Banner
Banner dưới menu

Phần I: Các quy trình kỹ thuật phẫu tích bệnh phẩm (6)

(Cập nhật: 24/11/2017)

Các quy trình kỹ thuật phẫu tích bệnh phẩm (6)

51. PHẪU TÍCH BỆNH PHẨM DÂY THẦN KINH NGOẠI VI

 

I.                       NGUYÊN TẮC

Không để sót tổn thương, các mảnh cắt phải đại diện cho tổn thương, phải lấy được rìa diện cắt, hạch (nếu có). Bệnh phẩm sau khi pha cần được cố định ngay trong formol đệm trung tính 10%.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

+ Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:                       01

+ Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:           02

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Bàn pha bệnh phẩm: Phải đủ rộng, chiều cao thích hợp cho tư thế đứng pha bệnh phẩm.

+ Dao sắc, kẹp, thớt nhựa sạch, phẳng.

+ Các lọ đựng dung dịch cố định bệnh phẩm (formol đệm trung tính 10%), thể tích dung dịch cố định lớn hơn 20-30 lần thể tích bệnh phẩm cần cố định.

+  Khuôn nhựa đựng bệnh phẩm.

+ Bút chì mềm, nhãn giấy ghi tên, tuổi Người bệnh, mã số xét nghiệm, mô xét nghiệm…

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

+ Bình có chứa dung dịch cố định để lưu bệnh phẩm.

+ Dụng cụ có nắp kín để đựng các bệnh phẩm đã pha còn dư để đem huỷ.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm được cố định ngay (không quá 30 phút kể từ khi bệnh phẩm được lấy ra khỏi cơ thể) trong formol trung đệm tính 10%, do các khoa, phòng lâm sàng gửi tới.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu  bệnh- tế bào bệnh học, có/không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

a.                      Khảo sát và cắt lọc loại bệnh phẩm này nên được thực hiện tại giường bệnh hoặc ngay sau khi nhận bệnh phẩm ở khoa giải phẫu bệnh. Chú ý tránh làm kéo căng hoặc dập nát.

b.                      Đo chiều dài và đường kính (sinh thiết thần kinh thường từ 3-6 cm).

c.                       Để vùi nến, cắt 1 đoạn dài 2 - 4 mm cố định trong B5, sau đó lại cố định trong formol đệm trung tính 10%, phân chia bệnh phẩm để có đủ đoạn cắt ngang và cắt dọc.

d.                      Để làm “cắt mỏng" và làm xét nghiệm hiển vi điện tử, cố định 1 đoạn trong glutaraldehyde 2,5M ở pH 7,4. Sau khi cố định 2 giờ, đặt sợi thần kinh dưới kính hiển vi và cắt lọc thành nhiều đoạn 3-4 mm. Đặt 4 -5 mẫu này vào khối

(block) lớn, các đoạn khác cắt theo chiều dọc. Cắt 20 - 30 mẫu, mỗi mẫu có 2 - 3 bó. Để làm xét nghiệm hiển vi điện tử, nên cắt các mẫu 1-3 mm3.

e.                       Để chuẩn bị tách từng sợi thần kinh, cắt lọc các đoạn thần kinh dài 1 - 2 cm ngay sau khi sinh thiết, cố định trong formol đệm trung tính 10%, sau đó cố định trong 0504 trong dung dịch đệm Millonig ở pH 7,4 trong 3 - 5 giờ với nhiệt độ phòng, sau đó qua glyxerin, để lưu trữ cho đến lúc quan sát.

f.                        Nếu có chỉ định, dùng 1 mẫu nhỏ sợi thần kinh tươi để nghiên cứu sinh hóa, nhuộm lipid và làm kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang.

2.                      Mô tả đại thể

a.                      Chiều dài và đường kính.

b.                      Màu sắc. Tính chất không đều.

3.                      Cắt lọc bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học

a.                      Cắt 1 lát ngang và 1 lát dọc để vùi nến.

b.                      Đối với các phần khác của sinh thiết xem phần qui trình chuẩn bị.

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm không sót tổn thương, cố định đúng quy định.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-            Cần luôn nhớ nếu bệnh phẩm không được cố định ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể hoặc cố định không đúng cách sẽ bị hoại tử là không thể sửa chữa được.

-            Bệnh phẩm nhỏ, mềm: tránh dùng kẹp có mấu kẹp chặt làm nát bệnh phẩm.

-             Bệnh phẩm của lần pha trước dính lại trên dụng cụ và dính vào bệnh phẩm sau: Thớt pha bệnh phẩm, dụng cụ pha phải rửa sạch trước khi pha từng bệnh phẩm.

 

52. PHẪU TÍCH BỆNH PHẨM LÁCH

 

I.                       NGUYÊN TẮC

Lách được cắt bỏ toàn bộ sau khi thắt động - tĩnh mạch lách. Không để sót tổn thương, các mảnh cắt phải đại diện cho tổn thương, hạch (nếu có). Nếu nghi có bệnh hồng cầu liềm thì lấy một mẫu mô lách và cho cố định ngay trong  formol đệm trung tính 10%. Cho cấy nếu nghi có tình trạng nhiễm khuẩn.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

+ Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:             01

+ Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 02

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Bàn pha bệnh phẩm: Phải đủ rộng, chiều cao thích hợp cho tư thế đứng

pha bệnh phẩm.

+ Dao sắc, kẹp, thớt nhựa sạch, phẳng.

+ Các lọ đựng dung dịch cố định bệnh phẩm (formol đệm trung tính 10%), thể tích dung dịch cố định lớn hơn 20-30 lần thể tích bệnh phẩm cần cố định.

+  Khuôn nhựa đựng bệnh phẩm.

+ Bút chì mềm, nhãn giấy ghi tên, tuổi Người bệnh, mã số xét nghiệm, mô xét nghiệm…

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

+ Bình có chứa dung dịch cố định để lưu bệnh phẩm.

+ Dụng cụ có nắp kín để đựng các bệnh phẩm đã pha còn dư để đem huỷ.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm được cố định ngay (không quá 30 phút kể từ khi bệnh phẩm được lấy ra khỏi cơ thể) trong formol đệm trung tính 10%, do các khoa, phòng lâm sàng gửi tới.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

a.                      Cân, đo lách.

b.                      Cắt lách còn tươi thành từng lát thật mỏng, quan sát từng lát để tìm các tổn thương khu trú; không được rửa mặt cắt dưới vòi nước chảy. Cố định mỗi lát vào trong các bình lớn.

c.                       Cho nuôi cấy vi khuẩn nếu nghi có tình trạng nhiễm khuẩn.

d.                      Lát cắt nào nghi có bệnh lý thì lấy 4 phiến đồ áp; 2 phiến đồ được nhuộm HE và 2 phiến đồ được nhuộm với phẩm Wright.

e.                       Nếu nghi có bệnh hồng cầu liềm thì lấy một mẫu mô lách và cho cố định ngay trong formol đệm trung tính 10%.

g.                      Tìm hạch và lách phụ trong vùng rốn lách.

h.                      Nếu muốn khảo sát tủy đỏ lách trong trường hợp cường lách, cố định lách bằng cách bơm formol đệm trung tính 10% vào động mạch lách, khi khảo sát vi thể, sẽ thấy sự tương phản rõ rệt giữa tủy trắng và tủy đỏ lách

i.                                   Trường hợp lách được lấy ra trong phẫu thuật mở bụng xếp giai đoạn, tham khảo phần tương ứng.

2.                      Mô tả đại thể

a.                      Trọng lượng và kích thước.

b.                      Rốn lách: tình trạng mạch máu, có hay không hạch bạch huyết và lách phụ.

c.                       Vỏ lách: màu sắc, độ dày, các thay đổi khu trú, dính, vết rách (vị trí, chiều dài và độ sâu).

d.                      Mặt cắt: màu sắc; mật độ; có phồng lên không? Tiểu cầu Malpighi (kích thước, màu sắc, có rõ không?); các bè xơ; các nốt vàng màu tàn thuốc lá hoặc khối; thâm nhiễm lan tỏa?

3.                      Cắt lọc bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học

a.                      Lách bệnh lý: cắt ít nhất 3 lát, 1 lát có vùng rốn lách và 2 lát có vỏ lách.

b.                      Lách bị rách vỡ do chấn thương: 1 lát cắt qua chỗ vỡ và 1 lát cắt bên ngoài chỗ vỡ.

c.                       Các trường hợp khác: chỉ cần 1 lát cắt có vỏ lách.

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm không sót tổn thương, cố định đúng quy định.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-             Cần luôn nhớ nếu bệnh phẩm không được cố định ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể hoặc cố định không đúng cách sẽ bị hoại tử là không thể sửa chữa được.

-            Bệnh phẩm nhỏ, mềm: tránh dùng kẹp có mấu kẹp chặt làm nát bệnh phẩm.

-             Bệnh phẩm của lần pha trước dính lại trên dụng cụ và dính vào bệnh phẩm sau: Thớt pha bệnh phẩm, dụng cụ pha phải rửa sạch trước khi pha từng bệnh phẩm.

 

53. PHẪU TÍCH BỆNH PHẨM XƯƠNG (SINH THIẾT)

 

I.                       NGUYÊN TẮC

Sử dụng toàn bộ bệnh phẩm sinh thiết, để riêng phần không khử canxi để chuyển ngay, phần khử canxi cũng chuyển ngay vào dung dịch khử canxi. Bệnh phẩm sau khi pha, cần được cố định ngay trong formol đệm trung tính 10%.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

+ Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:                       01

+ Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:           02

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Bàn pha bệnh phẩm: Phải đủ rộng, chiều cao thích hợp cho tư thế đứng pha bệnh phẩm.

+ Cưa, dao sắc, kẹp, thớt nhựa sạch, phẳng.

+ Các lọ đựng dung dịch cố định bệnh phẩm (formol đệm trung tính 10%), thể tích dung dịch cố định lớn hơn 20-30 lần thể tích bệnh phẩm cần cố định.

+  Khuôn nhựa đựng bệnh phẩm.

+ Bút chì mềm, nhãn giấy ghi tên, tuổi Người bệnh, mã số xét nghiệm, mô xét nghiệm…

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

+ Bình có chứa dung dịch cố định để lưu bệnh phẩm.

+ Dụng cụ có nắp kín để đựng các bệnh phẩm đã pha còn dư để đem huỷ.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm được cố định ngay (không quá 30 phút kể từ khi bệnh phẩm được lấy ra khỏi cơ thể) trong formol trung đệm tính 10%, do các khoa, phòng lâm sàng gửi tới.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

a.                      Sinh thiết bằng dùi chọc (trocar) hoặc bằng kim: xẻ dọc mẫu thử nếu kích thước trên 5mm đường kính. Tách riêng phần mềm, xử lý không qua qui trình khử canxi.

b.                      Mẫu sinh thiết mổ hoặc nạo: tách phần mô canxi hóa và phần không canxi, xử lý riêng biệt.

2.                      Mô tả đại thể

a.                      Số lượng và kích thước mẫu mô .

b.                      Thành phần chữa bên trong, màu sắc, hóa nang, hoại tử .nang xương: vỏ nang, chất chứa, màu sắc?

3.                      Cắt lọc bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học

Lấy toàn bộ mẫu có được, trừ khi mẫu quá lớn. Phần cần khử canxi để riêng và đưa vào dung dịch khử canxi, sau khi khử xong sẽ chuyển đúc như qui trình thông thường.

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm không sót tổn thương, cố định đúng quy định.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Cần luôn nhớ nếu bệnh phẩm không được cố định ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể hoặc cố định không đúng cách sẽ bị hoại tử là không thể sửa chữa được.

-  Bệnh phẩm nhỏ, mềm: tránh dùng kẹp có mấu kẹp chặt làm nát bệnh phẩm.

-  Bệnh phẩm của lần pha trước dính lại trên dụng cụ và dính vào bệnh phẩm sau: Thớt pha bệnh phẩm, dụng cụ pha phải rửa sạch trước khi pha từng bệnh phẩm.

 

54. PHẪU TÍCH BỆNH PHẨM XƯƠNG - CẮT ĐẦU XƯƠNG ĐÙI

 

I.                       NGUYÊN TẮC: Có thể dùng cưa cắt những mảnh xương tươi, cố định trong formol đệm trung tính 10% rồi khử canxi hoặc cố định toàn bộ mẫu mô trong formol đệm trung tính 10% qua vài giờ hoặc qua đêm, khử canxi rồi cắt bằng dao thông thường.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

+ Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:                       01

+ Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:           02

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Bàn pha bệnh phẩm: Phải đủ rộng, chiều cao thích hợp cho tư thế đứng pha bệnh phẩm.

+ Cưa, dao sắc, kẹp, thớt nhựa sạch, phẳng.

+ Các lọ đựng dung dịch cố định bệnh phẩm (formol đệm trung tính 10%), thể tích dung dịch cố định lớn hơn 20-30 lần thể tích bệnh phẩm cần cố định.

+ Khuôn nhựa đựng bệnh phẩm.

+ Máy ảnh.

+ Bút chì mềm, nhãn giấy ghi tên, tuổi Người bệnh, mã số xét nghiệm, mô xét nghiệm…

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

+ Bình có chứa dung dịch cố định để lưu bệnh phẩm.

+ Dụng cụ có nắp kín để đựng các bệnh phẩm đã pha còn dư để đem huỷ.

+ Máy ảnh: 1 cái.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm được cố định ngay (không quá 30 phút kể từ khi bệnh phẩm được lấy ra khỏi cơ thể) trong formol trung đệm tính 10%, do các khoa, phòng lâm sàng gửi tới.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

a.                      Kiểm tra sụn khớp và mặt cắt.

b.                      Đo đường kính đầu xương đùi, chiều dày của xương và màng khớp (đo chỗ dày nhất).

c.                       Chụp hình, nếu có yêu cầu.

d.                      Dùng kìm đặc biệt kẹp giữ, cắt qua giữa mặt khớp (như hình bên dưới).

e.                       Cắt các lát cắt song song, cách đường cắt ban đầu 3 mm trong lúc vẫn kẹp giữ như trước.

g. Kiểm tra mẫu cắt mỏng, chụp hình và chụp X- quang. Nếu cần thiết thì cắt những mẫu song song tương tự.

2.                      Mô tả đại thể

a.                      Kiểu cắt xương, diện cắt (nếu biết).

b.                      Đường kính đầu xương đùi, chiều dày của xương và màng khớp.

c.                       Mặt khớp: trơn nhẵn hay không đều? có bong, mất? ở ngoại vi có gờ tạo xương?

d.                      Màng khớp: rìa có phì đại ? lồi ? nhú ?

e.                       Mặt cắt: chiều dày sụn khớp; lộ xương? hóa ngà dưới sụn? tạo nang? (nếu có, kích thước và hình thái?); hình thái của xương xa mặt khớp; bằng chứng của chấn thương trước đó ?

3.                      Cắt lọc bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học

a.                      Lấy 2 mẫu từ những vùng bất thường nhất, tối thiểu là có 1 mẫu bao gồm cả mặt khớp và màng khớp.

b.                      Có 2 cách để lấy mẫu. Cách thứ nhất nhanh chóng, tương đối chính xác, thường cho kết quả sớm. Cách thứ 2 cần nhiều thời gian hơn, dễ làm, cho kết quả tốt hơn.

+ Dùng dao hoặc cưa cắt những mảnh mô tươi tùy thuộc phần xương cứng; cố định qua formol đệm trung tính 10%  và khử canxi.

+ Hoặc cố định toàn bộ mẫu mô trong formol đệm trung tính 10% qua vài giờ hoặc qua đêm, khử canxi rồi cắt bằng dao mổ thông thường.

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm không sót tổn thương, cố định đúng quy định.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-            Cần luôn nhớ nếu bệnh phẩm không được cố định ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể hoặc cố định không đúng cách sẽ bị hoại tử là không thể sửa chữa được.

-             Bệnh phẩm của lần pha trước dính lại trên dụng cụ và dính vào bệnh phẩm sau: Thớt pha bệnh phẩm, dụng cụ pha phải rửa sạch trước khi pha từng bệnh phẩm.

 

55. PHẪU TÍCH BỆNH PHẨM U XƯƠNG

I.                       NGUYÊN TẮC

Quy trình này dùng cho các trường hợp cắt cụt (amputation) nhưng có thể áp dụng cho những trường hợp chỉ lấy u xương. Lấy cả hạch (nếu có).

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

+ Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:                       01

+ Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:           02

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Bàn pha bệnh phẩm: Phải đủ rộng, chiều cao thích hợp cho tư thế đứng pha bệnh phẩm.

+ Cưa, dao sắc, kẹp, thớt nhựa sạch, phẳng.

+ Các lọ đựng dung dịch cố định bệnh phẩm (formol đệm trung tính 10%), thể tích dung dịch cố định lớn hơn 20-30 lần thể tích bệnh phẩm cần cố định.

+ Khuôn nhựa đựng bệnh phẩm.

+ Máy ảnh, đèn Wood.

+ Bút chì mềm, nhãn giấy ghi tên, tuổi Người bệnh, mã số xét nghiệm, mô xét nghiệm…

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

+ Bình có chứa dung dịch cố định để lưu bệnh phẩm.

+ Dụng cụ có nắp kín để đựng các bệnh phẩm đã pha còn dư để đem huỷ.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm được cố định ngay (không quá 30 phút kể từ khi bệnh phẩm được lấy ra khỏi cơ thể) trong formol trung đệm tính 10%, do các khoa, phòng lâm sàng gửi tới.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu  bệnh– tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

a.                      Xem lại phim X-quang chụp trước khi cắt cụt.

b.                      Đo chiều dài và chu vi (bao gồm cả chu vi tại vị trí u, nếu thấy).

c.                       Xác định hình ảnh, vị trí và đường kính những nơi sinh thiết..

d.                      Tìm những nhóm hạch chính, xác định và đánh dấu vị trí có hạch đó.

e.                       Dùng cưa cắt bờ giải phẫu gần của xương.

g.                      Bóc tách toàn bộ mô mềm quanh xương (cho đến màng xương) bằng dao hoặc kéo. Dựa trên lâm sàng và X-quang, nếu u xâm nhiễm mô mềm xung  quanh thì để lại phần mô mềm bị xâm nhiễm cùng với u. Nếu X-quang cho thấy u không có xâm nhiễm đến khớp, cắt rời khớp. Nếu có xâm nhiễm tới khớp thì để nguyên khớp, cắt cách khớp khoảng 5 - 10 cm nếu có đường rạch trước đó thì lấy 1 mẫu dọc theo đường rạch cũ .

h.                      Dùng cưa cắt dọc theo xương. Trong hầu hết các trường hợp, cắt thành 2 nửa trước và sau; trong những trường hợp khác, có thể cắt dọc giữa, cắt bên hoặc cắt chéo. Tùy theo loại xương, vị trí u thấy trên X-quang sẽ giúp xác định đường cắt thích hợp nhất.

i.                                  Kiểm tra mẫu cắt và chụp hình, xác định vị trí lấy mẫu.

k.                      Để xác định những nốt vệ tinh của u, dùng đèn Wood kiểm tra trước khi cắt cụt bằng cách sử dụng tetracyclin.

l.                                   Dùng cưa cắt các lát song song dày 5 mm. Chụp X-quang mảnh cắt này. Cắt thêm mẫu khác của xương còn lại (nếu cần). Chụp hình tiếp những mẫu mới cắt.

m.                   Bóc tách phần mô mềm ra khỏi xương; cắt dọc bằng cưa qua tất cả những xương chính, kiểm tra cẩn thận, tìm những ổ u khác. Mở khớp chính, kiểm tra thật kỹ.

2.                      Mô tả đại thể

a.                      Loại cắt cụt; bên nào của chi.

b.                      Chiều dài và chu vi lớn nhất, bao gồm cả chu vi tại u .

c.                       Hình thái, vị trí, đường kính của nơi sinh thiết.

d.                      Đặc điểm của u:

+ Vị trí: xương liên quan; thân xương, hành xương, đầu xương? Tủy, vỏ hay màng xương? Đường đầu xương còn rõ (u qua đường đầu xương chưa)? Ucó liên quan sụn khớp và khe khớp? U xâm lấn mô mềm? Màng xương có bị đẩy  lồi do u? (nếu có, xâm nhiễm đến đâu?) Xâm nhiễm của u? Nếu có đường rạch trước đó, có xâm nhiễm u dọc theo đường rạch?

+ Đặc điểm của u: kích thước, hình dạng, màu sắc, giới hạn, chất chứa bên trong; hình ảnh tạo xương, sụn, sợi ? Hóa u nang, xuất huyết hay hoại tử?

+ Khoảng cách từ u đến diện cắt xương.

d.                      Hình ảnh của xương xa u; tổn thương vệ tinh? Có ổ chiết quang khi kiểm tra bằng đèn Wood ?

+ Những hình ảnh bất thường xa u; da, mỡ dưới da, cơ, mạch máu và thần  kinh chính, những xương và khớp khác ?

e.                       Số lượng và hình thái hạch tìm thấy?

3.                      Cắt lọc bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học

a.                      U: 4 mẫu hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào kích thước u và sự xâm nhiễm. Tất cả những hình ảnh bất thường trên đại thể đều được lấy mẫu. Mẫu phải bao gồm cả phần ngoại vi của u, cạnh vỏ, tủy, đường đầu xương, sụn khớp, màng khớp và mô mềm.

b.                      Nếu có vị trí rạch trước đó, lấy dọc theo chỗ đó.

c.                       Lấy mẫu từ xương chưa bị xâm nhiễm trên đại thể, trên đường giữa u và diện cắt. Nếu u xâm nhiễm tới đầu trên của xương, lấy mẫu ở điểm giữa đầu gần xương.

d.                      Rìa diện cắt xương.

e.                       Bất kỳ vùng bất thường nào trên xương, mô mềm hay da.

g.          Hạch limphô: Nếu đại thể bình thường, chỉ lấy đại diện; nếu đại thể bất thường hoặc lâm sàng nghi ngờ di căn, phải lấy tất cả các hạch.

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm không sót tổn thương, cố định đúng quy định.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-             Cần luôn nhớ nếu bệnh phẩm không được cố định ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể hoặc cố định không đúng cách sẽ bị hoại tử là không thể sửa chữa được.

-              Bệnh phẩm của lần pha trước dính lại trên dụng cụ và dính vào bệnh phẩm sau: Thớt pha bệnh phẩm, dụng cụ pha phải rửa sạch trước khi pha từng bệnh phẩm.

 

56. PHẪU TÍCH BỆNH PHẨM CHỌC HÖT TỦY XƯƠNG

 

I.                       NGUYÊN TẮC

Phần tủy được bơm ra từ chọc hút, phết nhanh một phần trên mặt phiến kính, cố định ngay và nhuộm để chẩn đoán tế bào; phần còn lại, làm theo qui trình mô học thường qui, nên để đông vón trước khi thực hiện kỹ thuật.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

+ Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:                       01

+ Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:           02

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Bàn pha bệnh phẩm: Phải đủ rộng, chiều cao thích hợp cho tư thế đứng pha bệnh phẩm.

+ Dao sắc, kẹp, thớt nhựa sạch, phẳng.

+ Các lọ đựng dung dịch cố định bệnh phẩm (formol đệm trung tính 10%), thể tích dung dịch cố định lớn hơn 20-30 lần thể tích bệnh phẩm cần cố định.

+  Khuôn nhựa đựng bệnh phẩm.

+ Bút chì mềm, nhãn giấy ghi tên, tuổi Người bệnh, mã số xét nghiệm, mô xét nghiệm…

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

+ Bình có chứa dung dịch cố định để lưu bệnh phẩm.

+ Dụng cụ có nắp kín để đựng các bệnh phẩm đã pha còn dư để đem huỷ.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm được cố định ngay (không quá 30 phút kể từ khi bệnh phẩm được lấy ra khỏi cơ thể) trong formol trung đệm tính 10%, do các khoa, phòng lâm sàng gửi tới.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

a.                      Phần tủy được bơm ra từ chọc hút, phết nhanh một phần trên mặt phiến kính, cố định ngay và nhuộm để chẩn đoán tế bào

b.                      Phần còn lại, làm theo qui trình mô học thường qui, nên để đông vón trước khi thực hiện kỹ thuật.

2.                      Mô tả đại thể

a.                      Ước số lượng bệnh phẩm lấy được.

b.                      Hình thái đông vón của tủy lẫn máu.

3.                      Cắt lọc bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học:

a.                      Để toàn bộ mẫu lấy được cho đông lại toàn bộ.

b.                      Nếu cục đông vón quá lớn, chọn những vùng tập trung nhiều tủy xương nhất.

c.                       Nói chung, không cần khử canxi.

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm không sót tổn thương, cố định đúng quy định.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

- Cần luôn nhớ nếu bệnh phẩm không được cố định ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể hoặc cố định không đúng cách sẽ bị hoại tử là không thể sửa chữa được.

Bệnh phẩm nhỏ, mềm: tránh dùng kẹp có mấu kẹp chặt làm nát bệnh phẩm.

 

-  Bệnh phẩm của lần pha trước dính lại trên dụng cụ và dính vào bệnh

phẩm sau: Thớt pha bệnh phẩm, dụng cụ pha phải rửa sạch trước khi pha từng bệnh phẩm.

 

57. PHẪU TÍCH BỆNH PHẨM TỦY XƯƠNG (TỪ CẮT XƯƠNG SƯỜN)

 

I.                       NGUYÊN TẮC

Nếu quan sát không thấy có bất thường, chỉ lấy tủy xương làm theo qui trình pha tủy xương thông lệ (không khử canxi). Nếu quan sát trên đại thể có bất thường, phải cắt, cố định, khử canxi, lấy mẫu làm xét nghiệm mô bệnh học.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

+ Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:                       01

+ Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:           02

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Bàn pha bệnh phẩm: Phải đủ rộng, chiều cao thích hợp cho tư thế đứng pha bệnh phẩm.

+ Cưa, dao sắc, kẹp, thớt nhựa sạch, phẳng.

+ Các lọ đựng dung dịch cố định bệnh phẩm (formol đệm trung tính 10%), thể tích dung dịch cố định lớn hơn 20-30 lần thể tích bệnh phẩm cần cố định.

+  Khuôn nhựa đựng bệnh phẩm.

+ Bút chì mềm, nhãn giấy ghi tên, tuổi Người bệnh, mã số xét nghiệm, mô xét nghiệm…

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

+ Bình có chứa dung dịch cố định để lưu bệnh phẩm.

+ Dụng cụ có nắp kín để đựng các bệnh phẩm đã pha còn dư để đem huỷ.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm được cố định ngay (không quá 30 phút kể từ khi bệnh phẩm được lấy ra khỏi cơ thể) trong formol trung đệm tính 10%, do các khoa, phòng lâm sàng gửi tới.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh– tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

Trong một số trường hợp, xương sườn được cắt trong phẫu thuật cắt phổi hoặc cắt thùy phổi, đại thể không có bất thường, nhưng về nguyên tắc, vẫn phải kiểm tra.

a.                      Đo chiều dài và chu vi của xương sườn.

b.                      Dùng cưa cắt từ mẫu xương tươi lấy một mẫu khoảng 2 cm chiều dài, có tủy xương ở 2 đầu,.

c.                       Dùng kìm kẹp ép ở giữa để cho tủy xương chảy ra từ 2 đầu, lấy tủy xương.

d.                      Mẫu tủy xương được cố định và làm xét nghiệm mô bệnh học; không cần khử canxi.

e.                       Cắt đoạn xương sườn đã lấy tủy theo chiều dọc, kiểm tra ống tủy.

2.                      Mô tả đại thể

a.                      Xác định xương sườn phải ? trái ? xương sườn số mấy ?

b.                      Chiều dài và đường kính lớn nhất ?

c.                       Hình thái tủy xương trên mặt cắt: màu sắc, có ổ bất thường ?

3.                      Cắt lọc bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học

a.                      Nếu quan sát không có bất thường, chỉ lấy tủy xương làm xét nghiệm mô bệnh học như qui trình pha tủy xương bình thường (không khử canxi).

b.                      Nếu đại thể có bất thường thì phải lấy mẫu, cố định, khử canxi, làm xét nghiệm mô bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm không sót tổn thương, cố định đúng quy định.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-              Cần luôn nhớ nếu bệnh phẩm không được cố định ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể hoặc cố định không đúng cách sẽ bị hoại tử là không thể sửa chữa được.

-              Bệnh phẩm lần pha trước dính lại trên dụng cụ và dính vào bệnh phẩm sau: Thớt pha bệnh phẩm, dụng cụ pha phải rửa sạch trước khi pha từng bệnh phẩm.

58. PHẪU TÍCH BỆNH PHẨM TỦY XƯƠNG (SINH THIẾT LÕI KIM)

 

I.                       NGUYÊN TẮC

Mẫu sinh thiết bằng kim phải được cố định ngay sau khi lấy. Dung dịch cố định thường được lựa chọn là Zenker hay B5.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

+ Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:                       01

+ Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:           02

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Bàn pha bệnh phẩm: Phải đủ rộng, chiều cao thích hợp cho tư thế đứng pha bệnh phẩm.

+ Dao sắc, kẹp, thớt nhựa sạch, phẳng.

+ Các lọ đựng dung dịch cố định bệnh phẩm (formol đệm trung tính 10%), thể tích dung dịch cố định lớn hơn 20-30 lần thể tích bệnh phẩm cần cố định.

+  Khuôn nhựa đựng bệnh phẩm.

+ Bút chì mềm, nhãn giấy ghi tên, tuổi Người bệnh, mã số xét nghiệm, mô xét nghiệm…

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

+ Bình có chứa dung dịch cố định để lưu bệnh phẩm.

+ Dụng cụ có nắp kín để đựng các bệnh phẩm đã pha còn dư để đem huỷ.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm được cố định ngay (không quá 30 phút kể từ khi bệnh phẩm được lấy ra khỏi cơ thể) trong formol trung đệm tính 10%, do các khoa, phòng lâm sàng gửi tới.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh– tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

Mẫu sinh thiết bằng kim phải được cố định ngay sau khi lấy được. Dung dịch cố định thường được chọn là Zenker hay B5.

2.                      Mô tả đại thể

a.                      Số lượng, chiều dài và đường kính các mẫu.

b.                      Màu sắc và mật độ có đồng nhất không?

3.                      Cắt lọc bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học

a.                      Lấy nguyên mẫu sinh thiết.

b.                      Nếu sinh thiết 2 bên thì để mỗi bên riêng biệt.

c.                       Chỉ khử canxi sau khi đã cố định, chỉ rửa qua dung dịch khử canxi trong thời gian ngắn.

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm không sót tổn thương, cố định đúng quy định.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-              Cần luôn nhớ nếu bệnh phẩm không được cố định ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể hoặc cố định không đúng cách sẽ bị hoại tử là không thể sửa chữa được.

-              Bệnh phẩm nhỏ, mềm: tránh dùng kẹp có mấu kẹp chặt làm nát bệnh phẩm.

-              Bệnh phẩm của lần pha trước dính lại trên dụng cụ và dính vào bệnh phẩm sau: Thớt pha bệnh phẩm, dụng cụ pha phải rửa sạch trước khi pha từng bệnh phẩm.

 

59. PHẪU TÍCH BỆNH PHẨM CHI DƯỚI DO TẮC NGHẼN MẠCH MÁU (cắt cụt chi)

 

I.   NGUYÊN TẮC

Phải lấy được mạch, thần kinh chi nguyên vẹn cũng như lấy toàn bộ các vùng tổn thương khác (loét, hoại tử…).

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

+ Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:                       01

+ Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:           02

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Bàn pha bệnh phẩm: Phải đủ rộng, chiều cao thích hợp cho tư thế đứng pha bệnh phẩm.

+ Dao sắc, kẹp, thớt nhựa sạch, phẳng.

+ Các lọ đựng dung dịch cố định bệnh phẩm (formol đệm trung tính 10%), thể tích dung dịch cố định lớn hơn 20-30 lần thể tích bệnh phẩm cần cố định.

+  Khuôn nhựa đựng bệnh phẩm.

+ Bút chì mềm, nhãn giấy ghi tên, tuổi Người bệnh, mã số xét nghiệm, mô xét nghiệm…

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

+ Bình có chứa dung dịch cố định để lưu bệnh phẩm.

+ Dụng cụ có nắp kín để đựng các bệnh phẩm đã pha còn dư để đem huỷ.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm được cố định ngay (không quá 30 phút kể từ khi bệnh phẩm được lấy ra khỏi cơ thể) trong formol trung đệm tính 10%, do các khoa, phòng lâm sàng gửi tới.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh– tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

a.                      Lấy bó mạch thần kinh đùi, khoeo, chày sau và các mạch máu:

+ Đặt chi trên bàn cắt lọc, mặt sau chi quay lên trên. Phẫu tích sẽ nhanh hơn nếu có một người phụ giữ bệnh phẩm và giúp thu gọn các vạt mô.

+ Rạch da đường dọc giữa phía trên vùng khoeo và 2/3 trên của vùng  chày sau.

+ Rạch chéo trên da từ đầu dưới của đường rạch đầu tiên cho đến 2 cm phía dưới bờ dưới của mắt cá trong.

+ Dùng dao mổ cắt xuyên qua mô dưới da và cân bề mặt của toàn bộ đường rạch da.

+ Trong vùng sau đùi và khoeo, bóc tách phần bán gân, bán màng và đầu trong của cơ bụng chân ra khỏi cơ nhị đầu đùi và đầu bên của cơ bụng chân. Qui trình chuẩn bị này sẽ bộc lộ thần kinh tọa và thần kinh chày sau và các mạch máu đùi và khoeo (thường mạch máu có chỉ thắt/buộc).

+ Cắt sâu thêm lát cắt ở bước 2 và 3 vào vùng chày sau, cắt xuyên qua cơ bụng chân và cơ dép và gân gót. Đường cắt này cho thấy phía dưới của vách mạc liên cơ là bó mạch thần kinh chày sau và mạch máu.

+ Bắt đầu từ đầu tận phía trên của bó mạch, phẫu tích và cắt thần kinh tọa và thần kinh chày sau xuống đến vị trí mà thần kinh chày sau nhập vào mạch máu khoeo.

+ Bắt đầu từ đầu tận phía trên của bó mạch, phẫu tích và cắt các mạch máu đùi và khoeo xuống đến vị trí mà mạch khoeo nhập vào thần kinh chày sau.

+ Cắt toàn bộ mạch khoeo và thần kinh chày sau thành một khối.

+ Tiếp tục lấy toàn bộ bó mạch thần kinh chày sau xuống đến phần thấp nhất của đường rạch da và cắt ngang tại đó. Bó mạch phải được cắt ra cùng với những phần mạch cơ kế cận.

+ Cuối cùng, lấy các mạch khoeo cùng với các sợi cơ kế cận. Các mạch máu này chủ yếu nằm sau xương mác và màng liên cốt, nằm giữa các sợi cơ của cơ gấp ngón cái dài.

b.                      Lấy bó mạch thần kinh chày trước:

+ Đặt chi với mặt trước hướng lên trên.

+ Rạch dọc trên da từ một điểm nằm giữa đầu xương mác và lồi củ xương chày đến điểm nằm giữa đường nối giữa hai mắt cá (xem sơ đồ đi kèm).

+ Bằng dao mổ hoặc dao thường, cắt xuyên qua mô dưới da và mạc nông theo toàn bộ đường rạch.

+ Ở vùng giữa đường rạch, cắt bằng kéo hoặc dao, xuyên qua cơ chày trước xuống đến màng liên cốt. Đường cắt này sẽ làm lộ bó mạch thần kinh chày trước.

+ Tách từng phần những khối cơ ở phần trên và những dây chằng ở phần dưới để làm lộ theo chiều dọc bó mạch thần kinh chày trước.

+ Cắt băng qua phần thấp nhất của bó mạch thần kinh chày trước. Kéo bó mạch xuống dưới, cắt rời chúng cùng với các cơ kế cận và màng liên cốt. Đầu   tận

phía trên của bó mạch thần kinh trở nên lỏng lẻo bằng cách kéo mạnh xuống dưới.

c.                       Lấy khối mô với mạch máu mu chân

+ Đánh dấu một hình chữ nhật chiều rộng 3 - 4 cm phía trên mặt mu bàn chân, kéo dài từ phần thấp nhất của đường rạch chày trước đến phần gần của khoảng liên cốt thứ nhất.

+ Đi theo các bờ của hình chữ nhật, cắt qua da, mô dưới da, mạc nông,  các cơ và dây chằng tại vùng và mạc sâu, cắt sâu xuống đến tận mặt lưng của xương tại vùng.

+ Bằng dao mổ hoặc dao thường, cắt toàn bộ khối mô ra, lấy tất cả mô mềm khỏi xương bên dưới. Các mạch máu nằm ở ngay trong vùng này.

d.                      Lấy khối mô với các mạch máu giữa và bên của bàn chân:

+ Đặt chi mặt sau hướng lên trên

+ Đánh dấu một hình chữ nhật trên lòng bàn chân theo các mốc giải phẫu sau: bờ dưới của mắt cá trong, phía giữa chân, nền của khối xương bàn chân, cạnh bên của chân. Các đường giới hạn ngang cũng có thể được xác định, chia lòng bàn chân thành năm phần.

+ Đi theo các cạnh của hình chữ nhật, cắt xuyên qua da, mô dưới da, cân và mạc lòng bàn chân, các cơ tại vùng và dây chằng, cắt sâu cho đến mặt lòng của xương tại vùng.

+ Với dụng cụ phẫu tích sắc, lấy ra toàn bộ khối mô và bộc lộ toàn bộ phần xương và dây chằng tại vùng.

+ Cắt dọc làm đôi khối mô. Nửa trong đại diện cho khối mô của mạch máu phía trong bàn chân, trong khi nửa ngoài đại diện cho khối mô của mạch bên lòng bàn chân.

+ Lấy mẫu da và mô mềm từ những vùng bị loét, hoại tử hoặc nhiễm  trùng và từ xương, nếu có chỉ định. Đến đây, chi có thể được tùy ý sử dụng.

e.                       Cố định tất cả các mô đã cắt trong formol trung tính 10% qua đêm. Các bó mạch thần kinh nên được ghim xuống một tấm ván lie.

g. Khi các bó mạch thần kinh được cố định tốt, cứ mỗi 4 - 5 mm cắt ngang, quan sát cẩn thận thành và lòng các mạch máu.

2.                      Mô tả đại thể

a.                      Loại đoạn chi; chi bên phải hay bên trái, dạng cắt cụt:1/3 trên ? giữa ? dưới ? tháo khớp ?

b.                      Chiều dài và chu vi.

c.                       Hình thái bên ngoài của da: loét (kích thước, mức độ ?), chảy máu, viêm da ứ máu, hoại tử khô ...?

d.                      Mô dưới da: cơ, xương và các khớp ?

e.                       Mặt ngoài của các động mạch và tĩnh mạch lớn: xơ vữa động mạch (mức độ?),  huyết khối ?

3.                      Cắt lọc bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học

a.                      Da.

b.                      Động mạch lớn, tĩnh mạch lớn và thần kinh tuỳ theo sơ đồ đi kèm hoặc một bản tóm tắt sơ đồ.

c.                       Cơ vân

d.                      Xương và khớp (khi thích hợp).

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm không sót tổn thương, cố định đúng quy định.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-              Cần luôn nhớ nếu bệnh phẩm không được cố định ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể hoặc cố định không đúng cách sẽ bị hoại tử là không thể sửa chữa được.

-              Bệnh phẩm của lần pha trước dính lại trên dụng cụ và dính vào bệnh phẩm sau: Thớt pha bệnh phẩm, dụng cụ pha phải rửa sạch trước khi pha từng bệnh phẩm.

 

60. PHẪU TÍCH CẮT BỎ XƯƠNG THÁI DƯƠNG – TAI

 

I.                       NGUYÊN TẮC

Bệnh phẩm phẫu tích cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ xương thái dương được thực hiện trong trường hợp ung thư ống tai ngoài, tai giữa hay xương chũm. Bệnh phẩm phải đầy đủ để đánh giá tổn thương, sau khi pha cần được cố định ngay trong formol trung tính 10%.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

+ Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:                       01

+ Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:           02

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Bàn pha bệnh phẩm: Phải đủ rộng, chiều cao thích hợp cho tư thế đứng pha bệnh phẩm.

+ Cưa, dao sắc, kẹp, thớt nhựa sạch, phẳng.

+ Các lọ đựng dung dịch cố định bệnh phẩm (formol đệm trung tính 10%), thể tích dung dịch cố định lớn hơn 20-30 lần thể tích bệnh phẩm cần cố định.

+  Khuôn nhựa đựng bệnh phẩm.

+ Bút chì mềm, nhãn giấy ghi tên, tuổi Người bệnh, mã số xét nghiệm, mô xét nghiệm…

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

+ Bình có chứa dung dịch cố định để lưu bệnh phẩm.

+ Dụng cụ có nắp kín để đựng các bệnh phẩm đã pha còn dư để đem huỷ.

+ Máy chụp ảnh.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm được cố định ngay (không quá 30 phút kể từ khi bệnh phẩm được lấy ra khỏi cơ thể) trong formol trung đệm tính 10%, do các khoa, phòng lâm sàng gửi tới.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh- tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

a.                      Xem lại phim X-quang tổn thương trước phẫu thuật (nếu có), chụp ảnh và chụp X-quang bệnh phẩm trước khi phẫu tích (nếu có điều kiện).

b.                      Định hướng bệnh phẩm theo các chiều trước- sau; trên- dưới và trong - ngoài.

c.                       Đánh dấu các bờ bằng mực Tàu.

2.                      Mô tả đại thể

a.                      Loại phẫu thuật (cắt bán phần hay toàn bộ).

b.                      U: Kích thước, đặc điểm, vị trí (tai ngoài, tai giữa, ống tai, nếu ở ống tai, cần ghi rõ u đã xâm lấn đến 1/3 ngoài của sụn hoặc 2/3 trong của xương).

c.                       Vị trí của u trong ống tai: Sàn, thành, trần, chu vi, có xâm nhập về phía trước đến tuyến mang tai? có xâm nhập về phía trên đến nền sọ?

d.                      Tình trạng màng nhĩ.

e.                       Nếu bệnh phẩm có kèm tuyến mang tai, xem tuyến mang tai xem có bị u xâm lấn?

3.                      Cắt lọc xét nghiệm vi thể

a.                      Mô u: Lấy toàn bộ.

b.                      Lấy bờ diện cắt.

c.                      
Tuyến mang tai (nếu có).

Hình 28: Lược đồ giải phẫu tai.

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm không sót tổn thương, cố định đúng quy định.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-               Cần luôn nhớ nếu bệnh phẩm không được cố định ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể hoặc cố định không đúng cách sẽ bị hoại tử là không thể  sửa chữa được.

-               Bệnh phẩm mềm: tránh dùng kẹp có mấu kẹp chặt làm nát bệnh phẩm.

-               Bệnh phẩm của lần pha trước dính lại trên dụng cụ và dính vào bệnh phẩm sau: Thớt pha bệnh phẩm, dụng cụ pha phải rửa sạch trước khi pha từng bệnh phẩm.

 

61. PHẪU TÍCH BỆNH PHẨM SINH THIẾT CƠ VÂN

 

I.                       NGUYÊN TẮC

Tùy theo mục đích xét nghiệm (thường quy, hiển vi điện tử, hóa mô...), mẫu mô cần được cố định trong loại dung dịch cố định phù hợp.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

+ Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:                       01

+ Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:           02

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Bàn pha bệnh phẩm: Phải đủ rộng, chiều cao thích hợp cho tư thế đứng pha bệnh phẩm.

+ Dao sắc, kẹp, thớt nhựa sạch, phẳng.

+ Các lọ đựng dung dịch cố định bệnh phẩm (formol đệm trung tính 10%), thể tích dung dịch cố định lớn hơn 20-30 lần thể tích bệnh phẩm cần cố định.

+  Khuôn nhựa đựng bệnh phẩm.

+ Bút chì mềm, nhãn giấy ghi tên, tuổi Người bệnh, mã số xét nghiệm, mô xét nghiệm…

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

+ Bình có chứa dung dịch cố định để lưu bệnh phẩm.

+ Dụng cụ có nắp kín để đựng các bệnh phẩm đã pha còn dư để đem huỷ.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm được cố định ngay (không quá 30 phút kể từ khi bệnh phẩm được lấy ra khỏi cơ thể) trong formol trung đệm tính 10%, do các khoa, phòng lâm sàng gửi tới.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh– tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

a.                      Xét nghiệm mô học thường qui: căng bệnh phẩm bằng loại kẹp sinh thiết cơ đặc biệt. Nếu nhận được bệnh phẩm tươi, ghim bệnh phẩm vào tấm bảng lie, cố định qua đêm.

b.                      Xét nghiệm enzym hóa mô: đông lạnh 1 mảnh nhỏ trong ni tơ lỏng, cắt ngang. Nếu có đủ mẫu mô, làm đông lạnh 1 đoạn, cắt dọc.

c.                       Xét nghiệm hiển vi điện tử: xem phần hướng dẫn ở qui trình 3.

2.                      Mô tả đại thể

a.                      Kích thước bệnh phẩm.

b.                      Màu sắc và mật độ; có xơ hóa? phù nề? hoại tử?

3.                      Cắt lọc bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học

a.                      Cắt theo chiều dọc.

b.                      Cắt theo chiều ngang.

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm không sót tổn thương, cố định đúng quy định.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-              Cần luôn nhớ nếu bệnh phẩm không được cố định ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể hoặc cố định không đúng cách sẽ bị hoại tử là không thể sửa chữa được.

-              Bệnh phẩm nhỏ, mềm: tránh dùng kẹp có mấu kẹp chặt làm nát bệnh phẩm.

-              Bệnh phẩm của lần pha trước dính lại trên dụng cụ và dính vào bệnh phẩm sau: Thớt pha bệnh phẩm, dụng cụ pha phải rửa sạch trước khi pha từng bệnh phẩm.

 

62. PHẪU TÍCH BỆNH PHẨM THAY VAN TIM

 

I.                       NGUYÊN TẮC

Theo truyền thống, phẫu thuật thay van tim đòi hỏi cắt bỏ toàn bộ van tim bị bệnh. Tuy nhiên, đối với van hai lá, những năm gần đây có xu hướng chỉ lấy lá trước của van hai lá trong khi thay van và chỉ một phần van (thường là từ lá sau) trong phương pháp tái tạo van. Cần cố định bệnh phẩm trước khi cắt lọc.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

+ Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:                       01

+ Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:           02

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Bàn pha bệnh phẩm: Phải đủ rộng, chiều cao thích hợp cho tư thế đứng pha bệnh phẩm.

+ Dao sắc, kẹp, thớt nhựa sạch, phẳng.

+ Các lọ đựng dung dịch cố định bệnh phẩm (formol đệm trung tính 10%), thể tích dung dịch cố định lớn hơn 20-30 lần thể tích bệnh phẩm cần cố định.

+  Khuôn nhựa đựng bệnh phẩm.

+ Bút chì mềm, nhãn giấy ghi tên, tuổi Người bệnh, mã số xét nghiệm, mô xét nghiệm…

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

+ Bình có chứa dung dịch cố định để lưu bệnh phẩm.

+ Dụng cụ có nắp kín để đựng các bệnh phẩm đã pha còn dư để đem huỷ.

+ Máy ảnh.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm được cố định ngay (không quá 30 phút kể từ khi bệnh phẩm được lấy ra khỏi cơ thể) trong formol trung đệm tính 10%, do các khoa, phòng lâm sàng gửi tới.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh– tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

a.     Cố định bệnh phẩm trước khi cắt lọc.

b.      Chụp hình hoặc sao chép lại và chụp X quang cho mỗi trường hợp.  Đối với van nhĩ - thất, chụp hình cả hai mặt nhĩ và mặt thất. Đối với van động mạch chủ, chụp hình cả hai mặt động mạch chủ và mặt thất.

2.                      Mô tả đại thể

2.1.              Van nhĩ thất

a.      Kích thước vòng van, đường kính lỗ van, lá van bị xơ, sùi loét, bị vôi hoá hoặc bình thường?

b.      Xơ hoá hoặc canxi hoá, lan tỏa hay khu trú?

c.       Xơ hoá hoặc canxi hoá phân bố trên lá van? (chỉ ở rìa của van? trên một bề mặt van? trên cả hai mặt van?)

d.      Lá van không cử động, bị ngắn lại, bị kéo dài ra hoặc bình thường?

e.      Mép van bị dính lại? (nếu có, phạm vi bị dính).

g.      Dây chằng không bị ảnh hưởng hay bị vỡ, bị rút ngắn, bị kéo dài, bị dính hoặc bình thường?

h.      Các cột cơ bình thường, thành sẹo phì đại hoặc bị kéo dài ra?

i.      Van mất chức năng, hẹp hoặc cả hai ?.

k.  Nếu van mất chức năng: là do mô van quá ít, vòng van dãn, hoặc dây chằng bị vỡ hoặc là do cột cơ bị vỡ, bị sẹo hoặc bị rút ngắn?

2.2.              Van bán nguyệt

Tương tự như đối với van nhĩ thất, thêm:

a.      Số lượng lá van?

b.      Lá van có kích thước bằng nhau hoặc không bằng nhau?

3.                      Cắt bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học

Nhiều lát cắt bao gồm bờ tự do; khử canxi nếu cần thiết.

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm không sót tổn thương, cố định đúng quy định.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-              Cần luôn nhớ nếu bệnh phẩm không được cố định ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể hoặc cố định không đúng cách sẽ bị hoại tử là không thể sửa chữa được.

-              Bệnh phẩm nhỏ, mềm: tránh dùng kẹp có mấu kẹp chặt làm nát bệnh phẩm.

-              Bệnh phẩm của lần pha trước dính lại trên dụng cụ và dính vào bệnh phẩm sau: Thớt pha bệnh phẩm, dụng cụ pha phải rửa sạch trước khi pha từng bệnh phẩm.

(Lượt đọc: 3049)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ