Banner
Banner dưới menu

SÀNG LỌC KHÁNG THỂ BẤT THƯỜNG (Phương pháp ống nghiệm) Screening irregular antibodies

SÀNG LỌC KHÁNG THỂ BẤT THƯỜNG (Phương pháp ống nghiệm) Screening irregular antibodies

I. NGUYÊN LÝ

Kỹ thuật sàng lọc kháng thể bất thường được dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng kết, phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể sẽ xảy ra nếu trong huyết thanh của người bệnh, sản phụ và người hiến máu có kháng thể đặc hiệu với các kháng nguyên có trên bề mặt các hồng cầu sàng lọc kháng thể bất thường 1.

II. CHỈ ĐỊNH

Xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường được chỉ định trong những trường hợp sau:

- Xét nghiệm cho người hiến máu;

- Xét nghiệm cho người bệnh mà trong quá trình điều trị được tiên lượng sẽ phải truyền máu;

- Xét nghiệm định kỳ cho người bệnh đã được truyền máu nhiều lần (7 ngày làm xét nghiệm một lần).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ; cử nhân; kỹ thuật viên; điều dưỡng trung học.

2. Phương tiện - Hóa chất

2.1. Trang thiết bị:

Máy ly tâm loại thông thường; Kính hiển vi; Bình cách thủy; tủ lạnh.

2.2 Dụng cụ:

Ống nghiệm thủy tinh: 12x75mm; Giá cắm ống nghiệm; Khay men hình chữ nhật: 25x30 cm; Cốc thủy tinh có mỏ loại 500 ml; Bút marker; Pipet nhựa.

2.3. Thuốc thử và hóa chất:

Nước muối sinh lý 0,9%; Nước cất, bộ panel hồng cầu sàng lọc kháng thể bất thường của Viện Huyết học Truyền máu trung ương; Kháng gglobulin người; dung dịch LISS.

2.4. Mẫu bệnh phẩm:

- Ống máu chống đông bằng EDTA: 2 ml.

- Ống máu không chống đông: 5 ml.

2.5. Vật tư tiêu hao:

Sổ ghi kết quả; Phiếu xét nghiệm; Mũ giấy; Khẩu trang; Găng tay; Quần áo công tác.

3. Thời gian làm xét nghiệm:60 phút

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, sinh phẩm

2. Nhận bệnh phẩm và phiếu yêu cầu làm xét nghiệmsàng lọc kháng thể bất thường cho người bệnh: Kiểm tra và đối chiếu các thông tin của người bệnh trên ống máu và phiếu xét nghiệm

3. Chuẩn bị:Ly tâm ống máu không chống đông của người bệnh để tách huyết thanh (2000 vòng/phút x 3 phút). Chuẩn bị hồng cầu 5% (1 giọt hồng cầu khối của người bệnh + 19 giọt nước muối sinh lý 0,9%).

4. Tiến hành kỹ thuật qua các giai đoạn sau [1], [2]:

a. Giai đoạn I: (Điều kiện 22oC):

- Bước 1:Chuẩn bị 4 ống nghiệm sạch và ghi nhãn thứ tự từ O1 đến O3 và một ống để làm chứng tự thân; Ghi đầy đủ thông tin của người bệnh;

- Bước 2:Nhỏ 2 giọt huyết thanh của người bệnh lần lượt vào các ống nghiệm đã được ghi nhãn ở trên;

- Bước 3:Thêm 1 giọt hồng cầu panel sàng lọc kháng thể bất thường O1, O2, O3 5% lần lượt vào 3 ống nghiệm tương ứng, trộn đều;

- Bước 4:Ly tâm 1000 vòng/phút trong vòng 20 giây.

- Bước 5:Quan sát hiện tượng ngưng kết và tan máu và ghi lại kết quả.

b. Giai đoạn II (Điều kiện 37oC và kháng globulin người):

- Bước 1:Ủ tiếp các ống nghiệm trên ở bình cách thủy 37oC trong vòng 30 phút (nếu thêm 2 giọt LISS vào ống nghiệm trước khi ủ thì chỉ ủ 15 phút).

- Bước 2:Ly tâm 1000 vòng trong 20 giây. Quan sát hiện tượng ngưng kết và tan máu và ghi lại kết quả.

- Bước 3:Rửa ống nghiệm trên 3 lần bằng nước muối 0,9%.

- Bước 4:Thêm 2 giọt kháng globulin người vào các ống nghiệm trên.

- Bước 5:Ly tâm 1000 vòng trong 20 giây.

- Bước 6:Quan sát hiện tượng ngưng kết và tan máu và ghi lại kết quả.

- Bước 7:Với những ống nghiệm cho kết quả âm tính, nhỏ thêm 1 giọt hồng cầu chứng.

- Bước 8:Ly tâm các ống nghiệm trên 1000 vòng trong 20 giây.

- Bước 9:Đọc kết quả và ghi lại mức độ ngưng kết. Phản ứng phải dương tính từ 2+ đến 3+. Nếu những ống nghiệm nào sau khi nhỏ hồng cầu chứng mà âm tính thì phải làm lại xét nghiệm từ đầu.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Nếu huyết thanh của người bệnh/người hiến máu cho kết quả ngưng kết với 1 hoặc cả 2, 3 hồng cầu panel sàng lọc kháng thể bất thường và/hoặc ngưng kết với 1 trong 3 điều kiện nhiệt độ hoặc tất cả các điều kiện, nhiệt độ: Kết quả xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường dương tính.

- Nếu huyết thanh của người bệnh/người hiến máu không ngưng kết với cả 3 hồng cầu panel sàng lọc kháng thể bất thường và ở cả 3 điều kiện, nhiệt độ: Kết quả xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường âm tính.

Những điểm cần chú ý khi làm xét nghiệm:

- Thực hiện kiểm chứng theo quy định của Thông tư số 26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013 của Bộ Y tế về Hướng dẫn hoạt động truyền máu.

- Đọc kỹ và tuân thủ đúng các bước tiến hành kỹ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm hiện đang sử dụng.

(Lượt đọc: 8554)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ