Banner
Banner dưới menu

NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ SỌ NÃO

(Cập nhật: 27/6/2022)

NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ SỌ NÃO

  1. ĐẠI CƯƠNG

Nhiễm trùng vết mổ sọ não, trước đây gọi là nhiễm trùng vết thương phẫu thuật, chiếm khoảng 17% các ca nhiễm trùng của các bệnh nhân nhập viện. Nhiễm trùng vết mổ được chia làm nhiễm trùng nông một phần, nhiễm trùng sâu một phần và nhiễm trùng sâu vào nội tạng.

Hầu hết nhiễm trùng vết mổ xảy ra trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật, trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng nông một phần và nhiễm trùng sâu vào nội tạng có thể xảy ra sau 2 tuần.

 

  1. CHẨN ĐOÁN
  1. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của  nhiễm trùng vết mổ:

  • Các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng bao gồm:
  • Chảy mủ từ vết thương;
  • Đau khi chạm vào vết thương;
  • Vết thương sưng, tấy và nóng.
  1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng vết mổ :

Nhìn chung,  có thể bị nhiễm trùng vết mổ hay không phụ thuộc vào loại phẫu thuật, vị trí phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, kĩ năng của bác sĩ phẫu thuật và hệ miễn dịch của bệnh nhân tốt tới đâu để có thể chống lại nhiễm trùng.

Trong trường hợp  phẫu thuật ở vùng xương chậu, ruột, hệ sinh dục và hệ tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ sẽ xảy ra nếu bạn nhiễm khuẩn đường ruột như coliform và khuẩn kị khí. Ngoài ra, vi khuẩn thường được tìm thấy trên da như Staphylococci và Streptococci là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiễm trùng vết mổ.

Nguy cơ mắc bệnh

Nhiễm trùng vết mổ xảy ra từ 2% đến 3% ở những bệnh nhân đã từng phẫu thuật và khó phục hồi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những ca phẫu thuật sọ não mà có vết thương sọ não hở thì càng tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ đặc biệt trường hợp vết thương bẩn

 

  1. ĐIỀU TRỊ

1. Phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với tình trạng nhiễm trùng vết mổ sọ não là làm sạch vết thương, gạc che vết thương cần được thay nhiều lần trong ngày. Bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh trong quá trình làm sạch vết thương nhiễm trùng và chỉ định dùng những loại thuốc khác để tránh bị tái nhiễm trùng. Việc điều trị có thể kéo dài nếu có những dấu hiệu cho thấy vùng nhiễm trùng tiếp tục lấn sâu vào, đặc biệt là gây ra sốt. Dùng những loại kháng sinh có thể thấm qua hàng rào máu não thường dùng cephalosphorin thế hệ III, hoặc IV phối hợp với nhóm glycopeptid

2. Cần phải phẫu thuật để làm sạch vết thương sọ não nếu ổ nhiễm trùng có dấu hiệu ứ mủ

Mở rộng vết thương

Lấy hết mủ và tổ chức hoại tử

Cắt bỏ màng cứng bị nhiễm trùng

Làm sạch tổ chức não bị nhiễm trùng

Có thể dùng cân thái dương sạch để tạo hình lại màng cứng

Hoặc dùng liostite để đắp che phủ não

Làm sạch da đầu và khâu kín đặt dẫn lưu

Sau mổ dùng kháng sinh phối hợp : Dùng cephalosphorin thế hệ III, hoặc IV phối hợp với nhóm glycopeptid

 

  1. TIÊN LƯỢNG, BIẾN CHỨNG

`        Nhiễm trùng vết mổ sọ não nếu được xử trí kịp thời sẽ giảm tối đa được di chứng sọ não cho bệnh nhân về sau này

Nếu để lâu ổ nhiễm trùng xâm nhập vào tổ chức não thì việc điều trị rất nặng nề dẫn đến viêm não rất nguy hiểm

 

  1. PHÒNG BỆNH

Cần kiểm tra vết mổ để chẩn đoán  có bị nhiễm trùng vết mổ hay không. Bác sĩ sẽ xác minh chẩn đoán bằng cách xét nghiệm mô từ vết thương hoặc dịch mủ tiết ra xem có vi khuẩn không. Các xét nghiệm khác cũng có thể được thực hiện tùy từng trường hợp.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Rửa tay sạch là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng;

Sử dụng đầy đủ các loại thuốc kháng sinh được chỉ định;

Nhắc nhở gia đình và bạn bè rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi thăm bạn;

Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;

Không hút thuốc lá.

 

(Lượt đọc: 1565)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ