Banner
Banner dưới menu

NGỘ ĐỘC CẤP AMPHETAMIN

NGỘ ĐỘC CẤP AMPHETAMIN

1.          ĐẠI CƯƠNG:

-       Lần đầu tiên tổng hợp Amphetamin vào năm 1887, đến năm 1920, cứu thuốc điều khám phá Dextroamphetamin và Methamphetamin, sau đó Amphetamin được xử dụng trên lâm sàng. Amphetamin có chứa trong một số loại thuốc như Benzphetamine, Diethylpropion, Phendimetrazine, Phenmetrazine, và Phentermine có tác dụng gây chán ăn điều trị béo phì. Dextroamphetamin (Dexedrine) và Methylphenidat (Ritalin) điều trị rối loạn giấc ngủ và giảm tập trung ở trẻem.

-  Trong những năm 1980, ma túy tổng hợp, chủ yếu là các dẫn xuất Methylenedioxy Amphetamin và Methamphetamin, trở nên thịnh hành, trong đó nhiều nhất là 3,4 - Methylen Dioxymethamphetamin (MDMA) và 3,4 Methylenedioxyethamphetamin    (MDEA).

    Amphetamin, Methamphetamin, MDMA (thuốc lắc), Paramethoxyamphetamin (PMA) và một vài dẫn xuất khác của Amphetamin hiện nay là những ma túy tổng hợp có tác dụng kích thích và gây ảo giác được xử dụng phổ biếnnhất.

-   Các chất này được hấp thu tốt qua đường uống và có thể tích phân bố lớn (Vd = 3–33 L/kg), chuyển hóa chủ yếu ở gan. Đào thải của hầu hết Amphetamin phụ thuộc vào pH niệu, pH niệu axit thì Amphetamin được đào thải nhanh hơn.

2.  NGUYÊNNHÂN:

    Thường do lạm dụng ma túy tổng hợp.

3.CHẨNĐOÁN:

3.1.  Lâmsàng:

Dựa vào hỏi bệnh có dùng Amphetamin và có triệu chứng lâm sàng của ngộ độc thuốc cường giao cảm.

-       Triệu chứng thần kinh trung ương: nói nhiều, lo âu, mất ngủ, kích thích, co giật và hôn mê. Có thể bị xuất huyết não do tăng huyết áp hoặc do viêm mạch.

-       Biểu hiện ngoại vi cấp: vã mồ hôi, run, tăng trương lực cơ, nhịp nhanh, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim cấp (thậm chí ngay cả với mạch vành bình thường).Nếutiêmnhầmvàođộngmạchgâycomạchcóthểdẫnđếnhoạitử.

-       Tử vong do nhịp nhanh thất, co giật, xuất huyết não hoặc do tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt là hậu quả của co giật và tăng vận cơ quá mức và có thể gâytổnthươngnão,tiêucơvân,vàsuythận.

-       Hội chứng Serotonin: rung giật cơ, máy cơ, kích thích, vã mồ hôi, rung giật nhãn cầu, tăng phản xạ gân xương đặc biệt ở chi dưới, tăng trương lực cơ, tăng thânnhiệt.

-       Dùng kéo dài Amphetamin gây sút cân, bệnh cơ tim, tăng áp động mạch phổi,cónhữngđộngtáclậplại(nhưcàotrênda),hoangtưởng,tâmthần.Những rối loạn tâm thần có thể kéo dài nhiều ngày hoặc hàng tuần. Sau khi ngừng thuốc mệtmỏi,ngủnhiều,ănnhiềuvàtrầmcảmkéodàinhiềungày.

-       Thời gian xuất hiện triệu chứng: sau uống là 1 giờ, trong vòng vài phút với đường tiêm. Thời gian tác dụng kéo dài 2 tới 12 giờ với liều thông thường, nếu dùng liều lớn có thể kéo dài tới 48giờ.

    *Mức độ của ngộđộc Amphetamin:

Bảng: Mức độ nặng của ngộ độc Amphetamin

 

Mức độ nhẹ

Mức độ trung bình

Mức độ nặng

Sảng khoái

Kích thích

Tăng thân nhiệt

Tăng tỉnh thức

Hoang tưởng

Toan chuyển hóa

Nghiến răng

Ảo giác

Tiêu cơ vân

Thay đổi tính tình

Vã mồ hôi

Suy thận cấp

Nhịp nhanh

Đau bụng

Tăng kali máu

Tăng HA

Hồi hộp trống ngực

Giảm HA

 

Đau ngực

DIC, tử vong

 

 

3.2.  Cận lâmsàng:

a)   Xét nghiệm đặc hiệu:

-       Amphetamin và các dẫn chất được phát hiện trongnước tiểu, giúp chẩn đoán xác định. Không có liên quan giữa nồng độ Amphetamin huyết thanh với mức độ nặng trên lâm sàng và do đó thường không định lượngAmphetamin máu.

-       Các dẫn xuất của Amphetamin và các Amin Adrenergic có thể phản ứng chéo khi làm bằng phương pháp miễn dịch, để chẩn đoán cần làm thêm cácxétnghiệmkhác: sắckýlớpmỏng,sắckýkhíkhốiphổ.

b)  Xét nghiệm khác: ĐGĐ, đường máu, ure, creatinin, CK, CKMB,troponin T, tổng phân tích nước tiểu, đông máu cơ bản. Điện tim 12 chuyển đạo và mắc Monitor theo dõi điện tim, CT sọ não (nếu nghi ngờ xuất huyết não). Siêu âm tim và đặt catheter động mạch phổi trong trường hợp nghi ngờ bệnh van tim và tăng áp mạchphổi.

3.3. Chẩn đoán xác định: hoàn cảnh sau dùng ma túy tổng hợp, lâm sàng cóhộichứngAdrenergic,xétnghiệmcóAmphetamintrongnướctiểu.

3.4.Chẩn đoán phânbiệt:

Ngộ độc các ma túy tổng hợp khác.

4.         ĐIỀUTRỊ:

4.1.Nguyên tắc điềutrị:

Hồi sức là điều trị cơ bản. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

4.2.Điều trị cụthể:

a)  Cấp cứu và các biện pháp hồi sức:

−     Khaithôngđườngthởvàthôngkhínhântạonếucần.

−     Điều trị kích thích, co giật, hôn mê và tăng thân nhiệt. Benzodiazepin có hiệuquảtốttrongđiềutrịchốngcogiật,ngoàiracácButyrophenon(Haloperidol và Droperidol) cũng được dùng.

−     Tiếp tục theo dõi thân nhiệt, điện tim và các dấu hiệu sinh tồn khác trong ít nhất là 6giờ.

−     Điều trị tăng huyết áp: tốt nhất được điều trị bằng thuốc an thần, nếu không hiệu quả dùng thuốc giãn mạch ngoại vi như Phentolamin hoặc Nitroprussid.

−     CơnnhịpnhanhbằngPropranololhoặcEsmolol.

b)  Dùng than hoạt và rửa dạ dày: là không cần thiết nếu uống một lượng nhỏ hoặc trung bình.

c)  Rửa ruột toàn bộ: được cân nhắc khi uống để vận chuyển ma túy (số lượng lớn).

d)  Thuốc giải độc đặc hiệu: không có

e)  Tăng đào thải: lọc máu ngắt quãng và lọc máu qua cột than hoạt không hiệu quả.

g)  Axithóanướctiểu:làmtăngđàothảiDextroAmphetaminnhưngkhôngđược khuyến cáo vì nguy cơ làm tăng ngộ độc Myoglobinvới thận.

5.         TIÊNLƯỢNGVÀBIẾNCHỨNG:

Hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. Dùng ma túy tổng hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tâmthần.

6.         PHÒNGBỆNH:

Truyền thông giáo dục phòng chống ma túy.

(Lượt đọc: 10396)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ