Banner
Banner dưới menu

GHÉP XƯƠNG TRONG PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG

(Cập nhật: 26/6/2022)

GHÉP XƯƠNG TRONG PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Chấn thương vùng bản lề  cột sống ngực thắt lưng rất thường gặp, chiếm 60-75% trong tổng số các trường hợp chấn thương cột sống. Ghép xương phía sau là một trong các bước của phẫu thuật, sau khi cột sống đã được cố  định và giải phóng chèn ép thần kinh, với mục đích làm vững thêm cột trụ sau của cột sống khi xương ghép đã liền. Xương ghép có  thể  là xương tự  thân (xương chậu, phần xương lấy ra trong quá trình giải phóng chèn ép thần kinh) hoặc xương đồng loại.

II. CHỈ ĐỊNH

Tất cả  các trường hợp chấn thương cột sống thắt lưng mất vững với thân đốt sống bị gãy vụn nhiều mảnh kèm theo tổn thương tổ hợp dây chằng phía sau.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp chống chỉ định chung của phẫu thuật

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Phẫu thuật viên được đào tạo chuyên khoa sâu về phẫu thuật cột sống.

2. Phương tiện:  Máy chụp X quang (C-arm), bộ  dụng cụ  phẫu thuật chuyên khoa cột sống, hệ  thống vít cột sống, thanh giằng (Rod), bộ  dụng cụ  lấy xương ghép tự thân hoặc xương đồng loại, khoan mài xương.

3. Người bệnh

Vệ  sinh thụt tháo, nhịn ăn uống, kháng sinh dự  phòng.

4. Hồ sơ bệnh án: Đầy đủ theo quy định

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Người bệnh nằm sấp, gây mê nội khí quản

- Rạch da đường giữa liên gai sau vùng phẫu thuật

- Bóc tách cân cơ cạnh sống, bộc lộ diện khớp và cung đốt sống hai bên

- Bắt vít qua cuống sống

- Đặt thanh giằng (Rod) cố định cột sống

- Tiến hành ghép xương phía sau hoặc sau bên:

+ Bộc lộ diện ghép xương: mỏm ngang, cung sau các đốt sống dự định ghép.

+ Dùng khoan mài bỏ vỏ xương những vùng xương ghép.

+ Ghép xương với số  lượng nhiều, tốt nhất là ghép được  cả  hai bên với xương tự  thân (xương chậu), chất lượng xương tốt (không loãng xương, xương không kèm các phần mềm..).

+ Kết quả  ghép  xương  sẽ  hạn chế, nguy cơ khớp giả  cao khi diện xương ghép không được bộc lộ tốt, chất lượng xương kém và số lượng ít.

- Siết ốc thanh giằng, cố định cột sống.

- Cầm máu

- Đặt dẫn lưu

- Đóng vết mổ theo lớp giải phẫu

- Mặc áo hỗ trợ cột sống

VI. ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT

- Rút dẫn lưu sau 48h

- Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày

- Ra viện sau 5 - 7 ngày

- Mặc áo hỗ trợ cột sống đến thời điểm khám lại (4 tuần)

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Tổn thương rễ thần kinh, màng cứng: Vá màng cứng

- Tổn thương động mạch chủ, tĩnh mạch chủ: Mở  bụng  XỬ  TRÍ  tổn thương

-  Nhiễm trùng vết mổ: dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, thay  băng, truyền dịch, hoặc có thể tiến hành làm sạch vết thương, để hở và dẫn lưu tốt.

(Lượt đọc: 1047)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ