Banner
Banner dưới menu

PHẪU THUẬT U HỐ SAU KHÔNG XÂM LẪN XOANG TĨNH MẠCH BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ

(Cập nhật: 26/6/2022)

PHẪU THUẬT U HỐ SAU KHÔNG XÂM LẪN XOANG TĨNH MẠCH BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ

I.                             ĐẠI CƯƠNG 

U não là một từ ngữ được các thầy thuốc lâm sàng gọi tên có tính cách quy  ước để chỉ các u trong sọ vì thực sự u trong mô não chỉ chiếm trên dưới 50%  u trong sọ. Ngoài ra còn có u màng não, các u có nguồn gốc từ mạch máu... Trước đây u não được chẩn đoán sau những trường hợp mổ tử thi. Bennet và Gotli là hai tác giả lần đầu tiên đã chẩn đoán xác định và phẫu thuật lấy bỏ u não (1984), và những năm tiếp theo đó nhiều tác giả đã công bố về u não ngày một nhiều hơn.

Về tần suất người ta cho rằng cứ 20.000 người dân trên thế giới thì có một người bị u não, ở Mỹ theo công bố của  Kiegsfield u não tính chung trong mọi  lứa tuổi là 4,2 - 5,4/100.000 dân trong 1 năm. U não so với các u trong cơ thể chiếm 5,8%

Biểu hiện đặc trưng của u thùy đỉnh là rối loạn cảm giác và rối loạn vận   động, giảm cảm giác, xúc giác, mất khả năng định vị vị trí không gian, các rối loạn vận động thường kín đáo.

  1. U góc cầu tiểu não:

Giới hạn bởi tiểu não, phần trên của hành não và phần bên của cầu não. Nếu u phát triển về bán cầu tiểu não mà đè ép ít về phía hành não và cầu não thì phẫu thuật tương đối đơn giản, nhưng nếu u chủ yếu phát triển về phía cầu não và hành não sẽ gây tổn thương các mạch máu nuôi hành-cầu não do bị đè ép và do đó lấy bỏ hoàn toàn u là rất khó khăn. Các u ở góc cầu tiểu não hay gặp:

-               U dây thần kinh thính giác (u  dây  VIII), bệnh  gặp nhiều  ở  phụ nữ nhiều hơn nam giới.

-               U màng não phát triển ở bờ trên xương đá.

Triệu chứng của u góc cầu tiểu não: Ù tai, chóng mặt, giảm thính lực. Nếu có biểu hiện tê ở mặt và lưỡi là do u chèn ép vào dây V.

  1. U tiểu não:

Có thể gặp ở thùy giun hoặc ở bán cầu tiểu não.

Triệu chứng: Đau đầu, xu hướng ngày  một tăng Hội chứng tăng tăng áp lực nội sọ rõ, buồn nôn và nôn.

Rối loạn dáng đi, đi không vững, lảo đảo do rối loạn thăng bằng, bệnh hay bị té ngã phía bên u.


II. CHỈ ĐỊNH 

-               Vớt tất cả u vùng hố sau có dấu hiệu thần kinh khu trú


III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 
- Tình trạng người bệnh quá nặng không cho phép lấy u, chỉ điều trị tạm thời 
bằng các biện pháp khác: như dẫn lưu não thất.... 


IV. CHUẨN BỊ 
1. Người thực hiện: 
- PTV chuyên khoa thần kinh, được đào tạo về phẫu thuật nền sọ 
- Hai phụ mổ 
- Kíp gây mê: Bác sĩ gây mê, KTV phụ gây mê, nhân viên trợ giúp 
- Kíp dụng cụ: Dụng cụ viên, chạy ngoài 


2. Người bệnh: 
- Được chẩn đoán bệnh, xét nghiệm sinh học, đánh giá toàn trạng bệnh phối hợp 
và được điều trị, nuôi dưỡng, cân bằng đủ đảm bảo cho cuộc phẫu thuật dự 
kiến 
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình 
trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, 
biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm 
đau, do cơ địa của người bệnh. 
- Người bệnh được vệ sinh, gội đầu, tắm rửa sạch. Tóc có thể cạo hoặc không, 
nhịn ăn uống trước mổ ít nhất 6h. 


3. Phương tiện: Cần có kính vi phẫu thuật, khoan mài kim cương, hệ thống thần kinh dẫn đường nếu có 


4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 300 - 480 phút 


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
1.1 Tư thế người bệnh: Bệnh nhân nằm sấp, đầu cố định trên khung cố định Mayfield, đầu thẳng hoặc nghiêng tùy vị trí khối u 
1.2 Vô cảm: Bắt buộc phải gây mê nội khí quản 
1.3 Kỹ thuật: 
- Bước 1: Rạch da theo đường đã được xác định trước
- Bước 2: Mở nắp sọ , khâu treo màng cứng xung quanh
- Bước 3: Rạch màng cứng sát xương sọ, lật màng cứng sang 1 bên
- Bước 4: Cầm máu vỏ não, tách vỏ não đi vào tiếp cận khối u, tủy theo loại u, kích thước u mà ta có thể bóc bao u trước hoặc hút tổ chức u bằng sonopet, cầm máu bằng surgisel hoặc bipolar sau khi đã lấy hết u
- Bước 5: Tạo hình màng cứng 

•              Dùng cân galia, màng xương hoặc cân cơ thái dương để vá kín màng não 

•              Tạo hình lại hộp sọ 

- Bước 6: Đặt lại xương sọ, xương được cố định bằng ghim sọ hoặc nẹp hàm mặt 
hoặc khoan lỗ buộc xương bằng chỉ 


VI. THEO DÕI VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG 
- Trong 24 giờ đầu: theo dõi sát tri giác, mạch huyết áp, thở, dấu hiệu thần kinh 
khu trú. Nếu tụt tri giác hoặc xuất hiện triệu chứng thần kinh khu trú mới --> chụp cắt 
lớp vi tính kiểm tra để phát hiện tổn thương phù não, biến chứng máu tụ ngoài màng 
cứng hoặc dưới màng cứng 
- Chăm sóc vết mổ và điều trị toàn thân (kháng sinh, giảm đau, truyền dich, nuôi 
dưỡng)

(Lượt đọc: 733)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ