Banner
Banner dưới menu

PHẪU THUẬT U RÃNH TRƯỢT BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ

(Cập nhật: 26/6/2022)

PHẪU THUẬT U RÃNH TRƯỢT BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ

I.                             ĐẠI CƯƠNG

            U vùng rãnh trượt xếp vào loại hiếm gặp, đa số là u màng não

            Đường tiếp cận u có thể là đường hố sọ giữa, hố sọ sau. Hay phối hợp cả trên và dưới lều. Phần này trình bày đường vào trên và dưới lều

 

II.                         CHỈ ĐỊNH

-              U rãnh trượt ưu thế tầng trước nền sọ có kích thước > 3 cm

-              Khối u kéo dài cả hố thái dương xuống hố sau

 

III.                     CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-              Ít chống chỉ định

-               

IV.                   CHUẨN BỊ

1.        Người thực hiện

-               Phẫu thuật viên chuyên khoa thần kinh

-               Hai phụ mổ

-               Kíp gây mê: Bác sĩ gây mê, KTV phụ gây mê, nhân viên trợ giúp

-               Kíp dụng cụ: Dụng cụ viên, chạy ngoài

 

2.        Người bệnh

-               Chuẩn bị mổ phiên: ngày hôm trước ăn nhẹ, gội đầu, không cạo đầu

-               Hồ sơ, bệnh án đầy đủ, ký cam kết mổ

-               Xét nghiệm cơ bản: chức năng, gan thận, đông máu, Xq ngực thẳng

 

3.        Phương tiện

-               Kính vi phẫu thuật, có khả năng ghi hình trong mổ

-               Bộ dụng cụ vi phẫu: kéo vi phẫu, bipolaire đầu nhỏ, spatular nhỏ

-               Dao siêu âm (sonopet)

-               Máy kích thích theo dõi hoạt động điện thần kinh (NIM).

-                

4.        Dự kiến thời gian phẫu thuật: 300 phút

 

 

 

 

 

 

 

V.                       CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.        Tư thế

-               Người bệnh nằm ngửa, nghiêng đầu

-               Rạch da vòng cung sau tai từ thái dương qua xoang ngang tới hố sau

2.        Vô cảm: Mê nội khí quản

 

3.        Kỹ thuật: Theo 6 bước:

 

-               Bước 1: Người bệnh nằm theo tư thế ngửa, đầu nghiêng

-               Bước 2: Rạch da

            + Rạch da theo đường vòng cung chữ C từ Zygoma tới hố sau đi qua xoang ngang

-               Bước 3: Mở xương

 

+ Mở xương trước và sau xoang ngang (theo hình):phía trước xuống cung Zygoma, sát nền sọ, phía sau qua xoang ngang, sau xoang sigmoid

-               Bước 4: Bộc lộ u

•              Đặt kính vi phẫu

•              Mở màng cứng hút dịch não tủy.

•              Vén thùy thái dương xuống dần nền sọ, bộ lộ cấu trúc hố sọ giữa nền sọ

•              Mài xương phần thấp hố thái dương và nền sọ đoạn xương đá

•              U chạy từ thái dương qua bờ tự do của lều cắt lều để bộc lộ u

 

-               Bước 5: Lấy u

•              Lấy u từng phần, lấy trong bao bằng máy hút hoặc dao siêu âm

•              Nên lấy trong u, kích thước nhỏ lại để kiểm soát dây VII.

•              Dây VII thường phía trước, trên. Khi lấy dùng hệ thống NIM để theo dõi.

 

-               Bước 6: Đóng vết mổ

•              Đặt cân cơ phần mài xương nền sọ

•              Đóng màng cứng

•              Đóng vết mổ các 3 lớp: cân cơ, dưới da, da.

 

VI.                   THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1.        Theo dõi

-               Theo dõi chung: mạch, nhiệt độ, huyết áp, đồng tử, thời gian thoát mê, tri giác.

-               Theo dõi các tai biến, biến chứng.

2.        Xử lý tai biến

-               Biến chứng tim mạch (trong mổ): thường là mạch nhanh hay HA tăng do kích thích thân não. Xử lý: lấy miếng giải ép ra, phối hợp dùng thuốc giảm đau (bác sĩ gây mê cho).

-               Chảy máu (trong mổ) hay do rách tĩnh mạch đá trên (Dandy). Xử lý: đa số ép Surgicel là cầm máu. Một số phải đốt tĩnh mạch này

-               Chảy máu sau mổ: chảy máu sơm làm người bệnh tri giác trì trệ, lâu thoát mê hoặc không tỉnh, dấu hiệu TK khư trú. Chụp phim đánh giá. Xử lý: có thể điều trị bảo tồn hoặc dẫn lưu não thất nếu có giãn não thất.

-               Máu tụ trên lều: do giảm áp lực trong mổ, người bệnh có suy giảm tri giác. Xử lý: tùy kích thước và mức độ có thể phải mổ hoặc điều trị nội khoa.

-               Giãn não thất: thường do chảy máu, có thể cấp hoặc sau này. Xử lý: dẫn lưu não thất.

-               Viêm màng não: người bệnh sốt, hội chứng màng não, chọ dịch não tủy có thể có vi khuẩn, BC tăng. Xử lý: thay kháng sinh theo kháng sinh đồ, điều trị tích cực

 

(Lượt đọc: 643)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ