Banner
Banner dưới menu

VS.QTKT.TC. 03. Trứng giun sán soi tươi

(Cập nhật: 6/7/2020)

VS.QTKT.TC. 03. Trứng giun sán soi tươi

I. MỤC ĐÍCH

Mô tả và hướng dẫn cách thực hiện xét nghiệm trứng giun sán soi tươi và nhận định sơ bộ hình ảnh trứng giun, sán trong phân trực tiếp từ bệnh phẩm.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG                           

Áp dụng tại Khoa xét nghiệm Vi sinh - Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Ninh.

III. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

  • Quyết định 26/QĐ-BYT ban hành ngày 03/01/2013 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Vi sinh Y học
  • Bộ Y tế, Giáo trình thực hành Vi sinh vật, NXB Y học, 2004.

IV. TRÁCH NHIỆM

  • Người thực hiện: Cán bộ xét nghiệm đã được đào tạo và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chuyên ngành Vi sinh.
  • Người nhận định và phê duyệt kết quả: Cán bộ xét nghiệm có trình độ đại học hoặc sau đại học về chuyên ngành Vi sinh.
  • Cán bộ QLCL, tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ quy trình

V. ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT

HD

Hướng dẫn

QC

Quality control

QLCL

Quản lý chất lượng

QTKT

Quy trình kỹ thuật

VK

Vi khuẩn

VS

Vi sinh

VI. NGUYÊN LÝ

Nhận định trứng giun, sán dựa vào hình thể, kích thước, cấu tạo và tính chất bắt màu khi soi tươi.

VII. TRANG THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ

7.1. Trang thiết bị

  • Kính hiển vi quang học
  • Tủ an toàn sinh học cấp 2

7.2. Dụng cụ hóa chất, vật tư tiêu hao

Lọ lấy bệnh phẩm

Que cấy

Lam kính

Lá kính

Bông

Cồn 90° (vệ sinh dụng cụ)

Panh

Khay đựng bệnh phẩm

Hộp vận chuyển bệnh phẩm

Nước muối sinh lý

Lugol

Pipet nhựa

Axit ngâm lam

Khẩu trang

Găng tay

Găng tay xử lý dụng cụ

Quần áo bảo hộ

Bút viết kính

Bút bi

Bật lửa

Sổ lưu kết quả xét nghiệm

Cồn sát trùng tay nhanh

Dung dịch nước rửa tay

Khăn lau tay

Giấy trả kết quả xét nghiệm

7.3. Mu bệnh phẩm

  • Phân

VIII. NỘI DUNG

8.1. Chuẩn bị

  • Bệnh phẩm: Lấy bệnh phẩm theo đúng quy định của Sổ tay lấy mẫu - Khoa Vi Sinh
  • Kiểm tra thông tin bệnh nhân trên phiếu yêu cầu xét nghiệm, kiểm tra thông tin và chất lượng mẫu bệnh phẩm.
  • Khởi động tủ an toàn sinh học ít nhất 15 phút trước khi thực hiện
  • Sắp xếp các dụng cụ cần thiết vào tủ an toàn sinh học
  • Chọn lam kính sạch, không xước. Hơ lam kính qua ngọn lửa đèn cồn để hủy chất dầu còn dính trên lam kính, để nguội lam tự nhiên.
  • Đánh dấu tiêu bản bằng cách dùng bút chì đen HB ghi mã số bệnh phẩm lên đầu mờ lam kính.

8.2. Dàn tiêu bản

  • Thực hiện trong tủ an toàn sinh học
  • Nhỏ dung dịch NaCl 9 ‰
  • Dùng que lấy một lượng phân (bao kín đầu que) hòa đều vào giọt dung dịch NaCl 9 ‰ đến khi có màu đục.
  • Ngâm que phết sau khi dàn vào dung dịch sát khuẩn.
  • Đặt lamen lên trên giọt dung dịch.
  • Quan sát kính hiển vi ở vật kính 10X- 40X.

IX. DIỄN GIẢI KẾT QUẢ

1. Dương tính

- Trứng giun đũa hình tròn hoặc bầu dục kích thước 35-50 x 45-75(μm), ngoài cùng là lớp albumin xù xì bắt màu vàng, vỏ dầy, trong là khối nhân sẫm màu. Ngoài ra có thể còn gặp trứng giun đũa mất tầng albumin.

- Trứng giun đũa không thụ tinh hình bầu dục kích thước 43- 47 x 85- 95(μm). Vỏ mỏng ít xù xì bên trong có những tế bào hoàng thể.

- Trứng giun móc hình bầu dục kích thước 40-60μm màu trong vỏ mỏng, trong là khối nhân phân chia từ 2-4 phần .

- Trứng giun tóc hình bầu dục, kích thước 22-50μm giống hình quả cau, màu vàng vỏ dầy, 2 cực có 2 nắp.

- Trứng sán lá gan nhỏ bắt màu vàng hình bầu dục một đầu có nắp một đầu có gai, kích thước 27-35 x 12-19(μm).

- Trứng sán lá gan lớn hình bầu dục kích thước lớn từ 130-150 x 63-90(μm), màu vàng nhạt vỏ mỏng, một đầu có nắp.

- Trứng sán lá phổi hình bầu dục màu vàng nâu sẫm kích thước lớn từ 80-120 x 50- 70(μm), ở đầu có nắp trong trứng thấy có 1 đám tế bào.

- Trứng sán dây hình tròn vỏ dầy màu nâu sẫm kích thước từ 36-51μm.

2. Âm tính

Không thấy trứng giun, sán.

X. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

  • Tiêu bản không quá dày, không quá mỏng
  • Tiêu bản dàn đều, không có bọt khí.
  • Tiêu bản không bị tràn dịch ra ngoài lamen.

XI. AN TOÀN

Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm theo quy trình về an toàn xét nghiệm mã hiệu VS.QTQL.10.

XI. LƯU Ý

Trong trường hợp xét nghiệm lần đầu âm tính, để phát hiện ký sinh trùng gây bệnh có thể xét nghiệm 2 mẫu phân tiếp theo trong vòng từ 7-10 ngày.

XII. HỒ SƠ LƯU

  • Lưu trữ các biểu mẫu phiếu QC theo đúng quy định của khoa.

XIII. TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Tên tài liệu

Mã tài liệu

Quy trình thu thập và xử lý mẫu bệnh phẩm

 

Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm

 

Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi

 

Quy trình trả kết quả xét nghiệm Khoa Hóa Sinh

 

 

(Lượt đọc: 6743)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ