Banner
Banner dưới menu

Không chủ quan với bệnh liên cầu khuẩn lợn

(Cập nhật: 21/7/2020)

Bệnh liên cầu khuẩn lợn có tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên rất nhiều người còn chủ quan với bệnh này. Bác sĩ Lương Xuân Kiên, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có cuộc trao đổi để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh liên cầu khuẩn lợn.


Cấp cứu bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn vào tháng 1/2020 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

- Xin bác sĩ cho biết, nhiễm liên cầu khuẩn xuất phát từ nguyên nhân nào, tình hình bệnh này ở Quảng Ninh ra sao?

Qua theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho thấy, hằng năm, trên địa bàn tỉnh vẫn xuất hiện rải rác bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn, nhất là vào dịp cận Tết. Giữa tháng 1/2020, Bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị 1 ca nhiễm trùng huyết do liên cầu khuẩn lợn với triệu chứng rất nặng. Như vậy có thể thấy, loại vi khuẩn gây bệnh này vẫn tồn tại trên địa bàn nên mọi người không nên chủ quan.

+ Nhiễm liên cầu khuẩn (nhiễm trùng huyết do liên cầu lợn) ở người là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn. Nguyên nhân do vi khuẩn liên cầu (Streptococcus suis) ký sinh ở lợn gây nên. Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên (đặc biệt là ở mũi), ở đường tiêu hoá và sinh dục của lợn. S.suis hiện có 35 týp huyết thanh, trong đó, S.suis týp I và II thường gây bệnh cho người. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do có sự xâm nhập liên tục vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi khuẩn.

Streptococcus suis có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người chăm sóc, giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không được chín. Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi lợn có thể trở thành nguồn lây bệnh thứ cấp. Các động vật khác có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột...


Bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn bị ban xuất huyết hoại tử rải rác khắp cơ thể

- Biểu hiện của nhiễm bệnh ra sao, bệnh có nguy hiểm không, thưa bác sĩ?

+ Người nhiễm liên cầu khuẩn biểu hiện lâm sàng khá đa dạng. Quá trình diễn biến bệnh lý phụ thuộc vào mầm bệnh và sự đáp ứng của từng cơ thể người bệnh. Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng huyết như: Sốt cao liên tục, rét run từng cơn, người mệt nhiều, có thể đại tiện phân lỏng nhiều lần, đau đầu, nôn, ù tai, giảm thính lực hoặc điếc, rối loạn tri giác, trên da xuất hiện ban kiểu tinh hồng nhiệt, ban xuất huyết chấm hoặc mảng. Người bệnh có thể còn bị đau khớp, viêm khớp thanh dịch, hoặc mủ, tổn thương đặc biệt các khớp lớn. Trường hợp nặng thường có thể có xuất huyết dưới da, ban xuất huyết hoại tử toàn thân, hoại tử đầu chi và rối loạn chức năng đông máu.

Nhiễm trùng huyết thường tiến triển nặng nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và tử vong. Tỷ lệ tử vong rất cao, có thể tới 20% các trường hợp bị nhiễm khuẩn. Nhiễm liên cầu lợn còn có thể gây ra các bệnh cảnh khác nhau, như viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm khớp…

- Để phòng ngừa bệnh, cần có những biện pháp nào, thưa bác sĩ?

+ Khi có dấu hiệu của nhiễm cầu khuẩn lợn, người bệnh cần phải nhanh chóng điều trị tai các cơ sở y tế. Chi phí điều trị bệnh này tốn kém, thời gian điều trị kéo dài, di chứng để lại thường nặng nề. Bệnh nhân từng bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể mắc lại lần sau.

Để phòng bệnh này, người dân nên tuân thủ 5 khuyến cáo mà bộ y tế đã đưa ra.

Bộ Y tế đã đưa ra 5 khuyến cáo để phòng bệnh liên cầu lợn:

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín;

Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, như xuất huyết hoặc phù nề;

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng;

Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết; tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định;

Người khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.


- Xin cám ơn bác sĩ!

Nguồn: Baoquangninh.com.vn

(Lượt đọc: 4318)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ