Banner
Banner dưới menu

VIÊM BÌ CƠ (Dermatomyositis)

VIÊM BÌ CƠ (Dermatomyositis)

I.      ĐẠI CƯƠNG

Là một bệnh tự miễn, thương tổn chủ yếu là viêm da và cơ. Bệnh ít gặp, tỉ lệ là 1/100.000 dân, nữ hay gặp hơn nam.

II.      CHẨN ĐOÁN

-      Sử dụng tiêu chuẩn mới của Hội thần kinh cơ Châu Âu (2003) trong chẩn đoán viêm bì cơ.

a) Tiêu chuẩn lâm sàng

* Tiêu chuẩn lựa chọn:

-      Bệnh khởi phát sau 18 tuổi. Viêm bì cơ và viêm cơ không đặc hiệu có thể khởi phát sớm hơn.

-      Giảm vận động do đau, yếu cơ: đối xứng hai bên gốc chi, ngọn chi, gấp cổ, duỗi cổ rất đau.

-      Thương tổn da: dát đỏ phù nề quanh mí mắt trên, giãn mạch quanh móng, dát đỏ bong vảy mặt duỗi ngón, khuỷu tay, đầu gối (sẩn, dấu hiệu Gottron), dát đỏ vùng tiếp xúc ánh sáng.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

-     Giảm vận động do viêm cơ chọn lọc, không đối xứng, ảnh hưởng nhiều vùng cẳng tay, mặt trước và mặt gấp ngón tay, cơ tứ đầu đùi và phía trước xương chày.

-      Giảm vận động cơ vận nhãn, cơ duỗi cổ yếu hơn cơ gấp cổ.

-      Nhiễm độc cơ, bệnh nội tiết (suy hoặc cường giáp trạng, cường cận giáp),

-      Tiền sử gia đình có loạn dưỡng cơ hoặc đau thần kinh vận động gần.

b) Tiêu chuẩn cận lâm sàng

-     Tăng men cơ CPK trong máu.

-     Điện cơ đồ có rối loạn.

-     Cộng hưởng từ (MRI): tăng tín hiệu trong cơ (phù nề) lan tỏa hoặc khu trú.

-     Kháng thể đặc hiệu cho viêm cơ trong huyết thanh như tự kháng thể chống men tổng hợp (antisynthetase), bao gồm anti-Jo-1, tự kháng thể anti-SRP và tự kháng thể Mi-2.

-     Sinh thiết cơ

-     Xâm nhập lympho T xung quanh và trong sợi cơ, quanh mạch máu, không hoại tử cơ.

-     Lắng đọng phức hợp tổn thương màng trong mao mạch cơ hoặc giảm mật độ mao mạch.

* Chẩn đoán viêm bì cơ:khi có đủ tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn sinh

thiết cơ.

* Chẩn đoán nghi ngờ viêm bì cơ:khi có tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn

sinh thiết cơ không đặc hiệu nhưng có tăng men cơ hoặc 1/3 tiêu chuẩn cận lâm sàng.

III.      ĐIỀU TRỊ

a) Nguyên tắc chung

-      Cải thiện sức mạnh của cơ, ngăn chặn teo cơ, cứng khớp.

-      Phòng ngừa và giảm biến chứng ngoài cơ.

-      Giảm thương tổn da.

b) Điều trị cụ thể

* Corticoid toàn thân

-      Liều khởi đầu: ≥ 1mg/kg/ngày trong 4-6 tuần.

-      Hạ liều chậm trong khoảng 9-12 tháng để đạt liều 5mg/ngày prednison.

-      Theo dõi các tác dụng phụ, chú ý tác dụng phụ gây yếu cơ do corticoid toàn thân.

* Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG):

-      Dùng khi bệnh rất nặng, nguy hiểm tới tính mạng, nhất là khi có thương tổn cơ nặng hoặc không đáp ứng với corticoid hoặc để giảm liều corticoid.

* Methotrexat:

-      Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp corticoid toàn thân để hạ liều corticoid.

-      Liều 1 lần/ tuần, 15-25 mg/lần.

-      Tác dụng phụ: suy tủy, thương tổn gan, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi.

-      Phối hợp với axit folic 1-2 mg/ngày (trừ ngày dùng methotrexat và ngày sau đó) để giảm tác dụng phụ.

* Cyclosporin:thường phối hợp với corticoid giúp giảm liều corticoid.

-      Liều khởi đầu: 3-5 mg/kg/ngày

-      Chỉnh liều dựa vào đáp ứng lâm sàng hoặc biểu hiện nhiễm độc cyclosporin (thường là creatinin huyết thanh tăng). Duy trì thuốc cho đến khi bệnh thuyên giảm, ổn định nhiều tháng sau khi cắt corticoid.

* Cyclophosphamid:

-      Dùng trong trường hợp bệnh nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, đặc biệt là bệnh loét mãn tính ở đường tiêu hóa, da hoặc thương tổn đường hô hấp. Có thể dùng phối hợp với corticoid liều cao.

* Azathioprin:lựa chọn cho điều trị viêm bì cơ khởi phát ở người lớn.

-      Thay thế cho corticoid toàn thân hoặc phối hợp để hạ liều corticoid toàn thân.

-      Tác dụng phụ: độc gan, tủy xương, viêm tụy (theo dõi hàng tháng).

-      Liều lượng: khởi đầu 50 mg/ngày. Nếu dung nạp tốt, tăng dần đến 1,5mg/kg/ngày. Nếu không đáp ứng, tăng đến 2,5 mg/kg/ngày.

* Thuốc chống sốt rét tổng hợp:hydroxychloroquin.

-      Chỉ có tác dụng làm giảm thương tổn da, không có tác dụng với thương tổn cơ. Liều 200-400 mg/ngày.

-      Khám mắt định kỳ trước và trong quá trình điều trị.

* Các chất sinh học:được sử dụng ngày càng nhiều nhưng hạn chế ở trẻ em. Thuốc được chỉ định trong từng trường hợp lâm sàng cụ thể. Một số thuốc như:

-      Rituximab: kháng thể kháng CD20.

-      Infliximab: kháng thể đơn dòng kháng TNF alpha.

-      Abatacept: một protein gây độc lympho TCD4 và phần Fc của IgG1.

* Các điều trị hỗ trợ khác

-      Nghỉ ngơi trong thời kỳ viêm.

-      Tránh nắng.

-      Dinh dưỡng đầy đủ phù hợp với thuốc toàn thân sử dụng.

-      Vật lý trị liệu và chế độ tập thể dục giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp

(Lượt đọc: 4812)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ