Banner
Banner dưới menu

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

I.   ĐẠICƯƠNG

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng     đưamáutrởvềtimcủahệthốngtĩnhmạchnằmởvùngchândẫnđếnhiệntượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiếnbò…

Trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Ở Việt nam có dự đoán bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống. Suy giãn tĩnh mạch chi dƣới mạn tính có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa và nguy hiểm như chàm da, loétchânkhônglành(nhấtlàởngườigià),chảymáu,viêmtĩnhmạchnônghuyết khối,huyếtkhốitĩnhmạchsâu...ảnhhưởngđếnchấtlượngcuộcsống

II.   CHẨNĐOÁN

1.  Các công việc của chẩnđoán

1.1.  Hỏibệnh

-   Hỏi tiền sử nghề nghiệp, tiền sửbệnh…

-   Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân, đau ngứa hay cảm giác nóng,bỏng.

1.2.  Khám lâmsàng

-    Phù chân xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc xuất hiện vào buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân, có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật hơn so với bìnhthường.

-    Tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân trong giai đoạn sớm, giai đoạn muộn hơn thì vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng, các tĩnh mạch căng phồng lên gây đau nhức chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da... các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằnngoèo.

-     Ở giai đoạn cuối diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệtuầnhoànvàrốiloạndinhdưỡngcủadachânphíadướigâyviêmloét,nhiễm trùng rất khó điềutrị.

1.3.  Chỉ định xét nghiệm cận lâmsàng

+ Đo áp lực Tĩnh mạch sâu chi dưới

+ Chụp X.quang Tĩnh mạch chi dưới

+ Đo thể tích (Plethysmography): Phương pháp đo thay đổi thể tích tĩnh mạch hay thay đổi thể tích cẳng chân

+ Chụp siêu âm Doppler kép: Đây là phương pháp kết hợp chụp siêu âm Doppler và chụp siêu âm kiểu B (B-mode). Hiện nay đây là phương pháp có giá trị chính xác nhất để đánh giá tình trạng suy chức năng tĩnh mạch (thông qua tốc độ dòng máu tĩnh mạch trào ngược).

2.  Chẩn đoán xácđịnh

-   Các nghiệm pháp khám đánh giá chức năng van tĩnh mạchnông:

+ Nghiệm pháp Schwartz

+ Nghiệm pháp Trendelenburg

+ Các nghiệm pháp khám đánh giá chức năng van tĩnh mạch xiên:

+ Nghiệm pháp Garo từng nấc

+ Nghiệm pháp Pratt

-   Các nghiệm pháp đánh giá chức năng van tĩnh mạch sâu: Nghiệm pháp Perthes

3.  Chẩn đoán phânbiệt

-   Tắc tĩnh mạch sâu (tĩnh mạch đùi, tĩnh mạchchậu....)

-   Bệnh viêm tắc nội mạc độngmạch.

-   Thông động tĩnhmạch.

4.  Chẩn đoán nguyênnhân

Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân gây ra dotổnthươngchứcnăngcácvanmộtchiềucủahệtĩnhmạchngoạibiên:

-   Quátrìnhthoáihóadotuổitác(thườnggặpởngườigià).

-   Do tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng... tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các vantĩnh

mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.

-   Các yếu tố nguy cơ như chế độ làm việc phải đứng nhiều, làm việctrong môitrườngẩmthấp,béophì,chếđộănítchấtxơvàvitamin.

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀĐIỀU TRỊ

1.  Nguyên tắc diều trị và phục hồi chứcnăng

-   Phòng ngừa các biến chứng huyết khối tĩnh mạch, huyết khối phổi, loét da gây nguy hiểm cho tính mạng bệnhnhân

-   Gia tăng tuần hoàn tĩnh mạch, phòng ngừa ứtrệ.

-   Tăngcƣờngchấtlượngcuộcsốngchobệnhnhân

2.  Các phương phápvà kỹ thuật phục hồi chức năng

2.1.  Băngéptĩnhmạchnôngchidướibằngbăngthun

Có tác dụng làm giảm quá trình tiến triển của bệnh và cải thiện được cảm giác chủ quan của bệnh nhân.Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều bất tiện cho bệnh nhân, nhất là khi phải thường xuyên băng ép trong thời tiết nóng ẩm của Việt nam.

2.2.  CácphươngphápVậtlýtrịliệu

-   Nếucóhiệntượngviêmtĩnhmạch:

+ Chống viêm bằng sóng ngắn dọc chân, chế độ xung, liều không nóng,

+ Chống phù nề bằng nâng cao chân, co cơ tĩnh hoặc vận động khớp các ngón chân, bàn chân, cổ chân.

+ Không dùng các phương pháp nhiệt, không xoa bóp và vận động mạnh ở giai đoạn tĩnh mạch đang viêm và đau vì có thể làm bong cục máu đông đi vào tuần hoàn toàn thân gây biến chứng nguy hiểm.

-   Sau khi hết triệu chứngviêm:

+ Xoa bóp nhẹ nhàng vuốt về

+ Tập các bài tập vận động chủ động tự do các khớp háng, gối, cổ chân trong tư thế nâng cao chân hay duỗi thẳng chân về phía trần nhà để hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch.

+ Tránh ngồi, đứng liên tục, lâu, nên vận động thay đổi tư thế khoảng 30- 60 phút/lần, có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như: co duỗi các ngónchân,gậpduỗicổchân,nhóngót…đểmáulưuchuyểntốthơn.

+ Tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh, hít thở sâu,vừa đi vừa nghỉ.

+ Ngủ gác chân cao.

+ Chế độ ăn giàu trái cây rau tươi thức ăn giàu vitamin, nhiều chất xơ…hạn chế ăn nhiều thịt & chất bột đường.

+ Tránh béo phì, tránh táo bón.

3.  Thuốc

-    Có thể dùng các thuốc làm tăng trương lực tĩnh mạch (như Daflon, Ginko Fort…), giảm sự ứ trệ của tĩnh mạch, bình thường hóa tính thấm của mao mạch,tăngcườngsứcbềnthànhmạch,ứcchếtạichỗcáchóachấtgâyviêm

-    Trong các trường hợp đã có biến chứng thiểu dưỡng và loét ở chân, ngoài điềutrịnhư  trên,cầnchúýđiềutrịtạichỗvếtloét,khángsinhchốngbộinhiễm…

4.  Các điều trịkhác

-   Điều trị nhiệt nội tĩnh mạch bằng sóng Radio cao tần hoặcLASER

-   Gây xơ cứng các tĩnh mạch nông bị giãn bằngthuốc

-   Phẫuthuật:Loạitrừhiệntượngdồnngượcmáutừtĩnhmạchđùiratĩnhmạch hiểntrong,cắtbỏcáctĩnhmạchnôngbịgiãn,khâubuộccáctĩnhmạchquada…

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

Suy tĩnh mạch chi dưới là bệnh mạn tính, tiến triển chậm nhưng giai đoạn muộn có thể gặp những biến chứng nguy hiểm nên cần theo dõi hướng dẫn bệnh nhân điều trị và tập luyện thường xuyên, tái khám định kỳ để phát hiện sớm và xử lý kịp thời biến chứng.

(Lượt đọc: 9882)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ