Banner
Banner dưới menu

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP TÍNH

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP TÍNH

1.ĐẠI CƯƠNG

Viêm phế quản cấp tính là hiện tượng viêm nhiễm kích thích cấp tính ở niêm mạc phế quản làm rối loạn xuất tiết, tính thấm và phản ứng tại chỗ của phế quản.

2.NGUYÊN NHÂN

2.1. Nguyên nhân chính:

-Viêm phế quản do virus: Đa số các trường hợp là do nguyên nhân virus. Các virus hay gây viêm phế quản là Myxovirus, Adenovirus và virus hợp bào hô hấp.

-Viêm phế quản do vi khuẩn: hay gặp là: Hemophilus influenzae, phế cầu, liên cầu, tụ cầu, vi khuẩn Gram âm khác.

2.2.Yếu tố thuận lợi:

-Thời tiết khí hậu lạnh và ẩm.

-Cơ địa dị ứng, thể tạng tiết dịch, còi xương, suy dinh dưỡng

-Nhiễm bẩn không khí

-Nhiễm khuẩn mạn tính ở đường hô hấp trên.

3.CHẨN ĐOÁN

3.1.Lâm sàng

Ho là triệu chứng chủ yếu và thường gặp, lúc đầu ho khan, rát họng, có thể xuất hiện từng cơn, thường xuất hiện lúc nằm, nhất là ban đêm khi bị lạnh. Về sau ho có đờm, có thể ho kéo dài kèm theo xuất tiết.

Sốt: sốt cao hoặc sốt nhẹ, cũng có thể không sốt.

Đau ngực: hay gặp khi có viêm họng, ho nhiều.

Có hội chứng phế quản, dấu hiệu của viêm mũi họng - phế quản.

Nghe thấy ran rít, ran ngáy lan tỏa hai phế trường.           

3.2.Cận lâm sàng

-Công thức máu: Bạch cầu đa nhân trung tính tăng hoặc bình thường.

-Xquang: Rốn phổi đậm hoặc phế trường kém sáng.

-Xét nghiệm tế bào và vi khuẩn trong đờm có giá trị chẩn đoán nguyên nhân gây viêm phế quản.

4. ĐIỀU TRỊ

-Không nhất thiết phải dùng kháng sinh trong phần lớn các trường hợp viêm phế quản. Khi có dấu hiệu bội nhiếm vi khuẩn như: Sốt cao, ho có nhiều đờm, nhịp thở nhanh, khó thở thì có thể dùng kháng sinh: ampicilin, cotrimoxazol, B lactam, macrolid,…

-Một số kháng sinh uống:

            +Amoxicillin 80mg/kg/24 giờ, chia 2 lần.

            +Cefixim 10mg/kg/24 giờ, chia 2 lần.

        +Erythromycin 40 mg/kg/24 giờ, chia 3 lần

                    + Clarithromycin 15 mg/kg/24 giờchia 2 lần            

                        +Azithromycin 10 mg/kg/24 giờ, uống trước ăn 1 giờ.

-Một số trường hợp tình trạng nhiễm khuẩn nặng hoawcjtrer không uống được có thể dùng đường tiêm.

-Các thuốc hỗ trợ: hạ sốt, giảm ho, long đờm, giãn phế quản, corticoid nếu cần.    

5.TIẾN TRIỂN

Đa số các trường hợp viêm phế quản có tiến triển tốt       

5.PHÒNG BỆNH

-Giữ ấm cho trẻ nhất là về mùa rét.

-Loại trừ các ổ viêm nhiễm ở mũi họng.

-Nâng cao sức đề kháng của trẻ.

(Lượt đọc: 5185)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ