Banner
Banner dưới menu

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TOÀN BỘ BẰNG VẠT TẠI CHỖ

(Cập nhật: 23/8/2018)

Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết toàn bộ môi bằng vạt tại chỗ

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TOÀN BỘ BẰNG VẠT TẠI CHỖ

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết toàn bộ môi bằng vạt tại chỗ

  1. CHỈ ĐỊNH

Tổn khuyết toàn bộ môi III. III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh toàn thân nặng cao huyết áp đái đường, đa chấn thương
  • Mắc các vấn đề về tâm lý
  • Nhiễm trùng nặng da tại chỗ vùng môi 

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý

2. Người bệnh

  • Làm các xét nghiệm máu, 
  • Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
  • Kí hồ sơ bệnh án

3. Phương tiện

  • Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, hàm mặt, dụng cụ vi phẫu
  • Kính lúp
  • Dao 15, 11
  • Xanh Methylen 

4. Thời gian phẫu thuật: 2- 4 giờ

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
  • Kỹ thuật:-
  • Thiết kế vạt
  • Tạo hình toàn bộ môi trên bằng hai vạt Eslander từ môi dưới
  • Tạo hình toàn bộ môi dưới bằng hai vạt Camille Bernard là vạt phức hợp đẩy từ bên má xuống kết hợp với tạo hình hai khuyết tam giác ở rãnh mũi- má và má- cằm.
  • Khâu đóng 2 lớp
  • Gạc mỡ

VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG

- Biến chứng gây mê hồi sức

-Chảy máu

-Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần

-Nhiễm trùng vết mổ

-Sẹo xấu, co kéo, biến dạng 

-Biến dạng thứ phát

 

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TỪNG PHẦN BẰNG VẠT TẠI CHỖ

I.ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết từng phần môi bằng vạt tại chỗ .

II.CHỈ ĐỊNH

Tổn khuyết một phần của môi III. III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh toàn thân nặng cao huyết áp đái đường, đa chấn thương
  • Mắc các vấn đề về tâm lý
  • Nhiễm trùng nặng da tại chỗ vùng môi

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý

2. Người bệnh

  • Làm các xét nghiệm máu.
  • Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị. - Kí hồ sơ bệnh án.

3. Phương tiện

  • Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, hàm mặt, dụng cụ vi phẫu
  • Kính lúp
  • Dao 15, 11
  • Xanh Methylen 

4. Thời gian phẫu thuật:2- 4 giờ

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
  3. Kỹ thuật
  • Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương ở môi trên hay môi dưới mà ta sử dụng các vạt tại chỗ khác nhau (Vạt đẩy Webter, vạt chuyển rãnh mũi má, vạt Abbe…).
  • Thiết kế vạt
  • Bóc vạt
  • Chuyển đến nơi nhận
  • Đóng 2 lớp

VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG

- Biến chứng gây mê hồi sức

Chảy máu

Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần

Nhiễm trùng vết mổ

S o xấu, co kéo, biến dạng 

Biến dạng thứ phát

 

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TỪNG PHẦN BẰNG VẠT LÂN CẬN

I.ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết từng phần môi bằng vạt lân cận

II.CHỈ ĐỊNH

Tổn khuyết một phần của môi III. III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh toàn thân nặng cao huyết áp đái đường, đa chấn thương
  • Mắc các vấn đề về tâm lý
  • Nhiễm trùng nặng da tại chỗ vùng môi

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện - Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật

  • Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý

2. Người bệnh

  • Làm các xét nghiệm máu.
  • Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
  • Kí hồ sơ bệnh án

3. Phương tiện

  • Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, hàm mặt, dụng cụ vi phẫu
  • Kính lúp
  • Dao 15, 11
  • Xanh Methylen 

4. Thời gian phẫu thuật: 2- 4 giờ

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản.
  3. Kỹ thuật
  • Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương ở môi trên hay môi dưới mà ta sử dụng các vạt lân cận khác nhau (vạt chuyển rãnh mũi má, vạt Abbe…)
  • Thiết kế vạt
  • Bóc vạt
  • Chuyển đến nơi nhận
  • Đóng 2 lớp

VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG

  • Biến chứng gây mê hồi sức
  • Chảy máu

-    Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần

-    Nhiễm trùng vết mổ

-    Sẹo xấu, co kéo, biến dạng 

-    Biến dạng thứ phát

 

 

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TỪNG PHẦN BẰNG VẠT TỪ XA

I.ĐẠI CUƠNG

Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết từng phần môi bằng vạt từ xa

II.CHỈ ĐỊNH

Tổn khuyết một phần của môi III. III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh toàn thân nặng cao huyết áp đái đường, đa chấn thương
  • Mắc các vấn đề về tâm lý
  • Nhiễm trùng nặng da tại chỗ vùng môi

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp bác sĩ phẫu thuật: 2 kíp, mỗi kíp gồm 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý

2. Người bệnh

  • Làm các xét nghiệm máu.
  • Chuẩn bị máu đồng nhóm dự trù hay truyền trong mổ
  • Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
  • Kí hồ sơ bệnh án

3. Phương tiện

  • Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, hàm mặt, dụng cụ vi phẫu
  • Kính lúp
  • Dao 15, 11
  • Xanh Methylen 

4. Thời gian phẫu thuật: 4- 6 giờ

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: Gây mê NKQ
  3. Kỹ thuật Kíp 1
  • Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương ở môi trên hay môi dưới mà ta sử dụng các vạt từ xa có nối mạch vi phẫu để tái tạo
  • Cắt lọc chuẩn bị vùng khuyết hổng của môi, 
  • Chuẩn bị cuống mạch, thần kinh nhận. Bộc lộ bó mạch mặt hoặc các nhánh của cảnh ngoài Kíp 2:
  • Bóc vạt tự do có cuống mạch nuôi

2 kip:

  • Chuyển vạt tạo hình môi có nối mạch thần kinh vi phẫu
  • Khâu cố định vạt
  • Heparin 
  • Khâu nối động mạch vi phẫu
  • Khâu nối tĩnh mạch vi phẫu
  • Khâu nối thần kinh vi phẫu nếu có
  • Kiểm tra  thông mạch
  • Đóng 2 lớp
  • Thuốc sau phẫu thuật: kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, có thể dùng kháng đông nếu cần.

VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG

  • Biến chứng gây mê hồi sức
  • Chảy máu
  • Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Sẹo xấu, co kéo, biến dạng 
  • Biến dạng thứ phát

 

 

           


PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI KẾT HỢP CÁC BỘ PHẬN XUNG QUANH BẰNG CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VI PHẪU

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết môi kết hợp các bộ phận xung quanh bằng vạt từ xa có nối mạch vi phẫu.

  1. CHỈ ĐỊNH

Tổn khuyết môi rộng và phối hợp với các bộ phận xung quanh

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Phối hợp đa chấn thương, bệnh toàn thân nặng

  1. CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình.
  2. Người bệnh

Làm các xét nghiệm

  1. Phương tiện: Dụng cụ phẫu thuật Tạo hình, Siêu âm doppler mạch cầm tay, Kính hiển vi phẫu thuật, chỉ vi phẫu, băng, gạc.
  2. Bệnh án: hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định. Người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ, ghi rõ đã được nghe giải thích rõ ràng, hiểu và chấp nhận các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
  3. Kỹ thuật: Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương ở môi trên hay môi dưới và các bộ phận xung quanh mà lựa chọn các vạt tổ chức từ xa có nối mạch vi phẫu để tái tạo môi.

VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG

  • Biến chứng do gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
  • Chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ.

          

 

 

 

 

 

 

PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA LỆCH MIỆNG 

DO LIỆT THẦN KINH VII

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật tạo hình điều trị lệch miệng do liệt thần kinh VII

  1. CHỈ ĐỊNH

Biến dạng, lệch miệng một bên do liệt thần kinh VII thời gian dài.

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
  • Bệnh toàn thân nặng cao huyết áp đái đường, đa chấn thương
  • Mắc các vấn đề về tâm lý
  • Nhiễm trùng nặng da tại chỗ vùng miệng

IV. CHUẨN BỊ

1. Ngƣời thực hiện

  • Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý

2. Người bệnh

  • Làm các xét nghiệm máu.
  • Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
  • Kí hồ sơ bệnh án

3. Phương tiện

  • Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, hàm mặt, dụng cụ vi phẫu
  • Kính lúp
  • Dao 15, 11
  • Xanh Methylen 

4. Thời gian phẫu thuật: 2- 4 giờ

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Nằm ngửa

2. Vô cảm:Gây mê NKQ

3. Kỹ thuật:

  • Phẫu thuật treo môi tĩnh bằng cân cơ tự thân hay vật liệu trơ hoặc phẫu thuật treo môi động bằng chuyển vạt cơ lân cận (cơ cắn, cơ thái dương) và ghép cơ tự do.
  • Rạch da vị trí cạnh mép và trước tai
  • Bóc tách trên cân
  • Lấy cơ hoặc vật liệu thay thế treo góc miệng - Nếu sử dụng vạt vi phẫu:

+ Chuẩn bị cuống mạch, thần kinh nhận. Bộc lộ bó mạch mặt hoặc các nhánh của cảnh ngoài

+ Bóc vạt tự do có cuống mạch nuôi

+ Chuyển vạt tạo hình môi có nối mạch thần kinh vi phẫu

+ Khâu cố định vạt

+ Heparin 

+ Khâu nối động mạch vi phẫu

+ Khâu nối tĩnh mạch vi phẫu

+ Khâu nối thần kinh vi phẫu nếu có

+ Kiểm tra  thông mạch

  • Khâu đóng 2 lớp 

VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG

  • Biến chứng gây mê hồi sức
  • Chảy máu
  • Vạt cơ hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • S o xấu, co kéo, biến dạng 
  • Biến dạng thứ phát

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẪU THUẬT KHÂU VẾT THƯƠNG THẤU MÁ 

VÀ ỐNG TUYẾN NƯỚC BỌT

  1. ĐẠI CƯƠNG

Sử dụng kim chỉ nhỏ khâu nối ống tuyến nước bọt và khâu vết thương.

  1. CHỈ ĐỊNH

Vết thương qua toàn bộ má vào trong khoang miệng, có hoặc không có tổn thương ống tuyến nước bọt.

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

không có chống chỉ định tuyệt đối

  1. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý

2. Người bệnh

  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
  • Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ vi phẫu thuật - Kính lúp hoặc kính hiển vi phẫu thuật.

4. Thời gian phẫu thuật: 01 - 02h.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương.
  2. Vô cảm: gây mê nội khí quản, tốt nhất là đường mũi
  3. Thực hiện kỹ thuật

- Bộc lộ vết thương, kiểm tra ống tuyến bằng kim luồn đưa từ lỗ đổ vào khoang miệng của tuyến nước bọt mang tai. Nếu có bị đứt:

+ Bộc lộ 2 đầu ống tuyến

+ Nối ống tuyến bằng chỉ liền kim nylon 8.0

+ Đặt dẫn lưu vào khoang miệng 

+ Khâu vết thương bằng các mũi khâu rời ở phần da phía ngoài. Khâu bằng chỉ tự tiêu nhanh ở phần niêm mạc phía trong miệng.

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong 24h đầu.
  • Rút dẫn lưu sau 07 ngày.
  • Chảy máu: hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
  • Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
  • Dò nước bọt qua vết mổ do tổn thương tuyến nước bọt: băng ép, uống thuốc giảm tiết nước bọt, dẫn lưu nước bọt vào khoang miệng.

PHẪU THUẬT KHÂU VẾT THƯƠNG ỐNG TUYẾN NƯỚC BỌT

  1. ĐẠI CƯƠNG

Sử dụng kim chỉ nhỏ khâu nối ống tuyến nước bọt

  1. CHỈ ĐỊNH

Vết thương có tổn thương ống tuyến nước bọt

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối

  1. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý

2. Người bệnh: 

  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
  • Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

3. Phƣơng tiện:

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ vi phẫu thuật - Kính lúp hoặc kính hiển vi phẫu thuật.

4. Thời gian phẫu thuật: 01 – 02h.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương.
  2. Vô cảm: gây mê nội khí quản, tốt nhất là đường mũi
  3. Thực hiện kỹ thuật
  • Bộc lộ vết thương, kiểm tra ống tuyến bằng kim luồn đưa từ lỗ đổ vào khoang miệng của tuyến nước bọt mang tai
  • Bộc lộ 2 đầu ống tuyến
  • Nối ống tuyến bằng chỉ liền kim nylon 8.0
  • Đặt dẫn lưu vào khoang miệng 
  • Khâu vết thương bằng các mũi khâu rời ở phần da phía ngoài. Đóng bao tuyến.

Khâu bằng chỉ tự tiêu nhanh ở phần niêm mạc phía trong miệng.

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong 24h đầu.
  • Rút dẫn lưu sau 07 ngày.
  • Chảy máu: hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
  • Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí:

thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.

  • Rò nước bọt qua vết mổ do tổn thương tuyến nước bọt: băng ép, uống thuốc giảm tiết nước bọt, dẫn lưu nước bọt vào khoang miệng.

 

PHẪU THUẬT KHÂU VẾT THƯƠNG THẦN KINH

  1. ĐẠI CƯƠNG 

Sử dụng kim chỉ siêu nhỏ để khâu nối vết thương thần kinh dưới kính vi phẫu hoặc kính lúp.

  1. CHỈ ĐỊNH

Vết thương đứt thần kinh

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Vết thương bẩn nhiễm trùng

  1. CHUẨN BỊ 

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý

2. Người bệnh

  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
  • Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ vi phẫu thuật - Kính lúp hoặc kính hiển vi phẫu thuật.

4. Thời gian phẫu thuật: 01 - 02h.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: tuỳ thuộc vào vị trí tổn thương
  2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
  3. Thực hiện kỹ thuật
  • Bộc lộ 2 đầu thần kinh.
  • Dùng chỉ liền kim nylon 9.0 hoặc 10.0 khâu nối thần kinh bằng các mũi khâu rời dưới kính vi phẫu thuật hoặc kính lúp.
  • Có thể khâu thêm các mũi chống căng bằng prolene 6.0
  • Khâu da hai lớp - Băng ép nh .
  • N p cố định với các tổn thương ở vị trí vận động.

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong 24 h đầu.
  • Chảy máu: hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
  • Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí:

thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẪU THUẬT GHÉP LẠI MẢNH DA MẶT ĐỨT RỜI 

KHÔNG BẰNG VI PHẪU

  1. ĐẠI CƯƠNG

Sử dụng kĩ thuật ghép da dày toàn bộ ghép lại mảnh da mặt đứt rời

  1. CHỈ ĐỊNH

Mảnh da ghép ko dập nát và vết thương không đóng được trực tiếp, phần khuyết da ko lộ xương hoặc sụn, ống tuyến

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Vết thương bẩn, da dập nát

  1. CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện: bác sĩ phẫu thuật tạo hình
  2. Người bệnh: Làm đủ các xét nghiệm
  3. Phương tiện: dụng cụ phẫu thuật tạo hình, băng gạc...
  4. Bệnh án: hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định. Người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ, ghi rõ đã được nghe giải thích rõ ràng, hiểu và chấp nhận các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương.
  2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
  3. Kỹ thuật

- Làm sạch mảnh da bị đứt rời và nền nhận. Dùng kĩ thuật lấy da dày toàn bộ hoặc da xẻ đôi mảnh da đứt rời - Khâu cố định da ghép vào nền nhận - Đặt gối gạc.

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  1. Theo dõi và chăm sóc: tháo gối gạc sau 7 ngày
  2. Biến chứng:
  • Chảy máu (hiếm gặp):
  • Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
  • Hoại tử da ghép: cắt lọc, thay băng và ghép da lại.

 


PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG VÙNG HÀM MẶT DO HỎA KHÍ

I.ĐẠI CƯƠNG

Làm sạch tối đa vết thương hàm mặt do hoả khí

II. CHỈ ĐỊNH

Vết thương vùng hàm mặt do hoả khí III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý

2. Người bệnh

  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
  • Chụp Xquang mặt thẳng nghiêng, chụp cắt lớp vi tính dựng hình.
  • Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình Hàm mặt

4. Thời gian phẫu thuật: 01 - 02h.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương.

2. Vô cảm: gây mê nội khí quản

3. Kỹ thuật:

  • Rửa sạch vết thương bằng xà phòng y tế
  • Bộc lộ vết thương, đánh giá tổn thương
  • Cắt lọc tổ chức hoại tử và lấy dị vật
  • Khâu nối thần kinh và ống tuyến nếu không bị mất đoạn
  • Dẫn lưu vào trong miệng
  • Khâu vết thương thưa hoặc để hở tuỳ theo mức độ tổn thương.

 

VI.THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ LÝ

-Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong 24h đầu

-Thay băng, theo dõi vết thương nếu tiếp tục hoại tử, cắt lọc tiếp

-Chảy máu (hiếm gặp): băng ép chặt, nếu không đỡ cắt chỉ cầm điện.

-Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.

-Rò nước bọt qua vết mổ do tổn thương tuyến nước bọt: băng ép, uống thuốc giảm tiết nước bọt, dẫn lưu nước bọt vào khoang miệng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA GÓC HÀM XƯƠNG HÀM DƯỚI

  1. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật kéo dài xương hàm dưới trong trường hợp thiểu sản xương hàm dưới hoặc cắt gọt xương hàm dưới trong trường hợp phì đại góc hàm

  1. CHỈ ĐỊNH

Thiểu sản hay phì đại xương hàm dưới ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ hay phì đại xương hàm dưới.

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Toàn trạng không phù hợp với phẫu thuật

  1. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý

2. Người bệnh

  • Bệnh án ngoại khoa.
  • Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy. Chụp Xquang sọ mặt. Chụp cắt lớp vi tính dựng hình
  • Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt - Bộ n p vít hàm mặt.

4. Thời gian phẫu thuật: 2h-3h

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: nằm ngửa
  2. Vô cảm: gây mê nội khí quản, gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000.
  3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
  • Dùng dụng cụ kéo vén bộc lộ góc hàm 2 bên qua ổ miệng
  • Tuỳ theo từng mức độ và tổn thương 1 bên hay 2 bên
  • Qua đường niêm mạc góc hàm vào cắt đẩy xương hàm dưới chỉnh sửa thiểu sản góc hàm hoặc cắt 1 phần góc hàm điều trị phì đại góc hàm
  • Đặt nẹp vis trong trường hợp cắt đôi xương hàm hoặc hệ thống kéo giãn xương hàm.
  • Đặt dẫn lưu, đóng vết mổ

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau mổ 24h
  • Chườm lạnh
  • Ăn mềm, nguội và vệ sinh răng miệng
  • Chảy máu (hiếm gặp): băng ép chặt, nếu không đỡ cắt chỉ cầm máu bằng dao điện.
  • Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.

          

PHẪU THUẬT CẮT CHỈNH CẰM

  1. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật cắt đẩy phần cằm xương hàm dưới ra trước hoặc ra sau  trong trường hợp thiểu sản hoặc phì đại xương hàm dưới vùng cằm.

  1. CHỈ ĐỊNH

Thiểu sản vùng cằm xương hàm dưới ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Toàn trạng không phù hợp với phẫu thuật

  1. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý

2. Người bệnh

-    Bệnh án ngoại khoa.

  • Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy. Chụp Xquang sọ mặt. Chụp cắt lớp vi tính dựng hình.
  • Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt, cưa cắt hàm mặt

- Bộ nẹp vít hàm mặt.

4. Thời gian phẫu thuật: 2h-3h

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: nằm ngửa
  2. Vô cảm: gây mê nội khí quản, gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000.
  3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  • Bộc lộ đường cổ vùng cằm qua ổ miệng.
  • Tuỳ theo từng mức độ và tổn thương
  • Qua đường niêm mạc vùng cằm vào cắt đẩy vùng cằm xương hàm dưới chỉnh sửa thiểu sản vùng cằm hoặc phì đại xương hàm dưới vùng cằm.
  • Đặt nẹp vis cố định xương
  • Đặt dẫn lưu, đóng vết mổ

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

-    Theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau mổ 24h

-    Chườm lạnh

  • Ăn mềm, nguội và vệ sinh răng miệng
  • Chảy máu (hiếm gặp): băng ép chặt, nếu không đỡ cắt chỉ cầm máu bằng dao điện.
  • Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh 

PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA THÂN XƯƠNG HÀM DƯỚI

  1. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật kéo dài hoặc thu ngắn thân xương hàm dưới trong trường hợp thiểu sản xương hàm dưới hoặc cắt gọt xương trong phì đại thân xương hàm dưới.

  1. CHỈ ĐỊNH

Thiểu sản và phì đại xương hàm dưới ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Toàn trạng không phù hợp với phẫu thuật

  1. CHUẨN BỊ

1. Ngƣời thực hiện

  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.

2. Người bệnh

-     Bệnh án ngoại khoa.

  • Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy. Chụp Xquang sọ mặt. Chụp cắt lớp vi tính dựng hình.
  • Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt

4. Thời gian phẫu thuật: 02h - 03h

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: nằm ngửa
  2. Vô cảm: gây mê nội khí quản, gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000.
  3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Tuỳ theo từng mức độ và tổn thương 1 bên hay 2 bên, mổ qua đường miệng.

  • Qua đường niêm mạc hàm dưới vào cắt đẩy xương hàm dưới chỉnh sửa thiểu sản xương hàm hoặc cắt 1 phần thân xương hàm điều trị phì đại thân xương.
  • Chú ý bảo tồn thần kinh hàm dưới hai bên.
  • Đặt nẹp vis trong trường hợp cắt đôi xương hàm hoặc hệ thống kéo giãn xương hàm.
  • Đặt dẫn lưu, đóng vết mổ

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau mổ 24h - Chườm lạnh

  • Ăn mềm, nguội và vệ sinh răng miệng
  • Rút dẫn lưu sau 48h
  • Chảy máu (hiếm gặp): băng ép chặt, nếu không đỡ cắt chỉ cầm máu bằng dao điện.
  • Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh 

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THIỂU SẢN BẨM SINH NỬA MẶT                     BẰNG CHẤT LÀM ĐẦY

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật bơm chất làm đầy để điều trị thiểu sản bẩm sinh nửa mặt

  1. CHỈ ĐỊNH

Thiểu sản bẩm sinh nửa mặt

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có cơ địa dị ứng với chất làm đầy, nhiễm trùng tại chỗ

  1. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 01 - 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý

2. Người bệnh

  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
  • Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

3. Phương tiện

  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
  • Chất làm đầy

4. Thời gian phẫu thuật: 30 phút - 01h.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương.
  2. Vô cảm: gây tê tại chỗ.
  3. Kỹ thuật
  • Đánh dấu vùng thiểu sản, lõm ở mặt
  • Dùng kim nhỏ 1ml bơm chất làm đầy vào các vùng thiểu sản nửa mặt, tuỳ theo từng mức độ mà tiêm số lượng cũng như các vị trí khác nhau.
  • Băng ép sau tiêm

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  1. Theo dõi

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau tiêm 24h

Vùng da mặt, chườm mát

  1. Biến chứng

- Phản ứng quá mẫn hoặc phù nề: chườm mát, dùng giảm phù nề - Nhiễm trùng: dùng kháng sinh.

           

PHẪU THUẬT CẮT BỎ U DA MẶT LÀNH TÍNH

  1. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật cắt bỏ u da lành tính vùng mặt, đóng vết mổ sau phẫu thuật bằng các kỹ thuật tạo hình

  1. CHỈ ĐỊNH

Trong các trường hợp u lành tính nằm trên da mặt

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có bệnh toàn thân không phù hợp cho phẫu thuật

  1. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê. 
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.

2. Người bệnh

  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
  • Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình – hàm mặt

4. Thời gian phẫu thuật: 30 phút – 1,5h.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương
  2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê trong trường hợp trẻ em và u lớn
  3. Kỹ thuật
  • Rạch da theo đường thiết kế
  • Bóc tách u, phẫu tích u tránh các tổ chức quan trọng: mạch máu, thần kinh, cơ.
  • Cắt bỏ toàn bộ u
  • Cầm máu kỹ bằng đốt điện diện bóc tách, bơm rửa sạch.
  • Trong trường hợp không đóng trực tiếp, tiến hành dùng vạt che phủ hoặc ghép da (kỹ thuật tạo hình khác).

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu (nếu phải gây mê toàn thân)

Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.

  • Chảy máu: hiếm gặp. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
  • Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí:

thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.


KỸ THUẬT KHÂU ĐÓNG TRỰC TIẾP SẸO VÙNG CỔ, MẶT                          (DƯỚI 3CM)

  1. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật cắt sẹo và khâu đóng trực tiếp

  1. CHỈ ĐỊNH

Trong các trường hợp sẹo xấu vùng cổ, mặt dưới 3cm

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có bệnh toàn thân không phù hợp cho phẫu thuật

  1. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê. 
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.

2. Người bệnh 

  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
  • Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình – hàm mặt

4. Thời gian phẫu thuật: 30 phút – 1,5h.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với s o hoặc ngửa cổ
  2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê trong trường hợp trẻ em
  3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  • Vẽ thiết kế đường cắt sẹo zig zắc hoặc hình trám.
  • Rạch da dọc theo sẹo
  • Cắt bỏ sẹo và cầm máu kỹ vùng tổn khuyết để lại.
  • Khâu 2 lớp: dưới da bằng Vicryl, khâu da bằng Nylon
  • Băng ép  

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu (nếu phải gây mê toàn thân) Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.

Chảy máu: hiếm gặp. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.

  • Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí:

thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ

KỸ THUẬT KHÂU ĐÓNG TRỰC TIẾP SẸO VÙNG CỔ, MẶT                  

(TRÊN 3CM)

  1. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật cắt sẹo và khâu đóng trực tiếp

  1. CHỈ ĐỊNH 

Trong các trường hợp sẹo xấu vùng cổ, mặt trên 3cm

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

Người bệnh có bệnh toàn thân không phù hợp cho phẫu thuật

  1. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê. 
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý

 2. Người bệnh

  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
  • Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt

4. Thời gian phẫu thuật: 01h - 1,5h.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với s o hoặc ngửa cổ
  2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê trong trường hợp trẻ em
  3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  • Thiết kế đường rạch da
  • Rạch da dọc theo sẹo
  • Cắt bỏ sẹo, cầm máu kỹ sau cắt s o bằng dao điện.
  • Bóc tách tổ chức dưới da 2 bên.
  • Khâu 2 lớp: dưới da bằng Vicryl, khâu da bằng Nylon
  • Băng ép

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu (nếu phải gây mê toàn thân)

Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.

  • Chảy máu: hiếm gặp. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
  • Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí:

thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.


                          KỸ THUẬT SỬA SẸO VÙNG CỔ, MẶT BẰNG VẠT DA TỪ XA

  1. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật cắt bỏ sẹo và che phủ khuyết phần mềm bằng vạt từ xa

  1. CHỈ ĐỊNH

Trong các trường hợp sẹo xấu vùng cổ, mặt

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có bệnh toàn thân không phù hợp cho phẫu thuật

  1. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý

2. Người bệnh

  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
  • Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt

4. Thời gian phẫu thuật: 1,5h - 02h.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với sẹo hoặc ngửa cổ
  2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê trong trường hợp trẻ em
  3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  • Thiết kế đường mổ cắt sẹo và vạt da che phủ từ xa.
  • Rạch da theo đường thiết kế
  • Cắt bỏ sẹo và cầm máu kỹ
  • Phẫu tích vạt từ xa theo thiết kế phù hợp với vùng khuyết da sau cắt bỏ s o vùng cổ
  • Chuyển vạt da tới nơi nhận
  • Khâu cố định vạt da vào nền nhận 2 lớp: dưới da bằng Vicryl, khâu da bằng Nylon
  • Đặt dẫn lưu hoặc lam dẫn lưu nền nhận và nơi cho vạt - Băng ép nh 

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu - Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.
  • Rút dẫn lưu nơi lấy vạt và nền nhận sau 48h.
  • Chảy máu: hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
  • Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ. 
  • Vạt da tím hoặc lạnh: Cắt chỉ giảm căng và theo dõi thêm
  • Hoại tử vạt da: Cắt bỏ vạt da, thay băng và lập kế hoạch tạo hình thì 2.

PHẪU THUẬT GHÉP XƯƠNG TỰ THÂN TỨC THÌ SAU CẮT ĐOẠN XƯƠNG HÀM TRÊN

  1. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật ghép xương tự thân tạo hình vùng khuyết xương ngay sau cắt đoạn xương hàm trên

  1. CHỈ ĐỊNH 

Sau cắt u xương hàm trên gây khuyết xương

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối

  1. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý

2. Người bệnh

  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy, chụp Xquang sọ mặt và cắt lớp dựng hình hàm mặt
  • Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt.

4. Thời gian phẫu thuật: 1,5h - 02h.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Tư thế: nằm ngửa, bộc lộ nơi lấy xương bản ngoài xương sọ hoặc xương mào chậu
  2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
  3. Kỹ thuật: tuỳ theo vị trí lấy xương ghép là bản ngoài xương sọ hay xương mào chậu.
  • Rạch da, bộc lộ vùng lấy xương ghép
  • Dùng đục lấy xương theo kích thước cần dùng
  • Bộc lộ nơi ghép xương hàm trên
  • Đặt xương ghép vào vị trí đã cắt bỏ của xương hàm trên
  • Cố định xương ghép bằng n p vít
  • Đặt dẫn lưu nơi lấy xương
  • Băng ép

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu - Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.
  • Rút dẫn lưu nơi lấy xương sau 48h.
  • Chảy máu: hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
  • Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí:

thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHÂU VÀ CẮT LỌC VẾT THƯƠNG VÙNG MŨI

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật xử lý cắt lọc và khâu trong các vết thương nhỏ vùng mũi có thể đóng được trực tiếp

 

  1. CHỈ ĐỊNH

Vết thương nhỏ vùng mũi có thể đóng được trực tiếp

 

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần

 

  1. CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện
  • Kíp phẫu thuật : Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 Điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
  1. Người bệnh
  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định.
  • Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật , ký hồ sơ bệnh án.
  1. Phương tiện
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
  • Kim chỉ
  1. Thời gian phẫu thuật : 1-2 h

 

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ
  3. Kỹ thuật:
  • Cắt lọc mép vết thương tiết kiệm, làm sạch vết thương.
  • Tách mép da với phần tổ chức phía dưới.
  • Khâu theo từng lớp mũi rời.

 

  1. BIẾN CHỨNG VÀ DI CHỨNG

Do gây tê và gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử da ghép.

Xử trí:

  • Cắt lọc , làm sạch.
  • Kháng sinh
  • Bảo vệ mắt
  • Phẫu thuật lại nếu cần.

    

 

 

 

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI BẰNG NẮN CHỈNH

 

  1. ĐẠI CƯƠNG

Dùng phương pháp nắn chỉnh ngoài để nắn chỉnh gãy xương chính mũi

  1. CHỈ ĐỊNH

Gãy xương chính mũi kín

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Gãy nát xương chính mũi hoặc gãy mất vững khối mũi mắt sàng phải phẫu thuật đặt nẹp phối hợp cùng sọ não.

 

  1. CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện:
  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 01 phụ phẫu thuật
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.

 

  1. Người bệnh :
  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
  • Chụp XQ lướt sống mũi, chụp cắt lớp vi tính dựng hình
  • Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

 

  1. Phương tiện:
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình – hàm mặt

 

  1. Thời gian phẫu thuật: 30 phút – 1h

 

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000 hoặc tiền mê.
  3. Kỹ thuật
  • Vệ sinh sạch lỗ mũi
  • Sử dụng lóc màng xương trong hàm mặt hoặc đầu kìm kẹp kim đưa vào trong lỗ mũi cùng bên với bên gãy xươngđến phần xương gãy
  • Nâng xương ra ngoài và lên trên vè vị trí giải phẫu
  • Đặt mech mũi bên gãy xương
  • Nẹp bột mũi.

 

  1. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
  1. Theo dõi và chăm sóc: rút meshes mũi sau 3 ngày, bỏ nẹp bột sau 1 tuần
  2. Biến chứng:
  • Chảy máu: Dùng mashes mũi tẩm Adrenalin ép chặt
  • Di lệch xương lại chuyển mổ

 

 

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MŨI MỘT PHẦN

 

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật tái tạo lại một phần của mũi bằng vạt

 

  1. CHỈ ĐỊNH

Tổn khuyết một phần mũi

 

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Phối hợp ĐCT, bệnh toàn thân nặng, không hợp tác

 

  1. CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện:
  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp gây mê: 01 Bác sĩ gây mê, 01 phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.

 

  1. Người bệnh:
  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định.
  • Giải thích người nhà và người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

 

  1. Phương tiện
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình

 

  1. Thời gian phẫu thuật: 3-5 h

 

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  1. Tư thế : Nằm ngửa
  2. Vô cảm: gây mê NKQ
  3. Kỹ thuật:
  • Bộc lộ tổn khuyết, đo kích thước khuyết hổng
  • Bóc vạt: có cuống, vạt ngẫu nhiên hoặc vạt tự do
  • Chuyển vạt (vạt trán trước, vạt vi phẫu tự do)
  • Tạo hình phục hồi cấu trúc của mũi.
  1. BIẾN CHỨNG VÀ DI CHỨNG
  • Biến chứng do gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
  • Chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ

Xử trí:

  • Cắt lọc, làm sạch
  • Kháng sinh
  • Phẫu thuật lại nếu cần.

 

 

 

 

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MŨI TOÀN BỘ

 

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật tái tạo lại toàn bộ mũi bằng vạt.

 

  1. CHỈ ĐỊNH

Tổn khuyết toàn bộ mũi

 

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Phối hợp ĐCT, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác

 

  1. CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện:
  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 02 phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.
  1. Người bệnh:
  • Làm bệnh án ngoại khoa
  • Làm đủ bộp xét nghiệm thường quy, chụp phim CT hàm mặt theo chỉ định
  • Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký  hồ sơ bệnh án
  1. Phương tiện:
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
  • Dao lấy ghép da
  • Bộ dụng cụ vi phẫu
  • Kính vi phẫu, máy Doppler cầm tay
  • Chỉ khâu vi phẫu
  • Chỉ thường
  1. Thời gian phẫu thuật: 4h-8h

 

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: Gây mê NKQ
  3. Kỹ thuật:
  • Sử dụng vạt tại chỗ:Dùng vạt trán tạo hình phục hồi cấu trúc của mũi. Có thể phải cắt cuống hoặc không
  • Sử dụng vạt tự do: vạt quay, vạt đùi trước ngoài. Cần 02 kíp phẫu thuật

+ Kíp 01: Lấy vạt

+ Kíp 02: Chuẩn bị mạch nhận

  • Chuyển vạt vào vùng tổn khuyết
  • Đóng vạt
  • Nếu dùng vạt tự do cần nối mạch vạt vi phẫu
  1. BIẾN CHÚNG VÀ DI CHỨNG
  • Biến chứng gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
  • Chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ

Xử trí:

  • Cắt lọc, làm sạch
  • Kháng sinh
  • Bảo vệ mắt
  • Phẫu thuật lại nếu cần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÁP MŨI BẰNG CÁC VẠT CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI

 

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật lại tổn khuyết vùng tháp mũi bằng vạt có cuống mạch nuôi

 

  1. CHỈ ĐỊNH

Tổn khuyết vùng tháp mũi

 

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Phối hợp ĐCT bệnh toàn thân nặng

 

  1. CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện:
  • Kíp phẫu thuật: 01 phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp gây mê : 01 Bác sĩ gây mê, 01 phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài,01 hộ lý.
  1. Người bệnh:
  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy,chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định.
  • Giải thích người nhà và người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
  1. Phương tiện:
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
  • Chỉ phẫu thuật
  1. Thời gian phẫu thuật: 3h- 5h

 

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: Gây mê NKQ
  3. Kỹ thuật:
  • Bộc lộ tổn khuyết, đo kích thước khuyết hổng
  • Thiết kế vạt
  • Bóc vạt: có cuống, vạt ngẫu nhiên hoặc vạt tự do.
  • Chuyển vạt ( vạt trán trước, vạt vi phẫu tự do)
  • Tạo hình phục hồi cấu trúc của mũi.
  1. BIẾN CHỨNG VÀ DI CHỨNG
  • Biến chứng do gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
  • Chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ.

Xử trí:

  • Cắt lọc làm sạch
  • Kháng sinh
  • Bảo vệ mắt
  • Phẫu thuật lại nếu cần.

 

 

 

 

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁNH MŨI BẰNG CÁC VẠT CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI

 

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết vùng cánh mũi bằng vạt có cuống mạch nuôi

 

  1. CHỈ ĐỊNH

Tổn khuyết vùng cánh mũi

 

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Phối hợp ĐCT , bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác

 

  1. CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện
  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 02 phụ phẫu thuật
  • Kíp Gây mê : 01 Bác sĩ gây mê, 01 phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.

 

  1. Người bệnh
  • Làm bệnh án ngoại khoa
  • Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT hàm mặt theo chỉ định
  • Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án

 

  1. Phương tiện
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
  • Chỉ phẫu thuật

 

  1. Thời gian phẫu thuật: 3h -5h

 

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: gây tê NKQ
  3. Kỹ thuật:
  • Chuẩn bị, làm sạch vùng khuyết tổn ở cánh mũi
  • Thiết kế vạt phù hợp với khuyết hổng
  • Bóc vạt có cuống mạch nuôi (vạt rãnh mũi má) dựa trên động mạch lưng mũi
  • Chuyển vạt tạo hình cánh mũi.
  • Đóng vết mổ.
  1. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
  • Chảy máu nhiễm trùng: tụ máu mắt hoặc nơi lấy vạt. Xử trí: Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ.
  • Hoại tử vạt
  • Sẹo co kéo

 

 

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÁP MŨI BẰNG VẠT DA TỪ XA

 

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết vùng tháp mũi bằng vạt từ xa có nối mạch vi phẫu

 

  1. CHỈ ĐỊNH

Tổn khuyết vùng tháp mũi

 

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Phối hợp đa chấn thương, bệnh toàn thân nặng người bệnh không hợp tác

 

  1. CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện:
  •      Kíp phẫu thuật: 02 kíp phẫu thuật từ 4-6 phẫu thuật viên tạo hình hàm mặt vi phẫu.
  •  Kíp gây mê : 01 bác sĩ gây mê, 01 phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 02 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
  • Hồi tỉnh: 01 bác sỹ gây mê , 01 điều dưỡng hồi tỉnh.

 

  1. Người bệnh:

Làm các xét nghiệm: xét nghiệm cơ bản, chụp các phim theo yêu cầu.

+ Làm đủ các xét nghiệm chẩn đoán, chú ý các bệnh lý phối hợp: tim mạch , tiểu đường… Đánh giá tình trạng toàn thân như tuổi, cơ địa, những bệnh mãn tính phối hợp có ảnh hưởng đến cuộc phẫu thuật, trong thời kỳ hậu phẫu.Đánh giá khả năng phẫu thuật để chuẩn bị cho cuộc mổ diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.

  • Dùng kháng sinh dự phòng nếu cần thiết.
  • Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân , về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh.
  • Chuẩn bị trước mổ theo quy định Ngoại khoa thông thường.

 

  1. Phương tiện
    1.  Phục vụ phẫu thuật
  • Phòng mổ lớn cho gây mê toàn thân kéo dài
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt, sọ mặt.
  • Bộ dụng cụ mạch máu
  • Bộ dụng cụ vi phẫu
  • Bộ khoan cắt xương
  • Bộ nẹp vít hàm mặt
  • Chỉ phẫu thuật và chỉ vi phẫu
  • Bông, băng gạc
  • Kính vi phẫu
    1. Gây mê
  • Máy mê
  • Máy giữ nhiệt độ cho người bệnh
  • Bơm tiêm điện.

 

  1. Thời gian phẫu thuật: 8-12h

 

 

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  1. Tư thế : Nằm ngửa
  2. Vô cảm: Gây mê NKQ
  3. Kỹ thuật:
  • Kíp 1:  Cắt lọc, chuẩn bị khuyết hổng vùng tháp mũi, chuẩn bị cuống mạch nhận, thiết kế vạt.
  • Kíp 2: Bóc vạt tự do có cuống mạch nuôi
  • Chuyển vạt tạo hình tháp mũi, nối mạch máu thần kinh vi phẫu.
  • Đóng vạt.
  • Nới cho có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da.

 

  1. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
  • Biến chứng do gây mê lâu , thời gian phẫu thuật kéo dài
  • Chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ.

Xử trí

  • Cắt lọc, làm sạch
  • Kháng sinh
  • Bảo vệ mắt
  • Phẫu thuật lại nếu cần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÁP MŨI BẰNG VẠT DA KẾ CẬN

 

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết vùng tháp mũi bằng vạt kế cận

 

  1. CHỈ ĐỊNH

Tổn khuyết vùng tháp mũi nhỏ

 

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Phối hợp ĐCT, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác

 

  1. CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện:
  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp gây mê: 01 bác sĩ gây mê, 01 phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý

 

  1. Người bệnh;
  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định
  • Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
  • Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình

 

  1. Thời gian phẫu thuật: 3-5 h

 

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: gây mê NLQ
  3. Kỹ thuật:
  • Bộc lộ tổn khuyết, đo kích thước.
  • Thiết kế vạt.
  • Bóc vạt kế cận, sử dụng vạt xoay, đẩy để tạo hình tháp mũi.
  • Đóng vạt 2 lớp
  • Chỗ cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da.
  1. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
  • Biến chứng do gây mê, thời gian phẫu thuật kéo dài
  • Chảy máu nhiễm trùng, hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ

Xử trí:

  • Cắt lọc, làm sạch
  • Kháng sinh
  • Bảo vệ mắt
  • Phẫu thuật lại nếu cần.

 

 

 

 PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MŨI SƯ TỬ

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật thu nhỏ đầu mũi trong tạo hình mũi sư tử

  1. CHỈ ĐỊNH

Mũi sư tử

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Phối hợp đa chấn thương, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác

  1. CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện
  • Kíp phẫu thuật: Gỗm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 01 BÁC SĨ gây mê; 01 phụ gây mê
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 02 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
  1. Người bệnh
  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy , chụp phim CT hàm mặt theo chỉ định
  • Giải thích người bệnh và người nhà trước khi phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án
  1. Phương tiện
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
  • Chỉ phẫu thuật
  1. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h

 

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: gây tê tại chỗ
  3. Kỹ thuật:
  • Đường mở mũi qua trụ mũi, bóc tách bộc lộ cấu trúc sụn mũi, khâu thu gọn sụn tạo hình đầu mũi
  • Cắt bỏ một phần da và mỡ dưới da thừa
  • Đóng vết mổ mũi rời
  • Đặt mech mũi trong 48h
  1. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG

Biến chứng do gây tê, chảy máu, nhiễm trùng

Xử trí:

  • Cắt lọc, làm sạch
  • Bảo vệ mắt
  • Phẫu thuật lại nếu cần

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẪU THUẬT CẮT BỎ KHỐI U LÀNH TÍNH VÙNG MŨI( TRÊN 2CM)

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật cắt bỏ u lành tính vùng mũi > 2cm và tạo hình che phủ tổn khuyết sau cắt u

  1. CHỈ ĐỊNH

U vùng mũi kích thước lớn hơn 2cm

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Phối hợp đa chấn thương, bệnh toàn thân nặng

  1. CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện
  • Kíp phẫu thuật: Gỗm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 01 bác sĩ gây mê; 01 phụ gây mê
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 02 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
  1. Người bệnh
  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT, MRI hàm mặt theo chỉ định
  • Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án
  1. Dụng cụ
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình + vi phẫu
  • Chỉ phẫu thuật
  • Kính vi phẫu ( nếu có sử dụng vạt tự do)
  1. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h

 

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: Gây mê NKQ, gây tê tại chỗ
  3. Kỹ thuật:
  • Cắt bỏ theo thiết diện khối u
  • Khuyết hổng sau cắt bỏ khối u được trực tiếp hoặc tạo hình lại bằng các vạt tại chỗ, vạt lân cận, vạt có cuống mạch liền hoặc các vạt từ xa có nối mạch vi phẫu vạt tại chỗ/vạt có cuống/vạt tự do
  1. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
  • Biến chứng do gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
  • Chảy máu, nhiễm trùng, hoặc hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ.

Xử trí:

  • Cắt lọc làm sạch
  • Kháng sinh 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẪU THUẬT CẮT BỎ KHỐI U LÀNH TÍNH VÙNG MŨI( DƯỚI 2CM)

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật cắt bỏ u lành tính vùng mũi < 2cm và tạo hình che phủ tổn khuyết sau cắt u

  1. CHỈ ĐỊNH

U vùng mũi kích thước nhỏ hơn 2cm

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Phối hợp đa chấn thương, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác

  1. CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện
  • Kíp phẫu thuật: Gỗm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 01 bác sĩ gây mê; 01 phụ gây mê
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 02 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
  1. Người bệnh
  • Bệnh án ngoại khoa
  • Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT, MRI hàm mặt theo chỉ định
  • Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án
  1. Dụng cụ
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
  • Chỉ phẫu thuật
  1. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h

 

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: Gây mê NKQ, gây tê tại chỗ
  3. Kỹ thuật:
  • Cắt bỏ theo thiết diện khối u
  • Khuyết hổng sau cắt bỏ khối u được trực tiếp hoặc tạo hình lại bằng các vạt tại chỗ hay vạt lân cận, ghép da
  1. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
  • Biến chứng do gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
  • Chảy máu, nhiễm trùng, hoặc hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ.

Xử trí:

  • Cắt lọc làm sạch
  • Kháng sinh 
  • Bảo vệ mắt
  • Phẫu thuật lại nếu cần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁNH MŨI BẰNG GHÉP PHỨC TẠP VÀNH TAI

  1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết toàn bộ vùng cánh mũi bằng ghép phức hợp sụn vành tai

  1. CHỈ ĐỊNH

Tổn khuyết toàn bộ vùng cánh mũi

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Phối hợp đa chấn thương, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác

  1. CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện
  • Kíp phẫu thuật: Gỗm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
  • Kíp gây mê: 01 bác sĩ gây mê; 01 phụ gây mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 02 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
  1. Người bệnh
  • Bệnh án ngoại khoa
  • bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT hàm mặt theo chỉ định
  • Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án
  1. Phương tiện
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
  • Bộ ghép da
  • Chỉ phẫu thuật
  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  1. Tư thế: Nằm ngửa
  2. Vô cảm: Gây mê NKQ
  3. Kỹ thuật:
  • Chuẩn bị, làm sạch vùng khuyết tổn ở cánh mũi
  • Thiết kế mảnh ghép vành tai phù hợp khuyết hỏng
  • Bóc sụn phức tạp vành tai
  • Chuyển phức hợp, tạo hình cánh mũi, cố định mảnh ghép
  • Đóng vết mổ
  1. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
  • Chảy máu, nhiễm trùng, tụ máu hoặc nơi lấy vạt.

Xử trí

  • Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ
  • Hoại tử vạt
  • Rụng tóc phần vạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẪU THUẬT VI PHẪU TÁI TẠO LẠI CÁC BỘ PHẬN

Ở VÙNG ĐẦU MẶT

I. ĐỊNH NGHĨA:

Là phẫu thuật sử dụng vạt vi phẫu (Vạt da hay vạt phức hợp da, cơ, xương ) để tái tạo lại các khuyết thiếu các bộ phận ở vùng đầu mặt: da đầu, mũi, tai..

II. CHỈ ĐỊNH

Các khuyết bộ phận ở vùng đầu mặt: da đầu, mũi, tai do các nguyên nhân khác nhau: sau cắt u, di chứng chấn thương, bỏng, sau xạ trị

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối, phụ thuộc các yếu tố lựa chọn người bệnh

IV. CÁC YẾU TỐ LỰA CHỌN NGưỜI BỆNH TRưỚC PHẪU THUẬT

- Độ tuổi

- Các bệnh lý về tiểu đường, tim mạch, mạch máu, các yếu tố đông máu.

- Sử dụng các chất kích thích, co mạch. Hút thuốc

- Mong muốn của người bệnh về kết quả phẫu thuật

V. CHUẨN BỊ

1. Nơi thực hiện:

- Kíp phẫu thuật: 02 kíp phẫu thuật từ 6- 8 phẫu thuật viên tạo hình vi phẫu.

- Kíp gây mê: 01 bác s gây mê, 01 phụ mê.

- Kíp dụng cụ: 02 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.

2. Người bệnh:

- Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp các phim theo yêu cầu

- Làm đủ các xét nghiệm chẩn đoán bệnh phối hợp:Tim mạch, tiểu

đường, những bệnh mãn tính phối hợp có ảnh hưởng tới cuộc phẫu thuật, trong thời kỳ hậu phẫu.

- Vùng tổn khuyết phải được đánh giá để xác định sự hiện diện hoặc mức độ của bệnh và để xác định tình trạng chung của người bệnh. Nơi lấy vạt được kiểm tra các dấu hiệu của bệnh mạch máu ngoại biên, kiểm tra mạch bằng khám hoặc Doppler siêu âm, chụp mạch.

- Dùng kháng sinh dự phòng nếu cần thiết.

- Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ về bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh.

- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình ngoại khoa thông thường.

3. Phòng mổ

3.1 Phục vụ phẫu thuật:

- Phòng mổ lớn cho gây mê toàn thân kéo dài

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, mạch máu, vi phẫu

- Phương tiện kết hợp xương

- Chỉ phẫu thuật và chỉ vi phẫu. Gạc, off side

- Kính vi phẫu

3.2 Gây mê:

- Máy mê, máy giữ nhiệt độ cho người bệnh. Bơm tiêm điện

VI. CÁC BưỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế:

- Người bệnh nằm ngửa, bộc lộ vùng thương tổn cần phẫu thuật

- Bộc lộ nơi cần lấy vạt, cần đặt một nệm chèn vùng lấy vạt .

2. Vô cảm: Nội khí quản đường miệng

3. Kỹ thuật:

3.1 Kíp 1:

- Bộc lộ phần bị tổn thương, cắt lọc, làm sạch tổn thương. Xác định mức độ, kích thước, tính chất tổn thương

- Tìm và bộc lộ mạch nhận gồm 01 động mạch, 02 tĩnh mạch

3.2 Kíp 2:

- Thiết kế vạt vi phẫu theo kích thước tổn khuyết. Phẫu tích tìm nhánh xiên nuôi vạt da, bóc theo cuống mạch cấp máu cho vạt.

- Phẫu tích cuống mạch đủ dài để nối với mạch nhận. Cắt cuống mạch.

- Cầm máu, đặt dẫn lưu đóng nơi cho vạt. đóng trực tiếp nếu vạt có kích thước nhỏ. Ghép da mỏng nếu lấy vạt kích thước lớn, không đóng trực tiếp được.

3.3 Chuyển vạt và nối mạch:

- Chuyển vạt tạo hình tái tạo lại các bộ phận vùng đầu mặt bị khuyết thiếu: da đầu, mũi, tai .

- Phẫu tích, chuẩn bị mạch và thần kinh, nối hoặc ghép mạch và thần kinh bằng kính vi phẫu với chỉ 9.0, 10.0.

- Đóng vạt, dẫn lưu

VII. THEO DÕI SAU PHẪU THUẬT

- Toàn trạng: Mạch, HA, hô hấp

- Theo dõi vạt: Doppler vạt 30 phút/lần trong 48h đầu và 3 lần/ngày tiếp theo, màu sắc, hồi lưu, nhiệt độ. Theo dõi chảy máu vạt và nơi cho vạt, vận động, cảm giác nơi cho vạt.

- Sử dụng Heparin bơm tiêm điện 05-07 ngày sau phẫu thuật.

VIII. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ

- Tắc mạch vạt: trong 1h đầu sau phẫu thuật: kiểm tra mạch dưới kính vi phẫu tại phòng mổ xử trí theo kết quả kiểm tra, cắt bớt chỉ tại vạt, tại cuống .

- Chảy máu: Cầm máu tại phòng mổ, giảm bớt liều Heparin.

- Nhiễm trùng: Kháng sinh theo kháng sinh đồ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LASER ĐIỀU TRỊ U DA

 

  1. ĐẠI CƯƠNG

Laser (khuyếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích) được phân loại dựa theo môi trường hoạt chất: rắn, lỏng, khí; Laser được sử dụng trong y học điều trị nhiều bệnh lý của da, các khối u não, gan. Các loại laser hay dùng trong y học: Laser Nd: YAG, laser He-Ne, laser CO2, laser Argon, laser màu…

Trong điều trị u da, laser CO2 thường được sử dụng nhiều nhất

II.CHỈ ĐỊNH

  • Các bệnh do virut: hạt cơm (hạt cơm sùi, hạt cơm phẳng…), u mềm lây, u nhú, sùi mào gà...
  • Các bệnh da có dày sừng: chai chân, sẩn cục, chàm mạn tính, viêm da mủ sùi, tổn thương cố thủ của vảy nến...
  • Các tật của da, nốt ruồi nhỏ, bớt sùi bẩm sinh.
  • U nang ống tuyến mồ hôi, dày sừng da dầu, đa u tuyến bã, u vàng...

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh bị dị ứng các thuốc gây tê và các tổn thương da có kích thước lớn

IV.CHUẨN BỊ

  1. Người tiến hành: Bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình (Bs chuyên khoa Da liễu có chứng chỉ laser).

2.Phương tiện:

  • Máy laser CO2.
  • Bàn thủ thuật.
  • Bàn để dụng cụ.
  • Hệ thống hút khói.
  • Bộ dụng cụ vô khuẩn: Bơm tiêm áp lực, kẹp phẫu tích, kẹp cầm máu, kéo thẳng…
  • Thuốc và vật tư tiêu hao: Dung dịch sát khuẩn povidin 10%, nước muối sinh lý 9%, thuốc tê xylocain 1%-2%, gạc vô khuẩn, bông khô, găng vô khuẩn, băng urgo, băng dính, băng cuộn, acid acetic 5%.

3.Người bệnh:

  • Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
  • Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
  • Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi  can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp  cứu). Truyền máu nếu người  bệnh có thiếu máu nhiều.
  • Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
  • Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.

4.Hồ sơ bệnh án

  • Phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.
  • Phiếu xét nghiệm (nếu cần).

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.
  • Kiểm tra phiếu xét nghiệm (nếu cần).

2.Kiểm tra người bệnh:

  • Họ tên, tuổi
  • Kiểm tra tổn thương và chỉ định điều trị
  • Kiểm tra lại tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng
  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tổn
    1. Tư thế
  • Người bệnh nằm, tư thế tùy thuộc tổn thương.
  • Sử dụng kính bảo vệ mắt nếu cần thiết.
    1. Vô cảm: Tê tại chỗ bằng Lidocain, Xylocain tiêm dưới da hoặc bôi bề mặt tổn thương.

5.Kỹ thuật

  • Dùng laser CO2 với công suất và chế độ phù hợp đốt cháy tổn thương theo từng lớp.
  • Bôi mỡ kháng sinh lên diện đốt sau khi kết thúc.

VI.THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  1. Theo dõi
  • Mạch, nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng
  • Tình trạng tại chỗ
  • Các tổ chức xung quanh

2.Biến chứng và nguyên tắc xử trí

  • Dị ứng thuốc tê. Xử trí: Ngừng thủ thuật, dùng thuốc chống dị ứng.
  • Chảy máu. Xử trí: Cầm máu bằng đốt, băng ép.
  • Tổn thương tổ chức xung quanh. Xử trí: Đắp ẩm, gửi khám chuyên khoa liên quan nếu cần.

LASER ĐIỀU TRỊ NÁM DA

  1. ĐẠI CƯƠNG
  • Laser (khuyếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích) được phân loại dựa theo môi trường hoạt chất: rắn, lỏng, khí. Laser được sử dụng trong y học điều trị nhiều bệnh lý của da, các khối u não, gan… Các loại laser hay dùng trong y học: Laser Nd: YAG, laser He-Ne, laser CO2, laser Argon, laser màu…
  • Nám da là hiện tượng tăng sắc tố của da, có nhiều nguyên nhân: Di truyền, thay đổi nội tiết, sử dụng mỹ phẩm, phơi nắng…
  • Trong điều trị nám da, laser màu hay laser Nd: YAG Q-Switch, IPL… thường được sử dụng nhiều nhất.

II.CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp nám da do các nguyên nhân khác nhau.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh bị dị ứng các thuốc gây tê và các tổn thương da có kích thước lớn

IV.CHUẨN BỊ

  1. Người tiến hành: Bs chuyên khoa phẫu thuật tạo hình (Bs chuyên khoa Da liễu có chứng chỉ laser).

2.Phương tiện

  • Máy laser.
  • Kem bôi tê.
  • Kem dưỡng da, chống nắng
    1. Người bệnh:
  • Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
  • Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
  • Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi  can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu).  Truyền máu  nếu người  bệnh có thiếu máu nhiều.
  • Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
  • Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.

3.Hồ sơ bệnh án

  • Phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.
  • Kiểm tra phiếu xét nghiệm (nếu cần).

2.Kiểm tra người bệnh:

  • Họ tên, tuổi
  • Kiểm tra tổn thương và chỉ định điều trị
  • Kiểm tra lại tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng
  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tổn

3.Tư thế

  • Người bệnh nằm, tư thế tùy thuộc tổn thương.
  • Sử dụng kính bảo vệ mắt nếu cần thiết.

4.Vô cảm: Tê tại chỗ bằng Lidocain, Xylocain bôi bề mặt tổn thương.

5.Kỹ thuật

  • Dùng laser màu hoặc laser YAG Q-Switch với công suất và chế độ phù hợp, sử dụng bàn đạp hay phím bấm tay để bắn tia lên diện tổn thương cần điều trị.

  • Bôi kem làm ẩm lên diện tổn thương sau khi kết thúc điều trị.

VI.THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  1. Theo dõi
  • Mạch, nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng
  • Tình trạng tại chỗ
  • Các tổ chức xung quanh

2.Biến chứng và nguyên tắc xử trí

  • Dị ứng thuốc tê. Xử trí: Ngừng thủ thuật, dùng thuốc chống dị ứng.
  • Đau, rát vùng điều trị. Xử trí: Bôi tê, dùng thuốc giảm đau nếu cần.
  • Tổn thương tổ chức xung quanh. Xử trí: Đắp ẩm, gửi khám chuyên khoa liên quan nếu cần.

LASER ĐIỀU TRỊ ĐỒI MỒI

(V. 34. ĐIỀU TRỊ CHỨNG TĂNG SẮC TỐ BẰNG IPL)

 

  1. ĐẠI CƯƠNG
  • Laser (khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích) được phân loại dựa theo môi trường hoạt chất: rắn, lỏng, khí. Laser được sử dụng trong y học điều trị nhiều bệnh lý của da, các khối u não, gan… Các loại laser hay dùng trong y học: Laser Nd: YAG, laser He-Ne, laser CO2, laser Argon, laser màu…
  • Da đồi mồi là các đốm hoặc mảng tăng sắc tố trên da, có nhiều nguyên nhân: Di truyền, thay đổi nội tiết, sử dụng thuốc, mỹ phẩm…
  • Trong điều trị da đồi mồi, laser màu hay laser Nd: YAG Q-Switch, laser Fractional CO2, IPL… thường được sử dụng nhiều nhất.

II.CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp da đồi mồi do các nguyên nhân khác nhau.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh bị dị ứng các thuốc gây tê và các tổn thương có kích thước lớn

IV.CHUẨN BỊ

  1. Người tiến hành: Bs chuyên khoa phẫu thuật tạo hình (Bs chuyên khoa Da liễu có chứng chỉ laser).

2.Phương tiện

  • Máy laser.
  • Kem bôi tê.
  • Kem dưỡng da, chống nắng

3.Người bệnh:

  • Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
  • Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
  • Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
  • Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
  • Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.

4.Hồ sơ bệnh án

  • Phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.

I.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.
  • Kiểm tra phiếu xét nghiệm (nếu cần).

2.Kiểm tra người bệnh:

  • Họ tên, tuổi
  • Kiểm tra tổn thương và chỉ định điều trị
  • Kiểm tra lại tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng
  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tổn

3.Tư thế

  • Người bệnh nằm, tư thế tùy thuộc tổn thương.
  • Sử dụng kính bảo vệ mắt nếu cần thiết.

4.Vô cảm: Tê tại chỗ bằng Lidocain, Xylocain tiêm dưới da hoặc bôi bề mặt tổn thương.

5.Kỹ thuật


  • Dùng laser Fractional CO2, YAG Q-Switch hoặc laser màu với công suất và chế độ phù hợp, sử dụng bàn đạp hay phím bấm tay để bắn tia lên diện tổn thương cần điều trị.
  • Bôi kem làm ẩm lên diện tổn thương sau khi kết thúc điều trị.

II.THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  1. Theo dõi
  • Mạch, nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng
  • Tình trạng tại chỗ
  • Các tổ chức xung quanh

2.Biến chứng và nguyên tắc xử trí

  • Dị ứng thuốc tê. Xử trí: Ngừng thủ thuật, dùng thuốc chống dị ứng.
  • Đau, rát vùng điều trị. Xử trí: Bôi tê, dùng thuốc giảm đau nếu cần.
  • Tổn thương tổ chức xung quanh. Xử trí: Đắp ẩm, gửi khám chuyên khoa liên quan nếu cần.

LASER ĐIỀU TRỊ NẾP NHĂN

(V. 38. XÓA NẾP NHĂN BẰNG IPL)

  1. ĐẠI CƯƠNG
  • Laser (khuyếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích) được phân loại dựa theo môi trường hoạt chất: rắn, lỏng, khí. Laser được sử dụng trong y học điều trị nhiều bệnh lý của da, các khối u não, gan… Các loại laser hay dùng trong y học: Laser Nd: YAG, laser He-Ne, laser CO2, laser Argon, laser màu…
  • Trong điều trị nếp nhăn da, laser Fractional CO2 hay laser màu … thường được sử dụng nhiều nhất.

II.CHỈ ĐỊNH

Các nếp nhăn da ở các vị trí: Mặt, cổ, tay…

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh bị dị ứng các thuốc gây tê

IV.CHUẨN BỊ

  1. Người tiến hành: Bs chuyên khoa phẫu thuật tạo hình (Bs chuyên khoa Da liễu có chứng chỉ laser).

2.Phương tiện

  • Máy laser.
  • Kem bôi tê.
  • Kem dưỡng da, chống nắng
    1. Người bệnh: Được giải thích kỹ về các yếu tố nguy cơ của phẫu thuật, thủ thuật.
  • Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
  • Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
  • Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi  can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu).  Truyền máu  nếu người  bệnh có thiếu máu nhiều.
  • Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
  • Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.

4.Hồ sơ bệnh án

  • Phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Kiểm tra hồ sơ
  • Kiểm tra phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.
  • Kiểm tra phiếu xét nghiệm (nếu cần).
    1. Kiểm tra người bệnh:
  • Họ tên, tuổi
  • Kiểm tra tổn thương và chỉ định điều trị
  • Kiểm tra lại tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng
  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tổn
    1. Tư thế
  • Người bệnh nằm, tư thế tùy thuộc tổn thương.
  • Sử dụng kính bảo vệ mắt nếu cần thiết
    1. Vô cảm: Tê tại chỗ bằng Lidocain, Xylocain tiêm dưới da hoặc bôi bề mặt tổn thương.

5.Kỹ thuật

  • Dùng laser CO2 Fractional hoặc laser màu với công suất và chế độ phù hợp, sử dụng bàn đạp hay phím bấm tay để bắn tia lên diện tổn thương cần điều trị
  • Bôi kem làm ẩm lên diện tổn thương sau khi kết thúc điều trị.

VI.THEO DÕI TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  1. Theo dõi
  • Mạch, nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng
  • Tình trạng tại chỗ
  • Các tổ chức xung quanh

2.Biến chứng và nguyên tắc xử trí

  • Dị ứng thuốc tê. Xử trí: Ngừng thủ thuật, dùng thuốc chống dị ứng.
  • Đau, rát vùng điều trị. Xử trí: Bôi tê, dùng thuốc giảm đau nếu cần.
  • Tổn thương tổ chức xung quanh. Xử trí: Đắp ẩm, gửi khám chuyên khoa liên quan nếu cần.

TIÊM BOTULIUM ĐIỀU TRỊ NẾP NHĂN

  1. ĐẠI CƯƠNG

Các nếp nhăn trên mặt xuất hiện là do các cơ bám da (nằm sát ngay dưới da mặt) co lại, lâu ngày gây nếp nhăn.Botulinum Toxin A là một chất protein, nó làm liệt cục bộ (tại chỗ tiêm) các sợi thần kinh chi phối các cơ bám da mặt, do vậy làm các cơ này bị liệt, không co nữa. Kết quả là nếp nhăn mờ dần rồi mất hẳn

II.CHỈ ĐỊNH

Người bệnh nhiều nếp nhăn “hoạt động” trên mặt (nếp nhăn tạo ra do quá trình hoạt động các cơ trên mặt)

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh toàn thân không cho phép, bệnh nhược cơ, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh tự miễn

IV.CHUẨN BỊ

  1. Người thực hiện:
  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý

2.Phương tiện:

  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
  • Bộ dụng cụ tiêm Botulium.
  • Chất gây liệt cơ: Botulium

3.Người bệnh:

  • Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
  • Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
  • Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
  • Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
  • Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.

4.Hồ sơ bệnh án

  • Phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.
  • Phiếu xét nghiệm (nếu cần)
  1. Thời gian phẫu thuật: Từ 1-3 giờ

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.
  • Kiểm tra phiếu xét nghiệm (nếu cần).

2.Kiểm tra người bệnh:

  • Họ tên, tuổi
  • Kiểm tra tổn thương và chỉ định điều trị
  • Kiểm tra lại tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng
  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tổn
  1. Tư thế: người bệnh nằm đầu cao/ngồi
  2. Vô cảm: tê tại chỗ

5.Kỹ thuật:


  1. Điều trị vết nhăn giữa 2 cung lông mày: tiêm 4 UI vào mỗi cơ cau mày và 4 UI vào gốc 2 cơ vòng mắt. Cơ cau mày nam giới khỏe hơn nên có thể tiêm thêm 4 UI mỗi bên ở phía trên

 

 

 

 

 


  1. Điều trị nếp nhăn trán: tiêm khoảng 4UI/2cm², không tiêm vào vùng trên cung mày 1cm
  2. Điều trị vết chân chim ở khóe mắt, tiêm theo vị trí và liều lượng như hình sau

 

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  • Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
  • Chảy máu: mở qua đường rạch cũ, cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu, băng ép.
  • Nhiễm trùng: thay băng, rạch da giải phóng ổ mủ, đặt dẫn lưu, điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.
  • Tắc mạch. Xử trí: theo thương tổn.
  • Sụp mi, trễ mi, nhìn đôi(hiếm gặp). Xử trí theo thương tổn.

TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY XÓA NẾP NHĂN

 

  1. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật làm mất nếp nhăn bằng chất làm đầy

II.CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có nhu cầu xóa nếp nhăn vùng mặt

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh lý toàn thân không cho phép

IV.CHUẨN BỊ

  1. Người thực hiện
  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý

2.Phương tiện

  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
  • Bộ dụng cụ tiêm chất làm đầy.
  • Chất làm đầy hyaluronic acid

3.Người bệnh

  • Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
  • Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
  • Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi  can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu).  Truyền máu  nếu người  bệnh có thiếu máu nhiều.
  • Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
  • Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.

4.Hồ sơ bệnh án

  • Phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.
  • Phiếu xét nghiệm (nếu cần)
    1. Thời gian phẫu thuật: Từ 1-3 giờ

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.
  • Kiểm tra phiếu xét nghiệm (nếu cần).

2.Kiểm tra người bệnh:

  • Họ tên, tuổi
  • Kiểm tra tổn thương và chỉ định điều trị
  • Kiểm tra lại tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng
  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tổn
    1. Tư thế: Nằm đầu cao
    2. Vô cảm: Tê tại chỗ

5.Kỹ thuật:

  • Thiết kế vùng cần xoá nếp nhăn.
  • Kiểm tra kim không tiêm vào mạch máu
  • Dùng kim chuyên dụng tiêm chất làm đầy vào vùng có nếp nhăn.
  • Cân chỉnh sau tiêm.
  • Massage nh vùng tiêm.

VI.THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  • Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.

+ Chảy máu: mở qua đường rạch cũ, cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu, băng ép.

+ Nhiễm trùng: mở qua đường rạch cũ, lấy bỏ chất độn, làm sạch, dẫn lưu.

  • Dị ứng chất liệu: mở qua các đường nhăn da, lấy bỏ toàn bộ chất liệu.

TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY NÂNG MŨI

  1. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi bằng chất làm đầy

II.CHỈ ĐỊNH

Sống mũi thấp, người bệnh có nhu cầu

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Bệnh lý toàn thân nặng

III.CHUẨN BỊ

  1. Người thực hiện
  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.

2.Phương tiện

  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
  • Bộ dụng cụ tiêm chất làm đầy
  • Chất làm đầy hyaluronic acid

3.Người bệnh

  • Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
  • Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
  • Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi  can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu).  Truyền máu  nếu người  bệnh có thiếu máu nhiều.
  • Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
  • Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.

4.Hồ sơ bệnh án

  • Phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.
  • Phiếu xét nghiệm (nếu cần)
    1. Thời gian phẫu thuật: Từ 1-3 giờ

IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.
  • Kiểm tra phiếu xét nghiệm (nếu cần).

2.Kiểm tra người bệnh:

  • Họ tên, tuổi
  • Kiểm tra tổn thương và chỉ định điều trị
  • Kiểm tra lại tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng
  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tổn
    1. Tư thế: nằm ngửa
    2. Vô cảm: tê tại chỗ

5.Kỹ thuật

  • Thiết kế sơ đồ tiêm vùng mũi.
  • Kiểm tra kim không tiêm vào mạch máu
  • Dùng kim chuyên biệt tiêm chất làm đầy nâng sống mũi.
  • Cân chỉnh sau tiêm.

V.THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  • Tai biến của gây tê, dị ứng chất liệu, nhiễm trùng
  • Xử trí theo từng nguyên nhân

TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY ĐỘN MÔ

 

  1. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật làm tăng thể tích và tạo dáng mô bằng chất làm đầy

II.CHỈ ĐỊNH

Thiếu thể tích mô

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh lý toàn thân nặng

IV.CHUẨN BỊ

  1. Người thực hiện
  • Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
  • Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
  • Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý

2.Phương tiện

  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
  • Bộ dụng cụ tiêm chất làm đầy
  • Chất làm đầy hyaluronic acid

3.Người bệnh

  • Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
  • Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
  • Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi  can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu).  Truyền máu  nếu người  bệnh có thiếu máu nhiều.
  • Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
  • Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.

4.Hồ sơ bệnh án

  • Phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.
  • Phiếu xét nghiệm (nếu cần)
    1. Thời gian phẫu thuật:Từ 1-3 giờ

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra phiếu chỉ định của bác sĩ và phiếu điều trị.
  • Kiểm tra phiếu xét nghiệm (nếu cần).

2.Kiểm tra người bệnh:

  • Họ tên, tuổi
  • Kiểm tra tổn thương và chỉ định điều trị
  • Kiểm tra lại tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng
  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tổn
    1. Tư thế: nằm ngửa
    2. Vô cảm: tê tại chỗ

5.Kỹ thuật:

  • Thiết kế sơ đồ tiêm ở vùng cần độn.
  • Kiểm tra kim không tiêm vào mạch máu.
  • Dùng kim chuyên biệt tiêm chất làm đầy độn mô.
  • Kiểm tra, cân chỉnh cho cân đối.
  • Massage nh nhàng vùng tiêm.

VI.THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  • Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.

+ Chảy máu: mở qua đường rạch cũ, cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu, băng ép.

+ Nhiễm trùng: mở qua đường rạch cũ, lấy bỏ chất độn, làm sạch, dẫn lưu.

  • Dị ứng chất liệu: mở qua các đường nhăn da, lấy bỏ toàn bộ chất liệu.
  • Tắc mạch. Xử trí: theo thương tổn.

 

 

(Lượt đọc: 5315)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ