Banner
Banner dưới menu

SẨN NGỨA (Prurigo)

SẨN NGỨA (Prurigo)

I.  ĐẠI CƯƠNG

       Sẩn ngứa là bệnh da thường gặp, do phản ứng viêm xuất tiết xuất hiện ở vùng lớp trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính.

II. CHẨN ĐOÁN

a) Lâm sàng

-      Sẩn phù dạng mày đay.

-      Sẩn huyết thanh.

-      Mụn nước: xuất hiện trên sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ, mụn nước có thể vỡ gây tiết dịch và đóng vảy tiết.

-      Sẩn cục: tổn thương sẩn chắc, màu đỏ nâu hoặc xám. Kích thước từ 1 đến 2cm.

-      Vết xước do cào gãi.

-      Tổn thương rải rác, chủ yếu vùng da hở.

b) Cận lâm sàng

-       Xét nghiệm tìm nguyên nhân: công thức máu, sinh hóa máu phát hiện rối loạn chức năng các cơ quan.

-       Sinh thiết da: ít được chỉ định. Tăng sinh lớp gai và xâm nhập tế bào viêm ở phần nông của trung bì.

III.  ĐIỀU TRỊ

a) Nguyên tắc chung

-      Tìm nguyên nhân để loại bỏ

-      Điều trị tùy từng giai đoạn

-      Hạn chế gãi, chà xát

b) Điều trị cụ thể

-      Corticosteroid bôi: tùy vào vị trí và mức độ tổn thương, có thể sử dụng các thuốc sau:

§   Hydrocortison, desonid, clobetason: dạng kem hoặc mỡ 0,5%, 1%.

§   Betamethason (dipropionat hoặc valerat): dạng kem hoặc mỡ 0,5%, 1%.

§   Triamcinolon acetonid: dạng kem hoặc mỡ 0,025%, 0,1% và 0,5%.

§   Fluocinolon acetonid: dạng mỡ 0,05%.

§   Clobetasol propionat: dạng mỡ hoặc kem 0,05%.

§  Bôi thuốc 1-2 lần/ ngày, cần lưu ý các tác dụng phụ như teo da, giảm sắc tố,dễ nhiễm trùng.

-      Kháng histamin uống:

§ Thế hệ 1: promethazin (viên 25 mg, 50 mg, siro 0,1%); Clorpheniramin (viên 4 mg); Hydroxyzin (viên 25 mg).

§ Thế hệ 2: Loratadin (viên 10 mg, siro 1%); Cetirizin (viên 5 mg, 10 mg, siro1%); Levocetirizin (viên 5 mg, siro 0,5%); Fexofenadin (viên 60 mg, 120 mg, 180mg); Desloratadin (viên 5 mg, siro 0,5%).

-      Tránh côn trùng đốt: DEP, permethrin 5%, crotamiton 10%.

-      Loại bỏ thức ăn gây quá mẫn.

-      Kem chống nắng: áp dụng cho sẩn ngứa liên quan đến ánh nắng. Sử dụng kem chống nắng chống cả tia UVA và UVB.

-      Thuốc ức chế miễn dịch điều trị trong thời gian ngắn: cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa như corticosteroid đường toàn thân, methotrexat, cyclosporin và azathioprin.

-      Quang trị liệu và quang hóa trị liệu

(Lượt đọc: 12481)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ