Banner
Banner dưới menu

BỆNH DA DỊ ỨNG - MIỄN DỊCH VIÊM DA CƠ ĐỊA (Atopic dermatitis)

BỆNH DA DỊ ỨNG - MIỄN DỊCH VIÊM DA CƠ ĐỊA (Atopic dermatitis)

I.      ĐẠI CƯƠNG

Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, thường bắt đầu ở trẻ nhỏ với đặc điểm là ngứa và có tổn thương dạng chàm. Bệnh thường xuất hiện ở những cá thể có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như: hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mày đay.

II.      CHẨN ĐOÁN

a) Lâm sàng

Bệnh viêm da cơ địa có các biểu hiện khác nhau tuỳ theo lứa tuổi.

* Viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi

-      Bệnh phát sớm khoảng 3 tuần sau sinh,

-      Tổn thương là đám đỏ da, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết, có thể bội nhiễm

-      Vị trí hay gặp nhất là 2 má, có thể ở da đầu, trán, cổ, thân mình, mặt dưới các chi. Khi trẻ biết bò có thể xuất hiện tổn thương ở đầu gối

-      Bệnh hay tái phát, mạn tính

-      Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 18-24 tháng.

* Viêm da cơ địa ở trẻ em

-      Thường từ viêm da cơ địa nhũ nhi chuyển sang.

-      Thương tổn là các sẩn đỏ, vết trợt, da dày, mụn nước khu trú hay lan toả cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát.

-      Vị trí hay gặp nhất là ở khoeo, nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay, ít khi ở mặt duỗi các chi.

-      Bệnh thường trở nên cấp tính khi trẻ tiếp xúc với lông súc vật, gia cầm, mặc đồ len, dạ…

-      50% sẽ khỏi khi trẻ được 10 tuổi.

* Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn

-      Biểu hiện là mụn nước, sẩn đỏ dẹt, có vùng da mỏng trên mảng da dày, lichen hoá, ngứa.

-      Vị trí hay gặp: nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, rốn, vùng da quanh mắt đối với thanh thiếu niên. Khi bệnh lan toả thì vùng nặng nhất là các nếp gấp.

-      Viêm da lòng bàn tay, chân: gặp ở 20-80% người bệnh, là dấu hiệu đầu tiêncủa viêm da cơ địa ở người lớn.

-      Viêm da quanh mi mắt, chàm ở vú.

* Các biểu hiện khác của viêm da cơ địa

-      Khô da: do tăng mất nước qua biểu bì.

-      Da cá, dày da lòng bàn tay, bàn chân, dày sừng nang lông

-      Viêm môi bong vảy.

-      Dấu hiệu ở mắt, quanh mắt: mi mắt dưới có thể có 2 nếp gấp, tăng sắc tố quanh mắt, viêm kết mạc tái diễn có thể gây lộn mi, có thể có đục thuỷ tinh thể.

-      Chứng da vẽ nổi trắng.

b) Cận lâm sàng

-      Tăng nồng độ IgE trong huyết thanh.

-      Mô bệnh học: thượng bì có xốp bào xen kẽ với hiện tượng á sừng; trung bì có sự xâm nhập của bạch cầu lympho, mono, dưỡng bào, có hoặc không có các tế bào ái kiềm. Trường hợp lichen hoá có hiện tượng tăng sản thượng bì.

-      Test lẩy và test áp: để xác định dị nguyên.

c) Chẩn đoán xác định

Dựa vào tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka

* Tiêu chuẩn chính

-      Ngứa

-      Vị trí và biểu hiện điển hình của tổn thương:

+ Lichen hoá ở các nếp gấp trẻ em hoặc thành dải ở người lớn

+ Mặt và mặt duỗi các chi ở trẻ em và trẻ sơ sinh

-      Tổn thương phát ban tái phát hoặc mạn tính.

-      Tiền sử cá nhân hay gia đình có mắc các bệnh dị ứng.

* Tiêu chuẩn phụ

-      Khô da, vảy cá, dày sừng nang lông, tăng đường kẻ lòng bàn tay.

-      Viêm da ở tay, chân.

-      Chàm vú, viêm môi, vảy phấn, nếp ở cổ.

-      Tổn thương nặng lên dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và tâm lý.

-      Ngứa khi bài tiết mồ hôi.

-      Tăng IgE huyết thanh.

-      Tăng sắc tố quanh mắt.

-      Dấu hiệu Dennie-Morgan (mi mắt dưới có 2 nếp gấp).

-      Viêm kết mạc.

-      Giác mạc hình chóp.

-      Đục thuỷ tinh thể dưới bao sau.

Để chẩn đoán xác định:cần phải có ≥ 3 tiêu chuẩn chính kết hợp với ≥ 3 tiêu

chuẩn phụ.

III.      Điều trị

a) Nguyên tắc điều trị

-      Dùng thuốc chống khô da, dịu da

-      Chống nhiễm trùng.

-      Chống viêm.

-      Tư vấn cho người bệnh và gia đình biết cách điều trị và phòng bệnh.

b) Điều trị cụ thể

* Điều trị tại chỗ

-      Tắm hàng ngày bằng nước ấm với xà phòng có ít chất kiềm.

-      Sau khi tắm dùng các thuốc làm ẩm da.

-      Corticoid được dùng nhiều trong điều trị viêm da cơ địa:

§  Trẻ nhỏ dùng loại hoạt tính yếu như: hydrocortison 1-2,5%.

§  Trẻ lớn và người lớn dùng loại có hoạt tính trung bình: desonid, Clobetason butyrat.

§  Với những tổn thương lichen hóa, vị trí da dầy có thể dùng loại corticoid hoạt tính mạnh hơn như clobetasol propionat.

§  Lưu ý: với tổn thương vùng da mỏng, nhạy cảm như mặt dùng mỡ corticoid

§  nhẹ hơn, ít ngày, còn vùng da dày, lichen hoá thì dùng loại mạnh hơn để giảm ngứa, giảm viêm.

§  Cần tính để lượng thuốc bôi trong 1 tuần và giảm liều một cách từ từ, tránh tái phát

-      Có thể dùng mỡ kháng sinh hoặc mỡ corticoid có thêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.

-      Đắp dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000, nước muối sinh lý 0,9%.

-      Làm ẩm da bằng urea 10%, petrolatum đối với vùng da khô.

-      Thuốc bạt sừng bong vảy như mỡ salicyle 5%, 10%, mỡ goudron, ichthyol, crysophanic.

-      Thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus nồng độ 0,03-0,1% rất hiệu quả đối với viêm da cơ địa, tuy nhiên thuốc đắt tiền và hay gặp kích ứng da trong thời gian đầu sử dụng, giãn mạch.

* Điều trị toàn thân

-      Kháng histamin H1:

§  Chlorpheniramin 4mg × 1-2 viên/ngày

§  Fexofenadin 180mg × 1 viên/ngày

§  Certerizin 10mg × 1 viên/ngày

-      Kháng sinh chống nhiễm khuẩn đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu. Cho kháng sinh thuộc nhóm cephalosphorin thế hệ 1 là tốt nhất, cho một đợt từ 10-14 ngày

-      Corticoid: có thể được chỉ định trong thời gian ngắn khi bệnh bùng phát nặng. Không dùng thuốc kéo dài. Prednisolon 5mg × 2-4 viên/ngày × 7 ngày

-      Các thuốc khác như cyclosporin, methotrexat.

(Lượt đọc: 10889)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ