóa sinh cách tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose cho người bệnh thai nghén nghi ngờ tiểu đường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

II. NGUYÊN LÝ

Glucose là carbonhydrat quan trọng nhất lưu hành trong máu ngoại vi.

Quá trình đốt cháy glucose là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào,… Glucose máu được định lượng theo phương pháp hexokinase:

Glucose +              ATP     HK    G6P  + ADP

G6P                + NADP+   G6PDH                                                    Gluconate- 6- P +  NADPH          +                  H+

III. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV chuyên ngành Hóa sinh; Điều dưỡng các khoa lâm sàng

2. Phương tiện hóa chất:

- Máy xét nghiệm: máy sinh hóa tự động Olympus AU 640, Beckman Coulter AU 680.

- Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

+ R1: PIPES Buffer, ATP, NAD,…

+ R2: Hexokinase, G6P-DH

-   Bảo quản hóa chất ở 2- 8°C đến khi hết hạn sử dụng, 12 tuần khi để trên máy phân tích.

-   Các loại hóa chất khác: dung dịch rửa, nước muối sinh lý, hóa chất chuẩn, QC mức 1 và 2.

3. Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện xét nghiệm. Bệnh nhân được nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu XN lần 1. Sau đó được hướng dẫn uống 75gr Glucose pha trong 250mL nước uống.

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, giờ lấy mẫu, giờ nhận mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có).

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị

1. Lấy bệnh phẩm:

 - Lấy máu tĩnh mạch bệnh nhân để xét nghiệm Glucose lúc đói

- Sau đó, hướng dẫn cho bệnh nhân uống 75 gram Glucose trong 250 mL nước lọc, uống trong vòng 5 phút. Dặn bệnh nhân không ăn uống gì trừ nước lọc cho đến khi lấy xong mẫu máu. Các khoa lâm sàng lĩnh Glucose tại khoa Dược.

- Lấy máu tĩnh mạch bệnh nhân xét nghiệm Glucose lúc 1 giờ và 2 giờ sau khi uống Glucose. Bệnh phẩm máu phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Các mẫu xét nghiệm Glucose máu phải được chuyển ngay đến khoa Hóa sinh để tránh kết quả sai do mẫu để quá lâu. Phải ghi rõ giờ lấy mẫu trên nhãn tuýp bệnh phẩm.

-  Ly tâm trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Li- Heparine, EDTA.

-  Bệnh phẩm phải được ly tâm, tách lấy huyết thanh, huyết tương ngay. Bảo quản ở 15- 25°C, trong vòng 8 giờ, ở 2- 8°C được 72 giờ. Rã đông một lần. Để bệnh phẩm (nếu được đông lạnh), chuẩn, QC ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm. Nếu không có điều kiện làm ngay bệnh phẩm nên được cho vào ống chống đông NaF.

3.   Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Kết quả QC nằm trong dải cho phép ± 2SD, chạy QC 2 mức: 1 và 2. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng, nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

-  Mẫu bệnh phẩm được dán barcode, ly tâm tách huyết tương ngay, rồi chuyển vào máy phân tích theo đúng quy trình phân tích mẫu.

-  Kết quả bệnh nhân được xem xét và phê duyệt bởi bác sỹ, đại học được phân công, trả kết, lưu kết quả trên phần mềm quả lý Bệnh viện. Phiếu kết quả của bệnh nhân được in tại biểu mẫu dành cho nghiệm pháp dung nạp glucose cho người bệnh thai nghén và được trả cho bệnh nhân theo đúng thời gian quy định.

V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị bình thường: - Glucose lúc đói: 92 mg/ dL (5.1 mmol/L)

    - Glucose 1 giờ sau uống: 180 mg/ dL (10.6 mmol/L)

- Glucose 2 giờ sau uống: 152 mg/ dL (8.5 mmol/L)

2. Chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ: Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (năm 2011): Nếu có ≥ 1 chỉ số giá trị vượt quá ngưỡng bình thường.

VI. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm để lâu  không ly tâm và định lượng ngay gây hiện tượng hủy đường

Làm giảm kết quả. Sau 1 giờ giảm khoảng 5- 7%

Sử dụng chất chống đông NaF để tránh hủy đường.

Lấy máu sau ăn

Làm tăng kết quả

Làm lại mẫu lúc đói

Bệnh phẩm tăng bilirubin, huyết  tán, tăng lipid máu, đang sử dụng thuốc

Kết     quả ảnh    hưởng không rõ.

 

Nồng độ > dải đo (0.11- 41.6 mmol/L)

Sai lệch kết quả. Rất ít gặp

Pha loãng bệnh phẩm

 

QUY TRÌNH 50

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG AMMONIAC

 

I . NGUYÊN LÝ

Trong điều kiện bình thường ammoniac (NH3) được chuyển đổi thành ure tại gan và sau đó được thận bài xuất. Nếu có một rối loạn thực thể ngăn không cho quá trình chuyển đổi nói trên xảy ra, NH3 sẽ tích tụ trong dòng tuần hoàn. Khi tích tụ trong máu với nồng độ cao sẽ gây ra một tình trạng bệnh não gan.

Theo phương pháp động động học enzym. Dựa trên phản ứng Enzym glutamate dehydrogenase (GLDH) xúc tác phản ứng với sự tham gia của  NADPH theo sơ đồ sau:

  α-ketoglutarate + NH4+ +NADPH  GLDH    L-glutamate + NADP+ +H2O

(GLDH: Glutamate dehydrogenase)

Lượng NADPH2 bị oxy hóa trong giai đoạn phản ứng sẽ tương đương với lượng NH3 có trong mẫu bệnh phẩm. Có thể đo được sự giảm mật độ quang học do NADPH chuyển thành NADP ở bước sóng vùng tử  ngoại.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Bác sĩ hoặc Đại học chuyên ngành Hóa sinh và 01 kỹ thuật viên.

2. Phương tiện, hóa chất

Phương tiện

Máy phân tích hóa sinh tự động: Olympus AU640, Beckman Coulter AU680

 Hóa chất, thuốc thử ammoniac gồm:

α-Ketoglutarate 7.5 mmol/L

NADH > 0.2 mmol/L

GLDH (Micro-organism) > 4000 U/L

LDH (Micro-organism) > 30 000 U/L

Tris Buffer 100 mmol/L

Chất bảo quản, pH 8.7 ± 0.1 at 20°C

Chất chuẩn Ammonia Standard: Ammonium sulphate 59 µmol/L (100 µg/dL)

Hóa chất được bảo quản và ổn định ở nhiệt độ 2- 8°C cho đến khi hết hạn sử dụng, ổn định trên máy phân tích 14 ngày.

Các dụng cụ tiêu hao khác: Ống nghiệm; găng tay, dây garô, bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lấy máu

 3.Người bệnh

-  Cần giải thích cho người bệnh và người nhà mục đích xét nghiệm

-  Người bệnh cần nhịn ăn 8 - 10h trước khi lấy máu

-  Tránh hoạt động thể lực quá mức và hút thuốc trước khi lấy máu xét nghiệm

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên bác sĩ chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

-  Lấy máu vào ống chống đông EDTA theo đúng quy trình lấy máu tĩnh mạch.

-  Mẫu cần được đậy nắp chặt, bảo quản lạnh và chuyển ngay xuống phòng xét nghiệm. Tại phòng xét nghiệm cần ly tâm để phân tích mẫu càng sớm càng tốt. Mẫu xét nghiệm NH3 ổn định 3 giờ ở 2- 4°C, 24 giờ ở -20°C.

2.Tiến hành kỹ thuật

Chuẩn bị máy phân tích

Dựng đường chuẩn: dựa trên 2 điểm. Đường chuẩn ổn định trong 7 ngày, sau 7 ngày cần hiệu chuẩn lại xét nghiệm.

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt tiến hành phân tích mẫu.

3. Phân tích mẫu

Mẫu bệnh phẩm sau khi nhận, lấy barcode bênh nhân, dán barcode và được ly tâm, tiến hành phân tích ngay lập tức theo đúng quy trình vận hành máy, máy sẽ tự động phân tích.

Kết quả xét nghiệm bệnh nhân được xem xét phê duyệt, trả và lưu kết quả trên phần mềm HIS Bệnh viện, in phiếu kết quả vào mặt sau chỉ định, trả kết quả cho bệnh nhân đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Trị số tham khảo:

- Nam: 14.7 - 55.3  µmol/L (25-94 µg/dL)

- Nữ:  11.2 - 48.2 µmol/L (19-82 µg/dL)

- Trẻ em: 28 – 57 mol/L (40 – 80 mg/L)

- Trẻ sơ sinh: 64 – 1072 mol/L (90 – 150 mg/L)

- Hệ số chuyển đổi: µg/dL x 0.587  = µmol/L

2.Tăng NH3 máu gặp trong các bệnh lý sau:

+ Xơ gan; Suy gan

+ Hội chứng tăng nitơ máu, Xuất huyết tiêu hóa, Suy tim,

+ Leucemie, Bệnh lý tan máu ở trẻ sơ sinh, Viêm màng ngoài tim

3. Giảm NH3 máu gặp trong: Tăng huyết áp vô căn; Tăng huyết áp ác tính

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

1. Các yếu tố ảnh hưởng

-  Hút thuốc lá;  Hoạt động thể lực với cường độ cao

-  Chế độ ăn có nhiều hoặc quá ít đạm (proein)

-  Bilirubin liên hợp > 1026 µmol/L(>60  mg/dL).

-  Hiện tượng huyết tán: khi Hb >  31 µmol/L(>50  mg/dL).

-  Các thuốc làm tăng NH3: Heparin, thuốc lợi tiểu (furosemid)

-  Các thuốc làm giảm NH3: Neomyein, tetracyclin, diphenyl hydramin

2. Xử trí:

- Nhắc người bệnh tránh hoạt động thể lực cường độ cao trước thời gian lấy mẫu.

- Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu. Mẫu vỡ hồng cầu cần loại và lấy lại mẫu máu khác.

- Nếu nồng độ NH3 trong mẫu cao hơn dải tuyến tính của máy phân tích (dải tuyến tính của máy đo NH3: từ 10 - 600 µmol/L hoặc từ 17 - 1020µg/dL), tiến hành pha loãng mẫu, kết quả sau khi pha loãng sẽ được nhân với hệ số pha loãng.

(Lượt đọc: 17707)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ