Banner
Banner dưới menu

Quy trình xét nghiệm Hóa Sinh (Trang 2)

Quy trình xét nghiệm Hóa Sinh (Trang 2)

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ CHOLINESTERASE

 

Cholinesterase (ChE) được tìm thấy trong gan, tụy, tim, huyết tương và chất trắng của năo, c̣n gọi là cholinesterase “giả” để phân biệt với Cholinesterase EC 3.1.1.7 “thật” có nguồn gốc trong hồng cầu. Trong thực tế lâm sàng có thể sử dụng Cholinesterase EC 3.1.1.8 như một chỉ điểm sinh học trong theo dõi, sàng lọc các trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu (đặc biệt nhóm phospho hữu cơ và carbamat), theo dõi chức năng gan như: viêm gan, xơ gan,..

I . NGUYÊN LÝ

Định lượng hoạt độ của ChE dựa trên các phản ứng sau: Mức độ hình thành 2-nitro-5-mercaptobenzoate tỷ lệ thuận với hoạt độ của ChE tham gia trong phản ứng. Có thể xác định được bằng phép đo quang.

Nguyên lý đo:

 Butyrylthiocholine + H­­­2O  →CHE   Butyric acid + Thiocholine

2 Thiocholine + 2 OH- + 2 [Fe(CN)6]3- (Yellow) → Dithiobis(choline) + H­2O + 2 [Fe(CN)6] 4+ (Colourless)

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh và 01 kỹ thuật viên

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện

- Các máy phân tích Hóa sinh tự động AU 640, AU680.

- Máy ly tâm

2.2 Hóa chất

- Thuốc thử R1 và R2:

+ Tetra sodium diphosphate (pH 6.2)  75 mmol/L

+ Ferricyanide (III)  2.0 mmol/L

+ Butyrylthiocholine 15 mmol/L

- Thuốc thử ổn định cho đến hạn ghi trên hộp khi bảo quản ở nhiệt độ 2-8ºC. Khi mở nắp có thể ổn định trên khay lạnh đựng hoá chất của máy khoảng 30 ngày/khi không tắt máy. Thuốc thử R1 tránh tiếp xúc ánh sáng.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:Ống nghiệm; Găng tay; Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm.

3. Người bệnh:Cần giải thích cho người bệnh và người nhà về mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm để người bệnh hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm:Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

          - Lấy 2 mL máu tĩnh mạch đúng kỹ thuật, cho vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn, ống không có chất chống đông hoặc ống có chất chống đông Li-Heparin hoặc EDTA.

          - Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm hoặc nhận mẫu từ khoa lâm sàng hoặc từ các phòng khám, bộ phận nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode trên ống mẫu bệnh nhân, rồi tiến hành ly tâm mẫu máu: 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

          - Tính ổn định của mẫu: Mẫu có thể ổn định 6h ở nhiệt độ 15-25°C; 7 ngày ở nhiệt độ 2-8°C; 6 tháng ở nhiệt độ (-70°C).

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

- Máy phân tích đã sẵn sàng thuốc thử sử dụng

- Chuẩn xét nghiệm ChE bằng dung dịch chuẩn System calibrator

- Kiểm tra chất lượng: Phân tích QC: ở cả 2 mức, sử dụng Control Serum level 1 và 2. Khi QC đạt, không vi phạm luật kiểm tra chất lượng, tiến hành phân tích mẫu.

2.2. Phân tích mẫu

- Mẫu máu sau khi ly tâm được chuyển vào giá đựng bệnh phẩm, chuyển đến máy phân tích thực hiện theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả xét nghiệm, tiến hành phân tích xem xét đánh giá kết quả bệnh nhân, lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in và trả phiếu kết quả xét nghiệm cho bệnh  nhân

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị bình thường:

- Nam: 4620 – 11500 U/L

-  Nữ:  3930 – 10800 U/L

- Trẻ em, nam giới, nữ giới độ tuổi 40: 5300 - 12900 U/L

- Phụ nữ  từ 16 - 39 tuổi không có thai, không dùng thuốc tránh thai dạng hormon: 4260 - 11250 U/L.

- Phụ nữ  từ 18- 41 tuổi có thai, dùng thuốc tránh thai: 3650 - 9120 U/L

2. Hoạt độ ChE giảm: gặp trong

- Ngộ độc thuốc trừ sâu nhóm phospho hữu cơ, nhóm carbamat

- Nhiễm trùng cấp, thiếu máu, xơ gan vàng da

- Tăng bạch cầu đa nhân, ung thư di căn, lao, Hội chứng ure máu cao

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khi:

+ Bilirubin >1026 mmol/L (60mg/dL)

+ Hemoglobin > 528 mmol/L (850 mg/dL)

+ Một số thuốc làm giảm hoạt độ ChE: cafein, morphin, atropin, acid folic, thuốc tránh thai.

- Xử trí: khi lấy mẫu máu tránh gây vỡ hồng cầu, sau ly tâm thấy vỡ hồng cầu nên loại bỏ mẫu và yêu cầu lấy lại mẫu máu khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PRE-ALBUMIN

 

I . NGUYÊN LÝ

Prealbumin (tên khác là transthyretin) là một protein giàu tryptophan. Thông số này có thể giúp đánh giá mức độ suy dinh dưỡng ở các người bệnh nặng hoặc mắc các bệnh mạn tính và cũng có thể dự báo khả năng hồi phục về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.

Định lượng Prealbumin dựa trên nguyên lý miễn dịch kết hợp kháng nguyên-  kháng thể, Phương pháp đo độ đục miễn dịch.

II. CHUẨN BỊ

1.  Người thực hiện:

01 bác sỹ hoặc cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh và 01 kỹ thuật viên

2.  Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

-  Các máy  hóa sinh: AU 640, AU680.

-  Máy ly tâm;  Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, QC, mẫu bệnh phẩm.

  - Pipet các loại, sample cup; Ống nghiệm, đầu côn; Giá đựng ống nghiệm.

2.2. Hóa chất

   - Thuốc thử 1 (R1) Phosphate buffer: 12.7 mmol/L, pH 7.2; NaCl: 0.13 mol/L; PEG: 60 g/L; chất bảo quản.

   -  Thuốc  thử  2  (R2)  Anti-human  prealbumin   antibody  (rabbit):  >  0.55  g/L;  NaCl: 0.10 mol/L; chất bảo quản.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:  Ống nghiệm, Găng tay, dây garo, bông, cồn sát trùng, bơm tiêm lấy máu

3.   Người bệnh

Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để người bệnh và người nhà người bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4.  Phiếu xét nghiệm:Có phiếu xét nghiệm ghi rõ yêu cầu xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.  Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

          - Lấy 2 mL máu tĩnh mạch đúng kỹ thuật, cho vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn, ống không có chất chống đông.

          - Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm hoặc nhận mẫu từ khoa lâm sàng hoặc từ các phòng khám, bộ phận nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode trên ống mẫu bệnh nhân, rồi tiến hành ly tâm mẫu máu: 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh.

- Thực hiện trên mẫu máu: Dùng huyết thanh (không dùng chất chống đông)

- Tính ổn định của mẫu: Mẫu ổn định 3 ngày ở nhiệt độ 2-8°C; 6 tháng ở nhiệt độ (-15)- (-25°C).

2.  Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích

-  Máy phân tích đã sẵn sàng thuốc thử sử dụng.

- Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau.

-  Phân tích QC: ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu.

2.2. Phân tích mẫu

-  Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2giờ .

-  Mẫu máu sau khi ly tâm được chuyển vào giá đựng bệnh phẩm, chuyển đến máy phân tích thực hiện theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả xét nghiệm, tiến hành phân tích xem xét đánh giá kết quả bệnh nhân, lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in và trả phiếu kết quả xét nghiệm cho bệnh  nhân.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.  Trị số tham khảo:0.2 - 0.4 g/L (6.4 - 7.28 µmol/L; 20 - 40 mg/dL)

2.  Trị số prealbumin tăng trong các trường hợp sau:

-  Người mắc bệnh: cường tuyến thượng thận, bệnh Hodgkin

-  Người đang dùng  thuốc các thuốc: Corticosteroid; Các thuốc kháng  viêm nonsteroid liều cao; thuốc progesteron hoặc các sản phẩm có chứa progesteron

-  Người uống rượu nhiều (Trị số prealbumin sau 7 ngày sẽ trở về trị số ban đầu)

3. Trị số Prealbumin giảm trong các trường hợp sau:

-  Suy dinh dưỡng; chế độ ăn thiếu protein; Rối loạn tiêu hóa mạn tính gây kém hấp thu

-  Trong các bệnh: Nhiễm khuẩn nặng, bệnh lý gan, cường giáp

-  Nguyên  nhân  khác: thiếu  kẽm; trong trường hợp sau phẫu thuật (Đáp  ứng của protein phase cấp âm tính)

-  Việc sử dụng các loại thuốc như amiodarone, estrogen và  một số thuốc tránh thai có thể gây giảm nồng độ prealbumin

* Nhận định trong chẩn đoán suy dinh dưỡng

- Prealbumin <0.5 g/L (<5mg/dL): dự báo tiên lượng xấu

- Prealbumin <1.1 g/L (<11mg/dL): tích cực bổ sung dinh dưỡng.

- Prealbumin <1.5 g/L (<15mg/dL): bổ sung dinh dưỡng hai lần một tuần

*Theo dõi đáp ứng điều trị:

- Prealbumin tăng lên khoảng 0.2 g/L/ngày (2mg/dL/ngày)

- Prealbumin trở về bình thường sau khoảng 8 ngày

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

1. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả:

-Nồng độ bilirubin > 1026 µmol/L (60 mg/dL)

-Mẫu bị huyết tán nồng độ Hb > 310 µmol/L (500 mg/dL )

-Nồng độ triglycerid > 19,53mmol/L (1730 mg/dL).

-Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid factor) > 100 IU/mL

-Người bệnh uống rượu

2. Xử trí

Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại và yêu cầu lấy mẫu máu khác thay thế.

 


QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG HbA1c

BẰNG MÁY SẮC LÝ LỎNG CAO ÁP

 

I . NGUYÊN LÝ

Hemoglobin (Hb) là protein có cấu trúc bậc bốn hoàn chỉnh của hồng cầu. Hb có chức năng vận chuyển oxy từ phổi tới tổ chức và và CO­2 từ tổ chức tới phổi. Nồng độ glucose của hồng cầu cũng tương đương với nồng độ glucose trong huyết tương của máu. Khi nồng độ glucose máu tăng cao hơn mức bình thường trong một khoảng thời gian đủ dài, glucose sẽ kết hợp với hemoglobin gọi là phản ứng glycosyl hoá (hay Glycosylated Haemoglobin). Nhóm aldehyd tự do của phân tử glucose kết hợp với phân tử Hb của hồng cầu thông qua Valin (một amino acid ở phần cuối của chuỗi beta) tạo ra sản phẩm trung gian là Aldimin, sau đó Aldimin sẽ được chuyển thành HbA1c theo sự chuyển Amadori không đảo ngược. Đường đơn trong máu chủ yếu là glucose do vậy thành phần chủ yếu của HbA1 là HbA1c (70%). Do vậy HbA1c có giá trị chuyên biệt hơn HbA1a1, HbA1a2, HbA1b nói riêng và HbA1 nói chung. Tình trạng gắn kết này sẽ thể hiện trong suốt đời sống của hồng cầu.

Nguyên lý định lượng HbA1c: Dựa trên nguyên lý sắc ký lỏng áp lực cao (HPLC).

Gồm: - Pha tĩnh: là chất rắn

- Pha động là chất lỏng di chuyển dưới tác động của áp suất cao.

- Mẫu phân tích: Được hòa tan trong pha động

Dựa vào ái lực khác nhau giữa các chất cần xác định với pha tĩnh và pha động mà chúng được tách nhau ra nhờ thay đổi độ phân cực của dung môi pha động cùng với cột tách thích hợp việc định lượng được thực hiện nhờ phương pháp ngoại chuẩn (so sánh mẫu với mẫu thêm chuẩn đã biết hàm lượng trong cùng điệu kiện phân tích. Đây là phương pháp hữu hiệu trong định lượng các chất hữu cơ có nhiệt phân hủy thấp)

II. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện:

01 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh và 01 kỹ thuật viên

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

Máy phân tích HbA1c tự động theo nguyên lý HPLC: máy Premier Hb9210- hãng Trinity- Biotech.

2.2. Hóa chất

- Gồm: Buffer A; Buffer B; dung dịch pha loãng, dung dịch rửa, peek colum-HbA1c, fit, 2 micron, 5/pk cho GH,

- Vật liệu cho QC: gồm 2 mức: thấp và cao;  hóa  chất chuẩn.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác

- Ống nghiệm có chất chống đông EDTA

- Găng tay

- Bông, cồn sát trùng, dây garo

- Bơm tiêm hoặc kim lấy máu

3. Người bệnh

Cần giải thích cho người bệnh và người nhà về mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm. Người bệnh cần phối hợp để lấy máu theo đúng yêu cầu về thời gian và số lượng.

4. Phiếu xét nghiệm

Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

Có y lệnh của bác sỹ lâm sàng ghi trên phiếu xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Không có quy định nghiêm ngặt về thời điểm lấy máu.

- Lấy khoảng 2 mL máu toàn phần vào ống có chất chống đông EDTA.

- Bảo quản bệnh phẩm một tuần ở nhiệt độ 2- 8°C.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích

Dựng đường chuẩn

Phân tích QC: ở cả 2 level. Khi QC đạt, tiến hành phân tích mẫu.

2.2. Phân tích mẫu

Mẫu máu toàn phần sau khi được dán đúng barcode bệnh nhân, được trộn đều đặt vào Rack đựng bệnh phẩm; vận hành theo protocol của máy và máy sẽ tự động phân tích

III. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Giá trị bình thường của HbA1C là 4- 6 % (tǎng khi > 6,5% ).

IV. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- HbA1c có thể “tăng giả”:

PreHb 1c; HbF; Hội chứng ure máu cao (cơ chế: do Hb bị carbamyl hóa);…

- Hb 1c có thể “giảm giả”:

Các bệnh làm giảm đời sống HC: huyết tán (tan máu); Thiếu máu mạn hoặc cấp; Xuất huyết tiêu hoá, sau trích máu điều trị; Nhiễm sắc tố sắt; Hemoglobine bất thường(VD: HbH, HbS, HbD, HbE, HbC)…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG HOMOCYSTEIN

I. NGUYÊN LÝ

- Homocystein (Hcy) là một acid amin chứa gốc sulfua được hình thành trong quá trình chuyển đổi methionin thành cystein. Methionin là một acid amin cần thiết, cơ thể không thể tự tổng hợp mà phải lấy từ nguồn thức ăn. Methionin và Hcy tích lũy lại  trong cơ thể dẫn đến nồng độ Hcy trong máu và nước tiểu tăng cao. Bệnh nhân đái Hcy có thể có nguy cơ biến dạng xương, bệnh lý ở mắt, chậm phát triển tinh thần, gan thoái hóa mỡ, có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch, vữa xơ động mạch và dễ bị các bệnh tim mạch.

- Hcy trong huyết tương được định lượng bằng phương pháp động học enzym.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện:BS hoặc cán bộ ĐH và KTV chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

       - Máy móc: hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, AU680

       - Thuốc thử bao gồm: S-Adenosylmethionine (SAM), NADH, TCEP, Glutamate dehydrogenase, 2- Oxoglutarate, SAH hydrolase, Adenosine deaminase, Hcy methyltransferase.                                                     

Bảo quản tránh tiếp xúc với ánh sáng, đậy nắp ngay sau khi sử dụng, ở 2-8°Cđến khi hết hạn sử dụng, máy phân tích.

Các loại dung dịch hệ thống khác

- Chất chuẩn Homosytein 5 mức.

- Control: 4 mức

3.Người bệnh: Được giải thích trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm:Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng EDTA, Li-Heparin.

- Bệnh phẩm được ly tâm 4000v/ 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

- Bảo quản huyết thanh/huyết tương ở nhiệt độ phòng (25°C) trong vòng 4 ngày, ở 0- 8°C trong vòng vài tuần, ở -20°C được hơn 1 năm. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 4 mức. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, lưu kết quả vào hệ thống mạng Bệnh viện, in phiếu kết quả xét  nghiệm và trả kết quả.

- Tuyến tính: có thể đo nồng độ Hcy lên tới 50 μmol/L.

- Hóa chất phải được đậy nắp và bảo quản ở 2- 8°C.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị bình thường Homosytein/ Huyết thanh hoặc/ huyết tương:

- Sơ sinh: 3 - 6 μmol/L

- Trẻ em: 5 - 8 μmol/L

- Người lớn:          + Nam: 6- 15 μmol/L

                             +  Nữ: 3- 12 μmol/L

- Người già trên 60 tuổi: 15- 20 μmol/L

2. Homosystein huyết tương tăng trong:

- Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

- Tình trạng đái Hcy bẩm sinh

- Hút thuốc lá

- Thiếu hụt các vitamin B6, B12, acid folic.                                 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Kết quả định lượng Hcy trong huyết tương có thể bị sai số nếu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu, triglycerid cao > 1000mg/dL, bilirubin > 40 mg/dL. Xử trí: không phân tích những mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu, mẫu đục hoặc vàng sậm phải pha loãng bệnh phẩm trước khi phân tích.

- Các thuốc gây tăng nồng độ Hcy: methrotrexate, carbamazepine, phenytoin,..


QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM KHÍ MÁU

I. NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm khí máu nhằm xác định một số thông số về khí máu và thăng bằng acid-base của cơ thể như pH, pCO2, pO2, BB, BE, HCO3-, điện giải Ca++, Hct, Hb... được thực hiện trên máy phân tích khí máu ABL80 với nguyên lý màng chọn lọc, có 4 phương pháp đo chính:

+ Đo hiệu điện thế: cho pH, pCO2, Na+, K+, Cl-, Ca++

+ Đo dòng điện: cho pO2

+ Đo độ dẫn: cho Hct

+ Đo quang: cho các thông số về Hb

+ Một số thông số khác được máy tính toán dựa trên các số liệu trên.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện:1 BS, 1 KTV chuyên khoa Hóasinh

2. Phương tiện, hóachất:

          - Phương tiện: Máy phân tích khí máu tự độngABL80.

          - Hóa chất: do hãng  Radiometter cungcấp bao gồm: cassett (SC 300) và Solution park (SP 300)

3. Người bệnh:Người bệnh hoặc người nhà người bệnh cần được giải thích về mục đích lấy máu để làm xétnghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm:Ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, bác sĩ chỉ định xét nghiệm, ngày giờ lấymẫu, nhận mẫu.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

          - Lấy mẫu bệnh phẩm: Lấy máu động mạch vào bơm tiêm 2 mL hoặc dụng cụ chuyên biệt có chất chống đông Heparine đúng kỹ thuật, tránh đông máu. Mẫu bệnh phẩm được vận chuyển ngay lập tức tới khoa Hóa sinh và được phân tích ngay trong vòng 15phút.

          - Bệnh phẩm được phân tích trên máy phân tích tự động ABL80 theo protocolmáy.Kếtquảsaukhiđượcxemxétcóphùhợpvớichẩnđoánvới các xét nghiệm khác cũng như quá trình xét nghiệm của bệnh (nếu có) sẽ được trả thông qua phần mềm quản lý dữ liệu.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Giá trị bình thường:

            - pH: 7.35 – 7.45

- pCO2: 35 – 45 mmHg

- pO2 : 70 – 99 mmHg

- HCO3-: 21.0 – 29.5 mmol/L

- Sat O2: > 90%

2.     Biện luận kết quả khí máu:

  - Đánh giá phải phối hợp giữa các thông số thu được, dựa vào sự thay đổi của từng trường hợp cụ thể để đưa ra kết luận

  - Nhiễm toan hô hấp: phế quản phế viêm, viêm phổi, hen...Hít phải khí CO2; Bị ức chế thần kinh: ngộ độc thuốc ngủ, chấn thưong sọnão...

  - Nhiễm  kiềmhôhấp: Tăng thông khí phổi:  giai đoạn đầu củaviêm phổi, sốt cao, hô hấp nhân tạo quá mức..

  - Nhiễm toan chuyển  hóa: Thường  gặp trong các  bệnh đái đường, xơ gan, suy tim nhiễm độc, suy thận…

  - Nhiễm kiềm chuyển hóa: Những tình trạng bệnh lý dẫn đến sự thiếu acid hoặc thừa HCO3- có thể do thận hoặc ngoàithận.

  - Toan hỗn hợp: Thường là một hội chứng nặng và nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Thường gặp hen phế quản, tâm phế mãn, đái wờng biến chứngthận…

  - Kiềm hỗn hợp: Thường gặp trong bệnh nhân hôn mê do dùng thuốc ngủ quá liều đwợc điều trị phối hợp bằng thông khí phổi nhân tạo với kiềm hóa máu quá mức cầnthiết.

  - pO2 < 60mmHg, SatO2 < 70%: suy hôhấp.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

          Mẫu bệnh phẩm bị đông rây hoặc lấy quá nhiều số lượng cần yêu cầu lấy lại mẫu.

 

NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP GLUCSE CHO BỆNH NHÂN THƯỜNG

I. MỤC ĐÍCH

  Quy trình này hướng dẫn điều dưỡng các khoa lâm sàng, kỹ thuật viên khoa Hóa sinh cách tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose cho bệnh nhân thường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

II. NGUYÊN LÝ

  Glucose là carbonhydrat quan trọng nhất lưu hành trong  máu ngoại vi.

Quá trình đốt cháy glucose là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào,… Glucose máu được định lượng theo phương pháp hexokinase:

Glucose+       ATP     HK    G6P  +ADP

                                  

G6P         +NADP+   G6PDH                                             Gluconate- 6- P+  NADPH                       +                  H+

III. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện:BS hoặc KTV chuyên ngành Hóasinh; Điều dưỡng các khoa lâm sàng

2. Phương tiện hóachất:

   - Máy xét nghiệm: máy sinh hóa tự động Olympus AU 640, Beckman Coulter AU680.

   - Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

   + R1: PIPES Buffer, ATP,NAD,…

  + R2: Hexokinase, G6P-DH

  - Bảo quản hóa chất ở 2- 8°C đến khi hết hạn sử dụng, 12 tuần khi để trên máy phântích.

         - Các loại hóa chất khác: dung dịch rửa, nước muối sinh lý, hóa chất chuẩn, QC mức 1 và 2.

3. Người bệnh:Được giải thích trước khi thực hiện xét nghiệm. Bệnh nhân được nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu XN lần 1. Sau đó được hướng dẫn uống 75gr Glucose pha trong 250mL nước uống.

4. Phiếu xét nghiệm:Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, giờ lấy mẫu, giờ nhận mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếucó).

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnhphẩm:

 -Lấy máu bệnh nhân xét nghiệm Glucose lúc đói

-Sau đó, hướng dẫn cho bệnh nhân uống 75 gram Glucose trong 250 mL nướclọc, uống trong vòng 5 phút.Dặn bệnh nhân không ăn uống gì trừ nước lọc cho đến khi lấy xong mẫu máu. Các khoa lâm sàng lĩnh đường Glucose tại khoa Dược.

-Lấy máu bệnh nhân xét nghiệm Glucose lúc 2 giờ sau khi uống Glucose. Bệnh phẩm máu phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêuchuẩn. Các mẫu xét nghiệm Glucose máu phải được chuyển ngay đến khoa Hóa sinh để tránh kết quả sai do mẫu để quá lâu. Phải ghi rơ giờ lấy mẫu trên nhăn tuưp bệnh phẩm.

- Ly tâm trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Li- Heparine, EDTA.

          - Bệnh phẩm phải được ly tâm, tách lấy huyết thanh, huyết tương ngay. Bảo quản ở 15- 25°C, trong vòng 8 giờ, ở 2- 8°C được 72 giờ. Rã đông một lần. Để bệnh phẩm (nếu được đông lạnh), chuẩn, QC ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đềutrước khi tiến hành xét nghiệm. Nếu không có điều kiện làm ngay bệnh phẩm nên được cho vào ống chống đôngNaF.

2. Tiến hành kỹthuật

          - Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Kết quả QC nằm trong dải cho phép ± 2SD, chạy QC 2 mức: 1 và 2. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng, nếu đạt thì tiến hành phân tíchmẫu.

          - Mẫu bệnh phẩm được dán barcode, ly tâm tách huyết tương ngay, rồi chuyển vào máy phân tích theo đúng quy trình phân tích mẫu.

          - Kết quả bệnh nhân được xem xét và phê duyệt bởi bác sỹ, đại học được phân công, trả kết, lưu kết quả trên phần mềm quả lý Bệnh viện. Phiếu kết quả của bệnh nhân được in tại biểu mẫu dành cho nghiệm pháp dung nạp glucose cho bệnh nhân thường và được trả cho bệnh nhân theo đúng thời gian quy định.

V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu:Glucose/Huyếttương lúc đói:

  - Người lớn: 3.9 – 6.0 mmol/L

  - Trẻ em: 3.3 – 5.6 mmol/L

  - Trẻ sơ sinh: 2.2 – 4.4 mmol/L

2. Glucose máu tăngtrong:

          - ĐTĐ; Viêm tụy, ung thưtụy

          - U tủy thượngthận.

          - Cườnggiáp,…

3. Glucose máu giảmtrong:

            - Suy tuyến yên, suy tuyếngiáp

            - BệnhInsulinoma, Thiếu dinhdưỡng.

 

DỰA TRÊN CÁC KHUYẾN CÁO CỦA HIỆP HỘI TIỂU ĐƯỜNG MỸ

 

Xét nghiệm Glucosehuyết lúc đói (FBG)

Nồng độ Glucose/máu

Giải thích kết quả

70 – 99 mg/dL (3.9 – 5.5 mmol/L)

Bình thường

100 – 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/L)

Tiền tiểu đường

> 126 mg/dL (7.0 mmol/L) lặp lại > 2 lần xét nghiệm

Bệnh tiểu đường

 

 

Xét nghiệm dung nạp Glucose (OGTT) cho bệnh nhân thường

Cho uống 75 gram Glucose trong 250 mL nước, lấy máu xét nghiệm Glucose 2 giờ sau khi uống.

Nồng độ Glucose mẫu sau 2 giờ

Giải thích kết quả

< 140mg/dL (< 7.8 mmol/L)

Bình thường

140 – 200 mg/dL (7.8 – 11.1 mmol/L)

Tiền tiểu đường

> 200 mg/dL (11.1 mmol/L) lặp lại > 1 lần thử nghiệm

Bệnh tiểu đường

 

 

VI. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

 Bệnh phẩm để lâu  không ly tâm và định lượng ngay gây hiện tượng hủyđường

 Làm giảm kết quả. Sau 1 giờ giảm khoảng 5 – 7%

 Sử dụng chất chống đông NaF để tránh hủy đường.

 Lấy máu sau ăn

 Làm tăng kết quả

 Làm lại mẫu lúc đói

 Bệnh phẩm tăng bilirubin,    huyết  tán, tăng lipid máu, đang sử dụng thuốc

 Kết quả ảnh        hưởng khôngrõ.

 

 Nồng độ > dải đo (0.11 –41.6 mmol/L)

 Sai lệch kết quả. Rất ít gặp

 Pha loãng bệnh phẩm

 

NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP GLUCSE CHO NGƯỜI BỆNH THAI NGHÉN

I. MỤC ĐÍCH

  Quy trình này hướng dẫn điều dưỡng các khoa lâm sàng, kỹ thuật viên khoa Hóa sinh cách tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose cho người bệnh thai nghén nghi ngờ tiểu đường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

II. NGUYÊN LÝ

  Glucose là carbonhydrat quan trọng nhất lưu hành trong máu ngoại vi.

Quá trình đốt cháy glucose là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào,… Glucose máu được định lượng theo phương pháp hexokinase:

Glucose+       ATP     HK    G6P  +ADP

 

G6P         +NADP+   G6PDH                                             Gluconate- 6- P+  NADPH                       +                  H+

III. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện:BS hoặc KTV chuyên ngành Hóasinh; Điều dưỡng các khoa lâm sàng

2. Phương tiện hóachất:

   - Máy xét nghiệm: máy sinh hóa tự động Olympus AU 640, Beckman Coulter AU680.

   - Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

   + R1: PIPES Buffer, ATP,NAD,…

  + R2: Hexokinase, G6P-DH

  - Bảo quản hóa chất ở 2- 8°C đến khi hết hạn sử dụng, 12 tuần khi để trên máy phântích.

  - Các loại hóa chất khác: dung dịch rửa, nước muối sinh lý, hóa chất chuẩn, QC mức 1 và 2.

3. Người bệnh:Được giải thích trước khi thực hiện xét nghiệm. Bệnh nhân được nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu XN lần 1. Sau đó được hướng dẫn uống 75gr Glucose pha trong 250mL nước uống.

4. Phiếu xét nghiệm:Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, giờ lấy mẫu, giờ nhận mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếucó).

IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1. Lấy bệnhphẩm

-Lấy máu tĩnh mạch bệnh nhân để xét nghiệm Glucose lúc đói

-Sau đó, hướng dẫn cho bệnh nhân uống 75 gram Glucose trong 250 mL nướclọc, uống trong vòng 5 phút.Dặn bệnh nhân không ăn uống gì trừ nước lọc cho đến khi lấy xong mẫu máu. Các khoa lâm sàng lĩnh Glucose tại khoa Dược.

- Lấy máu tĩnh mạch bệnh nhân xét nghiệm Glucose lúc 1 giờ và 2 giờ sau khi uống Glucose. Bệnh phẩm máu phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêuchuẩn. Các mẫu xét nghiệm Glucose máu phải được chuyển ngay đến khoa Hóa sinh để tránh kết quả sai do mẫu để quá lâu. Phải ghi rõ giờ lấy mẫu trên nhãn tuýp bệnh phẩm.

- Ly tâm trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Li- Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm phải được ly tâm, tách lấy huyết thanh, huyết tương ngay. Bảo quản ở 15- 25°C, trong vòng 8 giờ, ở 2- 8°C được 72 giờ. Rã đông một lần. Để bệnh phẩm (nếu được đông lạnh), chuẩn, QC ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đềutrước khi tiến hành xét nghiệm. Nếu không có điều kiện làm ngay bệnh phẩm nên được cho vào ống chống đôngNaF.

2. Tiến hành kỹthuật

          - Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Kết quả QC nằm trong dải cho phép ± 2SD, chạy QC 2 mức: 1 và 2. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng, nếu đạt thì tiến hành phân tíchmẫu.

          - Mẫu bệnh phẩm được dán barcode, ly tâm tách huyết tương ngay, rồi chuyển vào máy phân tích theo đúng quy trình phân tích mẫu.

          - Kết quả bệnh nhân được xem xét và phê duyệt bởi bác sỹ, đại học được phân công, trả kết, lưu kết quả trên phần mềm quả lý Bệnh viện. Phiếu kết quả của bệnh nhân được in tại biểu mẫu dành cho nghiệm pháp dung nạp glucose cho người bệnh thai nghén và được trả cho bệnh nhân theo đúng thời gian quy định.

V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị bình thường:

- Glucose lúc đói: 92 mg/ dL (5.1 mmol/L)

- Glucose 1 giờ sau uống: 180 mg/ dL (10.6 mmol/L)

-Glucose 2 giờ sau uống: 152 mg/ dL (8.5 mmol/L)

2. Chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ:Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (năm 2011): Nếu có ≥ 1 chỉ số giá trị vượt quá ngưỡngbình thường.

I.      NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

 

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

 Bệnh phẩm để lâu  không ly tâm và định lượng ngay gây hiện tượng hủyđường

 Làm giảm kết quả. Sau 1 giờ giảm khoảng 5 – 7%

 Sử dụng chất chống đông NaF để tránh hủy đường.

 Lấy máu sau ăn

 Làm tăng kết quả

Làm lại mẫu lúc đói

 Bệnh phẩm tăng bilirubin, huyết  tán, tăng lipid máu, đang sử dụng thuốc

 Kết quả ảnh        hưởng   khôngrõ.

 

 Nồng độ > dải đo (0.11 –   41.6 mmol/L)

 Sai lệch kết quả. Rất ít gặp

Pha loãng bệnh phẩm

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG AMMONIAC

 

I . NGUYÊN LÝ

Trong điều kiện bình thường ammoniac (NH3) được chuyển đổi thành ure tại gan và sau đó được thận bài xuất. Nếu có một rối loạn thực thể ngăn không cho quá trình chuyển đổi nói trên xảy ra, NH3 sẽ tích tụ trong dòng tuần hoàn. Khi tích tụ trong máu với nồng độ cao sẽ gây ra một tình trạng bệnh nãogan.

Theo phương pháp động động học enzym. Dựa trên phản ứng Enzym glutamate dehydrogenase (GLDH) xúc tác phản ứng với sự tham gia của  NADPH theo sơ đồ sau:

  α-ketoglutarate + NH4+ +NADPH  GLDH    L-glutamate + NADP+ +H2O

(GLDH: Glutamate dehydrogenase)

Lượng NADPH2 bị oxy hóa trong giai đoạn phản ứng sẽ tương đương với lượng NH3 có trong mẫu bệnh phẩm. Có thể đo được sự giảm mật độ quang học do NADPH chuyển thành NADP ở bước sóng vùng tử  ngoại.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thựchiện: Bác sĩ hoặcĐại học chuyên ngành Hóa sinh và 01 kỹ thuật viên.

2. Phương tiện, hóachất

- Phươngtiện:

Máy phân tích hóa sinh tự động: Olympus AU640, Beckman Coulter AU680

- Hóachất, thuốc thử ammoniac gồm:

α-Ketoglutarate 7.5 mmol/L

NADH >0.2 mmol/L

GLDH (Micro-organism) > 4000 U/L

LDH (Micro-organism) > 30 000 U/L

Tris Buffer 100 mmol/L

Chất bảo quản, pH 8.7 ± 0.1 at 20°C

Chất chuẩn Ammonia Standard:Ammonium sulphate 59 µmol/L (100 µg/dL)

Hóa chất được bảo quản và ổn định ở nhiệt độ 2- 8°C cho đến khi hết hạn sử dụng, ổn định trên máy phân tích 14 ngày.

- Các dụng cụ tiêu haokhác:Ốngnghiệm; găng tay, dâygarô, bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lấymáu

3. Ngườibệnh

         - Cần giải thích cho người bệnh và người nhà mục đích xétnghiệm

          - Người bệnh cần nhịn ăn 8 - 10h trước khi lấymáu

          - Tránh hoạt động thể lực quá mức và hút thuốc trước khi lấy máu xétnghiệm

4. Phiếu xétnghiệm:Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên bác sĩ chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếucó)…

III. CÁCBƯỚCTIẾNHÀNH

1.Lấy bệnhphẩm

          - Lấy máu vào ống chống đôngEDTA theo đúng quy trình lấy máu tĩnh mạch.

          - Mẫu cần được đậy nắp chặt, bảo quản lạnh và chuyển ngay xuống phòng xét nghiệm. Tại phòng xét nghiệm cần ly tâm để phân tích mẫu càng sớm càngtốt. Mẫu xét nghiệm NHổn định 3 giờ ở 2- 4°C, 24 giờ ở -20°C.

2. Tiến hành kỹthuật

-Chuẩn bị máy phântích

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 2 điểm. Đường chuẩn ổn định trong 7 ngày, sau 7 ngày cần hiệu chuẩn lại xét nghiệm.

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt tiến hành phân tích mẫu.

-Phân tíchmẫu

Mẫu bệnh phẩm sau khi nhận, lấy barcode bênh nhân, dán barcode và được ly tâm, tiến hành phân tích ngay lập tức theo đúng quy trình vận hành máy, máy sẽ tự động phân tích.

Kết quả xét nghiệm bệnh nhân được xem xét phê duyệt, trả và lưu kết quả trên phần mềm HIS Bệnh viện, in phiếu kết quả vào mặt sau chỉ định, trả kết quả cho bệnh nhân đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Trị số thamkhảo:

- Nam: 14.7 - 55.3  µmol/L (25-94µg/dL)

- Nữ:  11.2 - 48.2 µmol/L (19-82µg/dL)

- Trẻ em: 28–57 mmol/L (40 – 80mg/L)

- Trẻ sơ sinh: 64 – 1072 mmol/L (90 – 150 mg/L)

- Hệ số chuyển đổi: µg/dL x 0.587  = µmol/L

2. Tăng NH3 máu gặp trong các bệnh lý sau:

- Xơ gan; Suy gan

- Hội chứng tăng nitơ máu, Xuất huyết tiêu hóa, Suy tim,

- Leucemie, Bệnh lý tan máu ở trẻ sơ sinh, Viêm màng ngoài tim

3. Giảm NH3 máu gặp trong:Tăng huyết áp vô căn; Tăng huyết áp ác tính

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬTRÍ

1.    Cácyếutốảnhhưởng

  - Hút thuốc lá;  Hoạt động thể lực với cường độcao

          - Chế độ ăn có nhiều hoặc quá ít đạm(proein)

          - Bilirubin liên hợp > 1026 µmol/L(>60  mg/dL).

          - Hiện tượng huyết tán: khi Hb >  31 µmol/L(>50  mg/dL).

          - Các thuốc làm tăng NH3: Heparin, thuốc lợi tiểu(furosemid)

          - Các thuốc làm giảm NH3: Neomyein, tetracyclin, diphenylhydramin

2.    Xửtrí

- Nhắc người bệnh tránh hoạt động thể lực cường độ cao trước thời gian lấy mẫu.

- Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu. Mẫu vỡ hồng cầu cần loại và lấy lại mẫu máu khác.

- Nếu nồng độ NH3 trong mẫu cao hơn dải tuyến tính của máy phân tích (dải tuyến tính của máy đo NH3: từ 10 - 600 µmol/L hoặc từ 17 - 1020µg/dL), tiến hành pha loãng mẫu, kết quả sau khi pha loãng sẽ được nhân với hệ số pha loãng.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II

SINH HÓA MIỄN DỊCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TSH

 

I. NGUYÊN LÝ

  TSH (Hormon kích thích tuyến giáp: Thyroid stimulating hormone) là một glycoprotein có TLPT 28000 dalton do thùy trước tuyến yên tiết ra dưới sự kiểm soát của một hormon của vùng dưới đồi (Thyrotropin-releasing hormone: TRH). TSH kích thích sản xuất và giải phóng triiodothyronin (T3) và thyroxin (T4). Nếu nồng độ T3, T4 tụ do trong máu tăng lên tác động lên tuyến yên để làm giảm sản xuất TSH thông qua cơ chế điều hòa ngược âmtính.

  TSH được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich (bắt cặp) sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. TSH có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ TSH có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện:1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 KTV chuyên ngànhhóa sinh.

2. Phương tiện, hóachất:

  - Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e 601.

  - Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm TSH, chất chuẩn TSH, chất kiểm tra chất lượng TSH. Tránh để các dung dịch thuốc thử bị tạo bọt.

3. Người bệnh:Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấymáu.

4. Phiếu xét nghiệm:Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, tên bác sỹ chỉ định xét nghiệm, ngày giờ chỉ định, giờ lấy mẫu, nhận mẫu.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnhphẩm và xử lý mẫu:

          - Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li- Heparin và K3-EDTA. Máu không vỡ hồngcầu.

          - Sau khi lấy  máu,  đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

          - Bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở 2 - 8°C, 1 tháng ở-20°C

          - Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2h.

2. Tiến hành kỹthuật:

          - Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm TSH, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm TSH đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

          - Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

          - Nạp bệnh phẩm vào máy phântích.

          - Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

          - Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

          - Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả in báo cáo hoặcghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho bệnhnhân.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

    - Trị số bình thường: 0.27 - 4.2 µIU/mL

          - TSH máu tăng trong: Suy tuyến giáp nguyên phát

          - TSH máu giảm trong: Cường tuyến giáp (Basedow), Thiểu năng vùng dưới đồi- yên, Điều trị bằngthyroxin

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG FT4 (FREE THYROXINE)

I. NGUYÊN LÝ

   Hormon tuyến giáp thyroxine (T4) lưu hành trong máu, có nguồn gốc duy nhất do tuyến giáp bài tiết và quá trình này phụ thuộc vào  TSH của tuyến yên. FT4 (Free thyroxine) là thành phần thyroxine tự do có hoạt tính sinh học được định lượng theo nguyên lý miễn dịch cạnh tranh sử dụng công nghệ điện hóa phát quang hoặc hóa phát quang, trong đó Folate trong mẫu bệnh phẩm cạnh tranh với dẫn xuất FT4 trong thuốc thử để chiếm lấy kháng thể có đánh dấu bằng chất phát quang. Trong miễn dịch cạnh tranh, tín hiệu ánh sáng phát ra tỷ lệ nghịch với nồng độ FT4 có trong mẫuthử.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện:1 bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuậtviên

2. Phương tiện, hóachất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601- Roche, DxI800-Beckman Coulter

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng FT4.

3. Ngườibệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấy máu…

4. Phiếu xétnghiệm:

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy bệnhphẩm

          - Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là NH4, Li, Na- Heparin hoặcK3-EDTA. Máu không vỡ hồngcầu.

          - Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyếttương.

          - Bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở 2 - 8°C, 1 tháng ở -20°C

          - Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2 giờ.

2.     Tiến hành kỹthuật

            - Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm FT4, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm FT4 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

            - Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

            - Nạp bệnh phẩm vào máy phântích.

            - Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

            - Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

            - Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnhnhân.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Trị số bình thường: FT4: 13 - 23 pmol/L

2. FT4 máu tăng trong: Cường giáp, Nhiễm độc giáp

3. FT4 máu giảm trong: Thiểu năng vùng dưới đồi yên, Suy giáp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG T3

 

I. NGUYÊN LÝ

   T3 (Triiodothyronine) được định lượng theo nguyên lư miễn dịch cạnh tranh sử dụng công nghệ miễn dịch điện hóa phát quang hoặc hóa phát quang, trong đó T3 trong mẫu bệnh phẩm cạnh tranh với dẫn xuất T3 trong thuốc thử để chiếm lấy kháng thể có đánh dấu bằng chất phát quang. Trong miễn dịch cạnh tranh, tín hiệu ánh sáng phát ra tỷ lệ nghịch với nồng độ T3 có trong mẫuthử.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện:1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuậtviên hóa sinh.

2. Phương tiện, hóachất:

          - Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601, DxI800.

          - Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm T3, chất chuẩn T3, chất kiểm tra chất lượng T3.

3. Người bệnh:Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước  ngày lấy  máu.

4. Phiếu xét nghiệm:Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnhphẩm:

          - Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3-EDTA. Máu không vỡ  hồngcầu.

          - Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyếttương.

          - Bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở 2 - 8°C, 1 tháng ở -20°C

          - Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2h.

2. Tiến hành kỹthuật:

          - Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm T3, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm T3 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm  luật kiểm tra chấtlượng.

          - Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm  và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

          - Nạp bệnh phẩm vào máy phântích.

          - Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

          - Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

          - Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho bệnhnhân.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Trị số bình thường: T3: 1.3 - 3.1 nmol/L

2. T3 máu tăng trong: Cường giáp, Nhiễm độc giáp

3. T3 máu giảm trong: Thiểu năng vùng dưới đồi tuyến yên, Suy giáp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ANTI-TPO

I.      NGUYÊN LÝ

   Anti- TPO (Anti thyroid peroxydase) được định lượng theo nguyên lý miễn dịch cạnh tranh sử dụng công nghệ điện hóa phát quang, trong đó Folate trong mẫu bệnh phẩm cạnh tranh với dẫn xuất Anti-TPO trong thuốc thử để chiếm lấy kháng thể có đánh dấu bằng chất phát quang. Trong miễn dịch cạnh tranh, tín hiệu ánh sáng phát ra tỷ lệ nghịch với nồng độ Anti-TPO có trong mẫu thử.

II.       CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện:1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuậtviên hóa sinh.

2. Phương tiện, hóachất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Anti- TPO, chất chuẩn Anti- TPO, chất kiểm tra chất lượng Anti-TPO.

3. Người bệnh:Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấy máu…

4. Phiếu xét nghiệm:Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnhphẩm

          - Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ốngcó chất chống đông là NH4, Li, Na- Heparin hoặcK3-EDTA. Máu không vỡ  hồngcầu.

          - Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyếttương.

          - Bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở 2- 8°C, 1 tháng ở -20°C

          - Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2h.

2. Tiến hành kỹthuật

          - Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Anti-TPO, kết quả kiểm tra chất lượng với  xét nghiệm Anti-TPO đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không  vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

          - Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

          - Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phântích.

          - Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

          - Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

          - Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả trên phần mềm His Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnhnhân.

IV.    NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

          - Trị số bình thường:  Anti- TPO < 34 IU/mL

          - Anti- TPO máu tăng trong: Viêm tuyến giáp Hasimoto và một số bệnh khác về tuyến giáp như: Viêm tuyến giáp, Basedow.

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TRAb

 

I. NGUYÊN LÝ

    TRAb (Anti-TSH receptor) được định lượng theo nguyên lý miễn dịch cạnh tranh sử dụng điện hóa phát quang, trong đó TRAb trong mẫu bệnh phẩm cạnh tranh với dẫn xuất TRAb trong thuốc thử để chiếm lấy kháng thể có đánh dấu bằng chất phát quang. Trong miễn dịch cạnh tranh, tín hiệu ánh sáng phát ra tỷ lệ nghịch với nồng độ chất cần địnhlượng.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện:1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuậtviên.

2. Phương tiện, hóachất

            - Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobase601.

            - Hóa chất: Hóa chất tiền xử lý, Hóa chất xét nghiệm TRAb, chất chuẩn TRAb, chất kiểm tra chất lượngTRAb.

            + Lưu ý định lượng TRAb yêu cầu có thuốc thử tiền xử lý được cung cấp cùng hộp thuốc chính và phải được sử dụng như một bộ. Để tránh nhầm lẫn, ngay khi mở hộp thuốc thử cần đánh dấu thuốc thử chính với thuốc thử tiền xử lý bằng cùng ký hiệu để dễ sắp xếp cặp. Chỉ nên đặt một cặp thuốc thử/thuốc thử tiền xử lý trên 1máy.

    Thuốc thử tiền xử lý được pha như sau:

    + Thêm chính xác 4mL đệm tiền xử lý (PTB) và thuốc thử tiền xử lý đông khô (PTR).

    + Lắc nhẹ nhàng cho thuốc thử tan hết và hoàn nguyên trong 60 phút. Sau đó cho dung dịch này vào lọ thuốc thử PT2 (nắp trắng), thận trọng tránh tạo bọt.

3. Người bệnh:Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấy máu…

4. Phiếu xét nghiệm:Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnhphẩm

            - Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông, không sử dụng huyết tương cho xét nghiệm này. Máu không vỡ hồng cầu.

            - Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút tách lấy huyết thanh.

            - Bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở 2 - 8°C , 1 tháng ở-20°C

            - Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2 giờ.

2. Tiến hành kỹthuật

            - Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm TRAb, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm TRAb đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

            - Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

            - Nạp bệnh phẩm vào máy phântích.

            - Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

            - Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

            - Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả trên phần mềm His Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnhnhân.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

            - Trị số bình thường: TRAb < 0.92 IU/L

            - Tăng bệnh lý: Bệnh Basedow, Bệnh tuyến giáp tự miễn

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

            - Lấy máu không đúng kỹ thuật gây vỡ hồng cầu. Khắc phục: Huấn luyện cán bộ có kỹ năng lấy máu thuầnthục.

            - Bệnh phẩm để lâu mới phân tích. Khắc phục: Nên xét nghiệm ngay sau khi bệnh phẩm được gửi đến phòng xétnghiệm.

            - Sử dụng huyết tương thay vì sử dụng huyết thanh. Khắc phục: Người lấy mẫu cần nắm rõ yêu cầu về bệnh phẩm trước khi lấy máu và lưu ý dùng đúng ống đựng mẫu. Khi nhận mẫu máu, người nhận cũng cần kiểm tra xem ống có đúng yêu cầukhông.

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG AFP

 

I. NGUYÊN LÝ

   AFP (Alpha fetoprotein) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa chất phát quang hay điện hóa phát quang. AFP có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ AFP có trong mẫuthử.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện:1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuậtviên.

2. Phương tiện, hóachất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601- Roche, DxI800- Beckman Coulter

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm AFP, chất chuẩn AFP, chất kiểm tra chất lượngAFP.

3. Người bệnh:Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấymáu.

4. Phiếu xét nghiệm:Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnhphẩm

          - Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na- Heparin hoặcK3-EDTA.  Máu không vỡ hồngcầu.

          - Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyếttương. Bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở 2- 8°C, 3 tháng ở -20°C.Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2h.

2. Tiến hành kỹthuật

          - Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm AFP, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm AFP đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

          - Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm  và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

          - Nạp bệnh phẩm vào máy phântích.

          - Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

          - Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

          - Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả cho bệnhnhân đúng thời gian quy định..

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

          - Trị số bình thường:  < 5.0 ng/mL

          - AFP máu tăng trong: Ung thư gan nguyên phát có mức tăng cao nhất, Ung thư gan thứ phát mức tăng ít hơn cả về tần suất và nồng độ, U nguyên bào phôi, Một số bệnh gan như viêm gan, xơ gan.

- AFP cùng với βHCG và uE3 là bộ ba xét nghiệm dùng cho chẩn đoán trước khi sinh đối với bệnh Down và dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống…

+ AFP máu giảm trong: Lượng AFP giảm so với chính bệnh nhân đó chứng tỏ hiệu quả của phương pháp điều trị. Còn AFP đã giảm rồi lại tăng trở lại là dấu hiệu bệnh tái phát.

 

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PSA TOÀN PHẦN (tPSA)

 

I. NGUYÊN LÝ

    PSA toàn phần (total prostate specific antigen = tPSA) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. PSA có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát  quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ PSA có trong mẫuthử.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện:1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuậtviên.

2. Phương tiện, hóachất:

            - Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601-Roche, DxI800-Beckman Coulter

            - Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm PSA, chất chuẩn PSA, chất kiểm tra chất lượng PSA.

3. Người bệnh:Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước  ngày lấy  máu.

4. Phiếu xét nghiệm:Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnhphẩm

            - Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li - Heparin và K3-EDTA và Sodium Citrat. Máu không vỡ hồngcầu.

            - Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyếttương.

            - Bệnh phẩm ổn định 5 ngày ở 2 - 8°C, 6 tháng ở-20°C.

            - Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2h.

2. Tiến hành kỹthuật

            - Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm PSA, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm PSA đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

            - Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

            - Nạp bệnh phẩm vào máy phântích.

            - Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

            - Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

            - Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặcghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho bệnhnhân.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

            - Trị số bình thường:  < 4.0 ng/ml

            - tPSA máu tăng trong: Ung thư tiền liệt tuyến, Viêm hay phì đại lành tính tiền liệt tuyến.

    Lưu ý: Việc thăm khám tiền liệt tuyến qua thăm trực tràng cũng có thể làm tăng nồng độ tPSA.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CEA

 

I. NGUYÊN LÝ

CEA (Carcinoembryonic antigen) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich (bắt cặp) sử dụng công nghệ điện hóa phát quang (ECLIA). CEA có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa  2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ CEA có trong mẫuthử.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện:1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuậtviên.

2. Phương tiện, hóachất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm CEA, chất chuẩn CEA, chất kiểm tra chất lượng CEA.

3. Người bệnh:Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấymáu.

4. Phiếu xét nghiệm:Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnhphẩm:

             - Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na- Heparin và K3-EDTA. Sử dụng chất chống đông Natri Citrate kết quả phải cộng thêm 10%. Máu không vỡ hồngcầu.

              - Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyếttương.

             - Bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở 2 - 8oC , 6 tháng ở-20oC.

 

              - Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2h.

2. Tiến hành kỹthuật:

             - Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm CEA, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm CEA đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

              - Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm  và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

             - Nạp bệnh phẩm vào máy phântích.

             - Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm

             - Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy

             - Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho bệnhnhân.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

-  Trị số bìnhthường:

+ Người không hút thuốc lá:  < 4.6 ng/mL

+ Người hútthuốclá:           < 10ng/mL

-   CEA máu tăng trong: Tăng cao trong ung thư đường tiêu hóa nhất là ung thư đại trực tràng. Ngoài ra còn tăng cao trong các ung thư như vú, phổi, buồng trứng … CEA còn có thể tăng nhẹ trong 1 số trường hợp như xơ gan, viêm tụy…

-   CEA máu giảm trong: Sự giảm nồng độ CEA cũng có giá trị theo dõi dấu hiệu của phương pháp điềutrị.

 

 

 


QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CA- 125

I.      Nguyênlý

CA- 125 (Cancer antigen 125) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang hoặc hóa phát quang. CA- 125 có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ CA- 125 có trong mẫu thử.

II.   Chuẩnbị

1.     Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuậtviên hóa sinh.

2.     Phương tiện, hóachất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601- Roche, DxI800 Beckman Coulter

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm CA- 125, chất chuẩn CA- 125, chất kiểm tra chất lượng CA- 125.

3.     Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấy máu…

4.     Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.    Các bước tiếnhành

1.        Lấy bệnhphẩm và xử lý mẫu:

-        Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin hoặcK3- EDTA hoặcSodium Citrat. Máu không vỡ hồngcầu.

-        Sau khi lấy máu hoặc nhận mẫu từ các khoa lâm sàng, phòng khám, bộ phận nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm mạng quản lý Bệnh viện, in và dán barcode lên trên ống mẫu bệnh phẩm, rồi đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyếttương.

-        Bệnh phẩm ổn định 5 ngày ở 2 - 8°C, 3 tháng ở-20°C.

-        Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2 giờ.

2.     Tiến hành kỹthuật:

-        Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm CA- 125, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm CA- 125 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

-        Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

-        Nạp bệnh phẩm vào máy phântích.

-        Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

-        Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

-        Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả, trả, lưu kết quả xét nghiệm  trên phần mềm mạng quản lý Bệnh viện,sau đó, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnhnhân.

IV.    Nhận định kếtquả

1. Trị số bình thường: CA 125 < 35 U/ml.

2. CA 125 máu tăng trong: CA- 125 tăng cao trong ung thư buồng trứng, nội mạc tử cung, vú. Có giá trị nhất trong việc chẩn đoán ung buồng trứng; CA 125 còn tăng trong 1 số bệnh lành tính như viêm nội mạc, viêm phần phụ, viêm tụy xơ gan.

3. CA 125 máu giảm trong: Sự giảm nồng độ CA- 125 cũng có giá trị  theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị, sự tăng trở lại báo hiệu bệnh tái phát.

 

 

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CA15-3

I.      Nguyênlý

CA 15-3 (cancer antigen 15-3) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang hay hóa phát quang. CA 15-3 có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ CA 15-3 có trong mẫu thử.

II.       Chuẩnbị

1.        Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuậtviên hóa sinh.

2.        Phương tiện, hóachất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm Cobas e601- Roche, DxI800 Beckman Coulter.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm CA 15-3, chất chuẩn CA 15-3, chất kiểm tra chất lượng CA 15-3.

3.      Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước  ngày lấy  máu.

4.     Phiếu xétnghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III.        Các bước tiếnhành

1.     Lấy bệnhphẩm và xử lý mẫu:

-        Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3- EDTA. Máu không vỡ hồngcầu.

-        Sau khi lấy máu hoặc nhận mẫu từ các khoa lâm sàng, phòng khám, bộ phận nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm mạng quản lý Bệnh viện, in và dán barcode lên trên ống mẫu bệnh phẩm, rồi đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyếttương. Bệnh phẩm ổn định 5 ngày ở 2 - 8°C, 1 tháng ở -20°C.

-        Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2h.

2.     Tiến hành kỹthuật

-        Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm CA 15-3, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm CA 15-3 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

-        Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

-        Nạp bệnh phẩm vào máy phântích.

-        Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

-        Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

-        Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả trả, lưu kết quả xét nghiệm  trên phần mềm mạng quản lý Bệnh viện,sau đó, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnhnhân.

IV. Nhận định kếtquả

1. Trị số bình thường: CA 15-3 trong máu < 25 U/ml

2. CA 15-3 máu tăng trong: CA 15-3 tăng cao trong ung thư vú, phổi, buồng trứng, tiền liệt tuyến. Có giá trị nhất trong việc chẩn đoán ung thư vú; CA 15-3 phối hợp với CEA làm tăng giá trị chẩn đoán ung thư vú. CA 15-3 còn tăng nhẹ trong bệnh xơ gan, viêm gan, bệnh vú lành tính. CA 15-3 phối hợp với CEA và CA 72-4 làm tăng giá trị khi chẩn đoán

3. CA 15-3 máu giảm trong: Sự giảm nồng độ CA 15-3 cũng có giá trị theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị, khi CA 15-3 đang giảm lại tăng lên thì có thể bệnh tái phát.

 

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CA 72-4

I.          Nguyênlý

CA 72-4 (cancer antigen 72-4) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. CA 72-4 có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ CA 72-4 có trong mẫu thử.

II.       Chuẩnbị

1.     Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuậtviên.

2.     Phương tiện, hóachất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm CA 72-4, chất chuẩn CA 72-4, chất kiểm tra chất lượng CA 72-4.

3.      Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước  ngày lấy  máu.

4.     Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.    Các bước tiếnhành

1.        Lấy bệnhphẩm

-        Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3- EDTA. Máu không vỡ hồngcầu.

-        Sau khi lấy máu hoặc nhận mẫu từ các khoa lâm sàng, phòng khám, bộ phận nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm mạng quản lý Bệnh viện, in và dán barcode lên trên ống mẫu bệnh phẩm, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyếttương.

-        Bệnh phẩm ổn định 30 ngày ở 2 - 8°C, 3 tháng ở-20°C.

-        Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2h.

2.     Tiến hành kỹthuật

-        Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm CA 72-4, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm CA 72-4 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

-        Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm  và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

-        Nạp bệnh phẩm vào máy phântích.

-        Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

-        Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

-        Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả, trả, lưu kết quả xét nghiệm  trên phần mềm mạng quản lý Bệnh viện,sau đó, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnhnhân.

IV. Nhận định kếtquả

1. Trị số bình thường: CA 72-4 < 6.9 U/mL.

2. CA 72-4 máu tăng trong: CA 72-4 tăng cao trong ung thư dạ dày, buồng trứngvà 1 số khối u di căn khác. CA 72-4 phối hợp với CEA làm tăng giá trị chẩn đoán ung thư dạ dày.

3. CA 72-4 máu giảm trong: Sự giảm nồng độ CA 72-4 cũng có giá trị theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị, nồng độ CA 72-4 đang giảm lại tăng lên thì chứng tỏ có di căn hay tái phát.

 

 

 


QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CA 19-9

I.Nguyênlý

CA 19-9 (carbonhydrat antigen 19-9) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. CA 19-9 có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ CA 19-9 có trong mẫuthử.

II.       Chuẩnbị

1.        Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuậtviên hóa sinh.

2.        Phương tiện, hóachất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601- Roche, DxI800- Beckman Coulter.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm CA 19-9, chất chuẩn CA 19-9, chất kiểm tra chất lượng CA 19-9.

3.     Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấy máu…

4.     Phiếu xét nghiệm:

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III.Các bước tiếnhành

1.     Lấy bệnhphẩm và xử lý mẫu:

-    Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3- EDTA. Không sử dụng chất chống đông Natri Citrat cho xét nghiệm này. Máu không vỡ hồngcầu.

-    Sau khi lấy máu hoặc nhận mẫu từ các khoa lâm sàng, phòng khám, bộ phận nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm mạng quản lý Bệnh viện, in và dán barcode lên trên ống mẫu bệnh phẩm, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyếttương.

-    Bệnh phẩm ổn định 1 tháng ở 2 - 8°C, 3 tháng ở-20°C. Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2 giờ.

2.        Tiến hành kỹthuật

-    Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm CA 19-9, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm CA 19-9 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

-    Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm  và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

-    Nạp bệnh phẩm vào máy phântích.

-    Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

-    Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

-    Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau trả, lưu kết quả xét nghiệm  trên phần mềm mạng quản lý Bệnh viện,sau đó, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnhnhân.

IV.Nhận định kếtquả

+ Trị số bình thường: CA 19-9 < 39 U/mL.

+ CA 19-9 máu tăng trong: CA 19-9 tăng cao trong ung thư tụy, dạ dày, đường mật, đại tràng và có giá trị nhất trong việc chần đoán ung thư tụy. CA 19-9 phối hợp với CEA và CA 72-4 làm tăng giá trị chẩn đoán ung thư dạ dày. CA 19-9 còn tăng nhất thời và không cao trong bệnh xơ gan, hoại tử tế bào gan, viêm đường mật, viêm tụy cấp và mạn.

+ CA 19-9 máu giảm trong: Sự giảm nồng độ CA 19-9 cũng có giá trị theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị, khi được điều trị CA 19-9 giảm nhanh hơn CEA.

IV.Những sai sót và xửtrí

Sử dụng nhầm chất chống đông (Không sử dụng chất chống đông Sodium Citrat cho xét nghiệm này). Khắc phục: Người lấy mẫu máu cần  nắm rõ yêu cầu về bệnh phẩm trước khi lấy máu và lưu ý dùng đúng ống đựng mẫu. Khi nhận mẫu máu, người nhận cũng cần kiểm tra xem ống máu có đúng yêu cầukhông.


QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CYFRA 21-1

I.    Nguyênlý

Cyfra 21-1 được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. Cyfra 21-1 có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ Cyfra 21-1 có trong mẫuthử.

II.     Chuẩnbị

1.   Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuậtviên.

2.   Phương tiện, hóachất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Cyfra 21-1, chất chuẩn Cyfra 21-1, chất kiểm tra chất lượng Cyfra 21-1.

3.     Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấymáu.

4.    Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa pḥng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét  nghiệm.

III.     Các bước tiếnhành

1.   Lấy bệnhphẩm:

-   Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3-EDTA và Sodium Citrat (nếu có dùng Sodium Citrat kết quả +10%). Máu không vỡ hồngcầu.

-    Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyếttương.

 

-   Bệnh phẩm ổn định 30 ngày ở 2 - 8oC, 6 tháng ở-20oC.

-   Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2h.

2.   Tiến hành kỹthuật:

-   Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Cyfra 21-1, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Cyfra 21-1 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

-   Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

-   Nạp bệnh phẩm vào máy phântích.

-   Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

-   Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

-   Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnhnhân.

IV.     Nhận định kếtquả

+ Trị số bình thường: < 3.3 ng/ml

+ Cyfra 21-1 máu tăng trong: Cyfra 21-1 tăng cao và cso giá trị nhất trong ung thư phổi tế bào không nhỏ. Cyfra 21-1 phối hợp với CEA và CA 72-4 làm tăng giá trị chẩn đoán ung thư dạ dày. CA 19-9 còn tăng cao trong bệnh ung thư bàng quang, buồng trứng, cổ tử cung.

+ Cyfra 21-1 máu giảm trong: Sự giảm nồng độ Cyfra 21-1 cũng có giá trị theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị, khi được điều trị Cyfra 21-1 đang giảm lại tăng chứng tỏ có tái phát và sự tăng Cyfra 21-1có thể sớm hơn 7 tháng so với dấu hiệu lâm sàng.

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG NSE

I.      Nguyênlý

NSE (Neuro Specific Enolaseđược định lượng bằng phương pháp miễn dịch kiểu sanwich có sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể theo kỹ thuật điện hóa phát quang.

II.       Chuẩnbị

1.        Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV được đào tạo chuyên ngành Hóasinh.

2.        Phương tiện, hóachất

-        Máy XN: máy miễn dịch Cobase601

-        Thuốc thử: sẵn sàng sửdụng.

+ Lọ 1: streptavidin-coated microparticles

+ Lọ 2: kháng thể đơn dòng kháng NSE 18E5 từ chuột gắn biotin.

+ Lọ 3: kháng thể đơn dòng kháng 84B10 từ chuột được đánh dấu bằng ruthenium. Bảo quản ở 2-8°C được 12 tuần sau khi mở nắp, 8 tuần khi để trên máy phân tích

- Các loại dung dịch hệ thống khác: Procell M, Cleancell M, Preclean M,…

-        Chất Chuẩn

-        Control: 2mức

3.     Người bệnh: được giải thích trước khi thực  hiện XN, tốt nhất là  nhịn ăn

sáng và lấy máu vào buổi sáng

4.     Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu   có)

III.    Các bước tiếnhành

1.     Lấy bệnhphẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn. Ly tâm 4000 vòng, tách lấy huyết thanh trong vòng 1h trước khi tiến hành kỹthuật.

- Chỉ sử dụng huyết thanh. Bảo quản bệnh phẩm ở 2-8°C trong vòng24h, ở - 20°C được 3 tháng. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở  nhiệt độ phòng (20-25°C) và lắc đều trước khi tiến hành XN.

- Để  tránh  những ảnh  hưởng đến kết quả,  bệnh phẩm, chất chuẩn cũngnhư control phải được phân tích ngay trong vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹthuật:

-        Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép tùy thuộc vào từng lô hóa chất. Thông thường chạy control 2 mức: bình thường và bệnh lý. Đối chiếu với luật về  nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tíchmẫu.

-        Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quảthì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý mạng Bệnh viện, in phiếu trả kết quả cho bệnh nhân theo đúng quy định.

IV.Nhận định kếtquả

-        Bình thường: NSE: 15.7 -17.0ng/mL

-        NSE tăng cao và có giá trị nhất trong ung thư phổi tế bào nhỏ. Ngoài ra còn tăng cao trong một số trường hợp u nguyên bào thần kinh, khối u ác tính ở tinh hoàn, u thần kinh đệm, u màng năo, u xơ thầnkinh.

V.       Những sai sót và xửtrí

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm vỡ hồng  cầu

Kết quả tăng giả tạo

Không   phân   tích  các

hoặc không được  ly tâm

 

mẫu  vỡ  hồng  cầu.  Ly

ngay.

 

tâm   mẫu   tách   huyết

 

 

thanh ngay

Bệnh  phẩm  có  nồng độ

Kết quả có thể thay  đổi

Điều trị tình trạngbệnh

bilirubin  > 1231µmol/L,

triglyceride      >                       22,8 mmol/L

Và Biotin > 409 nmol/L

tăng hoặc giảm 10%

lý   hoặc   ngừng   dùng

thuốc rồi định lượng lại

Nồng  độ  RF  >  100000

ng/mL

Hiệu ứng hook-effect

Pha loãng bệnh phẩm

Nồng  độ  NSE  >  dải đo

(0.05-370 ng/mL)

Sai lệch kết quả

Pha loãng bệnh phẩm

 

 

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG BETA- HCG

I.      Nguyênlý

Beta- hCG được định lượng bằng phương pháp miễn dịch kiểu sanwich có sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể theo kỹ thuật điện hóa phát quang.

II.   Chuẩnbị

1.      Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV được đào tạo chuyên ngành Hóasinh.

2.      Phương tiện, hóachất

-    Máy XN:  Máy miễn dịch Cobase601

-    Thuốc thử: sẵn sàng sửdụng.

Lọ 1: streptavidin-coated microparticles

Lọ 2: kháng thể đơn dòng kháng β-hCG từ chuột gắn biotin.

Lọ 3: kháng thể đơn dòng kháng β-hCG từ chuột được đánh dấu bằngruthenium. Bảo quản ở 2-8°C được 12 tuần sau khi mở nắp, 8 tuần khi để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác: Procell, Cleancell, preclean M,...

-    Chất chuẩn

-    Control: 2mức

3.      Người bệnh: được giải thích trước khi thựchiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.      Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếucó).

III.Các bước tiếnhành

1.     Lấy bệnhphẩm:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn. Ly tâm trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể dùng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Li-heparin hoặc K3-EDTA.

-    Bảo quản bệnh phẩm ở 2-8°C trong vòng 3 ngày, ở - 20°C được 12 tháng. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành XN.

-    Để tránh những ảnh hưởng đến kết quả, bệnh phẩm, chất chuẩn cũngnhư control phải được phân tích ngay trong vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹthuật:

-    Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép tùy thuộc vào lô hóa chất. Thông thường chạy control 2 mức: bình thường và bệnh lý. Đối chiếu với luật về  nội kiểm chất lýợng nếu đạt thì tiến hành phân tíchmẫu.

-    Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả, phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý mạng Bệnh viên,  in phiếu trả kếtquả cho bệnh nhân theo đúng quy định.

IV.Nhận định kếtquả

-    Bình thường: ß-hCG < 1mIU/mL

-    Tăng trong: Có thai. Tăng cao hơn trong nhiễm độc thai và tăng cao trong trường hợp chứa trứng, ung thưrau

ß-hCG cùng với αFP và uE3 là bộ ba xét nghiệm dùng cho chẩn đoán trước sinh đối với bệnh Down và các dị tật bẩm sinh khác như tật nứt đốt sống…

-    Giảm trong: Nồng độ β-hCG thấp hoặc không tương xứng với tuổi thai thì có thể là thai chết lưu hoặc thiểu năngrau.

V.   Những sai sót và xửtrí

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm có nồng độ

bilirubin > 410 µmo/L, huyết tán, tăng lipid máu, đang sử dụng biotin

Kết quả có thể thay đổi

tăng hoặc giảm

Do tình trạng bệnh lý

hoặc ngừng dùng thuốc rồi định lượng lại

Nồng độ > dải đo (0.1 -

10000 mIU/mL)

Sai lệch kết quả

Pha loãng bệnh phẩm

Nồng độ > 750000

mIU/mL

Hiệu ứng hook-effect

Pha loãng bệnh phẩm

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PROLACTIN

I.      Nguyênlý

Prolactin được định lượng bằng phương pháp miễn dịch kiểu sanwich có sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể theo kỹ thuật điện hóa phát quang.

II.   Chuẩnbị

1.     Cán bộ thực hiện: BS hoặc cán bộ đại học, KTV chuyên ngành Hóasinh.

2.     Phương tiện, hóachất

-    Máy xét nghiệm: hệ thống máy miễn dịch Cobase601.

-    Thuốc thử: sẵn sàng sửdụng.

Lọ 1: streptavidin-coated microparticles

Lọ 2: kháng thể đơn dòng kháng prolactin từ chuột gắn biotin.

Lọ 3: kháng thể đơn dòng kháng prolactin từ chuột được đánh dấu bằng ruthenium. Bảo quản ở 2-8°C được 12 tuần sau khi mở nắp, 8 tuần khi để trên máy phân tích

- Các loại dung dịch hệ thống khác: Procell, Cleancell, Pre-clean M,…

- Chất chuẩn

-        Control: 2mức

3.     Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện XN, tốt nhất là  nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng

4.     Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)

III.Các bước tiếnhành

1.     Lấy bệnhphẩm:

-        Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn. Ly tâm trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng heparin hoặcEDTA.

-        Bảo quản bệnh phẩm ở  2-8°C trong vòng 14 ngày, ở - 20°C được 6 tháng. Rã đông một lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành XN.

-        Để  tránh những ảnh hưởng đến kết quả, bệnh phẩm, chất chuẩn cũngnhư control phải được phân tích ngay trong vòng 2 giờ.

2.        Tiến hành kỹthuật:

-    Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép tùy thuộc vào lô thuốc thử. Thông thường chạy control 2 mức: bình thường và cao. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tíchmẫu.

-    Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả, phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý mạng Bệnh viện, in phiếu trả kếtquả cho bệnh nhân theo đúng quy định.

IV.    Nhận định kếtquả

-        Giá trị bình thường Prolactin:  Nam:  86 - 324mIU/L

                                                      Nữ: 102 – 496 mIU/L

-        Prolactin tăng trong: + Suy sinh dụcnam.

+ Tổn thương vùng dưới đồi.

+ U tuyến yên, u tiết prolactin lạc chỗ.

-        Prolactin máu giảm trong: + Thiểu năng tuyếnyên.

+ Sau phẫu thuật cắt tuyến yên

V.   Những sai sót và xửtrí

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm có nồng độ

Kết quả có thể thay đổi

Do tình trạng bệnh lý

bilirubin > 513 µmo/L,

huyết tán, tăng lipid máu, biotin > 164 nmol/L

tăng hoặc giảm 15%

hoặc ngừng dùng thuốc

rồi định lượng lại

Nồng độ > 12690

mIU/mL

Hiệu ứng hook-effect

Pha loãng bệnh phẩm

Nồng độ > dải đo (0.047

- 470 ng/mL)

Sai lệch kết quả

Pha loãng bệnh phẩm

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TESTOSTERONE

I.      Nguyênlý

Testosterone được định lượng bằng phương pháp miễn dịch kiểu cạnh tranh có sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể theo kỹ thuật điện hóa phát quang

II.   Chuẩnbị

1.     Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV được đào tạo chuyên ngành Hóasinh.

2.     Phương tiện, hóachất:

-        Máy móc: hệ thống máy miễndịch

-        Thuốc thử: sẵn sàng sửdụng.

Lọ 1: streptavidin-coated microparticles

Lọ 2: kháng thể đơn dòng kháng testosterone từ chuột gắn biotin.

Lọ 3: kháng thể đơn dòng kháng testosterone từ chuột được đánh dấu bằng ruthenium. Bảo quản ở 2-8°C được 12 tuần sau khi mở nắp, 8 tuần khi để trên máy phân tích

- Các loại dung dịch hệ thống khác: Procell, Cleancell, Pre-clean M,…

-         Chất chuẩn

-        Control: 2mức

3.     Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện XN, tốt nhất là  nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng

4.     Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếucó)

III.Các bước tiếnhành

1.     Lấy bệnhphẩm:

-        Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn. Ly tâm trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Li- heparin hoặcK3-EDTA.

-        Bảo  quản  bệnh phẩm ở  2- 8°C trong vòng 7 ngày, ở - 20°C được6 tháng. Rã đông một lần. Để bệnh phẩm, chất chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành XN. Đểtránhnhữngảnhhưởngđếnkếtquả,bệnhphẩm,chuẩncũngnhư control phải được phân tích ngay trong vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹthuật:

-        Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép tùy thuộc vào kỹ thuật, thuốc thử của từng công ty. Thông thường chạy control 2 mức: bình thường và cao. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tíchmẫu.

-        Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quảthì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, in phiếu trả kết quả.

IV.Nhận định kếtquả

-        Bình thường:  Testosterone: + Nam:  9.9 - 27.8nmol/L

                                                   +Nữ:         0.22 - 2.9nmol/L

-        Testosterone tăng trong: + Ưu năng tinhhoàn.

                                             + Bệnh nam hóa …

-        Testosterone máu giảm trong: + Thiểu năng tinhhoàn.

                                                      + Thiểu năng vùng dưới đồi yên.

      + Stress.

V.       Những sai sót và xửtrí

Nguyên nhân

Sai sót

Xử

trí

Bệnh  phẩm  có  nồng độ

Kết quả có thể thayđổi

Do

tình

trạng

bệnh

bilirubin  >  513  µmo/L,

huyết tán, tăng lipid  máu, đang sử dụng biotin

tăng hoặc giảm

hoặc ngừng dùngthuốc

rồi định lượng lại

Bệnh  nhân đang điềutrị

Nandrolone, bệnh nhân nữ suy thận giai đoạn cuối

Sai lệch kết quả

Ngừng  dùng  thuốc, kết

quả  chỉ   cso   ý   nghĩa thamkhảo

Nồng độ > dải đo(0.047

- 470 ng/mL)

Sai lệch kết quả

Pha loãng bệnh phẩm

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG FSH

I.   Nguyênlý

FSH được định lượng bằng phương pháp miễn dịch kiểu cạnh tranh có sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể theo kỹ thuật điện hóa phát quang.

II.   Chuẩnbị

1.     Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV được đào tạo chuyên ngành Hóasinh.

2.     Phương tiện, hóachất

-        Máy xét nghiệm: hệ thống máy miễn dịch Cobase601

-        Thuốc thử: sẵn sàng sửdụng.

Lọ 1: streptavidin-coated microparticles

Lọ 2: kháng thể đơn dòng kháng FSH từ chuột gắn biotin.

Lọ 3: kháng thể đơn dòng kháng FSH từ chuột được đánh dấu bằng ruthenium. Bảo quản ở 2-8°C được 12 tuần sau khi mở nắp, 8 tuần khi để trên máy phân tích

- Các loại dung dịch hệ thống khác

-        Chuẩn

-        Control: 2mức

3.     Người bệnh: được giải thích trước khi thựchiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.     Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III.Các bước tiếnhành

1.     Lấy bệnhphẩm:

-        Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn. Ly tâm  4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Li-heparin hoặcK3-EDTA.

-        Bảo quản bệnh phẩm ở 2-8°C trong vòng 7 ngày, ở - 2°C được 6tháng. Rã đông một lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20-25°C) và lắc đều trước khi tiến hành XN.

-        Đểtránhnhữngảnhhưởngđếnkếtquả,bệnhphẩm,chuẩn, QCphải được phân tích ngay trong vòng 2 giờ.

2.        Tiến hành kỹthuật:

-        Máy phân tích, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép tùy thuộc vào lô thuốc thử. Thông thường chạy control 2 mức: bình thường và bệnh lý. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt th́ tiến hành phân tíchmẫu.

-        Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy.

-        Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý mạng Bệnh viện, in phiếu trả kếtquả.

IV.    Nhận định kếtquả

1.     Bình thường:  - Nam:  FSH: 1.5 - 12.4mIU/mL

- Nữ:  + Pha nang: 3.5 - 12.5 mIU/mL

+ Pha rụng trứng: 4.7 - 21.5 mIU/mL

+ Pha hoàng thể: 1.7 - 7.7 mIU/mL

+ Tiền mãn kinh: 25.8 - 134.8 mIU/mL

2.        FSH máu tăngtrong:

-    Dậy thì sớm (Nguyên nhân dưới đồi - tuyếnyên).

-    Có thai, loạn sản sinh dục ởnữ.

-    Phân hủy mô do xạ trị hoặc dovirus.

-    Ung thư rau thai, HCKlinefeter.

-    Thiểu năng buồng trứng hoặc tinh hoàn…

3.     FSH máu giảmtrong:

-    HC mãn kinh, tắt dục sớm, dùng thuốc estrogen (17β estradiol) và nhân tạo(diethylstilbestrol).

-    Thiểu năng vùng dướiđồi.

- Ung thư (Buồng trứng, tinh hoàn, thượng thận), buồng trứng đa nang, thiểu năng tuyến yên …

V.   Những sai sót và xửtrí

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm lấy vào ống Sodium citrat

Kết quả thấp hơn so với dùng huyết thanh khoảng 20%

Không dùng loại chất chống đông này

Bệnh phẩm lấy vào ống sodium fluoride hoặc potassium oxalate

Kết quả thấp hơn so với dùng huyết thanh 14%

Không dùng loại chất chống đông này

Bệnh phẩm có nồng độ bilirubin > 1094 µmo/L, huyết tán, tăng lipid máu, đang sử dụng biotin

Kết quả có thể thay đổi tăng hoặc giảm

Điều trị tình trạng bệnh lý hoặc ngừng dùng thuốc rồi định lượng lại

Nồng độ > dải đo (0.1 - 200 mIU/mL)

Sai lệch kết quả

Pha loãng bệnh phẩm

Nồng độ > 2000 mIU/mL

Hiệu ứng hook-effect

Pha loãng bệnh phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG LH

I.      Nguyênlý

Hormon tạo hoàng thể (Luteinnizing hormone = LH) được thùy trước tuyến yên bài tiết. LH được định lượng bằng phương pháp miễn dịch kiểu cạnh tranh có sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể theo kỹ thuật điện hóa phát quang.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm: LH được chỉ định để đánh giá chức năng của trục dưới đồi- sinh dục ở cả nam và nữ giới, để chẩn đoán và xử trí tình trạng vô sinh.

II.   Chuẩnbị

1.     Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV được đào tạo chuyên ngành Hóasinh.

2.     Phương tiện, hóachất

-          Máy xét nghiệm: hệ thống máy miễn dịch Cobase601

-          Thuốc thử: sẵn sàng sửdụng.

Lọ 1: streptavidin-coated microparticles

Lọ 2: kháng thể đơn dòng kháng LH từ chuột gắn biotin.

Lọ 3: kháng thể đơn dòng kháng LH từ chuột được đánh dấu bằng ruthenium.

- Bảo quản ở 2-8°C được 12 tuần sau khi mở nắp, 8 tuần khi để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác: PC,CC Preclean M, probe wash M.

-          Chuẩn; Control: 2mức

3.     Người bệnh: được giải thích trước khi thựchiện XN, tốt nhất là  nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.     Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)

III.    Các bước tiếnhành

1.        Lấy bệnhphẩm:

-    Bệnh phẩm phải được  lấy đúng kỹ thuật  vào ống  tiêu chuẩn.  Lytâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-    Có thể dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Li-heparin hoặc K3-EDTA.

-    Bảo quản ở 2-8°C trong vòng 14 ngày, ở - 20°C được 6 tháng. Rãđông một lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20-25°C) và lắc đều trước khi tiến hànhxét nghiệm.

-    Để tránh những ảnh hưởng đến kết quả, bệnh phẩm, chuẩn, QC phải được phân tích ngay trong vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹthuật:

-           Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép tùy thuộc vào lô thuốc thử. Thông thường chạy control 2 mức: bình thường và cao. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tíchmẫu.

-          Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy.

-          Khi có kết quảthì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, lưu, trả kết qảu trên phần mềm quản lý mạng Bệnh viện, in phiếu trả kết quả.

IV.    Nhận định kếtquả

1.        Bình thường:  - Nam: LH:  1.7 - 8.6mIU/mL

- Nữ: + Pha nang: 2.4 - 12.6 mIU/mL

+ Pha rụng trứng: 14.0 - 95.6 mIU/mL

+ Pha  hoàng thể: 1.0 - 11.4 mIU/mL

+ Tiền mãn kinh: 7.7 - 58.5 mIU/mL

2. LH máu tăngtrong:

-    Dậy thì sớm do nguyên nhân dưới đồiyên

-    Mangthai

-    Thiểu năng buồng trứng hay tinhhoàn

-    Mãn kinhsớm

-    Hội chứng Klinefelter (XXY), Hội chứngTurner

3. LH máu giảmtrong:

-    Thiểu năng vùng dưới đồiyên.

-    Suy thùy trước tuyếnyên.

-    Suy tinh hoàn, tăng sản hay u thượngthận.

V.   Những sai sót và xửtrí

 

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm lấy vào ống sodium citrat

Kết quả thấp hơn so với dùng huyết thanh khoảng 10%

Không dùng loại chất chống đông này

Bệnh phẩm có nồng độ bilirubin > 1129 µmo/L, huyết tán, tăng lipid máu, đang sử dụng biotin

Kết quả có thể thay đổi tăng hoặc giảm

Điều trị tình trạng bệnh lý hoặc ngừng dùng thuốc rồi định lượng lại

Nồng độ > dải đo (0.1 - 200 mIU/mL)

Sai lệch kết quả

Pha loãng bệnh phẩm

Nồng độ > 1150 mIU/mL

Hiệu ứng hook-effect

Pha loãng bệnh phẩm

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PROGESTERONE

I.      Nguyênlý

Progesterone được định lượng bằng phương pháp miễn dịch kiểu cạnh tranh có sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể theo kỹ thuật điện hóa phát quang hoặc hóa phát quang.

II.   Chuẩnbị

1.        Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV chuyên ngành Hóasinh.

2.        Phương tiện, hóachất

- Máy xét nghiệm: hệ thống máy miễndịch Cobas e601-Roche, DxI800- Beckman Coulter

- Thuốc thử Roche sẵn sàng sửdụng.

Lọ 1 (M): Vi hạt phủ streptavidin

Lọ 2 (R1): kháng thểđơn dòng kháng progesterone từ chuột gắn biotin.

Lọ 3 (R3): progesterone bắt cặp với một peptid tổng hợp được đánh dấu bằng ruthenium. Bảo quản ở 2-8°C được 12 tuần sau khi mở nắp, 8 tuần khi để trên máy phân tích

Các loại dung dịch hệ thống khác

-        Chất chuẩn

-        Huyết thanh kiểm tra chất lượng (QC): 2mức

- Nếu chạy trên máy DxI800- Beckman Coulter thì hóa chất của hãng Beckman Coulter

3.     Người bệnh: được giải thích trước khi thực  hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng

4.Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)

III.    Các bước tiếnhành

1.     Lấy bệnhphẩm và xử lý mẫu:

-        Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn. Ly tâm 400 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Li- heparin hoặcK3-EDTA.

-        Bảo  quản bệnh phẩm ở 2-8°C trong vòng 14 ngày, ở - 20°C được6 tháng. Rã đông một lần. Để bệnh phẩm, chất chuẩn, QC ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

-        Để tránh những ảnh hưởng đến kết quả, bệnh phẩm, chất chuẩn, QC phải được phân tích ngay trong vòng 2 giờ.

2.     Tiến hành kỹthuật:

-        Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Kết quả kiểm tra chất lượng QC nằm trong dải cho phép tùy thuộc vào kỹ thuật, thuốc thử của từng công ty. Thông thường chạy control 2 mức: bình thường và cao. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tíchmẫu.

-        Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy.

-        Khi có kết quảthì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, lưu, trả kết quả trên phần mềm mạng quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả và trả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV.    Nhận định kếtquả

1.     Trị số bình thường: Progesterone máu  ở

- Nam:  0.7 – 4.3nmol/L

- Nữ:  + Pha nang: 0.6 - 4.7 nmol/L

+ Pha rụng trứng: 2.4 - 9.4 nmol/L

+ Pha hoàng thể: 5.3 - 8.6 nmol/L

+ Mãn kinh: 0.3 - 2.5 nmol/L

2.     Progesterone máu tăng trong:

+ Rụng trứng, cóthai.

+ U nang buồng trứng …

3.     Progesterone máu giảmtrong:

+ Nhiễm độc thai nghén, dọa xảy thai, thai chết lưu.

+ Rối loạn chức năng sinh dục …

V.   Những sai sót và xửtrí

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm lấy vào ống sodium citrat

Kết quả thấp hơn so với dùng huyết thanh khoảng 10%

Không dùng loại chất chống đông này

Bệnh phẩm có nồng độ bilirubin > 923 µmo/L, huyết tán, tăng lipid máu, đang sử dụng biotin

Kết quả có thể thay đổi tăng hoặc giảm

Điều trị tình trạng bệnh lý hoặc ngừng dùng thuốc rồi định lượng lại

Nồng độ > dải đo (0.03

- 60 ng/mL)

Sai lệch kết quả

Pha loãng bệnh phẩm

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ESTRADIOL

I.      Nguyênlý

Estradiol (E2) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch kiểu cạnh tranh có sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể theo kỹ thuật điện hóa phát quang

II.       Chuẩnbị

1.     Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV chuyên ngành Hóasinh.

2.     Phương tiện, hóachất

-        Máy xét nghiệm: hệ thống máy miễn dịch Cobase601

-        Thuốc thử sẵn sàng sửdụng.

Lọ 1: streptavidin-coated microparticles

Lọ 2: kháng thể đơn dòng kháng Estradiol từ thỏ gắn biotin. Lọ 3: dẫn xuất Estradiol được đánh dấu bằng ruthenium. Bảo quản ở 2-8°C được 12 tuần sau khi mở nắp, 8 tuần khi để trên máy phân tích

- Các loại dung dịch hệ thống khác: Procell, cleancell, precelean M, probe wash M

-        Chất chuẩn

-        Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2mức

3.     Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện XN, tốt nhất là  nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng

4.     Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)

III.    Các bước tiếnhành

1.        Lấy bệnhphẩm:

-        Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn. Ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Li- heparin hoặcK3-EDTA.

-        Bảo quản bệnh phẩm ở 2-8°C trong vòng 2 ngày, ở - 20°C được 6tháng. Rã đông một lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20-25°C) và lắc đều trước khi tiến hành XN.

-        Để  tránh những ảnh  hưởng đến kết quả, bệnh phẩm, chuẩn cũngnhư control phải được phân tích ngay trong vòng 2 giờ.

2.        Tiến hành kỹthuật:

-        Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép tùy thuộc vào lô thuốc thử. Thông thường chạy control 2 mức: bình thường và cao. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tíchmẫu.

-        Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quảthì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, lưu, trả kết kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả và trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân đúng thời gian quy định.

IV.    Nhận định kếtquả

1.     Trị số bình thường:  Estradiol máu  ở

- Nam:  28 - 156pmol/L

- Nữ: + Pha nang: 46 - 407 pmol/L

+ Rụng trứng: 315 - 1828 pmol/L

+ Thể vàng: 161 - 774 pmol/L

+ Tiền mãn kinh: 18.4 - 201 pmol/L

2.     Estradiol máu tăngtrong:

-        Dậy thì sớm ở trẻem.

-        Bể kinh do tăng tiếthormon.

-        E2 phối hợp với CEA làm tăng giá trị khi chẩn đoánung thư vú.

-        E2 còn tăng nhẹ trong bệnh xơ gan, viêm gan, bệnhvú lành tính …

3.        Estradiol máu giảmtrong:

-        Hội chứng buồng trứng không pháttriển.

-        Dọa xảy thai hoặc nhiễm độcthai.

-        Hội chứng Sheehan…

V.       Những sai sót và xửtrí

 

 

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm có nồng độ bilirubin > 1129 µmo/L, huyết tán, tăng lipid máu, đang sử dụng biotin

Kết quả có thể thay đổi tăng hoặc giảm

Điều trị tình trạng bệnh lý hoặc ngừng dùng thuốc rồi định lượng lại

Nồng độ > dải đo (18.4

- 15781 pmol/L)

Sai lệch kết quả

Pha loãng bệnh phẩm

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG β-hCG tự do

I.      Nguyênlý

β-hCG tự do (free β-hCG; fβ-hCG) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. β-hCG tự do có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ β-hCG tự do có trong mẫuthử.

II.   Chuẩnbị

1.     Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuậtviên hóa sinh.

2.     Phương tiện, hóachất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm Cobas e601.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm β-hCG tự do, chất chuẩn β-hCG tự do, chất kiểm tra chất lύợng β-hCG tự do.

3.      Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấymáu.

4.     Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.    Các bước tiếnhành

1.     Lấy bệnhphẩm

-    Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông.

-    Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút tách lấy huyếtthanh.

-    Bệnh phẩm ổn định 8h ở 15-25°C, 7 ngày ở 2- 8°C, 10 tháng ở-20°C

-    Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2h.

2.        Tiến hành kỹthuật

-    Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm β-hCG tự do, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm β-hCG tự do đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

-    Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

-    Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phântích.

-    Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

-    Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

-    Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả, sau đó, lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnhnhân.

IV.    Nhận định kếtquả

-   Bình thường, ở phụ nữ không mang thai: β- hCG tự do < 0.1 IU/L

         Phụ nữ có thai: 12 tuần: 49.9IU/L

13       tuần: 40.6IU/L

14       tuần: 33.6IU/L

15       tuần: 29.8IU/L

-   β-hCG tự do tăng trong những trường hợp thai phụ có thai mắc hội chứng Down. Để đánh giá nguy cơ này thường kết hợp với PAPP-A và cần sử dụng phần mềm FMF version2.3.2

V.       Những sai sót và xửtrí

-   Sử dụng huyết tương thay vì sử dụng huyết thanh. Khắc phục: người lấy mẫu máu cần nắm rõ yêu cầu về bệnh phẩm trước khi lấy máu và lưu ýdùng đúng ống đựng mẫu. Khi nhận mẫu máu, người nhận cũng cần kiểm traxem ống máu có đúng yêu cầu không.

-   Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởngkhi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 25 mg/dL hay 428µmol/L.

+ Tán huyết: Hemoglobin < 1.0 g/dl.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dl.

+ Biotin < 30 ng/ml. Trường hợp bệnh nhân sử dụng Biotin với liều >  5 mg/ ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ Không có hiệu ứng ‘‘high-dose hook’’ khi nồng độ β-hCG tự do tới 8000 IU/L.

+ RF < 1000 IU/mL.

Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hóa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy th́ kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

 


QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PAPP-A

I.      Nguyênlý

PAPP-A được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. PAPP-A có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ PAPP-A có trong mẫu thử.

II.       Chuẩnbị

1.        Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuậtviên hóa sinh

2.        Phương tiện, hóachất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm Cobas e601

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm PAPP-A, chất chuẩn PAPP-A, chất kiểm tra chất lượng PAPP-A.

3.        Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấy máu…

4.        Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.        Các bước tiếnhành

1.     Lấy bệnhphẩm

-    Lấy 2 mL máu tĩnh  mạch vào ống không có chất chống đông.

-    Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút tách lấy huyếtthanh.

-    Bệnh phẩm ổn định 8h ở 15-25°C, 7 ngày ở 2 - 8°C , 10 tháng ở-20°C Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng2h.

2.     Tiến hành kỹthuật:

-    Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm PAPP-A, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm PAPP-A đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

-    Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thốngmạng.

-    Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phântích.

-    Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

-    Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

-    Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả, sau đó, lưu, trả kết quả trên phàn mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnhnhân.

IV.    Nhận định kếtquả

Bình thường: PAPP-A < 7,15 mIU/L

V.       Những sai sót và xửtrí

Sử dụng huyết tương thay vì sử dụng huyết thanh. Khắc phục: người lấy mẫu máu cần nắm rõ yêu cầu về bệnh phẩm trước khi lấy máu và lưu ý dùng đúng ống đựng mẫu. Khi nhận mẫu máu, người nhận cũng cần kiểm tra xem ống máu có đúng yêu cầu không.


QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG INSULIN

I.      Nguyênlý

Insulin được định lượng bằng phương pháp miễn dịch theo kiểu ‘‘sanwich’’, sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. Tổng thời gian của phản ứng là 18 phút.

- Lần ủ đầu tiên: Gồm 20µL mẫu bệnh phẩm (huyết thanh, huyết tương), 1 kháng thể đơn dòng đặc hiệu với insulin đã được gắn với biotin và 1 kháng thể đơn dòng đặc hiệu với insulin được gắn với phức hợp ruthenium để tạo thành phức hợp kiểu sanwich.

- Lần ủ thứ hai: Sau khi cho thêm các vi hạt được bao phủ bởi streptavidin, phức hợp sẽ bám vào phase rắn qua phản ứng của biotin và streptavidin.

- Phức hợp phản ứng được đưa vào buồng đo. Tại đây các vi hạt được giữ lại bằng từ tính trên bề mặt điện cực. Những chất thừa được rửa đi bằng procell. Dùng một ḍng điện (2 voltage) tác động vào điện cực nhằm kích thích phát quang và cường độ tín hiệu ánh sáng phát ra có thể đo được bằng bộ phận nhân quang.

- Kết quả được tính toán dựa vào đường cong chuẩn thu được bằng cách chuẩn 2 điểm và đường cong gốc được cung cấp từ nhà sản xuất. Nồng độ insulin tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng thu được.

II.       Chuẩnbị

1.      Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học và 1KTV hóa sinh.

2.      Phương tiện, hóachất:

-    Máy phân tích Cobas e601

-    Hóachất:

+ Thuốc thử 1 (M)- nắp trong, có chứa  vi hạt phủ Streptavidin

+ Thuốc thử 2 (R1)- nắp màu ghi, có Anti-insulin-Ab~biotin, Monoclonal anti-insulin antibody (chuột) 1mg/L; MES buffer 50 mmol/L.

+ Thuốc thử 3 (R2)- nắp màu đen,có Anti-insulin-Ab~Ru(bpy), Monoclonal anti-insulin antibody  (chuột)  labeled  with ruthenium  complex 1.75 mg/L; MES buffer 50 mmol/L, pH 6.0;

Bảo quản thuốc thử ở nhiệt độ 2 - 8°C, có thể ổn định đến thời hạn ghi trên hộp. Thuốc thử sau khi mở nắp bảo quản được 12 tuần ở 2- 8°C. Nếu để trên máy (không tắt máy) có thể để được 4 tuần.

+ Procell M; Clean cell M, Pre-clean M, probe wash M

+ Dung dịch chuẩn

+ Quality control (QC): gồm 2 mức: level 1và 2

3.         Người bệnh: Cần giải thích cho bệnh nhân và người nhà về mục đích và ý nghĩa của XN. BN cần nhịn ăn 10 giờ tính đến thời điểm lấymáu.

4.      Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III.    Các bước tiếnhành

1.      Lấybệnhphẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

- Phâtíchtrongmáu,cóthểdùnghuyếtthanh hoặchuyết tương:

- Lấy 2mL máu tĩnh mạch bệnh nhân cho vào ống nghiệm tiêu chuẩn có chất chống đông Li-heparin hoặc K3-EDTA hoặc sodium citrate hoặc ống không có chất chống đông.

- Tính ổn định của mẫu: 24 giờ ở nhiệt độ - 8°C; 6 tháng ở nhiệt độ -20°C.  Mẫu chỉ rã đông lạnh một lần, mẫu bị vẩn tủa cần ly tâm trước khi phân tích.

- Sau khi lấy máu hoặc nhận mẫu từ các khoa lâm sàng, phòng khám, bộ phận nhận mẫu lấy thông tin bệnh  nhân trên phần mềm mạng quản lý Bệnh viện, in và dán barcode lên trên ống mẫu.

- Đem ống mẫu ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương. 

2.      Tiến hành kỹthuật:

       Chuẩn bị máy phântích

-    Máy xét nghiệm, hóa chất, thuốc thử sẵn sàng cho phântích.

-    Dựng đườngchuẩn

-    Phân tích QC: ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tíchmẫu.

       Phân tíchmẫu

-    Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2h.

-    Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnhphẩm.

-    Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và máy sẽ tự động thực hiện phântích.

-    Sau khi có kết quả xét nghiệm tiến hành đánh giá kết quả, lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả cho bệnh nhân đũng thời gian quy định.

III.    Nhận định kếtquả

1. Trị số tham khảo: 17.8 - 173 pmol/L (2.6 - 24.9 µU/mL)

- Hệ số chuyển đổi: pmol/L × 0.144 = µU/mL

µU/mL × 6.945 = pmol/L

2.      Insulin tăng trong:

- Bệnh ĐTĐ type 2,

- Hội chứng Cushing,

- Bệnh to viễn cực,Insulinoma

3.      Insulin giảm trong: Tăng glucose máu, Suy tuyến yên, ĐTĐ type1.

IV.Những sai sót và xửtrí

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khi: Bilirubin > 1539 µmol/l (>90mg/dL); Triglycerid > 1800 mg/dL; Biotin > 246 nmol/L (>60 ng/mL)

- Xử trí:

+ Khi lấy máu tránh vỡ hồng cầu, khi ly tâm máu vỡ hồng cầu cần loại bỏ và lấy lại mẫu khác thay thế. Ngừng các thuốc gây tăng nồng độ insulin  máu: adrenalin, canxi glutanat, fructose, insulin, hormon tuyến giáp,…

+ Ngừng các thuốc làm giảm nồng độ insulin (asparaginase, thuốc chẹn beta giao cảm, canxitonin, cimetidin).

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PROCALCITONIN

 

I.      Nguyênlý

Procalcitonin (PCT) là một tiền chất của hormone  Calcitonin,  gồm 116 acid amin, có trọng lượng phân tử 12700 Dalton. Nguồn gốc từ tế bào C tuyến giáp, mô phổi và tụy, đặc biệt được tế bào monocyte tiết ra khi có nhiễm khuẩn. Vì vậy, procalcitonin có thể được coi là 1 marker đặc hiệu cho nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết.

Procalcitonin được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. Procalcitonin có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể, 1 trong 2 kháng thể có gắn chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ Procalcitonin có trong mẫuthử.

II.       Chuẩnbị

1.      Cán bộ thực hiện: 1 Bác sĩ hoặc Cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên Hóasinh.

2.      Phương tiện, hóachất:

-    Phương tiện: Máy miễn dịch Cobase601.

-    Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Procalcitonin của hãng Roche (Đức), chất chuẩn Procalcitonin, chất kiểm tra chất lượngProcalcitonin.

3.         Người bệnh: Người bệnh được giải thích trước khi lấy máu thực hiện xét nghiệm. BN cần được nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấymáu

4.         Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếucó).

III.    Các bước tiếnhành

1.      Lấy bệnhphẩm:

-    Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống có chất chống đông Li-Heparin hoặc EDTA-K3 hoặc ống không có chất chống đông.

-    Yêu cầu máu không vỡ hồng cầu. Mẫu bệnh phẩm phải được ghi đầy đủ các thông tin của bệnh nhân (họ tên, tuổi, khoa/phòng, số giường) và phải khớp với các thông tin trên phiếu chỉ định xétnghiệm.

-    Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút, tách lấy huyết  tương hoặc huyếtthanh.

-    Bệnh phẩm ổn định 24h ở 2- 8°C, 3 tháng ở -20°C. Bệnh phẩm chỉ  rã đông 1 lần và để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích trong ṿng2h.

2.Tiến hành kỹthuật:

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu:Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Pro-calcitonin. Kết quả kiểm tra chất lượng  với xét nghiệm Procalcitonin đạt yêu cầu, không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

-    Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh nhân và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích, hoặc thực hiện in barcode, dán barcode lên ốngmẫu.

-    Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phântích.

-    Ra lệch cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

-    Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

-    Khicókếtquảcầnxemxétđánhgiákếtquả,sauđólưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, inphiếukết quả xét nghiệm và trảkết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV.        Nhận định kếtquả:

1.      Trị số bình thường: Pro-calcitonin  < 0.05ng/mL

2.      Pro-calcitonin máu tăngtrong:

-    Nhiễm khuẩn huyết (có giá trị tiên lượng nhiễm khuẩnhuyết).

-    Viêm tụy cấp (có giá trị tiên lượng biến chứng trong viêm tụycấp).

-    Viêmphổidothởmáyhoặcviêmđườnghôhấpmắcphảitrongcộng đồng (có giá trị hướng dẫn sử dụng kháng sinh và theo dõi diễn biến bệnh).

-    Các trường hợp tăng Pro-calcitonin không do nhiễmtrùng:

+ Sốc tim kéo dài hay nghiêm trọng.

+ Ung thư phổi tế bào nhỏ hay ung thư tế bào C của tuyến giáp.

+ Sau chấn thương nặng, can thiệp phẫu thuật  nặng, bỏng nặng.

+ Trẻ sơ sinh (48h sau sinh).

Theo Hiệp hội Nhiễm khuẩn Đức năm 2006:

-    PCT < 0.1 ng/mL: Không chỉ định dùng khángsinh.

-    PCT < 0.25 ng/mL: Không khuyến cáo dùng khángsinh.

-    PCT > 0.25 ng/mL: Khuyến cáo và cân nhắc sử dụng khángsinh.

-    PCT > 0.5 ng/mL: Chỉ định kháng sinh là bắtbuộc.

-    PCT > 0.5- 2 ng/mL: Nhiễm khuẩn do đáp ứng viêm hệ thống tương đối do chấn thương, phẫu thuật sau chấn thương, sốctim,…

-    PCT > 2- 10 ng/mL: Đáp ứng viêm hệ thống nghiêm trọng do nguyên nhân nhiễm trùng hệ thống và nhiễm khuẩn huyết nhưng chưa có suy đa tạng.

-    PCT > 10 ng/mL: Nhiễm khuẩn huyết nặng hoặc sốc nhiễmkhuẩn.

V.   Những sai sót và xửtrí

Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

-    Huyết thanh vàng: Bilirubin < 25mg/dL.

-    Tán huyết: Hemoglobin < 0.1g/dL.

-    Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500mg/dL.

-    RF < 1500IU/mL

-    Biotin < 20 ng/mL. Trường hợp bệnh nhân sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CORTISOL

I.   Nguyên lý

Cortisol (hydrocortisone) là glucocorticoid hormon được tiết ra bởi vỏ thượng thận được kiểm soát bằng cơ chế phản hồi ngược của trục dưới đồi (CRH)- tuyến yên trước (ACTH)- vỏ thượng thận, stress cũng có tác dụng làm tăng cortisol. Cortisol tham gia điều hòa chuyển hóa carbohydrate, phân bố nước và điện giải, ngoài ra còn có tác dụng ức chế miễn dịch và kháng viêm. Trong điều kiện bình thường, bài xuất cortisol của thượng thận thay đổi theo nhịp ngày đêm, cao nhất vào 6- 8 giờ sáng, thấp nhất vào nửa đêm

Cortisol được định lượng bằng phương pháp miễn dịch cạnh tranh sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ nghịch với nồng độ cortisol có trong mẫu thử.

III.  Chuẩn bị

1.     Cán bộ thực hiện: 1 bác sĩ hoặc Cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên Hóasinh.

2.     Phương tiện, hóachất:

-   Phương tiện: Máy miễn dịch Cobase601.

-   Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Cortisol của hãng Roche (Đức), chất chuẩn cortisol, chất kiểm tra chất lượngcortisol.

3.     Người bệnh: Người bệnh được giải thích trước khi lấy máu thực hiện xét nghiệm.

4.     Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (VD: corticoid), thời gian lấymẫu, nhận mẫu.

III.        Các bước tiếnhành

1.     Lấy bệnhphẩm:

-        Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống EDTA-K3, có thể ống không có chất chống đông hoặc ống Li-Heparin.

-        Yêu cầu máu không vỡ hồng cầu. Mẫu bệnh phẩm phải được ghi đầy đủ các thông tin của bệnh nhân (họ tên, tuổi, khoa/phòng, số giường) và phải khớp với các thông tin trên phiếu chỉ định xét nghiệm, thời gian lấy mẫu (do nồng độ cortisol trong huyết thanh và huyết tương thay đổi thao từng thời điểm trongngày)

-    Sau khi lấy máu hoặc nhận mẫu từ các khoa lâm sàng, các phòng khám, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút, tách lấy huyết  tương hoặc huyếtthanh.

-    Bệnh phẩm ổn định trong 5 ngày ở 2- 8°C, 3 tháng ở -20°C. Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích trong vòng2 giờ.

2.     Tiến hành kỹthuật:

-        Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm cortisol. Đường chuẩn chính đã được xác định trước để tái lập trên máy phân tích bằng cách dùng chất chuẩn Cortisol Calset. Cần thực hiện chuẩn mỗi lô thuốc thử với hộp thuốc thử mới (không quá 24h từ khi hộp thuốc thử đặt trong máy phân tích. Thực hiện chuẩn lại sau 28 ngày (nếu sử dụng các hộp thuốc thử cùng lô), sau 7 ngày (nếu sử dụng cùng hộp thuốc thử đó) hoặc khi cần thiết (khi QC ngoàidải)

-    Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm cortisol đạt yêu cầu, không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chấtlượng.

-    Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh nhân và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích, hoặc thực hiện in barcode, dán barcode lên ốngmẫu.

-    Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phântích.

-    Ra lệch cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnhphẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol củamáy.

- Khicókếtquảcầnxemxétđánhgiákếtquả,sauđóinphiếutrảkết  quả.

IV.        Nhận định kếtquả:

1.     Trị số bình thường: cortisol trong huyết thanh và huyếttương

Buổi sáng 7- 10h: 171- 536 nmol/L

Buổi chiều 16- 20h: 64- 327 nmol/L

2.        Tăng nồng độ Cortisol máutrong:

-   U biểu mô tuyến thượngthận.

-   Bệnh Cushing, hội chứngCushing.

- Bỏng, sản giật, tăng huyết áp, stress.

3.     Giảm nồng độ Cortisol gặptrong: BệnhAddison

-Suy thượngthận

-   Hạ đường huyết, suy chức năng tuyếngiáp

V.   Những sai sót và xửtrí

Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

-        Huyết thanh vàng: Bilirubin < 1026μmol/L.

-        Tán huyết: Hemoglobin < 1.9g/dL.

-        Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500mg/dL.

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG C-Peptid

I. Nguyênlý

C-peptid được định lượng bằng phương pháp miễn dịch theo kiểu ‘‘sanwich’’, sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. Tổng thời gian của phản ứng là 18 phút.

+ Lần ủ đầu tiên: Gồm 20µL mẫu bệnh phẩm (huyết thanh,  huyết tương), 1 kháng thể đơn dòng đặc hiệu với C-Peptid đã được gắn với biotin và 1 kháng thể đơn dòng đặc hiệu với C-Peptid được gắn với phức hợp ruthenium để tạo thành phức hợp kiểu sanwich+ Lần ủ thứ hai: Sau khi cho thêm các vi hạt được bao phủ bởi streptavidin, phức hợp sẽ bám vào phase rắn qua phản ứng của biotin và streptavidin

+ Phức hợp phản ứng được đưa vào buồng đo. Tại đây các vi hạt được giữ lại bằng từ tính trên bề mặt điện cực. Những chất thừa được rửa đi bằng procell. Dùng một dòng điện (2 voltage) tác động vào điện cực nhằm kích thích phát quang và cường độ tín hiệu ánh sáng phát ra có thể đo được bằng bộ phận nhân quang.

+ Kết quả được tính toán dựa vào đường cong chuẩn thu được bằng cách chuẩn 2 điểm và đường cong gốc được cung cấp từ nhà sản xuất. Nồng độ C-Peptid tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng thu được.

I.      Chuẩnbị

1.     Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộđại học chuyên ngành Hóa sinh, miễn dịch và mộtKTV

2.     Phương tiện, hóachất:

-    Máy phân tích Cobas e601. Hóachất:

+ Thuốc thử 1 (M)- nắp trong, có chứa vi hạt phủ Streptavidin.

+ Thuốc thử 2 (R1)- nắp màu ghi, có Anti- C-Peptid -Ab~biotin, Monoclonal anti- C-Peptid antibody (chuột) 1mg/L; phosphate buffer 50mmol/L.

+ Thuốc thử 3 (R2)- nắp màu đen, có Anti- C-Peptid- Ab~ Ru(bpy), Monoclonal anti- C - Peptid antibody (chuột), ruthenium complex 0.4 mg/L;

+ Bảo quản thuốc thử chưa mở nắp ở nhiệt độ 2 - 8°C, ổn định đến thời hạn ghi trên hộp. Thuốc  thử sau khi mở  nắp bảo quản được 12 tuần ở  2- 8°C. Nếu để trên máy (không tắt máy) có thể để được 4 tuần.

+ Procell; Clean cell

+ Dung dịch chuẩn

+ Quality control (QC): gồm 2 mức: level 1 và 2

3.     Người bệnh: Cần giải thích cho bệnh nhân và người nhà về mục đích và ý nghĩa của XN. BN cần nhịn ăn 10 giờ tính đến thời điểm lấymáu.

4.     Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

II.       Các bước tiếnhành

1.     Lấy bệnh phẩm:

-    Phân tích trên mẫu máu, nước tiểu, có thể dùng: Huyết thanh hoặc huyết tương: chất chống đông Li- heparin, K3-EDTA.

-    Lấy máu tĩnh mạch đúng quy trình lấy mẫu.

-    Sau khi lấy mẫu hoặc nhận mẫu từ khoa lâm sàng, phòng khám, bộ  phận nhận và xử lý mẫu tiến hành lấy thông tin bệnh nhân trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode trên ống mẫu bệnh  nhân.

-    Sau đó, ly tâm 4000 vòng trong 5 phút

-    Mẫu nước tiểu: cần lấy mẫu nước tiểu24h

-    Tính ổn định của mẫu huyết thanh, huyết tương và nước tiểu 24h có thể ổn định 4h ở 15- 25°C; 24h ở  2 - 8°C; 30 ngày ở nhiệt độ(-20°C)

2.     Tiến hành kỹthuật

-    Máy XN, hóa chất thuốc thử sẵn sàng sửdụng.

-    Dựng đườngchuẩn. Thực hiện và phân tích QC: ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tíchmẫu.

-    Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2h.

-    Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnhphẩm.

-    Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và máy sẽ tự động phân tích.

-    Sau khi có kết quả, xem xét và đánh giá kết quả xét nghiệm, lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in và trả kết quả cho bệnh nhân đúng thời gian quy định.

III.Nhận định kếtquả

- Bình thường, C- Peptid: 0,37 – 1,47 nmol/L

- C- Peptid tăng trong: Insulinoma, khối u tế bào đảo tụy, ghép tụy, suy thận.

- C- Peptid giảm trong: Đái tháo đường typ I, sau cắt tụy.

IV.Những sai sót và xửtrí

+ Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khi: Bilirubin > 855 µmol/L (>50mg/dL); Hemoglobin > 0.186mmol/L (>0.3 g/dL), Triglycerid > 2000 mg/dL; Biotin > 246 nmol/L (>60 ng/mL); Yếu tố dạng thấp > 1200 IU/mL

+ Xử trí: Bệnh nhân cần nhịn ăn 10h tính đến thời điểm lấy máu để phân tích.

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ACTH MÁU

I. NGUYÊN LÝ

ACTH (Adrenocorticotropic hormone hoặc corticotropin) là một hormone peptide gồm 39 amino acid, được sản xuất bởi thùy trước tuyến yên. ACTH kích thích sự hình thành và sự bài tiết glucocorticoid (đặc biệt là cortisol) của vùng vỏ của tuyến thượng thận.

ACTH được định lượng bằng phương pháp miễn dịch kiểu sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang (ECLIA). Tổng thời gian phân tích một mẫu là 18 phút.

+ Giai đoạn ủ đầu tiên: Tạo thành phức hợp “sandwich” gồm 3 thành phần:

Mẫu bệnh phẩm (huyết thanh, huyết tương) kẹp giữa kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng ACTH gắn biotin và một kháng thể đơn dòng đặc hiệu, kháng ACTH gắn với ruthenium. Ba thành phần tạo thành một phức hợp miễn dịch kiểu bánh sandwich

+ Giai đoạn ủ thứ hai: Sau khi cho thêm các vi hạt được bao phủ bởi Streptavidin. Phức hợp được gắn kết vào pha rắn do sự tương tác giữa biotin và Streptavidin.

+ Phức hợp phản ứng được đưa vào buồng đo. Tại đây các vi hạt (microparticles) được giữ lại bằng từ tính trên bề mặt điện cực. Những chất thừa được rửa đi bằng procell. Dùng một dòng điện một chiều tác động vào điện cực nhằm kích thích phát quang và cường độ tín hiệu ánh sáng phát ra có thể đo được bằng bộ phận nhân quang.

+ Kết quả được tính toán dựa vào đường cong chuẩn thu được bằng cách chuẩn 2 điểm và đường cong gốc được cung cấp từ nhà sản xuất. Nồng độ chất cần định lượng tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng thu được.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 bác sỹ hoặc Cán bộ đại học xét nghiệm chuyên ngành Hóa sinh và 01 Kỹ thuật viên.

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

- Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e 601 

- Máy ly tâm

- Tủ lạnh để bảo quản hóa chất và bảo quản QC, mẫu bệnh phẩm

- Pipet các loại; Ống nghiệm, đầu côn xanh và vàng; Giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất

- Lọ 1 (M)- nắp trong: Streptavidin-coated microparticles, thể tích 6,5 mL: (có chứa Streptavidin-coated microparticles 0,72 mg/mL) và chất bảo quản.

- Lọ 2 (R1)- nắp màu xám: nti-ACTH- b~biotin, thể tích 8 mL (có chứa Biotinylated monoclonal anti-ACTH antibody (mouse) 0.3 mg/L); dung dịch đệm MES (2-morpholino-ethane sulfonic acid) 50 mmol/L; pH 6,2 và chất bảo quản.

- Lọ 3 (R2)- nắp màu đen: Anti-ACTH- b~Ru(bpy), thể tích 8 mL (có chứa Monoclonal anti- ACTH antibody (mouse) gắn với phức hợp ruthenium 0.3 mg/L)

- Dung dịch đệm MES (2-morpholino-ethane sulfonic acid) 50 mmol/L, pH 6.2 và chất bảo quản.

Thuốc thử được bảo quản ở nhiệt độ 2- 8°C, có thể ổn định đến thời hạn ghi trên hộp. Thuốc thử sau khi mở nắp bảo quản được 12 tuần ở 2-8°C. Nếu để trên máy (không tắt máy) có thể được 4 tuần.

+ Procell; Clean cell

+ Dung dịch chuẩn

+ Quality control (QC): gồm 3 mức: level 1, 2 và 3

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:Ống nghiệm; Găng tay; Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm lấy máu

3. Người bệnh

Cần giải thích cho người bệnh và người nhà người bệnh về mục đích của xét nghiệm

Người bệnh cần phối hợp để lấy máu theo đúng yêu cầu về thời gian và số lượng

4. Phiếu xét nghiệm

Có phiếu xét nghiệm ghi rõ yêu cầu xét nghiệm. Trên phiếu cần ghi rõ thời gian lấy mẫu trong ngày trên ống (mẫu 1, mẫu 2).

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

Mẫu máu được lấy vào ống chống đông EDTA . Mẫu được để vào khay đá, chuyển xuống khoa Hóa sinh ngay. Khi tách huyết tương sử dụng ly tâm lạnh. Mẫu cần được phân tích ngay. Có thể ổn định 2h ở 22°C. Nếu không phải lưu giữ ở nhiệt độ -20°C (chỉ được để đông 1 lần)

Đảm bảo mẫu người bệnh, dung dịch chuẩn và QC phải ở nhiệt độ từ 22-25°C trước khi phân tích

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích

- Dựng đường chuẩn

- Phân tích QC: ở cả 3 level. Khi QC đạt tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu

- Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2h

- Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

- Đánh số (hoặc ID của người bệnh); chọn test và máy sẽ tự động phân tích.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

-         Trị số bình thường ACTH máu:

                         + Buổi sáng < 18 pmol/L (< 80 pg/mL)

                                + Buổi chiều: < 11 pmol/L (<50 pg/mL)

- Hệ số chuyển đổi đơn vị: pg/mL x 0.2202 = pmol/L

pmol/L x 4.541 = pg/mL

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Kết quả có thể bị ảnh hưởng khi nồng độ Bilirubin máu > 428 mmol/L (> 25 mg/dL); mẫu bị huyết tán nhưng Hb > 0,25 mmol/L (> 0,4 g/dL), Triglycerid máu > 1500 mg/dL), và Biotin > 246 nmol/L (> 60 ng/mL); yếu tố dạng thấp (RF> 400 IU/mL).

- Người bệnh đang điều trị liều cao Biotin (> 5 mg/ngày), nên lấy mẫu máu cách xa thời gian uống thuốc lần cuối cùng ≥ 8giờ.

Các yếu tố

Hậu quả

Xử trí

Người bệnh bị sang chấn (stress), hạ glucose máu, phụ nữ đang mang thai

Có thể làm tăng kết quả

Chú ý khi nhận định kết quả

Các thuốc đang sử dụng: aminoglutethimide, amphetamines, estrogen, ethanol, insulin

Có thể làm tăng kết quả

Có thể ngừng thuốc trước khi có chỉ định xét nghiệm

Thuốc thử, dung dịch chuẩn và dung dịch QC, bảo quản ở nhiệt độ không đúng quy định và bị bọt

Ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Bảo quản thuốc thử, dung dịch chuẩn, dung dịch QC ở đúng nhiệt độ quy định, Tránh gây bọt

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ANTI-CCP

Anti CCP (Anti cyclic citrullinated peptides) là kháng thể kháng Peptid vòng chứa cid min Citrulline. Sự hiện diện của kháng này có thể giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp nhiều năm trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện.

I. NGUYÊN LÝ

Anti-CCP được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. Anti-CCP có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng Anti-CCP đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng Anti-CCP đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ Anti-CCP có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh

2. Phương tiện, hóa chất

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Anti-CCP, chất chuẩn Anti-CCP, chất kiểm tra chất lượng Anti-CCP.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm. Không sử dụng các thuốc có Biotin ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rơ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin, EDTA . Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 3 ngày ở 2–8°C, 1 tháng ở -20°C.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Anti-CCP. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Anti-CCP.

- Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Anti-CCP đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả trên mạng nội bộ Bệnh viện và in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

+ Trị số bình thường: <17 U/ml

+ Anti-CCP tăng bệnh lý trong: Trong Viêm khớp dạng thấp, Anti-CCP tăng sớm nên có thể giúp cho chẩn đoán sớm viêm khớp dạng thấp.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

+ Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

- Huyết thanh vàng: Bilirubin < 25 mg/dL .

- Tán huyết: Hemoglobin <0.5 g/dl.

- Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dl.

- RF < 1500 IU/mL

- Biotin <30 ng/mL trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ANTI-TG

I.      NGUYÊN LÝ

Anti-TG (Anti thyroglobulin)là kháng thể kháng TG. Xét nghiệm Anti-TG thường được chỉ định trong một số bệnh về tuyến giáp như: viêm tuyến giáp Hasimoto, ung thư giáp, Basedow.

Anti-TG được đinh lượng theo nguyên lý miễn dịch cạnh tranh sử dụng công nghệ điện hóa phát quang.

Đầu tiên: Anti-TG trong mẫu thử được ủ với TG đánh dấu biotin (pha rắn) và kháng thể của mẫu bệnh phẩm gắn kết với kháng nguyên.

Sau khi thêm kháng thể kháng TG đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) và các vi hạt phủ streptavidin, phức hợp miễn dịch tạo thành trở nên gắn kết với pha rắn thông qua sự tương tác của biotin và streptavidin. Như vậy, nồng độ Anti-TG trong mẫu thử càng cao thì phức hợp này càng thấp và do vậy tín hiệu ánh sáng phát ra tỷ lệ nghịch với nồng độ Anti-TG có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Anti-TG, chất chuẩn Anti-TG, chất kiểm tra chất lượng Anti-TG .

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm. Không sử dụng các thuốc có Biotin ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li,Na-Heparin và K2, K3-EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 3 ngày ở 2–8°C, 1 tháng ở -20°C.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Anti-TG. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Anti-TG. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Anti-TG đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Trị số bình thường: < 115 IU/mL

- Anti-TG máu tăng trong: Một số bệnh về tuyến giáp như: viêm tuyến giáp Hasimoto, ung thư giáp, Basedow.

- Anti-TG máu giảm trong: Sự giảm nồng độ Anti-TG cũng có giá trị theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị của những bệnh trên.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 66 mg/dL .

+ Tán huyết: Hemoglobin <1.69 g/dl.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 2000 mg/dl.

+ Biotin <60 ng/ml. trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ RF <300 IU/mL

+ Nồng độ TG>2000 ng/mL có thể dẫn tới sự tăng giả Anti-TG, trường hợp này kết quả Anti-TG không nên ghi nhận.

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự ðộng trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán

 

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PTH (PARATHYROID HORMONE)

I. NGUYÊN LÝ

PTH là hormon của tuyến cận giáp có vai trò trong chuyển hóa canxi (tăng canxi máu). PTH được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. PTH có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng PTH đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng PTH đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ PTH có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 bác sỹ hoặc cán bộ đại học xét nghiệm, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601- Roche.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm PTH, chất chuẩn PTH, chất kiểm tra chất lượng PTH.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là K3-EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 8h ở 15-25°C, 3 ngày ở 2-8°C, 6 tháng ở -20°C. Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích.

- Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm PTH. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm PTH. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm PTH đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Trị số bình thường: 1.6 - 6.9 pmol/l

- PTH máu tăng trong: Cường cận giáp, Loạn dưỡng xương, Có thai, loạn sản sinh dục nữ.

- PTH máu giảm trong: Suy cận giáp, Tăng Ca máu không do tuyến cận giáp.

- Xét nghiệm PTH thường được chỉ định trong một số bênh như: Cường cận giáp, Loạn dưỡng xương, Suy cận giáp…

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Sử dụng nhầm chất chống đông (Xét nghiệm yêu cầu sử dụng chất chống đông EDTA). Khắc phục: Người lấy mẫu máu cần nắm rõ yêu cầu về bệnh phẩm trước khi lấy máu và lưu ý dùng đúng ống đựng mẫu. Khi nhận mẫu máu, người nhận cũng cần kiểm tra xem ống máu có đúng yêu cầu không.

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 65 mg/dL hay 1112 μmol/L.

+ Tán huyết: Hemoglobin <1.1 g/dl.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dl.

+ Biotin <50 ng/ml. trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ Không có hiệu ứng “high-dose hook” (Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao) khi nồng độ PTH tới 17000 pg/mL hay 1802 pmol/L

RF <1500 IU/mL

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TG (Thyroglobulin)

I. NGUYÊN LÝ

TG (Thyroglobulin) là glycoprotein có trọng lượng phân tử khoảng 660kD, bao gồm 2 chuỗi, 1 chuỗi có trọng lượng phân tử khoảng 300 kD và 1 chuỗi 330 kD liên kết với nhau bằng cầu nối disulfide. TG được các tế bào tuyến giáp tổng hợp và có vai tṛ trong quan trọng trong tổng hợp hormon tuyến giáp. Xét nghiệm TG thường được chỉ định trong: Ung thư tuyến giáp, một số bệnh về tuyến giáp như: viêm tuyến giáp…

TG được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. TG có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn ḍng đặc hiệu kháng TG đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng TG đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ TG có trong mẫu thử.

II.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 bác sỹ hoặc cán bộ đại học xét nghiệm, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601- Roche

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm TG, chất chuẩn TG, chất kiểm tra chất lượng TG.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, người bệnh cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10 giờ trước khi lấy máu, người bệnh tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu…

3. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 3 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là NH4, Li, Na-Heparin và K3-EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 24h ở 15-25 °C, 3 ngày ở 2–8°C, 1 tháng ở -20°C.  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích.

- Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 h.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm TG. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm TG. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm TG đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Trị số bình thường TG máu: 1.4 - 78.0 ng/mL

- TG máu tăng trong: Ung thư tuyến giáp, Một số bệnh về tuyến giáp như: viêm tuyến giáp, Basedow.

- TG máu giảm trong: Sự giảm nồng độ TG cũng có giá trị theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị, sự tăng trở lại của TG chứng tỏ có tái phát hoặc có di căn ở người bệnh ung thư giáp.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 36 mg/dL.

+ Tán huyết: Hemoglobin < 1.9 g/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 2000 mg/dL.

+ Biotin < 80 ng/mL. Trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ RF <2500 IU/mL

+ Không có hiệu ứng “high-dose hook” khi nồng độ TG tới 120 000 ng/mL

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

 

 

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN D

Vitamin D có chức năng duy trì nồng độ calci và phospho trong máu bình thường liên quan đến sự mật độ xương, giúp điều hòa sự tăng sinh của tế bào, sự biệt hóa tế bào và tân tạo thành mạch. Ngoài ra một số bệnh lý khác cũng có liên quan với tình trạng thiếu Vitamin D.

I . NGUYÊN LÝ

Nguyên lý định lượng theo phương pháp miễn dịch kiểu cạnh tranh, sử dụng công nghệ điện hóa phát quang (ECLIA). Tổng thời gian phân tích một mẫu 18 phút.

- Giai đoạn ủ thứ nhất: 25-OH vitamin D3 trong mẫu bệnh phẩm cạnh tranh với biotin có gắn vitamin D trong phức hợp trong thuốc thử R2 (gồm biotin-vitamin D/ polyclonal 25-OH vitamin D3- Kháng thể đặc hiệu có gắn ruthenium). Phần còn lại của phức hợp phụ thuộc vào nồng độ chất phân tích trong mẫu.

- Giai đoạn ủ thứ hai: Sau khi cho thêm các vi hạt được bao phủ bởi Streptavidin. Phức hợp được gắn kết vào pha rắn do sự tương tác giữa biotin và streptavidin

- Phức hợp phản ứng được đưa vào buồng đo. Tại đây các vi hạt được giữ lại bằng từ tính trên bề mặt điện cực. Những chất thừa được rửa đi bằng procell. Dùng một dòng điện một chiều tác động vào điện cực nhằm kích thích phát quang và cường độ tín hiệu ánh sáng phát ra có thể đo được bằng bộ phận nhân quang.

- Kết quả được tính toán dựa vào đường cong chuẩn thu được bằng cách chuẩn 2 điểm và đường cong gốc được cung cấp từ nhà sản xuất. Nồng độ chất cần định lượng tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng thu được.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 01 bác sỹ, cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh và 01 kỹ thuật viên.

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

- Máy xét nghiệm  miễn dịch Cobas e 601.

- Máy ly tâm

- Tủ lạnh để bảo quản hóa chất và bảo quản QC, mẫu bệnh phẩm

- Pipet các loại, ống đựng mẫu (sample cup)

- Ống nghiệm, đầu côn xanh và vàng

- Giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất

Hóa  chất của hãng Roche/Đức sản xuất, bao gồm:

- Lọ 1 (M)- nắp trong, có Streptavidin-coated microparticles, thể tích 6,5 mL: (nồng độ Streptavidin-coated microparticles 0,72 mg/mL) và chất bảo quản.

- Lọ 2 (R1) nắp màu xám, có Reaction buffer: 8 mL; cetate buffer khoảng 220 mmol/L, pH 3.9; albumin (human) 2 g/L; chất bảo quản.

- Lọ 3 (R2) nắp màu đen, có Anti-25-OH vitamin D3-Ab~Ru(bpy); 25-OH vitamin D derivate~biotin thể tích 9 mL: Polyclonal anti-25-OH vitamin D3 antibody (sheep) labeled with ruthenium complex 1.5 mg/L; biotinylated 25-OH vitamin D 0.15 mg/L; phosphate buffer 20 mmol/L, pH 6.5; Chất bảo quản.

- Procell; Clean cell

- Dung dịch chuẩn

- Quality control (QC): gồm 3 mức: level 1, 2 và 3.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác

- Ống nghiệm

- Găng tay

- Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lấy máu

3. Người bệnh

Cần giải thích cho người bệnh và người nhà về mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm, để người bệnh hợp tác trong quá trình lấy mẫu.

4. Phiếu xét nghiệm

Có phiếu xét nghiệm ghi rõ yêu cầu xét nghiệm của bác sỹ lâm sàng.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

Thực hiện trên mẫu máu, có thể sử dụng: Huyết thanh; Huyết tương: dùng chất chống đông Li-Heparin hoặc EDTA.

Tính ổn định của mẫu: Mẫu ổn định 8giờ ở 18-25°C; 4 ngày ở nhiệt độ 2-8°C; 6 tháng ở -20°C. Không để đông đá với mẫu huyết tương dùng chống đông Li-heparin.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích

- Dựng đường chuẩn theo mẫu nhà sản xuất

- Phân tích QC ở 3 mức 1, 2 và 3. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu

- Mẫu bệnh phẩm sau khi ly tâm tách huyết tương, huyết thanh nên được tiến hành phân tích trong vòng 2 giờ.

- Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm.

- Đánh số (hoặc ID của người bệnh); chọn test và thao tác theo protocol của máy, máy sẽ tự động phân tích.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Trị số tham khảo: 50 - 80 nmol/L (20-30 ng/mL).

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khi: Hemoglobin > 0,062 mmol/L (0,1 g/dL); Bilirubin máu > 205 μmol/L (12 mg/dL); Biotin > 82 nmol/L (20ng/mL); Yếu tố dạng thấp (RF) máu > 1500 IU/mL.

- Xử trí: khi chuẩn bị mẫu: mẫu bị vỡ hồng cầu có thể loại lấy mẫu máu khác.

- Người bệnh đang dùng thuốc Biotin cần ngừng thuốc ≥ 8 giờ.

(Lượt đọc: 28747)

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ