Banner
Banner dưới menu

Phẫu thuật bắc cầu động mạch chi bằng tĩnh mạch tự thân dài gần 1m

(Cập nhật: 11/10/2021)

Bệnh thiếu máu chi dưới mãn tính gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh, thậm chí có nguy cơ tàn phế do hoại tử chi. Vừa qua, các bác sĩ khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện thành công ca phẫu thuật bắc cầu nối động mạch bằng tĩnh mạch tự thân dài gần 1m cho bệnh nhân tắc động mạch chi nặng nề.


Kíp mổ thực hiện phẫu thuật bắc
 cầu nối động mạch chi bằng mạch tự thân cho người bệnh.

Bệnh nhân là P.V.P (85 tuổi) ở Cao Thắng, TP Hạ Long. Khoảng 1 tháng nay, bệnh nhân xuất hiện đau tức cẳng chân phải, đau nhiều khi đi lại. Gần đây tình trạng ngày càng nặng nề, đau chân liên tục không thể di chuyển. Các bác sĩ Bệnh viện thăm khám thấy chân lạnh, mạch mu chân không bắt được. Siêu âm kết hợp chụp cắt lớp dựng hình mạch phát hiện hình ảnh tắc động mạch đùi nông đến tận cẳng chân, các động mạch ở cẳng và bàn chân cũng xơ vữa nặng nề được nuôi bởi một nhánh động mạch nhỏ do tuần hoàn phụ.

Đánh giá tình trạng tắc động mạch chi mạn tính nặng nề, nếu không xử trí kịp thời bệnh nhân sẽ không thể đi lại, gây viêm loét hoặc hoại tử đầu chi do thiếu máu, vì vậy, các bác sĩ hội chẩn đa chuyên khoa Ngoại, Tim mạch, Gây mê hồi sức thống nhất phương án phẫu thuật bắc cầu nối động mạch chi bằng mạch tự thân cho người bệnh.


Phẫu thuật viên sử dụng kính vi phẫu kiểm tra đoạn tĩnh mạch hiển được bóc tách trước khi nối bắc cầu.

Kíp mổ do Ths.Bs Phạm Việt Hùng – Trưởng khoa Ngoại cùng các cộng sự tiến hành bộc lộ đoạn động mạch đùi chung chưa tắc và nhánh động mạch còn thông ở cẳng chân phải. Tiếp tục thực hiện phẫu tích lấy toàn bộ đoạn tĩnh mạch hiển chân trái, thắt bỏ các nhánh bên để tạo thành một đoạn mạch ghép dài 75cm. Các phẫu thuật viên luồn đoạn mạch ghép qua một đường hầm dưới da và khâu bắc cầu nối động mạch đùi chung và động mạch cẳng chân dưới kính vi phẫu. Sau 3 giờ nỗ lực của ê-kíp, ca mổ diễn ra thành công, mạch mới thông tốt, không rò rỉ, căng phồng, tròn đều và bắt được mạch cổ chân, chân hồng ấm trở lại. Hiện tại ngày thứ 3 sau mổ chân phải bệnh nhân phục hồi tốt, hết đau chân, đã đi lại nhẹ nhàng.


Kíp mổ thực hiện luồn đoạn mạch tự thân qua đường hầm dưới da.

Ths.Bs Phạm Việt Hùng – Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Trong tắc mạch mạn tính ở vùng dưới gối, bắc cầu đùi – cẳng chân bằng tĩnh mạch hiển là phương pháp điều trị triệt để và tối ưu hơn so với sử dụng bằng đoạn mạch nhân tạo, bởi phương pháp này có tỉ lệ tái tắc mạch thấp, sử dụng được lâu dài hơn. Tuy nhiên đây là kỹ thuật phức tạp bởi các mạch ở cẳng chân kích thước nhỏ và thường xơ cứng thành mạch do xơ vữa nên thao tác miệng nối khó khăn. Quá trình phẫu tích bóc tách đoạn mạch tự thân từ tĩnh mạch hiển đòi hỏi kỹ thuật tỉ mỉ, tinh tế và khéo léo do đoạn mạch ghép cần dài, rất dễ phải mổ lại khi bị bục các nhánh bên trong lúc luồn qua đường hầm. Trước đây, chúng tôi chủ yếu dùng mạch nhân tạo để làm cầu nối do bệnh nhân già yếu cần mổ nhanh, ca bệnh này sử dụng mạch tự thân sẽ mang lại kết quả tốt và lâu dài hơn, hạn chế phải dùng các thuốc chống tắc mạch, giảm gánh nặng cuộc sống về sau”.


Hình ảnh chụp cắt lớp dựng hình mạch chi trước và sau phẫu thuật bắc cầu nối mạch.

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đã từng thực hiện ghép mạch tự thân cho các ca chấn thương dập nát mạch chi với kết quả khả quản, hồi phục tốt. Trường hợp của bệnh nhân P. là lần đầu tiên bệnh viện triển khai vi phẫu ghép nối mạch với đoạn mạch tự thân có chiều dài kỷ lục như vậy. Đây là kỹ thuật khó, chuyên sâu thường triển khai chủ yếu tại các bệnh viện tuyến trung ương có chuyên khoa sâu về mạch máu.

Việc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh triển khai thường quy các kỹ thuật cao, chuyên sâu trong lĩnh vực phẫu thuật mạch đã mang lại cơ hội điều trị, niềm hy vọng cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý mạch máu nguy hiểm không thể can thiệp được điều trị ngay tỉnh nhà mà không phải chuyển lên tuyến trung ương, qua đó khẳng định trình độ, tay nghề chuyên môn ngày càng bài bản, chuyên nghiệp của đội ngũ y bác sĩ, góp phần nâng cao thương hiệu Bệnh viện đa khoa hạng I tuyến cuối tỉnh./.

Bệnh động mạch chi dưới mạn tính là tình trạng một phần hay toàn bộ chi dưới không được cung cấp đầy đủ máu đáp ứng cho các hoạt động sinh lý. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh lý này, trong đó xơ vữa động mạch chiếm hàng đầu. Bệnh lý này ít gây tử vong nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh, thậm chí có nguy cơ tàn phế, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Hầu hết, các bệnh nhân ở giai đoạn đầu sẽ thấy dấu hiệu đau cách hồi, khi bệnh nặng sẽ đau cả khi không đi lại, đau khi nghỉ ngơi. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến đầu chi không được cung cấp máu đầy đủ, có thể phải cắt cụt chi do hoại tử. Tùy vào mức độ, triệu chứng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, trong đó phẫu thuật tạo cầu nối mới qua đoạn mạch bị tổn thương là phương pháp điều trị cơ bản, triệt để nhất.

Bệnh động mạch chi dưới mạn tính liên quan chặt chẽ tới các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, thuốc lá… Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, những người có yếu tổ nguy cơ nên thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sâu về tim mạch để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

Phòng TT&HCQT

 

(Lượt đọc: 1858)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ