Banner
Banner dưới menu

RÚT MÁU

(Cập nhật: 19/11/2017)

RÚT MÁU

I. NGUYÊN LÝ
 
Dựa trên kỹ thuật như lấy máu từ người cho máu, nhưng trên người bệnh bị bệnh đa hồng cầu cần nhanh chóng tháo bỏ máu để giảm độ quánh của máu, tránh các tai biến do tăng độ quánh máu gây ra, là một phương pháp điều trị bệnh lý tăng sinh quá mức dòng hồng cầu.
 
II. CHỈ ĐỊNH
 
Người bệnh được chẩn đoán bệnh đa hồng cầu có hematocrit >0,45(l/l) ở nam và > 0,42(l/l) ở nữ.
 
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
 
Không có chống chỉ định tuyệt đối;
 
Thận trọng ở người bị bệnh lý tim mạch, phụ nữ mang thai.
 
IV. CHUẨN BỊ
 
1. Người thực hiện
 
Cần 01 Bác sĩ, 01 điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa huyết học truyền máu.
 
2. Phương tiện dụng cụ
 
Túi lấy máu chất dẻo loại 350 ml trở lên;
 
Dây ga ro, bông băng, cồn sát trùng;
 
Ống nghe, huyết áp kế;
 
Cân túi máu…
 
Người bệnh: Có chỉ định rút máu
 
V. CÁC BưỚC TIẾN HÀNH
 
Thăm khám người bệnh, làm xét nghiệm công thức máu, độ quánh máu.
 
Giải thích cho người bệnh và người nhà về lợi ích của việc tháo máu và các khó khăn khi rút máu.
 
Thông báo cho điều dưỡng chuẩn bị dụng cụ phương tiện để tiến hành rút máu
 
Thực hiện rút máu theo cáo bước sau.
 
Bước 1: Chuẩn bị người bệnh: để người bệnh nằm ngửa, tư thế đầu thấp, thỏa mái, Xác định vị trí chọc kim tháo máu.
 
Bước 2: Chuẩn bị túi tháo máu ghi thông tin người bệnh trên túi, ghi rõ máu hủy, làm một nút thắt mỏng cách kim khoảng 10cm, đảm bảo khi tháo máu vẫn chảy được qua nút thắt bình thường.
 
Bước 3: Ga ro trên vị trí tháo máu 7-10 cm, sát trùng. Bước 4: Chọc tĩnh mạch cho máu chảy vào túi máu.
 
Bước 5: Không tháo dây ga ro để máu chảy vào túi máu, có thể bảo người bệnh nắm mở tay nhẹ nhàng để máu chảy nhanh và đều hơn, đến khi đủ lượng máu cần tháo.
 
Bước 6: Thắt chặt nút thắt đã làm, tháo bỏ ga ro, rút kim, băng cầm máu vị trí chọc.
 
Bước 7: Chuyển túi máu hủy theo qui chế rác thải y tế.
 
Bước 8: Theo dõi sát người bệnh trong quá trình rút máu và sau rút máu 15 phút.
 
Bước 9: Ghi chép bệnh án tình trạng trước sau tháo máu, toàn thân, mạch nhiệt độ, huyết áp. Ghi sổ thủ thuật theo quy định.
 
VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
 
- Người bệnh thấy dễ chịu, nhiều người bệnh hết triệu trứng đâu đầu, khó chịu, các tác dụng phụ xảy ra hết nhanh.
 
Máu rút đủ số lượng theo chỉ định, thủ thuật an toàn.
 
VII. NHỮNG TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
 
Ngất xỉu, hạ huyết áp.. Xử lý nằm đầu thấp, thở sâu, rút máu tốc độ chậm lại, trợ tim, trường hợp nặng ngừng tim, ngừng hô hấp (rất hiếm) tiến hành hồi sức nhân tạo ngay.
 
Buồn nôn và nôn: sẽ hết dần.
 
Co giật hay co cứng cơ: sẽ hết dần.
 

(Lượt đọc: 4542)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ