Banner
Banner dưới menu

U TUYẾN YÊN

(Cập nhật: 27/6/2022)

U TUYẾN YÊN

I. ĐẠI CƯƠNG

- u tuyến yên: u tân sinh nguyên phát từ tuyến yên, hầu hết phát triển từ tuyến yên trước (adenohyphophysis) và hiếm khi xuất phát từ tuyến yên sau (Neurohyphophysis). Đây là loại u lành tính. Có nhiều cách phân loại u khác nhau như:

- u tuyến yên lớn (macroadenoma): là u có kích thước > 1 cm.

- u tuyến yên nhỏ (microadenoma): là u có kích thước < lcm.

- u có chế tiết hormon: u tăng tiết một hoặc một số hormon của tuyến yên (GH, PRLACTH...)

II. CHẦN ĐOÁN

1. Triệu chứng lâm sàng Rối loạn do chế tiết hormon Tăng tiết quá mức:

• Prolactin: gây triệu chứng vô kinh - tiết sữa.

• Grow Hormon (GH): gây hội chứng người khổng lồ (Gigatism) hoặc gây hội chứng to cực chi (Acromegaly).

• Adrenocorticotropin Hormon (ACTH): gây ra bệnh lý Cushing.

• Thydrotropin hormon (TSH): gây cường giáp thứ phát.

• Giảm tiết hormon: do khối u chèn ép mô tuyến yên bình thường. Các hormon dễ bị ảnh hưởng là GH,LH, FSH, TSH.

Triệu chứng do chèn ép

Giao thoa thị giác: gây khiếm khuyết thị trường, thường là bán manh thái dương hai bên. Khi u lớn, chèn ép lâu ngày có thể giảm thị lực.

Não thất: tắc não thất III, gây triệu chứng đầu nước tắc nghẽn.

Xâm lấn và chèn ép xoang hang: liên quan các dây thần kinh III, VI, VI, V2,VI. Gây sụp mi, liệt vận nhãn, đau mặt.

Xâm lấn xoang bướm: có thể gây chảy máu hoặc dịch não tủy qua mũi.

Đột quị tuyến yên (apolexy): u tăng kích thước đột ngột do nhồi máu xuất huyết trong u, gây ra đột ngột đau đầu dữ dội, khiếm khuyết thị trường, giảm thị lực tăng, liệt vận nhãn, rối loạn tri giác, rối loạn nội tiết (thường là suy tuyến yên toàn bộ).

2. Cận lâm sàng

MRI sọ não có cản từ: Chẩn đoán xác định có u tuyến yên.

  • U tuyến yên lớn: khối tăng sinh xuất phát từ hố yên, phát triển chủ yếu lên phía trên, đôi khi xâm lấn sang hai bên ra xoang hang hoặc xuống dưới vào xoang bướm, u phá hủy hết các cấu trúc tuyến yên, bắt thuốc cản từ mạnh, khá đồng nhất, đôi khi có nang trong u (do đột quỵ tuyến yên cũ).
  • U tuyến yên nhỏ: sang thương bên trong tuyến yên, phát hiện dễ dàng trên phim chụp động. Phần u thường đẩy lệch cuống tuyến yên sang bên đối diện, bắt thuốc sớm hơn và mạnh hơn mô tuyến bình thường.

Các xét nghiệm nội tiết cơ bản

• Prolactin: bình thường < 20 ng/ml, u tuyến yên tiết Prolactine khi > 150ng/ml.

• GH: bình thường 2-5 ng/ml.

• Adrenocorticotropin (ACTH): tăng trong bệnh Cushing

• Hormon tuyến giáp TSH, T3, T4 (hoặc FT3, FT4).

• LH, FSH.

• Cortisone/máu.

• ADH: giảm thấp khi có đái tháo nhạt.

Khám mắt: đo thị lực, thị trường và soi hoặc chụp hình đáy mắt.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Mục đích điều trị

• Giảm kích thước u.

• Đưa các hormon trở về giá trị bình thường hoặc gần bình thường.

• Giảm tái phát u.

 

2. Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật lấy u qua xoang bướm đường ừong mũi bằng vi phẫu hoặc bằng nội soi hoặc phối hợp cả vi phẫu và nội soi. Phương pháp này áp dụng hầu hết các loại u tuyến yên.

Lấy u qua đường mở sọ, được áp dụng cho các u phát triển u thế lên trên hoành yên, hoặc u tái phát phía trên hoành yên.

3. Chỉ định phẫu thuật điều trị

- Đột quỵ tuyến yên

- Bù các nội tiết bị thiếu hụt nhất là cortisone

- Phẫu thuật lấy u (đường qua xoang bướm hoặc mở sọ) càng sớm càng tốt và nên trong vòng 7 ngày sau đột quị.

- U tuyến yên nhỏ

  • Phẫu thuật điều trị các u tuyến yên chế tiết GH, ACTH.
  • U chế tiết Prolactine ưu tiên điều dị bằng phẫu thuật.

- U tuyến yên lớn

  • Prolactin > 500ng/ml: điều trị Bromocriptine 6 tuần, nếu có đáp ứng (giảm PRL, giảm kích thước u, giảm triệu chứng chèn ép) tiếp tục điều trị. Nếu không đáp ứng: phẫu thuật lấy u.
  • Prolactin < 500ng/mg: ưu tiên phẫu thuật lấy u (có thể điều nội với Bromocriptine).
  • U tuyến yên tiết Prolactine ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và đang mong con ưu tiên điều trị bằng phẫu thuật.
  • U không chế tiết prolactin: phẫu thuật lấy u khi có triệu chứng chèn ép.

4. Điều tri nội khoa

- Bổ sung các hormon bị thiếu hụt.

- Bromocriptine đối vói u tiết Prolactin và không thuộc chỉ định phẫu thuật đã nêu trên.

- Xạ trị: đối với các u xâm lấn xung quanh không thể lấy hết u khi mổ. Xạ phẫu gama- Kinife khi u còn lại kích thước < 1 cm và không dính vào phức hợp thị giác. Xạ trị qui ước khi u còn lại > 1 cm hoặc có dính vào dây thị.

- Các u tuyên yên không chế tiết và chưa có triệu chứng chèn ép thì không có chỉ định điều trị, u sẽ được theo dõi bằng MRI sọ não định kỳ mỗi năm.

 

IV. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

Sau khi phẫu thuật

• Tri giác, phát hiện xuất huyết trong u, xuất huyết não thất trong những giờ đầu.

• Rò dịch não tủy qua mũi (mổ đường qua xoang bướm) và biến chứng viêm màng não sau mổ.

• Các biến chứng rối loạn nội tiết: đái tháo nhạt, giảm cortisone máu, suy giáp...

• MRI sọ não có cản tò trong vòng 24 giờ sau mổ để phát hiện u còn lại.

Sau khi ra viện: Tái khám định kỳ sau mổ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và mỗi 2 năm hoặc khi có triệu chứng tiến triển để phát hiện u tái phát và điêu trị kịp thời. Mồi khi tái khám chụp MRI sọ não, xét nghiệm nội tiết tuyến yên, khám mắt.

V. PHÒNG BỆNH

Nếu  xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng có liên quan đến khối u tuyến yên, hãy đến gặp bác sỹ ngay. Khối u tuyến yên thường có thể điều trị được và sẽ giúp đưa lượng hormone trong cơ thể trở về mức bình thường, làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh.

Nếu gia đình  có tiền sử đa u tuyến nội tiết typ 1 (multiple endocrine neoplasia – MEN I), hãy trao đổi với bác sỹ về việc tiến hành xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm khối u tuyến yên

 

(Lượt đọc: 1377)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ