Banner
Banner dưới menu

Phần I. Xét nghiệm miễn dịch - sinh hóa máu (2)

(Cập nhật: 26/11/2017)

Xét nghiệm miễn dịch - sinh hóa máu (2)

QUY TRÌNH 9

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TRIGLYCERID

 

I.   NGUYÊN LÝ

Định  lượng Triglycerid  trong  máu của bệnh  nhân theo  phương pháp Enzym so màu.

II.   CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện

- Cán bộ lấy bệnh phẩm, chuẩn bị bệnh phẩm

- BS hoặc Cán bộ ĐH, KTV chuyên ngành Hóa sinh thực hiện xét nghiệm

2.         Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện:

+ Hệ thống máy phân tích hóa sinh Olympus AU 640, Beckman CoulterAU 680

- Hóa chất:

+ Hóa chất làm xét nghiệm Triglycerid của hãng Beckman Counlter.

+ Hóa chất chuẩn (Calibrator Sytstem). Huyết thanh kiểm tra 2 mức.

- Bệnh phẩm:

+ Huyết thanh

+ Huyết tương (chống đông bằng Li-Heparin, EDTA)

3.     Người bệnh: Đã được tư vấn xét nghiệm, nhịn ăn ít nhất 10h, tốt nhất nhịn ăn sáng để lấy máu xét nghiệm.

4.     Phiếu xét nghiệm: Được chỉ định xét nghiệm định lượng Triglycerid trong máu.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Cài chương trình trên máy theo protocol của máy: Chỉ làm khi bắt đầu triển khai xét nghiệm trên máy và khi có thay đổi giá trị trong chương trình cài đặt.

- Dựng đường chuẩn: được làm khi bắt đầu triển khai xét nghiệm trên máy, khi thay đổi một trong các yếu tố: nồng độ mới, thuốc thử mới, thay bóng đèn hay thay cóng phản ứng và khi thấy kết quả kiểm tra chất lượng không đạt.

- Mẫu huyết thanh kiểm tra chất lượng, mẫu bệnh phẩm định lượng Triglycerid được phân tích trên máy phân tích sinh hóa tự động AU 640, AU 680 theo protocol của máy.

- Mẫu bệnh phẩm chỉ được chạy trên máy phân tích khi kết quả kiểm  tra chất lượng đạt được độ chính xác và xác thực trong giới hạn cho phép và không vi phạm các luật của quy trình kiểm tra chất lượng.

- Kết quả sau khi được đánh giá sẽ được điền vào phiếu xét nghiệm, điền vào sổ lưu trữ hoặc được chuyển vào phần mềm quản lý dữ liệu để in ra bằng máy.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Trị số bình thường: 0,46 – 1,88 mmol/L

- Triglycerid máu tăng trong:

+ Vữa xơ động mạch

+ Tiểu đường nặng

+ Viêm tụy cấp

+ Xơ gan do rượu

+ Hội chứng Down

+Có thai

- Triglycerid máu giảm trong:

+ β-Lipoprotein huyết bẩm sinh

+ Cường giáp, cường cận giáp

+ Kém dinh dưỡng

QUY TRÌNH 10

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG HDL-C

 

I.      NGUYÊN LÝ

HDL-C (High Density Lipoprotein Cholesterol) là thành phần vận chuyển Cholesterol từ máu về gan. Nồng độ HDL-C máu có liên quan đến nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch. Làm tăng nồng độ HDL-C là góp phần điều trị bệnh lý tim mạch.

HDL-C được định lượng theo phương pháp enzym so màu:

HDL-C esters + H20 PEG-C             esterase   HDL-C + RCOOH HDL-C + O2 PEG-C                oxydase                                          4  – cholesteron + H202

2H2O + 4amino-antipyrine +HSDA + H+ + H2O Peroxidase Hợp chất màu xanh tím

II.       CHUẨN BỊ

1.         Cán bộ thưc hiện: BS hoặc Cán bộ ĐH, KTV chuyên ngành Hóa Sinh

2.         Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Hệ thống máy sinh hóa Olympus AU 640, Beckman Coulter AU 680

- Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

+ R1: Dextran sulfate, magnesium nitrat hexahydrate, peroxydase…

+ R2: PEG-C esterase, PEG-C oxydase, 4amino-antypyrine, peroxydase… Bảo quản ở nhiệt độ 2- 8° C đến khi hết date, 12 tuần khi để trên máy phân tích

+ Các loại dung dịch rửa hệ thống máy: Wash solution

+ Chuẩn, Nacl 0.9 %

+ Control: 2 mức level 1 và 2

+ Vật tư tiêu hao: Ống lấy máu, kim tiêm, bông, cồn, găng tay…

3.     Người bệnh: Người bệnh được giải thích trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.     Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm:

Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn. Ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng heparin. Bảo quản ở 2-8°C trong vòng 7 ngày, ở - 60°C được 1 tháng. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ  phòng (20-25°C) và lắc đều trước khi làm xét nghiệm.

2.         Tiến hành kỹ thuật:

- Máy XN, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích, Control nằm trong giới hạn cho phép tùy thuộc vào lô thuốc thử. Chạy Control 2 mức (1 và 2): bình thường và bất thường. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, in phiếu trả kết quả.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Bình thường: ≥ 0,9 mmol/L

- HDL-C giảm là một trong những yếu tố dự báo nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch.

 

QUY TRÌNH 11

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG LDL-C

 

I.      NGUYÊN LÝ

LDL- C (Low Density Lipoprotein Cholesterol) được định lượng theo phương pháp enzym so màu.

LDL-C + H2O + O2           CHE, CHO    Cholest -4-en-3-one + Acid béo tự do + H2O2

Deprotecting Reagent

2H2O2 + 4amino-antypyrine +HDAOS peroxydase (POD) hợp chất màu xanh tím + OH-  + 3H2O

II.   CHUẨN BỊ

1.  Cán bộ thực hiện: BS hoặc CBĐH và KTV chuyên ngành hóa sinh.

2.   Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: máy sinh hóa tự động Olympus AU640, Beckman Couter 680

- Thuốc thử: sẵn sàng sử dụng…..

+ R1: MOPS, HSDA, Peroxydase….

+ R2: MOPS, Cholesterol esterase, cholesterol oxydase, 4 aminopyrine, peroxydase, detergent….

+ Bảo quản ở nhiệt độ 2- 8°C đến khi hết hạn sử dụng, 12 tuần khi để trên máy phân tích.

+ Các loại dung dịch hệ thống khác: Wash solution,…

- Chất chuẩn, NaCl 0,9 %

- Control: 2 mức level 1 và 2

- Vật tư tiêu hao: Ống lấy máu, kim tiêm, bông cồn, găng tay…

3.     Người bệnh: Người bệnh được giải thích trước khi thực hiện xét nghiệm, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.     Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có).

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.       Cách lấy mẫu và xử lý bệnh phẩm:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn. Ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng heparin.

- Bảo quản ở 2-8°C trong vòng 7 ngày, ở - 60°C được 1 tháng. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ  phòng (20-25°C) và lắc đều trước khi làm xét nghiệm.

2.       Tiến hành kỹ thuật:

- Máy XN, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích, Control nằm trong giới hạn cho phép tùy thuộc vào lô thuốc thử. Chạy Control 2 mức (1 và 2): bình thường và bất thường. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, in phiếu trả kết quả.

IV.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Bình thường:  ≤ 3,4 mmol/L

- LDL-C tăng là một trong những yếu tố dự báo nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch.

 

QUY TRÌNH 12

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG (Na+, K+, CL-)

 

I.      NGUYÊN LÝ

Các chất điện giải (Na+, K+, CL-) máu được định lượng theo phương pháp điện cực chọn lọc

II.       CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV được đào tạo chuyên ngành hóa sinh

2.     Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: hệ thống máy hóa sinh OLYMPUS AU640, Beckman Coulter AU680.

- Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: ISE Difference, ISE  Standard, Buffer

Bảo quản ở 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng, 8 tuần khi để trên máy phân tích, các loại dung dịch hệ thống khác: ISE Cleaning Solution,…

- Điện cực các loại Na+, K+, Cl-,

- Hóa chất Chuẩn 2 mức cao và thấp: High ISE serum, Low ISE serum

- Huyết thanh kiểm tra Control 2 mức: Quatility Control serum level 1, level 2

- Vật tư tiêu hao: Ống lấy máu, kim tiêm, bông, cồn, găng tay…

3.     Người bệnh: Được giải thích trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.     Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: họ và tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm:

- Máu: Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn. Ly tâm 4000 vòng/ 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Li-heparin. Không được sử dụng ống xét nghiệm có chất chống đông EDTA. Phải vận chuyển mẫu đến ngay phòng xét nghiệm và được tiến hành phân tích ngay. Nếu không mẫu bệnh phẩm phải được ly tâm tách lấy phần huyết thanh/huyết tương.

- Bảo quản huyết thanh/huyết tương ở 2- 8°C trong vòng 14 ngày (Cl- được 7 ngày). Rã đông một lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20-25°C) và  lắc đều trước khi tiến hành kỹ thuật.

2.     Tiến hành kỹ thuật:

- Máy XN, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép tùy thuộc lô thuốc thử. Chạy control 2 mức: bình thường và bất thường. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu  đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích, đối chiếu với phiếu xét nghiệm và trả kết quả.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.         Giá trị bình thường:

- Huyết thanh/huyết tương: + Na: 135 - 145 mmol/L

  + K: 3,5 – 5,0 mmol/L

  + Cl: 98 - 106 mmol/L

2. Bệnh lý:

* Kali máu tăng trong:

+ Suy thận, thiểu niệu, vô niệu…

+ Nhiễm acid, thiếu insulin (hôn mê tiểu đường)…

+ Dập cơ, bỏng nặng, tắc ruột cấp, suy tim, NMCT…

* Kali máu giảm trong:

+ Bệnh Wetphal

+ Cường vỏ thượng thận

+ Nhiễm acid tiểu đường

+ Bỏng

+ Dùng thuốc lợi tiểu

* Na máu tăng trong:

+ Tổn thương ống thận, suy thượng thân.

+ Dùng thuốc lợi tiểu..

* Na máu giảm trong:

+ Viêm thận

+ Suy tim

+ Nhiễm trùng nặng có sôt

+ Xơ gan

* Cl máu tăng trong:

+ Ăn mặn, mất nước, tiêu chảy nặng, dò ruột…

+ Suy thận cấp, viêm thận

+ Cường cận giáp

+ Nhiễm kiềm hô hấp, nhiễm acid chuyển hóa

* Cl máu giảm trong:

+ Ăn nhạt

+ Bỏng nặng

+ Dùng thuốc lợi tiểu…

V.   NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ:

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm lấy vào ống có   chất chống đông EDTA hoặc các loại chất chống đông khác có chứa Na hoặc Kali, Cl

Sai lệch kết quả

Không sử dụng các mẫu này

Bệnh  phẩm  huyết  tán,

vỡ hồng cầu.

Kết   quả   Kali   sai tùy

mức độ

Không    sử   dụng   mẫu

này

 

QUY TRÌNH 13

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CANXI TOÀN PHẦN

 

I. NGUYÊN LÝ

Canxi là chất khoáng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể. 90% canxi ở xương và răng, phần còn lại phân phối ở các mô khác nhau và dịch ngoại bào. Trong máu, khoảng 50% là canxi ion hóa (tự do), khoảng 10% được  gắn với anion (VD: phosphat, bicarbonat) và khoảng 40% được gắn với các protein huyết tương (chủ yếu là albumin). Canxi có vai trò quan trọng trong quá trính đông máu, duy tŕ tính thấm của màng tế bào, dẫn truyền thần kinh cơ…

Canxi máu được định lượng theo phương pháp so màu.

Ca2+ + O-cresolphtalein complexone   Alkaline pH    phức hợp canxium-o-CPC

I.          CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện: BS hoặc cán bộ ĐH, KTVchuyên ngành Hóa sinh.

2.     Phương tiện, hóa chất

- Máy móc: máy sinh hóa OLYMPUS AU640, Beckman Coulter AU680.

- Thuốc thử sẵn sàng sử dụng R1: CAPS, NaOH…,R2: o-CPC…Bảo quản ở 15-25°C đến khi hết hạn sử dụng, 12 tuần khi để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác

- Chất Chuẩn

- Control: 2 mức

- Vật tư tiêu hao: Ống lấy máu. Kiêm tiêm, bông, cồn, găng tay…

3.  Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện xét nghiệm, tốt nhất  nhịn  ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.     Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm:

Bệnh phẩm máu phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn. Tránh đặt garo quá chặt hoặc quá lâu khi lấy máu. Ly tâm trước khi tiến hành kỹ thuật, có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Li- Heparin. Bảo quản ở 2-8°C trong vòng 3 tuần, ở -20°C được 8 tháng. Rã đông một lần, để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20-25°C) và lắc đều trước khi tiến hành XN.

2.         Tiến hành kỹ thuật:

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép tùy thuộc vào lô thuốc thử. Thông thường chạy control 2 mức: bình thường và bất thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm và trả kết quả.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Bình thường: Canxi máu toàn phần: 2.15-2.55 mmol/L

2.     Ca máu tăng trong:

+ Cường cận giáp

+ Dùng thiếu Vitamin D

+ Đa u tủy xương

+ Bệnh Addison

+ Ung thư ( xương, vú, phế quản…)

3. Ca máu giảm trong:

+ Nhược cận giáp

+ Thiếu Vitamin D; + Còi xương.

+ Viêm thận, thận hư; Viêm tụy

V.   NHỮNG SAI SOT VA XỬ TRI

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm chống đông bằng EDTA

Làm giảm kết quả

Không sử dụng mẫu này

Bệnh phẩm tăng Bilirubin, huyết tán, tăng Lipid máu. Đang sử dụng thuốc

Kết quả ảnh hưởng không rõ

 

Nồng độ > dải đo (0,1-5 mmol/L)

Sai lệch kết quả, rất ít gặp

Pha loãng bệnh phẩm

 

QUY TRÌNH 14

ĐỊNH LƯỢNG CANXI ION HÓA

 

I.      NGUYÊN LÝ

- Định lượng canxi ion hóa trong máu của bệnh nhân bằng cách tính toán dựa trên thông số về định lượng Albumin và canxi toàn phần

II.   CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.     Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm Olympus AU 640, Beckman Couter AU 680

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Albumin và canxi, chất chuẩn Albumin và canxi, chất kiểm tra chất lượng Albumin và canxi.

3.     Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu…

4.     Phiếu xét nghiệm:

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

II.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin. Không dùng các chất chống đông EDTA. Máu không vỡ hồng cầu, bệnh phẩm ổn định 5 tháng ngày ở 2- 8°C, 2,5 tháng ở 15- 25°C, 4 tháng ở -15°C đến -25°C.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Albumin và Canxi. Máy phân tính đã cài đặt công thức tính toán Canxi ion hóa dựa trên kết quả phân tích Canxi toàn phần và Albumin. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Albumin và Canxi toàn phần đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh nhân và lấy barcode và dán barcode lên ống mẫu, ly tâm, nạp mẫu vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả xem xét đánh giá kết quả, sau đó in phiếu xét nghiệm để trả cho bệnh nhân. Kết quả nếu không được máy tự động tính toán thì tính theo công thức sau:

Caxion hóa (mmol/L)  = 0.25 x (0.9 + 2.2 x Ca TP - 0.03 x Albumin)

III.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.Giá trị bình thường: 1,17 - 1,29 mmol/L.

2.Nồng độ canxi ion hóa tăng trong:

+ Alumin máu giảm

+ Nhiễm toan hóa máu

+ U xương di căn, đa u tủy xương

+ Ngộ độc vitamin D

3.Nồng độ canxi ion hóa giảm trong:

+ Kiềm hóa máu

+ Suy cận giáp

+ Thiếu vitamin D

+ Nhuyễn xương, còi xương

+ Suy thận

 

QUY TRÌNH 15

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MAGIÊ

 

I.   NGUYÊN LÝ

Magiê (Mg2+) là một cation quan trọng đối với cơ thể. Chúng có mặt trong thành phần của khoảng 300 enzym khác nhau và có vai trò điều hòa  các chức năng và nhiều quá trình chuyển hóa năng lượng. Khoảng 50-70% lượng Magie trong cơ thể tập trung ở xương, phần còn lại phân bố ở tổ chức cõ, tổ chức mô mềm và một lượng nhỏ trong máu. Lượng magie trong máu luôn duy trì từ ở mức ổn định để đảm bảo mọi hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường. Magie cũng góp phần quan trọng trong chức năng hoạt động của tim.

Magie huyết thanh/huyết tương/niệu được định lượng bằng phương pháp đo màu, điểm cuối.

II.   CHUẨN BỊ

1.    Cán bộ thực hiện: Bác sỹ hoặc cán bộ ĐH, KTV chuyên ngành hóa sinh.

2.    Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Các máy phân tích hóa sinh tự động Olympus AU640, Beckman Coulter AU 680.

- Hóa chất:

+ R1: TRISA/6-aminocaproic acid buffe: 500 mmol/L, pH: 11,25; EGTA: 129 µmol/L; preservative

+ R2: Xylidyl blue: 0,28 mmol/L; detergent; preservative (TRIS = Tris (hydroxymethyl) - aminomethane).

+ Hóa chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra QC 2 mức.

+ Dung dịch hệ thống Wash Solution

- Các dụng cụ tiêu hao khác: Ống  nghiệm, găng tay, bông, cồn, bơm tiêm 5mL.

3.  Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn về mục đích của xét nghiệm. Bệnh nhân cần ngừng thuốc có chứa Magie 3 ngày trước khi lấy máu, nước tiểu.

4.     Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về BN bao gồm: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có).

III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm:

- Lấy máu vào ống chống đông Lithium- Heparin. Mẫu tránh vỡ hồng cầu, không garo quá chặt, quá lâu. Sau khi lấy máu, cần ly tâm để tách huyết thanh, huyết tương.

- Nước tiểu: Thu bệnh phẩm nước tiểu 24h.

2.         Tiến hành kỹ thuật:

- Chuẩn bị máy phân tích:

+ Chuẩn máy bằng dung dịch chuẩn.

+ Phân tích QC: ở cả 2 mức. Khi QC đạt tiến hành phân tích mẫu.

- Phân tích mẫu:

+ Mẫu bệnh phẩm máu sau khi ly tâm 4000v/5 phút được chuyển vào giá đựng bệnh phẩm. Bệnh phẩm nước tiểu đổ ra cốc rồi để vào giá bệnh phẩm.

+ Đánh số (hoặc ID của bệnh phẩm), lựa chọn test và vận hành  theo protocol, máy  tự động phân tích.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Ÿ     Giá trị bình thường:

- Magie huyết thanh/huyết tương:

+ Trẻ sơ sinh: 0,50 – 0,54 mmol/L

Yếu tố

Hậu quả

Xử trí

Garo quá chặt, quá lâu

Do magie là cation  chủ

Khi lấy  máu garo  vừa

Mẫu vỡ hồng cầu

yếu  trong  tế  bào,  nên

phải.   nếu   dùng  bơm

 

vỡ hồng cầu có thể  ảnh

tiêm lấy máu phải tháo

 

hưởng  làm  tăng  trị số

kim    tiêm   trước   khi

 

Mg2+

bơm     máu   vào   ống

 

 

nghiệm

Đang dùng một số

Có  thể  anh  hưởng làm

Ngừng    các   thuốc   3

thuốc: Amilorid, nhóm

tăng trị số Mg2+

ngày trước khi lấy máu

aminoglycosid, aspirin,

 

 

canxitrol, thuốc nhuận

 

 

tràng, Salicylat,

 

 

tacrolimus

 

 

Đang dùng một số thuốc

Có  thể  ảnh  hưởng làm

Ngừng   các   thuốc   3

Amphetericin,

giảm trị số Mg2+

ngày trước khi lấy máu

azathioprin, canxi

 

 

gluconat, cisplatin,

 

 

cyclosporin, digoxin,

 

 

insulin, neomycin

 

 

theophyllin, thuốc tránh

 

 

thai

 

 

+ Trẻ nhỏ: 0,69 – 0,87 mmol/L

+ Người lớn: 0,8 - 1,00 mmol/L

- Magie nước tiểu 24h: 3,00 – 4,25 mmol/L

Nồng độ magie máu tăng:

- Dùng các dung dịch truyền có magie: Dùng thuốc trung hòa dịch vụ có chứa magie ở bệnh nhân suy thận.

- Trong một số bệnh: bệnh Addison; cắt bỏ tuyến thượng thận, mất nước nặng, nhiễm toan ceton (ĐTĐ typ 1), cường cận giáp, suy tuyến  giáp, Kahler.

Nồng độ magie máu giảm:

- Giảm hấp thu qua đường tiêu hóa: Suy dinh dưỡng, hội chứng giảm hấp thu, nghiện rượu, ỉa chảy, nôn nhiều, suy thận.

- Mất magie qua đường thận: dùng thuốc (lợi tiểu, gentamycin, cisplatin, amphotericin B), tổn thương ống thận, cường Aldosteron, suy cận giáp.

- Tăng quá trình tạo xương, một số bệnh khác: Viêm tụy mạn, lọc máu chu kỳ nhiều năm, xơ gan, cường giáp, nhiễm độc thai nghén

V.   NHỮNG SAI SOT VA XỬ TRI

 

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH 16

QUY TRÌNH  ĐỊNH LƯỢNG PHOSPHO

 

I. NGUYÊN LÝ

1.     Nhắc lại sinh lý:

Người trưởng thành có xấp xỉ 600g (19,4 mol) phospho trong các hợp chất phosphat vô cơ và hữu cơ, trong đó khoảng 85% phospho trong cơ thể được phân bố ở trong xương dưới dạng calcium phosphate. Phần còn lại được tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate trung gian và trong thành phần 1 số chất quan trọng như: phospholipid, acid nucleic và ATP.

Huyết tương bao gồm cả phosphat vô cơ và hữu cơ, nhưng trên lâm sàng người ta chỉ định lượng phosphat vô cơ. Phosphat vô cơ tồn tại ở dạng H2PO4- và HPO42-. Xấp xỉ 10% phosphat huyết thanh liên kết với protein, 35% liên kết với kali, canxi và magie; phần còn lại khoảng 55% là dạng tự do. Este phosphat hữu cõ tồn tại trong các thành phần tế bào máu.

Phosphat vô cơ là thành phần chính của hydroxyapatit của xương, do đó đóng vai trò quan trọng trong nâng đỡ cơ thể và cung cấp phosphat cho các khoang nội bào và ngoại bào. Số lượng nhỏ của phospho hữu cơ ngoại bào được tìm thấy duy nhất dưới dạng phospholipid.

2. Phương pháp định lượng:

Định lượng Phospho theo phương pháp đo màu điểm cuối.

Nguyên tắc phản ứng: Phospho trong mẫu bệnh phẩm tác dụng với thuốc thử tạo thành phức hợp phosphomolybdate amoni. Phức hợp màu có thể được xác định mật độ quang ở bước sóng 340 nm. Phương trình phản ứng:

7H3PO4 + 12(NH4)6Mo7O24.4H20 7(NH4)3[PO4(MoO3)12] + 51NH+4 +

+ 51 OH- + 33H2O

II.   CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ Đại học, 1 kỹ thuật viên.

2.     Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy sinh hóa tự động  Olympus  AU640,  Beckman Coulter AU 680.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Inorganic Phosphorous của hãng Beckman Coulter/Ailen. Hóa chất chuẩn System Calibrator Oil, hóa chất kiểm tra chất lượng 2 mức: Control serum level 1 và 2.

3.  Người bệnh: Cần giải thích cho BN và người nhà về mục đích của XN.

4.     Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về BN bao gồm: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm:

- Máu: Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống Li- Heparin (có thể ống EDTA, ống không chống  đông). Tránh vỡ hồng cầu.

- Nước tiểu: lấy mẫu nước tiểu tốt nhất nên lấy mẫu nước tiểu 24h theo đúng quy trình. Mẫu nước tiểu nếu có nhiều cặn phải ly tâm trước khi phân tích.

Mẫu bệnh phẩm phải được ghi đầy đủ các thông tin của bệnh nhân (họ tên, tuổi, khoa/phòng, số giường) và phải khớp với các thông tin trên phiếu chỉ định xét nghiệm.

Tính ổn định của mẫu:

- Huyết thanh/ huyết tương 24h ở nhiệt độ 15- 25°C, 4 ngày ở 2- 8°C, 1 năm ở -5°C đến - 25°C. Mẫu huyết thanh, huyết tương chỉ được rã đông 1 lần.

- Nước tiểu: 8h ở nhiệt độ 15- 25°C. Mẫu nước tiểu 24h trong quá trình thu thập mẫu nên bảo quản ở chỗ thoáng mát.

2. Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Phospho. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Phospho đạt yêu cầu, không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh nhân và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích, hoặc thực hiện in barcode, dán barcode lên ống mẫu.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích. Mẫu nước tiểu pha loãng 1/5 với nước cất, cài tỷ lệ pha loãng trên máy

- Ra lệch cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả, trả và lưu kết quả trên phàn mềm quản lý Bệnh viện, sau đó in phiếu trả kết quả.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Trị số bình thường:

- Phospho Huyết tương/ huyết thanh: + Người lớn: 0,81 – 1,45 mmol/L

+ Trẻ em: 1,29 – 2,26 mmol/L

- Phospho/ nước tiểu: 12,9 – 42,0 mmol/24h

- Phospho máu tăng trong: Suy cận giáp trạng; Ưu năng tuyến tiền yên; Thừa vitamin D trong khi điều trị còi xương; Suy thận; Nhiễm độc cetonic trong bệnh ĐTĐ; K xương tiến triển

- Phospho máu giảm trong:

Cường cận giáp;

Thiếu vitamin D;

Hội chứng Faconi;

Thiểu năng tuyến yên

Xơ gan mất bù

Phospho nước tiểu tăng trong: - Cường cận giáp

Thiếu Vitamin D

Hội chứng Faconi

Ăn nhiều thịt, bất động lâu ngày,…

Phospho nước tiểu giảm trong: - Suy cận giáp trạng

- Viêm thận mạn

- Thương hàn

- Thiếu máu, ăn nhiều rau,…

V.   NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khi: Bilirubin > 599 μmol/L, Hemoglobin > 186 μmol/L.

- Xử trí: Mẫu máu vỡ hồng cầu: yêu cầu lấy lại mẫu khác.

- Mẫu nước tiểu 24h phải được bảo quản ở chỗ mát. Nếu nước tiểu có nhiều cặn, phải ly tâm trước khi phân tích.

 

QUY TRÌNH 17

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SẮT

 

I.      NGUYÊN LÝ

Định lượng sắt (Fe) trong mẫu máu của bệnh nhân theo phương pháp đo màu.

II.   CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện:

Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.         Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa Olympus AU 640, AU 680.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Fe, hóa chất chuẩn Fe, huyết thanh kiểm tra chất lượng Fe.

3.     Người bệnh: Người bệnh cần giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu…

4.     Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có).

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Heparin, không được sử dụng chất chống  đông EDTA, Oxalat, Citrat. Máu không vỡ hồng cầu. Bệnh phẩm ổn định 7 ngày  ở 2- 8°C, 7 ngày ở 15-25°C, 3 tuần ở 2-8°C, vài năm ở - 15°C đến - 25°C.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt  nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm Fe, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Fe đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả bởi bác sĩ hoặc đại học kỹ thuật được phân công, trả, lưu kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, sau đó in phiếu kết quả để trả cho bệnh nhân.

IV.        NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Trị số bình thường:

+ Trẻ em: 9 - 21 μmol/L

+ Người lớn: 11- 32 μmol/L

- Sắt (Fe) máu tăng trong: tăng sự phá hủy hồng cầu: sốt đái huyết sắc tố, thiếu máu hủy huyết, bệnh gan.

- Sắt (Fe) máu giảm trong: các thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu ác tính, giảm hấp thu sắt, nhiễm trùng cấp và mạn, các tân sản, carinoma, thận hư, sau dùng ACTH hoặc corticoid.

V.   NHẬN ĐỊNH SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Sử dụng sai mẫu bệnh phẩm: Sử dụng huyết tương chống đông bằng EDTA, Oxalat, Citrat.

 

QUY TRÌNH 18

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TRANSFERRIN

 

I.      NGUYÊN LÝ

Transferrin được định lượng bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục.

II.   CHUẨN BỊ

1.  Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc Cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.     Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa Olympus AU 640, AU 680.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Transferrin, hóa chất chuẩn Transferrin, huyết thanh kiểm tra chất lượng Transferrin.

3.     Người bệnh: Người bệnh cần giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu.

4.     Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.         Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li- Heparin.Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 8 ngày ở 15- 25°C, 6 tháng ở (-15)- (-25)°C.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm Transferrin, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Transferrin đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.        NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Trị số bình thường: Sơ sinh: 130 - 275 mg/dL

                                     Người lớn: 200- 360 mg/dL

2.     Transferrin máu tăng trong: Viêm gan cấp, Đa hồng cầu, Uống thuốc ngừa thai, có thai.

3.     Transferrin giảm trong: Thiếu máu tan huyết, Thiếu máu thiếu sắt mạn.

 

QUY TRÌNH 19

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG FERRITIN

 

I.      NGUYÊN LÝ

Ferritin là 1 protein chính giúp dự trữ sắt trong cơ thể. Ferritin được định lượng bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục.

II.   CHUẨN BỊ

1.     Thực hiện cán bộ: 1 Bác sỹ hoặc Cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh

2.     Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa AU 640, AU680.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm, hóa chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng.

3.     Người bệnh: Người bệnh cần giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu.

4.     Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li- Heparin. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 8 ngày ở 15- 25°C, 6 tháng ở (-15)- (-25)°C

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.         Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm Ferrin, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Ferritin đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm  và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý mạng Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Trị số bình thường: + Trẻ em: 7 - 142 μg/L

+ Người lớn: 10 – 300 μg/L

2.     Ferritin máu tăng trong:

- Bệnh gan cấp và mạn tính

- Các bệnh lý ác tính (Hodghkin, xơ gan)

- Nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp.

- Tăng gánh sắt.

- Cường giáp.

- Bệnh thận mạn giai đoạn cuối.

- Đa hồng cầu tiên phát.

3.     Ferritin giảm trong:

- Phẫu thuật đường tiêu hóa.

- Lọc máu.

- Thiếu máu do thiếu sắt.

- Suy dinh dưỡng.

- Mất máu do kinh nguyệt.

- Có thai.

 

QUY TRÌNH 20

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG HbA1c

 

I.      NGUYÊN LÝ

Các tên đồng nghĩa khác: Hemoglobin A1c, HbA1c, Glycohemoglobin, Glycated hemoglobin, Glycosylated hemoglobin. HbA1c là hemoglobin gắn Glucose ở đầu N của chuỗi β hemoglobin (Sự glycosyl hóa HbA tạo HbA1c). HbA1c là chỉ số đường trung bình trong khoảng thời gian 2 đến 3 tháng.

Định lượng HbA1c trong máu của bệnh nhân theo phương pháp quang học kết hợp với phương pháp đo miễn dịch độ đục.

II.        CHUẨN BỊ

1.  Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV chuyên ngành Hóa sinh

2.  Phương tiện hóa chất:

- Máy xét nghiệm: máy sinh hóa tự động AU 640, AU 680.

- Hóa chất, thuốc thử: Hemoglobin Denaturant, HbA1C R1, HbA1c R2 Total Hemoglobin R1. Các loại hóa chất khác: dung dịch rửa, nước muối sinh lý, hóa chất chuẩn HbA1C (6 mức), HbA1C control: 2 mức

- Bảo quản hóa chất ở 2- 8°C đến khi hết hạn sử dụng, 30 ngày khi để trên máy phân tích.

3.     Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm. Người bệnh không nhất thiết phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

4.     Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có).

III.    CÁC  BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2mL máu tĩnh mạch vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn có chứa chất chống EDTA. Xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu toàn phần.

- Bảo quản mẫu bệnh phẩm 1 tuần ở nhiệt độ 25°C, 2 tuần ở 2- 8°C 6 tháng ở -72°C. Rã đông một lần, bệnh phẩm (nếu được đông lạnh), ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm..

2. Tiến hành kỹ thuật:

- Ly giải màng hồng cầu: 1mL Hemoglobin Denaturant + 25 ìl bệnh phẩm (phải trộn đều bệnh phẩm trước khi hút mẫu). Trộn đều hỗn hợp trên, tránh tạo bọt, để ổn định 5 phút ở nhiệt độ phòng, sau đó xếp vào giá chuyển mẫu, thực hiện định lượng trên máy AU640 hoặc AU680. Mẫu đo ổn định  8h ở nhiệt độ phòng, 48h ở nhiệt độ 2- 8°C.

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép ± 2SD, thông thường chạy control 2 mức: 1 và 2. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng, nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Kết quả được trả lời bằng % nồng độ hemoglobin bị glycosyl hóa so với nồng độ hemoglobin toàn phần.

- Giá trị bình thường HbA1C: 4- 6%. Tăng khi HbA1c > 6,5%.

- Mối tương quan giữa nồng độ HbA1c và nồng độ glucose huyết tương được thể hiện bằng tăng thêm 1% giá trị nồng độ HbA1c tương ứng  với nồng độ glucose huyết tương trung bình tăng thêm 35mg/dL (1,94mmol/L).

V.   NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Những sai sót và xử trí trong phân tích HbA1C máu:

*HbA1c có thể “tăng giả” trong những trường hợp sau:

- PreHbA1c

- Hội chứng Ure máu cao (cơ chế do Hb bị carbamyl hóa); HbF

*HbA1c có thể “giảm giả” trong những trường hợp sau:

- Bệnh lý làm giảm đời sống hồng cầu: huyết tán, thiếu máu mạn tính hoặc cấp tính. Suy thận mạn, có thai

- Xuất huyết tiêu hóa, sau trích máu điều trị. Sau cắt lách.

- Nhiễm sắc tố sắt.

- Hemoglobin bất thường (HbH, HbS, HbD, HbE, HbC)

*Cách xử trí:

Gặp những trường hợp “tăng giả”, “giảm giả” như trên, cần phải kiểm tra lại bằng cách: kiểm tra, đối chiếu lại họ tên bệnh nhân, tuổi, chẩn đoán, chạy lại bệnh phẩm,…

 

QUY TRÌNH 21

ĐỊNH LƯỢNG BILIRUBIN TOÀN PHẦN (BIL.T)

 

I.          NGUYÊN LÝ

Bilirubin toàn phần (Bilirubin total=  BiL.T)  trong  máu của  bệnh nhân được xác định theo phương pháp đo màu.

II.   CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện:  01 Bác sỹ hoặc Cán bộ ĐH , 01 kỹ thuật viên hóa sinh.

2.     Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa Olympus AU 640, AU 680.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm BiL-T, chất chuẩn BiL.T, huyết thanh kiểm tra chất lượng BiL.T

3.     Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu.

4.     Phiếu xét nghiệm:

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm, ngày giờ chỉ định, giờ lấy mẫu, nhận mẫu,…

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na hay NH4-Heparin hoặc EDTA. Máu không vỡ hồng cầu. bảo quản bệnh phẩm tránh ánh sáng và cần phân tích sớm.

- Sau khi lấy máu hoặc nhận mẫu từ các khoa lâm sàng, phòng khám, bộ phận nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode trên ống mẫu, rồi đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

2.         Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu:  máy đã được chuẩn với xét nghiệm BiL.T. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm BiL.T, đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Trị số bình thường: BiL.T < 17.1 µmol/L

-  BiL.T máu tăng trong: Tắc mật trong gan: Viêm gan, xơ gan. Tắc mật ngoài gan: do sỏi, ung thư, hạch to. Vàng da tiêu huyết, thiếu máu tan huyết, sốt rét…Vàng da sơ sinh.

 

QUY TRÌNH 22

ĐỊNH LƯỢNG BILIRUBIN TRỰC TIẾP (BIL.D)

 

I.    NGUYÊN LÝ

Bilirubin trực tiếp (Bilirubin direct, Bil-D) trong máu của bệnh nhân được xác  định theo phương pháp đo màu.

II.       CHUẨN BỊ

1.   Cán bộ thực hiện:  1 Bác sỹ hoặc Cán bộ ĐH, 1 kỹ thuật viên hóa sinh

2.   Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa Olympus AU 640, AU 680.

- Hóa chất: Hóa chất thuốc thử xét nghiệm, chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng Bil-D.

3.     Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm  xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu

4. Phiếu xét nghiệm:

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.         Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na hay NH4- Heparin hoặc EDTA. Máu không vỡ hồng cầu. Bảo quản bệnh phẩm tránh ánh sáng, bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở 2-8°C, 2 ngày ở 15-25°C, 6 tháng ở - 15°C đến -25°C.

- Sau khi lấy máu hoặc nhận mẫu từ các khoa lâm sàng, phòng khám, bộ phận nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode trên ống mẫu, rồi đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm chỉ dã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm BiL-D kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm BiL-D đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Trị số bình thường: Bilirubin trực tiếp < 4,3µmol/L

2.     BiL-D máu tăng trong:

- Tắc mật trong gan: Viêm gan, xơ gan,

- Tắc mật ngoài gan: do sỏi, ung thư, hạch to.

V. NHỮNG SAI XÓT VÀ XỬ TRÍ

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm: mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu, mẫu bệnh phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời hay ánh  sáng nhân tạo > 1h, sẽ làm giảm nồng độ bilirubin (có thể giảm tới 50% mỗi giờ)

- Kết quả xét nghiệm cần điều chỉnh ± 10% khi huyết thanh vàng sậm. Huyết thanh đục do tăng Lipid máu hay tán huyết đều ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

- Khắc phục: Nếu bệnh vỡ hồng cầu, cần lấy lại bệnh phẩm. Bệnh phẩm cần được tiến hành xét nghiệm ngay. Có thể hòa loãng bệnh phẩm, nếu  huyết thanh vàng sậm, thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán kết quả).

 

QUY TRÌNH 23

ĐỊNH LƯỢNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP (BIL.I)

 

I.      NGUYÊN LÝ

Bilirubin gián tiếp (Bil-I) trong máu của bệnh nhân được tính toán trên cơ sở số liệu thu được từ định lượng BiL.T và BiL.D của bệnh nhân.

II.   CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện: 01 Cán bộ thực hiện, 01 kỹ thuật viên

2.     Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa Olympus AU 640, AU680.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm BiL-T, Bil-D, chất chuẩn BiL.T, Bil-D, chất kiểm tra chất lượng BiL.T, Bil-D.

3.     Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu,

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.         Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na hay NH4-Heparin hoặc EDTA. Máu không vỡ hồng cầu. bảo quản bệnh phẩm tránh ánh sáng, bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở 2-8°C, 2 ngày ở 15-25°C, 6 tháng ở - 15°C đến -25°C.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm BiL.T, BiL-D, kết quả kiểm tra chất lượng  với xét nghiệm BiL.T, BiL-D đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả xét nghiệm trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

- Cài đặt công thức tính BiL.I trên máy để máy tự tính toán theo công thức sau: BiL.I= Bil.T - Bil.D

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.         Trị số bình thường:  < 12 µmol/L

2.         Bilirubin gián tiếp máu tăng trong:

- Tắc mật trong gan: Viêm gan, xơ gan.

- Tắc mật ngoài gan: do sỏi, ung thư, hạch to. Tan máu, vàng sơ sinh.

V.       NHỮNG SAI XÓT VÀ XỬ TRÍ

Là những sai xót có thể gặp trong khi định lượng BiL.T, BiL.D

 

QUY TRÌNH 24

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ AST (GOT)

 

I.      NGUYÊN LÝ

GOT/AST = Glutamate oxaloacetat transamine/Aspatat aminotransferate.

AST có tác dụng vận chuyển nhóm amin từ acid α amin Aspartat sang acid α cetonic là α-cetoglutarat. AST có trong bào tương, ty thể tế bào ở tim, gan, cơ xương, thận, tụy, hồng cầu.

Nguyên lý: Hoạt độ của enzym GOT/AST huyết thanh/huyết tương được xác định theo phương pháp động học enzym. PTPƯ:

2- oxologlutarat + L-Aspartate                AST   L- glutamate + Oxaloacetate

Oxaloacetate                +  NADH +  H+  MDH     L- Malate  +  NAD+

II.   CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện: BS hoặc Cán bộ ĐH, KTV chuyên ngành hóa sinh.

2.     Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện:

+ Hệ thống máy phân tích hóa sinh Olympus AU 640, AU 680.

+ Các ống xét nghiệm được chống đông bằng Li- Heparin hoặc EDTA hoặc không chống đông.

- Hóa chất: Hóa chất làm xét nghiệm GOT của hãng Beckman Coulter, hóa chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra.

- Bệnh phẩm:

+ Huyết thanh

+ Huyết tương (chống đông bằng Li-heparin, EDTA)

3.     Người bệnh: được tư vấn xét nghiệm khi khám bệnh, nhịn ăn sáng để lấy máu.

4.     Phiếu xét nghiệm: Được chỉ định xét nghiệm đo hoạt độ GOT trong máu.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na hay NH4-Heparin hoặc EDTA. Máu không vỡ hồng cầu. bảo quản bệnh phẩm tránh ánh sáng, bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở 2-8°C, 2 ngày ở 15-25°C, 6 tháng ở - 15°C đến -25°C.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2. Thực hiện phân tích

- Cài chương trình trên máy theo protocol của máy: Chỉ làm khi bắt đầu triển khai xét nghiệm trên máy và khi có thay đổi giá trị trong chương trình cài đặt.

- Hiệu chuẩn xét nghiệm: Được làm khi bắt đầu triển khai xét nghiệm trên máy, khi thay đổi một trong các yếu tố: nồng độ chuẩn mới, thuốc thử mới, thay bóng đèn hay thay cóng phản ứng,và khi thấy kết quả kiểm tra chất lượng không đạt.

- Mẫu huyết thanh kiểm tra chất lượng, mẫu bệnh phẩm đo hoạt độ GOT được phân tích trên máy phân tích sinh hóa tự động AU 640, AU 680 theo protocol của máy.

- Mẫu bệnh phẩm chỉ được chạy trên máy phân tích khi kết quả kiểm tra chất lượng đạt được độ chính xác và xác thực trong giới hạn cho phép và không vi phạm các luật của quy định kiểm tra chất lượng.

- Kết quả sau khi được đánh giá sẽ lưu, trả kết quả xét nghiệm trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Trị số bình thường: AST/GOT:

- Nam: < 37 U/L

- Nữ: < 31 U/L

2. ASAT/GOT máu tăng trong:

- Các bệnh gan: Viêm gan cấp và mạn, xơ gan, ung thư gan.

- Các  bệnh về  tim: Suy tim xung huyết,  viêm màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim (tỉ số ASAT/ALAT > 1)

- Một số bệnh khác: Viêm túi mật; Nhiễm độc rượu cấp; Tai biến mạch máu não; Viêm tụy cấp hoại tử; Hoạt tử thận, cơ.

 

QUY TRÌNH 25

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ ALT (GPT)

 

I.      NGUYÊN LÝ

GPT/ALT = Glutamat Pyruvat Transamin/Alanin Aminotransferase.

GPT (ALT) vận chuyển nhóm amin từ acid α- amin Alanin sang acid α cetonic là α-cetoglutarat tạo ra acid mới là  Glutamat:

Alanin + α-cetoglutarat         ALAT Glutamat + Pyruvat

ALT có mặt trong bào tương tế bào ở gan, thận, tim, cơ xương.

Hoạt độ của enzym GPT/ALAT trong máu của bệnh nhân được xác định theo phương pháp động học enzym.

II.   CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện: 1 BS hoặc Cán bộ ĐH, 1 KTV chuyên ngành hóa sinh

2.     Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện:

+ Hệ thống máy phân tích hóa sinh hãng Olympus AU 640, AU680.

+ Các ống XN chống đông Li-heparin hoặc EDTA hoặc không chống đông.

- Hóa chất: Hóa chất làm xét nghiệm GPT, hóa chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra mức 1 và mức 2 hãng Beckman Coulter.

- Bệnh phẩm: Huyết thanh/Huyết tương (Chống đông bằng Li-Heparin, EDTA)

3.     Người bệnh: Đã được tư vấn xét nghiệm, nhịn ăn sáng để lấy máu.

4.     Phiếu xét nghiệm: Được chỉ định xét nghiệm đo hoạt độ GPT trong máu.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Cài chương trình trên máy theo protocol của máy: Chỉ làm khi bắt  đầu triển khai xét nghiệm trên máy và khi có thay đổi giá trị trong chương trình cài đặt.

- Dựng đường chuẩn: Được làm khi bắt đầu triển khai xét nghiệm trên máy, khi thay đổi một trong các yếu tố: nồng độ chuẩn mới, thuốc thử mới, thay bóng đèn hay thay cóng phản ứng, và khi thấy kết quả kiểm tra chất lượng không đạt.

- Mẫu huyết thanh kiểm tra chất lượng, mẫu bệnh phẩm đo hoạt độ GPT được phân tích trên máy phân tích sinh hóa tự động các máy AU 640, AU 680 theo protocol của máy.

- Mẫu bệnh phẩm chỉ được chạy trên máy phân tích khi kết quả kiểm  tra chất lượng đạt được độ chính xác và xác thực trong giới hạn cho phép và không vi phạm các luật của quy trình kiểm tra chất lượng.

- Kết quả sau khi được đánh giá, trả, lưu kết quả trên phần mềm Bệnh viện, in phiếu kết quả và trả cho bệnh nhân theo đúng giờ quy định.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Trị số bình thường:

- Nam : < 40 U/L

- Nữ:                   < 31 U/L

2.     ALAT/ALT máu tăng trong:

- Các bệnh  gan: Viêm gan cấp  (Tăng  nhiều,  gấp 50- 150  lần bình thường) và mạn (tăng gấp 5- 6 lần bình thường), xơ gan, ung thư gan.

- Các bệnh về tim: Suy tim xung huyết, viêm màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim.

- Viêm túi mật

- Nhiễm độc rượu cấp

- Tai biến mạch máu não

- Viêm tụy cấp hoại tử

- Hoại tử thận, cơ.

 

QUY TRÌNH 26

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ GGT

(Gama Glutamyl Transferase)

 

I.      NGUYÊN LÝ

GGT = Gamma glutamyl transferase, là 1 enzym gắn với màng tế bào tham gia vào quá trình xúc tác chuyển các nhóm gamma-glutamyl giữa các acid amin qua màng tế bào. GGT được tìm thấy chủ yếu ở gan, thận, tụy, đường mật, tim, lách, ruột non. GGT lưu hành trong huyết tương có nguồn gốc chủ yếu ở gan. GGT thường tăng cao ở những người nghiện rượu.

Hoạt độ của enzym GGT trong máu của bệnh nhân được xác định theo phương pháp động học enzym.

II.       CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 1 BS hoặc CBĐH, KTV chuyên ngành Hóa sinh

2. Phương tiện, hóa chất:

-  Phương tiện

+ Hệ thống máy phân tích hóa sinh của hãng Olympus AU 640, AU 680.

+ Các ống xét nghiệm được chống đông bằng Li-Heparin hoặc  EDTA hoặc không chống đông.

- Hóa chất :

+ Hóa chất làm xét nghiệm GGT, hóa chất chuẩn GGT, huyết thanh kiểm tra GGT của hãng Olympus.

- Bệnh phẩm: Huyết thanh/Huyết tương (Chống đông bằng Li-Heparin, EDTA).

3.     Người bệnh: Đã được tư vấn xét nghiệm khi khám bệnh, nhịn ăn sáng  để lấy máu.

4.     Phiếu xét nghiệm: Được chỉ định xét nghiệm đo hoạt độ GGT trong máu.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Cài chương trình trên máy theo protocol của máy: Chỉ làm khi bắt đầu triển khai xét nghiệm trên máy và khi có thay đổi giá trị trong chương trình cài đặt.

- Dựng đường chuẩn: Được làm khi bắt đầu triển khai xét nghiệm trên máy, khi thay đổi một trong các yếu tố: nồng độ chuẩn mới, thuốc thử mới, thay bóng đèn hay thay cóng phản ứng,và khi thấy kết quả kiểm tra chất lượng không đạt.

- Mẫu huyết thanh kiểm tra chất lượng, mẫu bệnh phẩm đo hoạt độ GGT được phân tích trên máy phân tích sinh hóa tự động hoặc máy AU 640, AU680 theo protocol của máy.

- Mẫu bệnh phẩm chỉ được chạy trên máy phân tích khi kết quả kiểm tra chất lượng đạt được độ chính xác và xác thực trong giới hạn cho phép và không vi phạm các luật của quy định kiểm tra chất lượng.

- Kết quả sau khi được đánh giá sẽ được lưu, trả kết quả xét nghiệm trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Trị số bình thường:

- Nam: 11 - 50 U/L

- Nữ: 7 - 32 U/L

2. GGT máu tăng trong:

- Bệnh gan, mật (Viêm gan cấp và mạn, xơ gan, ung thư gan, vàng da ứ mật…)

- Nghiện rượu; Ung thư (Tuyến tiền liệt, vú, thận, phổi, não)

Nhiễm trùng; Ung thư (Phổi, xương, ruột non, gan, vú, cổ tử cung, tinh hoàn, thận, dạ dày)

3. GGT máu giảm trong: suy giáp.

 

QUY TRÌNH 27

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ ALP

(Alkalin Phosphatase)

 

I.      NGUYÊN LÝ

Enzym Phosphatase kiềm = Alkaline Phosphatase (ALP), được tìm thấy trong gan, xương, rau thai, ruột non và thận, chủ yếu ở các tế bào phủ đường mật và trong tạo cốt bào.

Hoạt độ của enzym ALP trong huyết tương hoặc huyết thanh được xác định theo phương pháp động học enzym.

II.   CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện: BS hoặc cán bộ Đại học và kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.         Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm Olympus AU 640, AU680.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm, hóa chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng ALP hãng Beckman Coulter.

3.     Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu.

4.     Phiếu xét nghiệm:

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li- Heparin. Máu không vỡ hồng cầu. Bệnh nhân ổn định 7 ngày ở 2- 8°C, 2 tháng ở -15°C đến -25°C.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm ALP. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm ALP đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh nhân và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Trị số bình thường:

+ Trẻ em: 75 - 390 U/L

+ Nữ: 30 - 120 U/L

2.      Hoạt độ ALP máu tăng trong:

- Trẻ em ở tuổi phát triển.

- Bệnh lý xương:

+ Can hóa các xương gẫy.

+ Các di căn xương, đa u tủy xương.

+ Nhuyễn xương, thiếu Vitamin D.

- Cường cận giáp.

- Tăng ALP trong bệnh lý gan mật: Tắc mật, viêm gan, xơ gan, di căn ung thư, apxe, u gan.

3.     Hoạt độ ALP giảm trong:

- Thiểu năng giáp.

- Giảm phospho máu.

- Thừa vitamin D.

- Thiếu máu nặng.

 

QUY TRÌNH 28

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ CK-MB

(Isozym MB of Creatine kinase)

 

I.      NGUYÊN LÝ

CK-MB (phần isoenzym liên quan với cơ tim của CPK), chiếm khoảng 5% CPK toàn phần/huyết thanh người bình thýờng.

Hoạt độ của enzym CK-MB trong máu của bệnh nhân được xác định  theo phương pháp động học enzym.

II.   CHUẨN BỊ

1.      Cán bộ thực hiện: Bác sĩ hoặc cán bộ đại học, kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.      Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm Olympus AU 640, AU 680.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm CK-MB, hóa chất chuẩn CK-MB, huyết thanh  kiểm tra chất lượng CK-MB.

3.      Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ  trước ngày lấy máu…

4.      Phiếu xét nghiệm:

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.      Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li- Heparin hoặc EDTA. Máu không vỡ hồng cầu. Bệnh phẩm là huyết thanh ổn định 8 giờ ở 15°C đến 25°C, 8 ngày ở 2- 8°C, 4 tuần ở -15°C đến -25°C. Bệnh phẩm là huyết tương, Heparin ổn định 8 giờ ở  15°C đến 25°C, 5 ngày ở 2- 8°C, 8 tuần ở -15°C đến -25°C.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, hóa chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2.      Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm CK-MB. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm CK-MB đạt yêu cầu nằm trong dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả keeta quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Trị số bình thường: < 24 U/L

- CK- MB máu tăng trong: Nhồi máu cơ tim cấp.

 

 

 

QUY TRÌNH 29

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ LDH

(Lactate Dehydrogenase)

 

I.     NGUYÊN LÝ

Lactate dehydrogenase (LDH) là 1 enzym xúc tác phản ứng chuyển đổi pyruvat thành lactat. LDH có mặt trong bào tương tế bào của các mô trong cơ thể và được giải phóng khi có tình trạng hủy tế bào. LDH có các 5 isoenzym và nguồn gốc chính của các isoenzym này là:

- LDH1: cơ tim và hồng cầu.                                - LDH2: hệ thống lưới nội mô.

- LDH3: phổi. LDH4: thận tụy, rau thai.              - LDH5: gan và cơ vân.

Hoạt độ của enzym LDH trong máu của bệnh nhân được xác định theo phương pháp động học enzym.

II.  CHUẨN BỊ

1.   Cán bộ thực hiện: Bác sỹ hoặc cán bộ ĐH thực hiện, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.    Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa AU 640, AU 680.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm, hóa chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng LDH

3.    Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm. bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấy máu.

4.    Phiếu xét nghiệm:

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm

- Lấy 2ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc ống  có chất chống đông là Li-Heparin. Không dùng các chất chống đông khác cho xét nghiệm này. Máu không vỡ hồng cầu, bệnh phẩm ổn định 4 ngày ở 2-80C, 7 ngày ở 15°C đến 25°C, 6 tuần ở -15°C đến -25°C.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm LDH, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm LDH đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm  và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.    Trị số bình thường: 200 - 300 U/L

2.     LDH máu tăng trong:

- Nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi.

- Bệnh gan (vàng da, tắc mật, di căn ung thư, viêm gan cấp).

- Bệnh lý cơ vân (chấn thương, phẫu thuật).

- Thiếu máu ác tính, bệnh bạch cầu đơn nhân, Leucemia,

- Ung thư (Phổi, xương, ruột non, gan, vú, cổ tử cung, tinh hoàn, thận, dạ dày).

3.    LDH giảm trong: sau xạ trị.

(Lượt đọc: 13092)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ