Banner
Banner dưới menu

ĐIỀU TRỊ VIÊM DÍNH TIỂU KHUNG BẰNG HỒNG NGOẠI, SÓNG NGẮN

(Cập nhật: 28/11/2017)

ĐIỀU TRỊ VIÊM DÍNH TIỂU KHUNG BẰNG HỒNG NGOẠI, SÓNG NGẮN

PHẦN I. ĐIỀU TRỊ BẰNG HỒNG NGOẠI

I. CHỈ ĐỊNH:

- Viêm mạn tính:

- Phù nề do viêm, chèn ép, chấn thương - Đau - Tổ chức da, cơ sẹo xơ dính - Thiểu dưỡng do tuần hoàn kém - Co thắt cơ, cơ tăng trương lực. - Vết thương chậm liền

II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

- Đang sốt cao

 - Đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu

 - Nhiễm trùng cấp

 - Chấn thương mới đang chảy máu hoặc đang tiết dịch nhiều ( có thể điều trị hồng ngoại khi đã ổn định để tiêu dịch và máu tụ)

- Vùng có u ác tính

 - Lao đang tiến triển

- Suy tim độ III, IV. Vùng mất cảm giác nóng lạnh

- Có cảm ứng đặc biệt với bức xạ sáng

 - Kèm đau bụng do các bệnh ngoại khoa: Đau do thủng dạ dày, viêm ruột thừa

III. QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ:

1. Chuẩn bị dụng cụ:

- Đèn hồng ngoại, dây dẫn, giường ghế, khăn, gối, thước dây

2. Chuẩn bị dụng cụ:

- Tiếp xúc giải thích động viên, nói cho bệnh nhân biết cảm giác nóng ấm vừa phải

- Đặt tư thế nằm hoặc ngồi cho phù hợp vùng điều trị

- Bộc lộ vùng điều trị, các vùng khác che lại

3. Chuẩn bị kỹ thuật viên:

- Trang phục đầy đủ, đứng hoặc ngồi cạnh bệnh nhân

 4. Kỹ thuật tiến hành:

- Kiểm tra đèn, dây dẫn, ổ cắm

- Di chuyển đèn thẳng góc với vùng điều trị

- Đo khoảng cách từ đèn đến da bệnh nhân 50cm

- Bật đèn, tính thời gian điều trị

- Hỏi cảm giác bệnh nhân ( nóng ấm). Điều chỉnh khoảng cách nếu cần

- Hết giờ tắt đèn và di chuyển đèn khỏi vùng điều trị

- Dặn dò bệnh nhân, ghi chép hồ sơ, thu dọn dụng cụ

 V. TAI BIẾN ĐIỀU TRỊ TIA HỒNG NGOẠI:

1. BỎNG DA:

2. ĐIỆN GIẬT DO HỞ DÂY DẪN

3. HOẠI TỬ TRÊN DA VÙNG ĐIỀU TRỊ:

- Tai biến này xảy ra do sử dụng tia hồng ngoại ở nhiều vùng da có rối loạn tuần hoàn, do không thể cung cấp đủ nhu cầu oxy cho mô trong khi quá trình biến dưỡng gia tăng dưới tác dụng nhiệt

4 TĂNG CẢM GIÁC ĐAU:

Khi mới bắt đầu viêm cấp tính nếu điều trị tia hồng ngoại da sẽ bị sưng nề và đau tăng lên

5. ĐAU ĐẦU:

Chiếu tia hồng ngoại mồ hôi không tiết ra được hay trong điều kiện thời tiết quá nóng, Đây là biểu hiện của một tình trạng say nóng,

6. TÁO BÓN:

Do bệnh nhân đổ mồ hôi mà không bù đắp đủ lượng nước cần thiết

7. NGẤT :

Chiếu hồng ngoại toàn thân hoặc diện rộng có thể gây giãn mạch, hạ huyết áp làm bệnh nhân ngất xỉu do thiếu máu não. Ngất cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân ngồi bật dậy sau khi điều trị toàn thân

8. TỔN THƯƠNG MẮT:

Có giả thiết cho rằng tia hồng ngoại có thể gây đục thủy tinh thể. Cũng có thể hồng ngoại gây bong võng mạc, nên cần phải bảo vệ mắt khi sử dụng hồng ngoại

VI. LIỀU LƯỢNG ĐIỀU TRỊ:

- Viêm cấp tính điều trị thời gian tử 10 – 15 phút /1 lần, ngày điều trị 2 lần

- Viêm mãn tính: điều trị thời gian tử 15 – 30 phút/1 lần, ngày điều trị 1 lần

VII. BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI ĐIỀU TRỊ HỒNG NGOẠI:

- Thử cảm giác nóng lạnh trên bệnh nhân, nếu cảm giác kém không điều trị

- Nếu nóng quá bệnh nhân phải báo cáo cho thầy thuốc

- Không tự ý tăng giảm điều trị

- Khi đang điều trị không chạm tay vào đèn và di chuyển đèn

- Không chiếu tia hồng ngoại vào mắt bệnh nhân, nếu chiếu phải che mắt

- Khi điều trị nếu bệnh nhân ra mồ hôi nhiều phải cho bệnh nhân uống nước pha với đường và muối

- Da vùng điều trị phải khô và sạch

PHẦN II: ĐIỀU TRỊ BẰNG SÓNG NGẮN

I, CHỈ ĐỊNH:

+ Viêm phụ khoa: viêm tuyến sữa, viêm tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng II, CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

+ Đang chảy máu tại chỗ hoặc toàn thân

+ Bệnh về máu

+ Đang sốt cao

+ Viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch, tràn dịch khớp, suy tim độ 3 – 4

+ Lao chưa ổn định, bệnh nhân ung thư

+ Người quá mẫn cảm với điện trường cao tần

+ Nhiễm trùng trong sâu có mủ

+ Mất cảm giác trên vùng da

+ Có vật kim loại trên người

+ Người có thai huyết áp giảm

III, CHUẨN BỊ VÀ KỸ THUẬT:

1, Chuẩn bị liều điều trị:

+ Liều 1: Nóng ấm nhẹ công suất máy = 20w

+ Liều 2: Nóng ấm vừa công suất máy = 40w

+ Liều 3: Hơi nóng công suất máy = 60 – 70w

+ Liều 4: Nóng vẫn chịu được = 100 – 120w Điều trị 1 – 2 lần đợt điều trị 7 – 10 ngày 2, Chuẩn bị dụng cụ:

Máy sóng ngắn, dây dẫn, điện cực, tụ điện to, nhỏ tùy theo vị trí điều trị, điện cực phải to hơn vùng điều trị

3, Chuẩn bị bệnh nhân:

+ Tiếp xúc, giải thích, động viên, nói rõ cảm giác sóng ấm khi điều trị

+ Bỏ hết đồ kim loại trong người ra

+ Da khô, sạch sẽ, cởi bỏ quần áo, bộc lộ vùng điều trị

+ Nằm hoặc ngồi tùy theo vị trí điều trị

IV, KỸ THUẬT TIẾN HÀNH:

+ Đọc phiếu điều trị

+ Đặt điện cực, dây dẫn đúng vị trí điều trị

+ Đặt 2 điện cực vào vùng điều trị

+ Khoảng cách từ điện cực đến da là 2 – 4 cm

+ Bật máy

+ Điều chỉnh liều điều trị

+ Thử đèn phát sóng

+ Hỏi cảm giác nóng ấm của bệnh nhân

+ 3 – 5 phút kiểm tra máy và bệnh nhân 1 lần

 + Hết giờ điều trị, vặn các nút về 0, tắt máy, bỏ điện cực ra

+ Ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án

V, TAI BIẾN ĐIỀU TRỊ SÓNG NGẮN

1, Bỏng nhiệt

2, Rộp da

3, Qúa liều gây đau

4, Hoại thư

5, Điện giật

 6, Ngất xỉu

7, Chóng mặt

8, Ớn lạnh

 9, Cháy bóng đèn hỏng máy 

(Lượt đọc: 4569)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ