Banner
Banner dưới menu

BỆNH NÃO THIẾU OXY THIẾU MÁU CỤC BỘ (HIE: Hypoxic-ischemic Encephalopathy)

BỆNH NÃO THIẾU OXY THIẾU MÁU CỤC BỘ (HIE: Hypoxic-ischemic Encephalopathy)

1.ĐỊNH NGHĨA

 

HIE hay ngạt chu sinh là một tổn thương của thai và trẻ sơ sinh do thiếu oxy và thiếu tưới máu đến các cơ quan đi kèm với nhiễm axit lactic mô.

 

2.NGUYÊN NHÂN

 

-Nguyên nhân từ mẹ: cao huyết áp (cấp hoặc mãn), hạ huyết áp, nhiễm trùng (bao gồm cả viêm màng ối), thiếu oxy do bệnh lý tim phổi, đái tháo đường, bệnh mạch máu của mẹ và sử dụng cocain,vỡ tử cung

 

-Nguyên nhân do nhau thai: bất thường nhau thai, nhồi máu, xơ hóa.

 

-Tai biến dây rốn: sa dây rốn, dây rốn bị thắt, bị chèn ép, bất thường mạch máu rốn.

 

-Nguyên nhân do thai: thiếu máu, nhiễm trùng, bệnh cơ tim, phù, suy tim/tuần hoàn nặng.

3. CHẨN ĐOÁN

 

3.1. Lâm sàng

 

3.1.1.Trong bào thai

 

-Chậm phát triển trong tử cung với sự tăng đề kháng mạch máu có thể là biểu hiện đầu tiên của thiếu oxy thai.

 

T-rong quá trình chuyển dạ, nhịp tim thai chậm, không đều hoặc muộn hơn tăng nhịp tim thai.

 

  -Phân tích máu qua da đầu thai có thể thấy pH < 7,2.

 3.1.2. Vào lúc đẻ: xác định ngạt thông thường dựa vào các tiêu chuẩn sau:

 

-Suy thai cấp (nhịp tim thai bất thường, dịch ối có phân su).

 

-Apgar < 5điểm lúc 5 phút và 10 phút

 

-Toan chuyển hóa nặng (PH < 7, HCO3- thiếu hụt kiềm ≥ 12 mmol/l, tăng axit lactic máu).

 

-Các dấu hiệu thần kinh (co giật, hôn mê, giảm trương lực cơ…)

 

-Tổn thương nhiều cơ quan (suy đa phủ tạng): tim, phổi, đặc biệt nhất là thận, gan.

 

-Loại bỏ tất cả các nguyên nhân khác của bệnh não.

 

 

 

 

Phân loại các giai đoạn bệnh não của SARNAT cải tiến

 

 

 

Giai đoạn I

Giai đoạn II

Giai đoạn III

 

 

(nhẹ)

(trung bình)

 

(nặng)

 

Tình trạng ý thức

 

Kích thích

Lơ mơ

Hôn mê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận động tự nhiên

 

Bình thường

Giảm

Mất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kiểm soát thần kinh cơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư thế

 

Gấp các chi

Gấp các chi mạnh

Cơn duỗi cứng

 

 

 

 

 

 

 

Trương lực cơ

 

Bình thường

Giảm nhẹ

Mềm nhẽo

 

 

 

 

 

 

 

Phản xạ gân xương

 

Tăng

Tăng

Giảm hoặc mất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phản xạ nguyên thủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mút

 

Yếu hoặc mất

Mất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Moro

 

Quá mức

Yếu, không đầy đủ

Mất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trương lực cơ cổ

 

Nhẹ

Mạnh

Không có

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ thống thần kinh tự động

 

 

 

 

 

 

 

 

Đồng tử

 

Giãn

Co

Không đồng đều,

 

 

 

 

kém đáp ứng với

 

 

 

 

ánh

sang,

giãn

 

 

 

 

đồng tử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tần số tim

 

Nhanh

Chậm

Thay đổi

 

 

 

 

 

 

 

 

Co giật

 

Không có

Thường xuyên, khu

Không

thường

 

 

 

trú hoặc nhiều ổ

xuyên (không bao

 

 

 

 

gồm

cơn

 

duỗi

 

 

 

 

cứng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Cận lâm sàng:

 

-Các xét nghiệm: điện giải đồ, LDH, men gan, creatinin ure máu, men tim, đông máu và khí máu.

 

-aEEG: có giá trị chẩn đoán (sóng chậm ở giai đoạn I) và tiên lượng (cơn kịch phát, vạch đẳng điện trong cơn).

 

-Siêu âm qua thóp: trong trường hợp nặng thấy được phù não, phát hiện xuất huyết lớn nội sọ.

 

-Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT Scanner) xác định tổn thương: phù não, xuất huyết, tổn thương thiếu máu do thiếu oxy cục bộ. Chỉ chỉ định chụp CT khi cần thiết cho mục đích điều trị.

 

-Chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI): giữa ngày thứ 7-10 là kỹ thuật chọn lựa tốt nhất để thấy các tổn thương não.

 

3.ĐIỀU TRỊ

 

3.1Tại phòng sinh: Cấp cứu hồi sức trẻ tốt

 

3.2.Điều trị sau sinh:

 

-Hô hấp: Duy trì PaCO2: 45 – 55mmHg và PaO2 < 80mmHg để SpO2 <95% (tăng hoặc giảm CO2, paO2 quá mức đều gây thêm tổn thươngnão).

 

-Duy trì tưới máu não và tưới máu tổ chức: tránh hạ hoặc tăng huyết áp, không làm tăng độ nhớt của máu (nên duy trì huyết áp trung bình 35 – 40 mmHg).

 

-Duy trì chuyển hóa bình thường: đường huyết, nuôi dưỡng, can xi máu

 

-Kiểm soát tốt co giật:

 

+Phenobarbital: 20mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm trong 15 phút. Sau 30 phút nếu còn co giật, lặp lại liều thứ hai 10mg/kg tiêm TM/15 phút. Tổng liều tối đa không quá 40mg/kg. Sau 24 giờ tiếp theo dùng liều duy trì : 3 -5 mg/kg/ngày. Đảm bảo bacbital máu giữa 15-40 mg/l.

 

+Phenytoin: nếu không đáp ứng sau khi dùng liều cao phenobacbital. Phenytoin 20mg/kg truyền tĩnh mạch trong 20 phút, sau đó duy trì: 5mg/kg/ngày

 

(chỉ dùng nước muối sinh lý để pha phenytoin). Chấp nhận dilantine máu giữa 15-20mg/l.

 

+Cắt cơn giật lâu dài: Có thể sử dụng thuốc co giật kéo dài từ 1-6 tháng hoặc hơn nếu trẻ sơ sinh có nguy cơ cao tái phát co giật về sau với tồn tại thiếu hụt thần kinh và bất thường trên EEG.

 

-Kiểm soát phù não: tránh quá tải dịch

 

-Điều trị các tổn thương khác:

 

+Rối loạn chức năng tim: hạn chế dịch, dopamin, milrinone.

 

+Rối loạn chức năng thận: hạn chế dịch, lợi tiểu, dopamin liều thấp

 

+Tổn thương dạ dày ruột: chỉ cho ăn khi huyết động ổn định.

 

+Rối loạn đông máu: truyền plasma tươi, tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh tùy theo thiếu hụt.

 

-Hạ thân nhiệt thụ động

 

+Không bật nguồn sưởi khi cấp cứu tại phòng đẻ

 

+Hội chẩn với tuyến có khả năng điều trị hạ thân nhiệt để có thể chuyển bệnh nhân đến nơi điều trị an toàn và kịp thời.

 

+Đo nhiệt độ trực tràng mỗi 15 phút

 

                +Trong quá trình vận chuyể n bệnh nhân cần kiểm soát nhiệt độ trực  tràng 33,50 C. Khi nhiệt độ xuống 340 C nên chuẩn bị sẵn nguồn nóng, nếu nhiệt độ trực tràng <330 C để nguồn sưởi ở mức thấp nhất. Điều chỉnh nguồn nóng  để đạt nhiệt độ mong muốn. Nếu nhiệt độ >340 thì mở cửa lồng ấp hoặc nới bớt chăn

 

4.TIÊN LƯỢNG

Nói chung, tỷ lệ tử vong do ngạt ở trẻ sơ sinh đủ tháng là 10-20%. Tỷ lệ di chứng thần kinh khoảng 30%.

 

5.PHÒNG BỆNH

 

Trước sinh: Theo dõi tim thai và xử trí sản khoa tốt

(Lượt đọc: 16702)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ