Banner
Banner dưới menu

Dấu hiệu cảnh báo chức năng thận suy giảm

(Cập nhật: 4/12/2019)

Hiện nay, cùng với lối sống, ăn uống sinh hoạt không điều độ, số người mắc các bệnh về thận ngày càng nhiều. Bác sĩ Nguyễn Tiến Thắng, khoa Hồi sức tích cực - Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có cuộc trao đổi để giúp bạn đọc hiểu rõ về các triệu chứng nhận biết chức năng thận suy giảm, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

- Xin bác sĩ cho biết triệu chứng nào cho thấy chức năng của thận bị suy giảm?

+ Thận có chức năng quan trọng trong cơ thể, như: Giữ cân bằng dịch trong cơ thể; giữ cân bằng khoáng chất để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan; loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa của cơ thể (protein: ure, creatinine...); giải phóng các hormone cần thiết vào máu: EPO, Renin, hoạt hóa vitamin D...


Chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, chủ yếu là chức năng bài tiết chất thải của cơ thể sau quá trình chuyển hóa. Ngoài ra, đối với nhiều trường hợp suy thận, đặc biệt là suy thận mạn, các chức năng khác của thận bị suy giảm nghiêm trọng như điều hòa dịch, điện giải, toan kiềm, kích thích tạo máu, tổng hợp vitamin D... Các tình trạng suy giảm chức năng thận bao gồm:

+ Tổn thương thận cấp: Chỉ tình trạng suy giảm chức năng thận kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, thường có nguyên nhân rõ ràng. Tổn thương thận cấp thường có triệu chứng: Mệt mỏi, khó thở, nhầm lẫn, buồn nôn, đau ngực hoặc tức ngực, sưng ở chân, mắt cá chân và quanh mắt, lượng nước tiểu đào thải ra khỏi cơ thể quá ít. Trường hợp nặng có thể động kinh hoặc hôn mê. Trong một số trường hợp, tổn thương thận cấp tính không có biểu hiệu lâm sàng hay phát hiện triệu chứng và chỉ có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế.

+ Suy thận cấp: Chỉ tình trạng tổn thương thận cấp nhưng có chỉ định chạy thận nhân tạo để xử lý biến chứng, bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân. Các triệu chứng ban đầu của suy thận cấp là lượng nước tiểu ít hoặc không có. Các triệu chứng khi bệnh trở nên nặng hơn bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và ăn không ngon miệng. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như không ngủ được, động kinh, ngẩn ngơ, hôn mê, ngứa, huyết áp tăng cao hoặc thấp, bầm hoặc chảy máu nhưng không rõ nguyên nhân...

+ Bệnh thận mạn: Chỉ tình trạng có suy giảm chức năng thận kéo dài ít nhất 3 tháng liên tục, biểu hiện qua bất thường nước tiểu, hình ảnh thận trên phương tiện chẩn đoán, hay bất thường mô học khi sinh thiết. Đây là tình trạng không hồi phục, được phân làm 5 giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào chức năng thận còn lại.

+ Suy thận mạn giai đoạn cuối: Khi chức năng thận giảm nặng (dựa vào độ lọc cầu thận ước đoán - eGFR dưới 15ml/phút), bệnh nhân phải được điều trị thay thế thận. Lọc máu chu kỳ và dùng các thuốc thay thế chức năng thận. Bệnh nhân có triệu chứng: Giảm lượng nước tiểu; mất khả năng đi tiểu; mệt mỏi, khó chịu; đau đầu; sụt cân không có lý do; mất cảm giác ăn ngon; buồn nôn, nôn mửa; da khô, ngứa ngáy; thay đổi màu da; đau trong xương; hay nhầm lẫn, khó tập trung...

- Nguyên nhân nào gây suy giảm chức năng thận, thưa bác sĩ?

+ Với suy thận cấp là một hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp trong hồi sinh cấp cứu. Cụ thể, suy thận cấp chức năng (còn gọi là STC trước thận) có nguyên nhân do áp lực lọc trong các mao mạch cầu thận giảm bởi hạ huyết áp động mạch hoặc co mạnh các tiểu động mạch cầu thận, làm giảm lưu lượng máu thận. Suy thận cấp thực thể: Do tổn thương thận gây ra sự suy sụp đột ngột chức năng thận (nhiễm độc cấp, hoại tử mô thận). Suy thận cấp tắc nghẽn (còn gọi là suy thận sau thận) do tắc các đường bài tiết bởi sỏi thận, sỏi niệu quản.

Suy thận mạn: Thường do bệnh nhân mắc các bệnh cầu thận như viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do bệnh hệ thống, bệnh cầu thận do chuyển hóa. Hoặc các bệnh khác như: Bệnh ống-kẽ thận mạn (do nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn), bệnh mạch máu thận (xơ mạch thận, tắc tĩnh mạch hoặc động mạch thận…), bệnh thận bẩm sinh (bệnh thận đa nang, loạn sản thận, hội chứng Alport), do sỏi tiết niệu...

- Việc điều trị suy giảm chức năng thận có thực hiện triệt để được không, thưa bác sĩ?

+ Tùy thuộc vào loại suy giảm chức năng thận mà cách điều trị và hiệu quả điều trị khác nhau. Suy thận cấp có đặc điểm là thiểu niệu hoặc vô niệu kéo dài trung bình từ 1-3 tuần, đôi khi dài hơn. Suy thận cấp có tỷ lệ tử vong cao, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức năng thận có thể phục hồi hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Hiện nay phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là lọc máu bằng thận nhân tạo, kết hợp với điều trị bệnh chính. Khi nguyên nhân gây tổn thương thận được loại trừ, chức năng thận có thể dần dần phục hồi trở lại bình thường hoặc gần bình thường.

Còn với suy thận mạn: Gồm 4 giai đoạn (Giai đoạn 1: Suy thận mức độ nhẹ - độ I; giai đoạn 2: Suy thận mức độ vừa - độ II; giai đoạn 3: Suy thận mức độ nặng - độ III a, độ IIIb; giai đoạn 4: Suy thận giai đoạn cuối - độ IV). Điều trị suy thận mạn gồm các biện pháp: Kiểm soát tốt bệnh mạn tính qua khám định kỳ, sử dụng thuốc phù hợp với từng giai đoạn bệnh, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý... sẽ góp phần duy trì độ suy thận thấp lâu nhất có thể.

Với bệnh thận giai đoạn cuối phải phụ thuộc vào bệnh viện vì phải lọc máu chu kỳ 2-3 lần/tuần.

Bên cạnh đó còn có một số biện pháp khác trong điều trị suy thận mạn, như: Ghép thận, thẩm phân phúc mạc.

- Xin cám ơn bác sĩ!

Nguồn: Thu Nguyệt/Baoquangninh.com.vn

(Lượt đọc: 3501)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ