Banner
Banner dưới menu

Nhận biết về suy tim

(Cập nhật: 25/6/2019)

Trong các bệnh viện trên địa bàn Quảng Ninh, những bệnh nhân điều trị tại khoa tim mạch phần nhiều bị suy tim ở các mức độ khác nhau. Việc phát hiện suy tim sớm rất quan trọng đối với vấn đề điều trị cũng như làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Ths.Bs Nguyễn Thị Thoa, Trưởng Khoa tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.

- Xin bác sĩ cho biết những dấu hiệu để nhận biết suy tim?

+ Suy tim là tình trạng tim cung cấp máu không đủ cho nhu cầu của cơ thể. Ở những người bị suy tim, máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như: Trụy mạch, rối loạn nhịp nguy hiểm và có thể ngừng tim.

Trong suy tim cấp, các triệu chứng xảy ra đột ngột sau khi mắc bệnh cấp tính như: Nhồi máu cơ tim, sốc nặng, mất nhiều máu do xuất huyết, vết thương ở tim, viêm trong tim.

Tuy nhiên, với suy tim mạn tính, ở giai đoạn đầu, các triệu chứng rất khó nhận biết. Còn ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu điển hình, như: Khó thở khi gắng sức (chỉ cần đi bộ hay leo cầu thang, tắm giặt cũng khó thở. Khi suy tim độ 3, độ 4, người bệnh khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Suy tim giai đoạn cuối, người bệnh phải ngủ ngồi mới có thể thở được); mệt mỏi (người bệnh luôn cảm thấy kiệt sức ngay cả khi thực hiện những hoạt động đơn giản); tức nặng ngực (cảm giác ngực như có vật gì đè lên); ho khan (ho từng cơn, dai dẳng, khó khạc đờm); phù (tùy mức độ suy tim mà gây phù chi hay phù toàn thân, trường hợp nặng có thể kèm theo tràn dịch các màng như màng phổi, màng bụng); chóng mặt, lú lẫn (khó tập trung, có thể ngất xỉu đột ngột do tim không bơm đủ máu giàu oxy lên não).

Ngoài ra, người suy tim còn có triệu chứng: Tim đập nhanh hoặc không đều (đánh trống ngực); tăng cân do ứ dịch, tiểu ít. Một số triệu chứng khác như: Cảm giác đầy hơi, chán ăn, buồn nôn hoặc nuốt nghẹn do tim to chèn vào thực quản...

Một số ít người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào kể trên.


Kiểm tra sức khoẻ về tim cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

- Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh suy tim, thưa bác sĩ?

+ Tất cả các bệnh về tim mạch như: Bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim… đều có thể dẫn đến suy tim.

Các nguyên nhân không do tim có thể gây suy tim như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; bệnh tuyến giáp (suy giáp hoặc cường giáp); thiếu máu nặng hoặc dư thừa sắt trong máu, một số bệnh tự miễn...

Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ có thể gây suy tim là: Bệnh tiểu đường, béo phì, hút thuốc lá, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, sử dụng rượu hoặc ma túy...

- Có điều trị khỏi suy tim không, thưa bác sĩ?

+ Suy tim khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh có nhiều cơ hội để làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho, phù và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng như đã nêu trên, nên đến các chuyên khoa tim mạch để được khám, tư vấn, điều trị phù hợp.

Suy tim nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nặng lên, gây ảnh hưởng tới nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể và có các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng thường gặp bao gồm: Suy thận, phù phổi cấp, suy giảm chức năng gan, biến chứng huyết khối (gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim), rối loạn tiêu hóa.

Điều trị suy tim, ngoài việc dùng thuốc theo đơn chỉ định của bác sĩ, cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như: Sống năng động hơn, tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khỏe của mình; kiêng rượu bia và các chất kích thích, bỏ thuốc lá; tránh căng thẳng lo âu; có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế muối, đường; kiểm soát bệnh tiểu đường; uống nước vừa đủ, ngủ đủ giấc; duy trì cân nặng lý tưởng và kiểm tra cân nặng thường xuyên.

Suy tim có thể trầm trọng hơn nếu bị bội nhiễm, vì thế nên tiêm phòng cúm để hạn chế tối đa nguy cơ bị viêm nhiễm.

Một số trường hợp điều trị phải sử dụng phương pháp can thiệp mạch hoặc phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân gây suy tim như can thiệp mạch vành, tim bẩm sinh. Có những trường hợp phải phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van tim; sửa chữa các khuyết tật tim bẩm sinh; phẫu thuật bắc cầu động mạch vành; cấy máy tạo nhịp tim trong trường hợp nhịp chậm hoặc máy khử rung tim trong trường hợp loạn nhịp nhanh, ghép tim.

Khi bị suy tim, nên tái khám định kỳ để kiểm tra chức năng tim. Theo dõi nhịp tim, huyết áp và trọng lượng cơ thể thường xuyên. Nếu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh tim hay các bệnh khác đều phải có ý kiến của bác sĩ.

- Xin cảm ơn bác sĩ!

Nguồn: Thu Nguyệt/Baoquangninh.com.vn

(Lượt đọc: 2215)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ