Banner
Banner dưới menu

TỔN THƯƠNG MÔ CỨNG CỦA RĂNG KHÔNG DO SÂU

(Cập nhật: 26/11/2017)

TỔN THƯƠNG MÔ CỨNG CỦA RĂNG KHÔNG DO SÂU

I.      ĐẠI CƯƠNG

1.     Định nghĩa

-         Là tổn thương mô cứng của răng bao gồm tổn thương men răng hoặc tổnthương cả men và ngà răng hoặc tổn thương xương răng mà không phải do sâu răng và thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không điều trị kịp thời thì các tổn thương này có thể dẫn tới viêm tuỷ răng.

2.     Nguyên nhân

- Mòn răng

- Mòn răng - răng: Có thể là sinh lý hay bệnh lý, tác nhân nội tại thường là trụ

men của các răng đối diện, do khớp cắn bất thường hoặc nghiến răng.

- Mài mòn: Là tác động của lực ma sát từ các tác nhân ngoại lai, có thể do chải

răng quá mạnh, cắn các vật cứng, hoặc thứ phát sau mài mòn hóa học.

- Mòn hóa học: Do các hóa chất như trong hội chứng trào ngược dạ dày, làm

ắc quy, tiếp xúc với khí ga, axit....

- Tiêu cổ răng: Do răng xoay trục hoặc cản trở cắn sang bên.

- Tổn thương do rối loạn quá trình phát triển răng

- Tại chỗ.

- Nhiễm khuẩn, sang chấn làm rối loạn chức năng nguyên bào tạo men có thể

từ răng sữa.

- Điều trị tia xạ

- Do môi trường

+ Trước sinh: Mẹ mắc giang mai, Rubella hoặc nhiễm Fluor từ mẹ.

+ Khi sinh: Do tan máu bẩm sinh, thiếu Canxi, trẻ sinh non.

+ Sau sinh: Thường gặp trong nhiễm khuẩn trầm trọng, nhiễm Fluor, thiếu

dinh dưỡng...

- Do di truyền

+ Tạo men không hoàn chỉnh bẩm sinh (bệnh chỉ xảy ra ở răng).

+ Tổn thương phối hợp với các bệnh toàn thân: Hội chứng loạn sản ngoại bì,

hội chứng Down.

- Nứt vỡ răng: Thường gặp do chấn thương.

- Tiêu chân răng

+ Ngoại tiêu: Thường gặp do các kích thích trong thời gian ngắn như chấn

thương, di chuyển răng trong chỉnh nha, các phẫu thuật vùng quanh răng hoặc điều

trị vùng quanh răng.

+ Nội tiêu: Có thể do chấn thƣơng, nhiệt, viêm tủy mạn tính...

II.   CHẨN ĐOÁN

1.Lâm sàng

a. Mòn răng: mòn từ rìa cắn răng cửa trước sau đó mòn đến múi chịu các răng hàm

- Tốc độ của ngà nhanh hơn tốc độ mòn men nên tổn thương có dạng hình lõm

đáy chén

- Các tổn thương của hai răng đối đầu thường khớp khít vào nhau.

- Mức độ mòn nhiều gây nhạy cảm răng

- Tổn thương mòn hóa học nằm ở các răng gần nhau nơi có axit phá hủy, làm

bề mặt men trở nên trong suốt.

- Tiêu cổ răng là tổn thương lõm hình chêm ở cổ răng tại đường ranh giới xi

măng- ngà.

b. Tổn thương do rối loạn phát triển răng

- Men răng mỏng như thủy tinh, để lộ màu ngà răng (thiểu sản men).

- Men răng mềm, tính chất như phấn, nhanh chóng bị mòn để lộ ngà trên bề

mặt (men răng kém khoáng hóa hoặc chưa trưởng thành).

- Răng có màu từ xám xanh đến nâu hổ phách (thiểu sản ngà, tạo ngà không

hoàn chỉnh..).

- Nhiễm màu răng: răng có màu nâu đỏ do nhiễm porphyrin, màu từ vàng, nâu

xám sậm hoặc xanh lơ, đỏ tía tùy mức độ nhiễm tetracycline…

- Nứt vỡ răng: khám răng có thể thấy đường rạn răng, đường nứt răng hoặc vỡ

thân răng ...

- Tiêu chân răng: tiêu nhẹ không có triệu chứng, nếu tiêu nhiều gây đau, thăm

khám thấy xuất hiện u hạt.

2. Cận lâm sàng

- Tổn thương do rối loạn phát triển răng: Men răng có độ cản quang gần giống

với ngà răng (men răng kém khoáng hóa..), thân răng hình cầu, chân răng hẹp, ngắn,tủy chân răng thường tắc (tạo ngà không hoàn chỉnh…).

- Tiêu chân răng: hình ảnh thấu quang hai bên chân răng (ngoại tiêu) hoặc

trong ống tủy có hình cầu (nội tiêu).

III.           ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

Điều trị theo nguyên nhân và phục hồi tổ chức bị mất.

2. Sơ đồ/phác đồ điều trị

- Loại bỏ nguyên nhân gây tổn thương sau đó chọn lựa phương pháp phục hồi

thích hợp.

3. Điều trị cụ thể

- Mòn răng:

+ Sử dụng máng chống nghiến cho bệnh nhân nghiến răng, điều chỉnh các

điểm cản trở cắn và các điểm chạm sớm.

+ Thay đổi thói quen xấu trong chải răng.

+ Thay đổi chế độ ăn, loại bỏ thức ăn, đồ uống có axit.

+ Tiến hành phục hồi tổ chức răng đã mất bằng phương pháp phù hợp như hàn

răng, làm chụp bọc, Inlay, Onlay…

- Tổn thương do rối loạn phát triển răng:

+ Dự phòng các biến chứng như mòn răng, vỡ răng, hở tủy và đảm bảo tính

thẩm mỹ bằng phương pháp phù hợp như hàn Composite, phục hình bằng chụp,

Veneer, Inlay, Onlay.

+ Điều trị biến chứng hở tủy nếu có.

+ Có thể tiến hành tẩy trắng răng khi răng bị nhiễm màu.

+ Nứt vỡ răng: phục hồi thân răng và điều trị tủy nếu hở tủy.

+ Tiêu chân răng: loại bỏ u hạt, điều trị tủy, hàn phục hồi …

IV.           TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

-         Mòn nhiều gây hở tủy và viêm tủy.

V. PHÒNG BỆNH

- Thay đổi thói quen xấu gây mòn răng.

- Phục hồi thân răng để dự phòng bệnh tiến triển nặng thêm.

(Lượt đọc: 4557)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ