Banner
Banner dưới menu

Phần I. Xét nghiệm miễn dịch - sinh hóa máu (1)

(Cập nhật: 26/11/2017)

Xét nghiệm miễn dịch - sinh hóa máu (1)

MỤC LỤC

 

STT

TÊN QUY TRÌNH KỸ THUẬT

PHẦN I. XÉT NGHIỆM MIỄN DỊCH - SINH HÓA MÁU (148 quy trình)

1

Quy trình định lượng Ure

2

Quy trình định lượng Glucose

3

Quy trình định lượng Creatinin

4

Quy trình định lượng Acid Uric

5

Quy trình định lượng Protein toàn phần

6

Quy trình định lượng Albumin

7

Quy trình định lượng Globulin

8

Quy trình định lượng Cholesterol toàn phần

9

Quy trình định lượng Triglycerid

10

Quy trình định lượng HDL-C

11

Quy trình định lượng LDL-C

12

Quy trình định lượng (Na+, K+, CL-)

13

Quy trình định lượng Canxi toàn phần

14

Quy trình định lượng Canxi ion hóa

15

Quy trình định lượng Magie

16

Quy trình định lượng Phospho

17

Quy trình định lượng sắt

18

Quy trình định lượng Transferrin

19

Quy trình định lượng Ferritin

20

Quy trình định lượng HbA1C

21

Quy trình định lượng Bilirubin toàn phần (BIL.T)

22

Quy trình định lượng Bilirubin trực tiếp (BIL.D)

23

Quy trình định lượng Bilirubin gián tiếp (BIL.I)

24

Quy trình đo hoạt độ AST (GOT)

25

Quy trình đo hoạt độ ALT (GPT)

26

Quy trình đo hoạt độ GGT (Gama Glutamyl Transferase)

27

Quy trình đo hoạt độ ALP (Alkalin Phosphatase)

28

Quy trình đo hoạt độ CK-MB (Isozym MB of Creatine kinase)

29

Quy trình đo hoạt độ LDH (Lactate Dehydrogenase)

30

Quy trình đo hoạt độ Amylase

31

Quy trình đo hoạt độ Lipase

32

Quy trình đo hoạt độ CK  (Creatine kinase)

33

Quy trình đo hoạt độ CRP

34

Quy trình đo hoạt độ CRP hs

35

Quy trình đo hoạt độ RF  (Rheumatoid factor)

36

Quy trình định lượng IgA (Immunoglobulin A)

37

Quy trình định lượng IgG (Immunoglobulin G)

38

Quy trình định lượng IgM (Immunoglobulin M)

39

Quy trình định lượng ASLO

40

Quy trình định lượng Lactat

41

Quy trình định lượng Ethanol (Cồn)

42

Định lượng Ca++ bằng điện cực chọn lọc

43

Quy trình đo hoạt độ Cholinesterase (ChE)

44

Quy trình định lượng Pre-Albumin

45

Quy trình định lượng HbA1C bằng máy sắc ký lỏng cao áp

46

Quy trình định lượng Homocystein

47

Quy trình xét nghiệm khí máu

48

Nghiệm pháp dung nạp Glucose cho bệnh nhân thường

49

Nghiệm pháp dung nạp Glucose cho bệnh nhân thai nghén

50

Quy trình định lượng Ammoniac

51

Quy trình định lượng TSH

52

Quy trình định lượng FT4 (Free Thyroxine)

53

Quy trình định lượng T3

54

Quy trình định lượng Anti-TPO

55

Quy trình định lượng TRAb

56

Quy trình định lượng AFP

57

Quy trình định lượng PSA toàn phần (tPSA)

58

Quy trình định lượng CEA

59

Quy trình định lượng CA-125

60

Quy trình định lượng CA 15-3

61

Quy trình định lượng CA 72-4

62

Quy trình định lượng CA 19-9

63

Quy trình định lượng Cyfra 21-1

64

Quy trình định lượng NSE

65

Quy trình định lượng β hCG (Beta human chorionic Gonadotropins)

66

Quy trình định lượng Prolactin

67

Quy trình định lượng Testosterone

68

Quy trình định lượng FSH

69

Quy trình định lượng LH

70

Quy trình định lượng Progesterone

71

Quy trình định lượng Estradiol

72

Quy trình định lượng β-hCG tự do

73

Quy trình định lượng PAPP-A

74

Quy trình định lượng Insulin

75

Quy trình định lượng Procalcitonin

76

Quy trình định lượng Cortisol

77

Quy trình định lượng C-Peptid

78

Quy trình định lượng ACTH

79

Quy trình định lượng Anti-CCP

80

Quy trình định lượng Anti-TG

81

Quy trình định lượng PTH (Para Thyroid Hormone)

82

Quy trình định lượng TG (Thyroglobulin)

83

Quy trình định lượng Vitamin D

84

Quy trình định lượng uE3 (Unconjugated Estriol)

85

Quy trình định lượng AMH

86

Quy trình định lượng N-MID Osteocalcin

87

Quy trình định lượng proBNP

88

Quy trình định lượng Troponin-Ths

89

Quy trình xét nghiệm HBsAg

90

Quy trình xét nghiệm Anti-HBs

91

Quy trình xét nghiệm HbeAg

92

Quy trình xét nghiệm Anti-Hbe (HbeAb)

93

Quy trình xét nghiệm Anti-HCV

94

Quy trình xét nghiệm HAV total miễn dịch tự động

95

Quy trình định lượng HBsAg

96

Quy trình định lượng Erythropoietin (EPO)

97

Quy trình định lượng PSA tự do

98

Quy trình định lượng SCC

99

Quy trình xét nghiệm Anti-HBc IgM

100

Quy trình xét nghiệm HBc total miễn dịch tự động

101

Quy trình đo hoạt độ ACP

102

Quy trình định lượng BNP (B- Type Natriuretic Peptide)

103

Quy trình định lượng Carbamazepine

104

Quy trình định lượng Cyclosphorin

105

Quy trình định lượng FT3 (Free tri iodothyronine)

106

Quy trình định lượng Galectin 3

107

Quy trình định lượng Gentamicin

108

Quy trình định lượng Haptoglobulin

109

Quy trình đo hoạt độ HBDH (Hydroxy butyrat dehydrogenase)

110

Quy trình định lượng IL-6 (Interleukin 6)

111

Quy trình định lượng IL-8 (Interleukin 8)

112

Quy trình định lượng IL-10 (Interleukin 10)

113

Quy trình định lượng IGE CAT SPECIFIC (E1)

114

Quy trình định lượng IGFBP-3

115

Quy trình định lượng IMA (Ischemia Modified Albumin)

116

Quy trình định lượng Kappa tự do (Free Kappa)

117

Quy trình định lượng Lamba tự do

118

Quy trình định lượng LP-PLA2

119

Quy trình định lượng Malondialdehyd (MDA)

120

Quy trình đo hoạt độ P-Amylase

121

Quy trình định lượng Pepsinogen I

122

Quy trình định lượng Pepsinogen II

123

Quy trình định lượng Phenobarbital

124

Quy trình định lượng Phenytoin

125

Quy trình định lượng Procainnamid

126

Quy trình định lượng Renin Activity

127

Quy trình định lượng SHBG (Sex hormon binding globulin)

128

Quy trình định lượng Sperm antibody

129

Quy trình định lượng Tacrolimus

130

Quy trình định lượng TGF β1

131

Quy trình định lượng TGF β2

132

Quy trình định lượng Theophyline

133

Quy trình định lượng Troponin T (TnT)

134

Quy trình định lượng Troponin I (TnI)

135

Quy trình định lượng Tobramycin

136

Quy trình định lượng Total P1NP

137

Quy trình định lượng Valproic Acid

138

Quy trình định lượng Vancomycin

139

Quy trình định lượng β2 Microglobulin

140

Quy trình định lượng sắt chưa bão hòa huyết thanh (UIBC)

141

Quy trình định lượng độ bão hòa Transferin

142

Quy trình định lượng Leptin Human

143

Quy trình định lượng T4 (Thyroxine)

144

Quy trình đo hoạt độ G6PD

145

Quy trình định lượng Fructosamin

146

Quy trình định lượng GH (Growth Hormone)

147

Quy trình định lượng Vitamin B12

148

Quy trình định lượng Folate

PHẦN II. XÉT NGHIỆM SINH HÓA NƯỚC TIỂU (31 quy trình)

149

Quy trình định lượng Mcroalbumin niệu

150

Quy trình xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

151

Quy trình xét nghiệm soi cặn nước tiểu

152

Quy trình định lượng Ure nước tiểu

153

Quy trình định lượng Creatinin nước tiểu

154

Quy trình định lượng Glucose nước tiểu

155

Quy trình định lượng Acid Uric nước tiểu

156

Quy trình định lượng Na+, K+, CL- nước tiểu

157

Quy trình định lượng đo hoạt độ Amylase

158

Quy trình định lượng Protein niệu

159

Quy trình định tính Heroin/Morphin trong nước tiểu

160

Quy trình định lượng Canxi niệu

161

Quy trình định tính Porphyrin trong nước tiểu

162

Quy trình định tính Amphetamin

163

Quy trình định tính Methamphetamine

164

Quy trình định tính Marijuana (Cần sa)

165

Quy trình tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động)

166

Quy trình định lượng Amphetamine

167

Quy trình định lượng Barbiturates

168

Quy trình định lượng Benzodiazepin

169

Quy trình định lượng Catecholamin

170

Quy trình định lượng Cocaine

171

Quy trình định lượng dưỡng chấp

172

Quy trình định tính dưỡng chấp

173

Quy trình định lượng Methadone

174

Quy trình định lượng NGAL

175

Quy trình định lượng Opiate

176

Quy trình định tính Phospho hữu cơ

177

Quy trình định tính Rotundin (Rotunda)

178

Quy trình định lượng THC (Canabionids)

179

Quy trình xét nghiệm tế bào nước tiểu

PHẦN III. XÉT NGHIỆM DỊCH NÃO TỦY/DỊCH HỌC DÒ (08 quy trình)

180

Quy trình xét nghiệm phản ứng Rivalta

181

Quy trình xét nghiệm phản ứng Pandy

182

Quy trình định lượng Protein dịch não tủy

183

Quy trình định lượng Glucose dịch não tủy

184

Quy trình định lượng Ion CL dịch não tủy

185

Quy trình định lượng Protein dịch chọc dò

186

Quy trình đo tỷ trọng dịch chọc dò

187

Quy trình xét nghiệm cồn trong hơi thở

QUY TRÌNH 1

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG URE

 

I.      NGUYÊN LÝ

Ure máu được định lượng theo phương pháp động học UV. Phản ứng như sau:        

                      Urea + H2O          Urease        2NH4+  + CO32-

2NH4+  + α-oxoglutarate+ 2NADH  GLDH  2L-glutamate + 2NAD+ +  2H2O

II.       CHUẨN BỊ

1.  Cán bộ thực hiện: Bác sĩ hoặc cán bộ đại học và kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.  Phương tiện, hóa chất:

- Máy móc: hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, Beckman Coulter AU680

- Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: R1: NADH, α-oxoglutarate; R2: Tris, EDTA, GLDH, ADP, Urease,… Bảo quản ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, 8 tuần khi để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác: Wash solution,…

- Chuẩn, nước muối sinh lý

- Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức (Quality Control Serum level 1 và 2) (viết tắt: QC 1 và QC 2)

3.  Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.     Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Có thể sử dụng ống không chống đông ống có chất chống đông bằng EDTA, Li- Heparin (không dùng ammonium heparin).

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bảo quản huyết thanh/huyết tương ở 2- 8°C trong vòng 7 ngày, ở -20°C được 12 tháng. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chất chuẩn, QC ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét  nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV.        NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Giá trị bình thường: Ure Huyết thanh/ huyết tương:

- Người lớn: 2,5 - 7,5 mmol/L

- Trẻ sơ sinh: 1,4 – 4,3 mmol/L

- Trẻ em: 1,8 - 6,4 mmol/L

2.     Ure máu tăng trong các trường hợp sau:

- Chế độ ăn giàu protein;

- Tăng dị hóa protein: sốt, bỏng, suy dinh dưỡng, nhịn đói

- Xuất huyết tiêu hóa;

- Suy thận;

-  Nhiễm trùng nặng

3.     Ure máu giảm trong: 

- Có thai; 

- Viêm gan, Suy gan nặng;

- Chế độ ăn không cung cấp đủ protein…

V.   NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm lấy vào ống chống  đông bằng Ammonium Heparin

Làm tăng kết quả Ure

Không sử dụng loại ống này

Bệnh  phẩm  có  nồng độ Bilirubin tăng, huyết tán, tăng Lipid máu, đang sử dụng thuốc.

Kết quả ít bị ảnh hưởng

 

Nồng  độ  Ure  ngoài dải đo (0,5- 40 mmol/L)

Sai lệch kết quả

Pha loãng bệnh phẩm

 

QUY TRÌNH 2

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG GLUCOSE

 

I.      NGUYÊN LÝ

Glucose là  carbonhydrat quan trọng nhất  lưu hành trong  máu ngoại vi.

Quá trình đốt cháy glucose là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào,… Glucose máu được định lượng theo phương pháp hexokinase:

Glucose +              ATP     HK    G6P  + ADP

 

G6P                + NADP+   G6PDH                                             Gluconate- 6- P +  NADPH                       +                  H+

II.       CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV chuyên ngành Hóa sinh

2.      Phương tiện hóa chất:

- Máy xét nghiệm: máy sinh hóa tự động Olympus AU 640, Beckman Coulter AU 680.

- Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

+ R1: PIPES Buffer, ATP, NAD,…

+ R2: Hexokinase, G6P-DH

- Bảo quản hóa chất ở 2- 8°C đến khi hết hạn sử dụng, 12 tuần khi để trên máy phân tích.

- Các loại hóa chất khác: dung dịch rửa, nước muối sinh lý, hóa chất chuẩn, QC mức 1 và 2.

3.     Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện XN. BN phải được nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu XN. Tốt nhất nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.     Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có).

III.    CÁC  BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Có thể sử dụng ống không chống đông ống có chất chống đông bằng EDTA, Li- Heparin.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

- Bệnh phẩm phải được ly tâm, tách lấy huyết thanh, huyết tương ngay. Bảo quản ở 15- 25°C, trong vòng 8 giờ, ở 2- 8°C được 72 giờ. Rã đông một lần.  Để bệnh phẩm (nếu được đông lạnh), chuẩn, QC ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm. Nếu không có điều kiện làm ngay bệnh phẩm nên được cho vào ống chống đông NaF.

1.   Tiến hành kỹ thuật

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy.

- Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng Bệnh viện, in phiếu kết quả xét  nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Giá trị bình thường Glucose/Huyết tương:

+ Người lớn: 3.9 – 6.0 mmol/L

+ Trẻ em: 3.3 – 5.6 mmol/L

+ Trẻ sơ sinh: 2.2 – 4.4 mmol/L

2.   Glucose máu tăng trong:

- ĐTĐ; Viêm tụy, ung thư tụy

- U tủy thượng thận.

- Cường giáp,…

3.     Glucose máu giảm trong:

- Suy tuyến yên,

- Suy tuyến giáp

-  Bệnh Insulinoma, Thiếu dinh dưỡng.

V.   NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm để lâu không ly tâm và định lượng ngay gây hiện tượng hủy đường

Làm giảm kết quả. Sau 1 giờ giảm khoảng 5- 7%

Sử dụng chất chống đông NaF để tránh hủy đường.

Lấy máu sau ăn

Làm tăng kết quả

Làm lại mẫu lúc đói

Bệnh phẩm tăng bilirubin, huyết  tán, tăng lipid máu, đang sử dụng thuốc

Kết     quả   ảnh   hưởng không rõ.

 

Nồng độ > dải đo (0.11- 41.6 mmol/L)

Sai lệch kết quả. Rất ít gặp

Pha loãng bệnh phẩm

 

QUY TRÌNH 3

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CREATININ

 

I.      NGUYÊN LÝ

Creatinin là sản phẩm của quá trình thoái hóa creatin phosphate ở cơ. Creatinin được đào thải chủ yếu qua thận. Creatin máu được định lượng theo phương pháp Jaffe (động học hai điểm). Phương trình phản ứng như sau:

Creatinin  + acid pycric           Alkaline     phức hợp vàng cam

II.   CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV được đào tạo chuyên ngành Hóa sinh.

2.     Phương tiện, hóa chất

- Máy móc: hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, Beckman Coulter AU680

- Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: R1: NaOH, pH stabilizer… R2: Acid Pycric

- Bảo quản ở 2- 8°C đến khi hết hạn sử dụng, 8 tuần khi để trên máy phân tích

-  Các loại hóa chất khác: dung dịch rửa, nước muối sinh lý, hóa chất chuẩn (Calibrator System), QC mức 1 và 2.

3.     Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.     Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Có thể sử dụng ống không chống đông ống có chất chống đông bằng EDTA, Li- Heparin.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

- Bảo quản ở 2- 8°C trong vòng 7 ngày, ở -20°C được 12 tháng. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chất chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2.         Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Kết quả QC nằm trong giới hạn cho phép tùy thuộc thuốc thử của từng lô hóa chất, control 2 mức: bình thường và bất thường. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy.

- Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả bệnh nhân trên hệ thống phần mềm quản lý Bệnh viện, in và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.         Giá trị bình thường

Creatinin/Huyết thanh: + Nam: 62- 106 µmol/L

 + Nữ: 44- 88 µmol/L

 + Trẻ em: 15- 77 µmol/L

2.     Creatinin máu tăng trong:

+ Suy thận và các bệnh về thận

+ Ngộ độc thủy ngân

+ Lupus ban đỏ

+ Ung thư (ruột, bàng quang, tinh hoàn, tử cung, tiền liệt tuyến)

+ Bệnh bạch cầu

+ Bệnh tim mạch: tăng huyết áp vô căn , nhồi máu cơ tim…

3.     Creatinin máu giảm trong: có thai, sản giật …

 

QUY TRÌNH 4

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ACID URIC

 

I.      NGUYÊN LÝ:

Acid Uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của base có nitơ nhân purin. Định lượng acid uric máu bằng phương pháp động học enzym.

                                         Uricase

Acid Uric +2H2O + O2               Allatoin + CO2   + H2O2

2H2O2  +  H+  + TOOS a + 4-aminophenazone   peroxidase Hợp chất màu đỏ + 4H2O

II. CHUẨN BỊ

1.  Cán bộ thực hiện:  Bác sĩ hoặc cán bộ đại học, kỹ thuật viên huyên ngành Hóa sinh.

2.  Phương tiện, hóa chất

- Máy móc: hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, Beckmam Coulter  U680

- Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: R1: buffer, TOOS…;R2: Uricase, POD, 4-AAP,…Bảo quản ở 2- 8°C đến khi hết hạn sử dụng, 8 tuần khi để trên máy phân tích

- Các loại dung dịch hệ thống khác: Wash Buffer,

- Chất chuẩn, nước muối sinh lý

- Control: 2 mức level 1 và level 2

- Vật tư tiêu hao: ống lấy máu , kim tiêm , bông cồn , găng tay…

3.     Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng .

4.     Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận mẫu, các loại thuốc đã sử dụng ( nếu có)…

II.       CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Có thể sử dụng ống không chống đông ống có chất chống đông bằng EDTA, Li- Heparin.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

- Bảo quản ở 2 – 8°C trong vòng 5 ngày, ở 20°C được 6 tháng. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra QC ở nhiệt độ phòng (20 - 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

1.     Tiến hành kỹ thuật :

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong giới hạn cho phép tùy thuộc vào kỹ thuật, thuốc thử của từng công ty. Thông thường chạy control 2 mức: bình thường và bất thường. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm và trả kết quả.

III.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Bình thường:

+ Nam: 180 – 420 µmol/L

+ Nữ: 150- 360 µmol/L

- Acid uric máu tăng trong : + Bệnh Goutte

+ Suy thận

+ Nhiễm độc chì , thủy ngân

- Acid uric máu giảm trong : + Bệnh Willson

+ Cơn liệt chu kỳ;                           

+ Xanthin niệu

 

QUY TRÌNH 5

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN TOÀN PHẦN

 

I.   NGUYÊN LÝ

- Định  lượng Protein toàn phần trong  máu của  bệnh  nhân  theo phương pháp so màu

- Nguyên tắc: Phản ứng Biure: Trong môi trường kiềm, những phân tử có từ 2 liên kết peptid trở nên sẽ tạo phức chất với ion Cu++. Protein trong huyết thanh tác dụng với ion Cu++ trong môi trường kiềm tạo phức chất càng cua màu xanh tím. Độ đậm của màu tỷ lệ trực tiếp với nồng độ  protein trong mẫu bệnh phẩm.

II.   CHUẨN BỊ

1.  Cán bộ thực hiện: Bác sỹ hoặc cán bộ ĐH, KTV chuyên ngành Hóa sinh.

2.   Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện:

+ Hệ thống máy phân tích hóa sinh hãng Olympus AU 640, AU 680

+ Các ống xét nghiệm chống đông Li-Heparin, EDTA hoặc không chống đông.

+ Bông, cồn, kim tiêm lấy máu, găng tay.

- Hóa chất:

+ Hóa chất làm xét nghiệm Protein toàn phần của hãng Beckman Coulter

+ Hóa chất chuẩn Calibration

+ Huyết thanh kiểm tra của Beckman Coulter.

- Bệnh phẩm: Huyết thanh hoặc huyết tương

3.  Người bệnh: Đã được tư vấn xét nghiệm, chuẩn bị tư tưởng khi khám bệnh, nhịn ăn sáng để lấy máu.

4.  Phiếu xét nghiệm: Được chỉ định xét nghiệm định lượng Protein toàn phần trong máu

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Mẫu bệnh phẩm được dán barcode cùng số với tờ phiếu chỉ định xét nghiệm (không có barcode sẽ được đánh số trên ống nghiệm và phiếu chỉ định).

- Mẫu bệnh phẩm được ly tâm 4000v/ 5 phút, phân phối mẫu vào máy phân tích.

- Phiếu chỉ định được nhập chỉ định bằng hệ thống phần mềm quản lý  dữ liệu Trước khi phân tích, máy phải được thực hiện các bước bảo dưỡng hàng ngày theo quy trình của mỗi ngày.

- Cài chương trình trên máy theo protocol của máy: Chỉ làm khi bắt đầu triển khai xét nghiệm trên máy và khi có thay đổi giá trị trong chương trình cài đặt.

- Dựng đường chuẩn: được làm khi bắt đầu triển khai xét nghiệm trên máy, khi thay đổi một trong các yếu tố: nồng độ chuẩn mới, thuốc thử mới, thay bóng đèn hay thay cóng phản ứng và khi thấy kết quả kiểm tra chất lượng không đạt.

- Mẫu huyết thanh kiểm tra chất lượng, mẫu bệnh phẩm định lượng protein toàn phần được phân tích trên máy phân tích sinh hóa tự động hãng AU 640, AU 680 theo protocol của máy.

- Mẫu bệnh phẩm chỉ được chạy trên máy phân tích khi kết quả kiểm tra chất lượng đạt được độ chính xác và xác thực trong giới hạn cho phép và không vi phạm các luật của quy trình kiểm tra chất lượng.

- Duyệt kết quả: Người phân tích có trách nhiệm kiểm soát kết quả trên máy phân tích trước khi in qua hệ thống máy tính hoặc điền vào phiếu xét nghiệm lưu trong phần mềm quản lý số liệu.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Trị số bình thường: 66- 87 g/L.

- Protein toàn phần máu tăng trong:

+ Mất nước (nôn, tả, mất mồ hôi, sốt cao kéo dài).

+ Đa u tủy xương.

+ Bệnh Waldestrom.

+ Bệnh Sarcoid

- Protein toàn phần máu giảm trong:

+ Bệnh thận (suy thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thận)

+ Mất protein qua da (bỏng)

+ Tăng hủy protein (tiểu đường nặng, nhiễm độc tuyến giáp,  suy kiệt do K)

+ Bệnh gan (viêm gan, xơ gan)

 

QUY TRÌNH 6

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ALBUMIN

 

I.      NGUYÊN LÝ

Định  lượng Albumin trong  máu của  bệnh  nhân theo phương pháp so màu.

II.   CHUẨN BỊ

1.  Cán bộ thực hiện: BS hoặc cán bộ ĐH, KTV chuyên ngành Hóa sinh

2.   Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm AU 640, AU680

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Albumin, chất chuẩn Albumin, chất kiểm tra chất lượng Albumin.

3.     Người bệnh:

- Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu.

4.     Phiếu xét nghiệm:

- Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li- Heparin, EDTA. Không dùng các chất chống đông Fluorid. Máu không vỡ hồng cầu, bệnh phẩm ổn định 5 tháng ngày ở 2-8°C, 2,5 tháng ở 15-25°C, 4 tháng ở -15°C đến -25°C.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.         Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Albumin. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Albumin đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh nhân và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả xem xét đánh giá kết quả sau đó in phiếu xét nghiệm để

trả cho bệnh nhân.

IV.        NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Trị số bình thường: 34-48 g/L

- Albumin máu tăng trong: Mất nước (nôn nhiều, tiêu chảy nặng)

- Albumin máu giảm trong:

+ Bệnh thận (suy thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thận).

+ Giảm tổng hợp (bệnh vô Albumin huyết, kém hấp thu, kém dinh dưỡng, viêm gan nặng, xơ gan).

+  Mất  albumin  (bỏng,  tổn  thương  rỉ  dịch,  bệnh đường  ruột  mất protein), ung thư, nhiễm trùng.

 

QUY TRÌNH 7

ĐỊNH LƯỢNG GLOBULIN

 

I.      NGUYÊN LÝ

Định lượng Globulin trong máu của bệnh nhân bằng cách tính toán dựa trên thông số về định lượng Protein toàn phần và Albumin.

II.   CHUẨN BỊ

1.  Cán bộ thực hiện: Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.     Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm Olympus AU 640, Beckman Coulter AU 680

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Protein toàn phần và Albumin, chất chuẩn Protein và Albumin, chất kiểm tra chất lượng Protein toàn phần và Albumin.

3.     Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu…

4.     Phiếu xét nghiệm:

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm, thông tin về tình trạng mẫu, ngày giờ chỉ định, láy mẫu,  nhận mẫu.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Heparin, EDTA. Không dùng các chất chống đông Fluorid. Máu không vỡ hồng cầu, bệnh phẩm ổn định 5 tháng ngày ở 2- 8°C, 2,5 tháng ở 15- 25°C, 4 tháng ở -15°C đến -25°C.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Protein toàn phần và Albumin. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Protein toàn phần và Albumin, đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh nhân và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả xem xét đánh giá kết quả sau đó in phiếu xét nghiệm để trả cho bệnh nhân. Kết quả nếu không được máy tự động tính toán thì tính theo công thức sau:

Globulin = Protein toàn phần - Albumin

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Trị số bình thường: Globulin: 34- 48g/L

- Globulin máu tăng trong: Các trường hợp viêm cấp hoặc mạn, đa u tủy xương.

Globulin máu giảm trong: trường hợp suy giảm miễn dịch, bỏng, nặng….

 

QUY TRÌNH 8

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CHOLESTEROL TOÀN PHẦN

 

I.      NGUYÊN LÝ

Cholesterol toàn phần trong máu được định lượng theo phương pháp enzym so màu:

Cholesterol  esters + H2O    CHE       Cholesterol + RCOOH

Cholesterol + O2      CHO   Cholesten- 3- one + H2O2

2H2O2    +      4- aminoantipyrine + phenol   POD     Hợp chất màu đỏ + 4H2O

II.   CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ thực hiện: BS hoặc cán bộ ĐH KTV được đào tạo chuyên ngành Hóa sinh.

2.     Phương tiện, hóa chất

- Máy móc: hệ thống máy sinh hóa AU 640, AU680.

- Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: R1: buffer, 4AAP, cholesterol esters, POD, cholesterol oxidase… Bảo quản ở 2- 8°C đến khi hết hạn sử dụng, 4 tuần khi để trên máy phân tích.

- Hóa chất chuẩn, nước muối sinh lý, hệ thống dung dịch máy xét nghiệm

- Huyết thanh kiểm tra (control resum level 1 và 2).

- Vật tư tiêu hao: ống lấy máu, kim tiêm, bông cồn, găng tay…

3.     Người bệnh:

Người bệnh được giải thích trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.  Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có), ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận  mẫu,…

III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn.

- Ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng EDTA, heparin. Bảo quản ở 2 – 8°C trong vòng 7 ngày, ở 20°C được 3 tháng. Rã đông 1 lần.

- Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2.     Tiến hành kỹ thuật :

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong giới hạn cho phép tùy thuộc lô thuốc thử. Chạy control 2 mức: bình thường và bất thường. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy.

- Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm lưu, trả kết quả trên hệ thống mạng quản lý Bệnh viện và in phiếu kết quả xét nghiệm để trả kết quả cho bệnh nhân  đúng thời gian quy định.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Bình thường: Cholesterol trong máu: 3.9- 5.2 mmol/L

2. Cholesterol máu tăng trong:

+ Vàng da tắc mật

+ Rối loạn chuyển hóa lipid

+ Tiểu đường , tăng huyết áp

+ Viêm thận, hội chứng thận hư

+ Nhược giáp

3. Cholesterol máu giảm trong:

+ Cường giáp

+ Hội chứng Cushing

+ Nhiễm trùng cấp

+ Thiếu máu

(Lượt đọc: 14714)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ