Banner
Banner dưới menu

ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG CỔ TỬ CUNG BẰNG ĐỐT ĐIỆN, ĐỐT NHIỆT, ĐỐT LAZE, ÁP LẠNH…

(Cập nhật: 28/11/2017)

ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG CỔ TỬ CUNG BẰNG ĐỐT ĐIỆN, ĐỐT NHIỆT, ĐỐT LAZE, ÁP LẠNH…

          Đốt điện, áp lạnh, đốt laze… là những phương pháp được áp dụng để điều trị tổn thương cổ tử cung. Trước khi áp dụng phương pháp điều trị cần xem kỹ kết quả tế bào học, soi cổ tử cung: Không có tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung. Cần điều trị tích cực, triệt để tổn thương, đề phòng các tổn thương bất thường ở CTC 
I. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
+ Chống viêm trước khi đốt 
+ Thời điểm đốt: Sạch kinh 2 – 3 ngày, tối đa không quá ngày thứ 10 vòng kinh + Đặt mỏ vịt nhẹ nhàng, tránh va chạm gây chảy máu, bộc lộ cổ tử cung, lau khí hư, chất nhầy cổ tử cung 
+ Sát khuẩn âm đạo, cổ tử cung 
+ Bôi lugol 2%, xác định ranh giới vùng tổn thương 
+ Đốt vùng tổn tương ( với đốt điện và lazer) đốt vòng quanh để khoanh giới hạn vùng tổn thương, sau đó đốt môi sau trước để tránh tiết dịch khi thực hiện thủ thuật, di đầu đốt đều hết diện tổn thương. Ước lượng độ sâu của tổn thương để tránh bỏ sót. Tổ chức sau đốt có màu trắng đục và hơi lõm xuống so với tổ chức xung quanh 
Lưu ý: 
+ Không đốt sát lỗ ngoài cổ tử cung, cần để ít tuyến quanh lỗ khoảng 5mm để giữ vị trí giải phẫu bình thường của lỗ ngoài cổ tử cung, tránh chit hẹp và ảnh hưởng đến sự tiết nhầy CTC 
+ Trường hợp đốt bằng áp lạnh, cần chọn thiết diện đầu đốt thích hợp với diện tích tổn thương. Phương pháp này chỉ áp dụng với những tổn thương lộ tuyến trên CTC phẳng, không gồ ghề, CTC không có sẹo rách cũ 
+ Tổn thương loạn dưỡng: Lộn tuyến CTC, không có chỉ định đốt, với những bệnh nhân đã có con, để tránh khí hư gây phiền hà cho bệnh nhân 
II. THEO DÕI SAU ĐỐT VÀ CÁC DI CHỨNG TÁI TẠO LÀNH TÍNH:
+ Theo dõi các triệu chứng lâm sang, tư vấn cho bệnh nhân tự theo dõi những hiện tượng sau đốt: Tiết dịch, ra máu 
+ Hẹn soi lại CTC sau đốt 2 tháng 
+ Đánh giá kết quả điều trị: Khỏi, khá, không khỏi 
III. CÁC BIẾN CHỨNG SAU ĐỐT:
Các biến chứng có thể gặp: Chít hẹp CTC gây vô sinh, chảy máu, nhiễm trùng
 + Viêm bội nhiễm: Sau đốt có tiết dịch và ra máu, nếu không giữ vệ sinh có thể thấy tổn thương lan tỏa làm cho sự phục hồi biểu mô không tốt 
+ Chảy máu ở CTC: Nếu ra nhiều hơn lượng kinh bình thường thì chèn gạc dài ( có thể chèn gạc có tẩm adrenalin), cho them kháng sinh chống nhiễm khuẩn 
+ Chít CTC: Nếu lỗ ngoài CTC bị chit sẽ gây đau bụng ở kỳ kinh sau. Khi đó cần nong nhẹ nhàng hàng tuần trong thời gian giữa 2 kỳ kinh, trong 2 – 3 tháng 
+ Vô sinh: có thể xảy ra do diệt tuyến quá nhiều, cần cho thêm estrogen trong 3-4 ngày trước phóng noãn 
 

(Lượt đọc: 11819)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ