Banner
Banner dưới menu

THỤT THÁO PHÂN

(Cập nhật: 16/11/2017)

THỤT THÁO PHÂN

I. ĐẠI CƯƠNG

Kỹ thuật thụt tháo phân là kỹ thuật đưa thuốc nhuận tràng qua đường hậu môn nhằm mục đích đẩy phân ra ngoài trong trường hợp người bệnh không đại tiên được hoặc làm sạch lòng đại tràng.

II. CHỈ ĐỊNH

      Người bệnh táo bón lâu ngày.

      Trước khi phẫu thuật ổ bụng, đặc biệt là phẫu thuật đại tràng.

      Trước khi chụp X quang đại tràng có bơm thuốc cản quang chụp ổ bụng có chuẩn bị.

      Trước khi nội soi: soi ổ bụng, trực tràng, đại tràng

      Trước khi sinh đẻ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

      Quá mẫn cảm với hoạt chất hay thành phần nào của thuốc.

      Viêm ruột thừa.

      Viêm ruột có nguy cơ bị thủng ruột như: thương hàn, viêm hoại tử ruột.

      Tắc xoắn ruột

IV. CHUẨN BỊ

          Người thực hiện: điều dưỡng viên

          Người bệnh

      Thông báo và giải thích cho người bệnh và người thân của họ biết về thủ thuật sắp làm; động viên người bệnh yên tâm và cộng tác trong khi làm thủ thuật,

      Hướng dẫn cǎn dặn người bệnh những điều cần thiết. Không thụt vào giờ người bệnh ǎn, hoặc giờ thǎm người bệnh. Nhắc người bệnh đi tiểu trước khi thụt.

3. Dụng cụ

      Rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang trước khi chuẩn bị dụng cụ.

      Vài miếng gạc.

      Dầu nhờn

      1 tấm nylon

      1 vải đắp hoặc chǎn.

      1 bô dẹt

      Giấy vệ sinh

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Đối chiếu: tên, tuổi người bệnh với phiếu chỉ định, hồ sơ bệnh án

2. Thực hiện kỹ thuật

      Đưa dụng cụ đến nơi làm thủ thuật.

      Lót tấm nylon dưới mông người bệnh.

      Cho người bệnh nằm nghiêng trái, chân dưới ruỗi, chân trên co.

       Ấn chai xuống, bỏ nắp niêm phong. Vòi được bôi trơn, nhét vòi vào ống hậu môn, tránh làm xây xước thành hậu môn, bóp nhẹ ống thuốc và bóp liên tục cho đến khi có được khối lượng thuốc yêu cầu, rút vòi ra. Sẽ tốt hơn nếu người bệnh giữ nguyên tư thế cho đến khi cảm thấy buồn đi cầu.

      Đưa bô cho người bệnh hoặc giúp người bệnh đi ra nhà vệ sinh.

      Khi người bệnh đi đại tiện xong giúp người bệnh lau chùi sạch sẽ.

      Quan sát chất thải sau đại tiện: tính chất phân, chất nhày, máu.

      Ghi hồ sơ: ngày giờ thụt, thuốc thụt, số lượng, kết quả thụt, tính chất phân, tên người làm thủ thuật.

VI. THEO DÕI NGƯỜI BỆNH TRONG VÀ SAU KHI THỤT THÁO

       Theo dõi tình trạng chung (mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ) để phát hiện những thay đổi bất thường sau thụt (đau bụng).

      Nếu có chảy máu hậu môn sau khi dùng thuốc, xin ý kiến bác sỹ chỉ định

(Lượt đọc: 13610)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ